Nước Mỹ chẳng thể nào quên. Một năm sau ngày 9-11, những buổi lễ trang nghiêm đầy xúc cảm đã diễn ra, từ việc 300 dân biểu nghị sĩ Mỹ đến họp ở New York để chia sẻ nỗi thương đau của thành phố bị khủng bố tấn công cho đến một dải quốc kỳ dài 5 dậm, do 3,000 lá cờ Mỹ nối liền nhau chăng trên bờ biển thành phố San Francisco, một cuộc biểu tình đầy ý nghĩa vì mỗi lá cờ tượng trưng một người đã chết trong cuộc tấn công của khủng bố. Hai hình ảnh trên nói lên một ý chí mãnh liệt của nước Mỹ từ Đông chí Tây, không phải chỉ nhớ lại niềm đau mà còn bộc lộ một quyết tâm phi thường nhắm mục tiêu diệt trừ bọn khủng bố do Osama bin Laden cầm đầu. Không một chuyện nào khác có thể làm nước Mỹ quên mục tiêu đó.
Như một sự trùng hợp hi hữu, trong mấy ngày qua vấn đề đánh Saddam Hussein vẫn chiếm hàng đầu trên mặt báo chí và màn ảnh tuyền hình TV Mỹ. Phó Tổng Thống Dick Cheney tiết lộ những tin tình báo mới cho thấy Iraq vẫn nhất quyết theo đuổi vũ khí vi trùng và hạt nhân có thể dùng để đánh Mỹ, coi như ông đã nắm được bằng chứng quả tang như kiểu chuyện trinh thám "họng súng còn bốc khói" chỉ đích danh ai là thủ phạm. Bà Cố vấn An ninh Condoleezza Rice nói "chúng tôi không muốn họng súng bốc khói biến thành đám mây hình nấm". Đây là một sự phối hợp nhịp nhàng chứng tỏ Mỹ muốn "tiên hạ thủ vi cường", nghĩa là đánh phủ đầu trước để diệt trừ hậu họa. Các giới chức an ninh cao cấp nói Tổng Thống Bush sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội và Liên Hiệp Quốc để hành động, bao gồm cả tấn công quân sự. Nhưng nếu cả Quốc hội và LHQ không đồng ý cho đánh, chính phủ Bush sẽ đối phó như thế nào với hiểm họa vũ khí giết người tập thể của Saddam Hussein"
Chúng tôi nghĩ đây không phải là lần đầu tiên nước Mỹ phải đối phó với một hiểm họa như vậy. Trong thời chiến tranh lạnh, còn hiểm họa nào lớn hơn hơn kho vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và hóa học của Liên Sô" Vậy tại sao thời đó Mỹ không tiên hạ thủ vi cường" Câu trả lời đơn giản là bất cứ ai nhấn nút cho chiến tranh bùng nổ cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của cuộc chiến tranh đó. Đây là định luật thứ nhất áp dụng cho những kẻ đánh trước. Còn những kẻ bị đánh cố nhiên không cần suy nghĩ gì hết, phải tức tốc nhấn nút trả đũa ngay để bảo vệ mạng sống của mình trước khi quá muộn. Không đánh trước không có nghĩa là ngồi chờ địch thủ ra tay trước. Chính vì vậy trong thập niên 80, tình hình chiến tranh lạnh căng thẳng, Tổng Thống Ronald Reagan không đánh trước, chỉ đưa ra những biện pháp tối đa để có khả năng đánh trả mà không sợ bị tiêu diệt trước. Sáng kiến chiến lược "chiến tranh giữa các vì sao" ra đời và cũng vì vậy thế giới thoát nạn đại chiến nguyên tử. Và đây cũng là định luật thứ hai: đừng dồn kẻ thù đến chỗ chết, vì làm như vậy trong trường hợp nguyên tử chiến là hỗ tương tự sát.
Định luật thứ hai đã nổi bật ngay từ thời cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962. Lãnh tụ Liên Sô Nikita Khrushchev đưa phi đạn nguyên tử đến Cuba. Đây là sự thật có không ảnh chứng minh chớ không phải tin tình báo suy luận gây tranh cãi. Mỹ bị nhắm phi đạn ngay sát nách, hiểm họa quá lớn. Vậy tại sao Tổng Thống J.F. Kennedy không tiên hạ thủ vi cường" Bởi vì ông còn đủ khôn ngoan sáng suốt để dồn Khrushchev đến thế kẹt mà không cần phải nhấn nút phi đạn nguyên tử để khỏi phải đánh trước với tất cả những hậu quả của hành động đó. Hải quân Mỹ chặn đường một đoàn tầu vận tải Liên Sô trên đường tiến đến Cuba, bắt phải quay đầu trở lại. Rút cuộc Liên Sô đã phải xuống nước và rút hỏa tiễn ra khỏi Cuba. Ở đây Khrushchev hơn ai hết đã hiểu rõ định luật thứ hai. Không thể dồn đối phương đến chỗ chết mà không sợ hậu quả.
Hai định luật trên chỉ áp dụng cho trường hợp hai siêu cường có kho vũ khí giết người tập thể ngang nhau. Trong vấn đề giữa Mỹ và Iraq, cán cân lực lượng khác hẳn. Mỹ là siêu cường đệ nhất về mọi mặt, còn Iraq chỉ là một nước nhỏ ở Trung Đông, cho dù Saddam có gom góp được một số vũ khí hóa học, sinh học hay sắp có vũ khí hạt nhân, hắn cũng không thể nào là địch thủ của Mỹ. Thế nhưng ở đây định luật thứ hai vẫn áp dụng: chớ dồn Saddam đến chỗ chết. Vì một người như Saddam khi biết sẽ chết, nó sẽ không từ nan việc gì mà không dám làm. Các thủ đoạn tàn độc của Saddam đã quá rõ, hắn đã dùng bom hóa học và vi trùng trong cuộc chiến tranh với Iran, hắn đã từng bắn phi đạn qua Israel và Saudi Arabia. Saddam còn giỏi ẩn trốn hơn Omar và bin Laden ở Afghanistan. Hắn không dại ngồi chờ ở Bagdad để Mỹ đến bắt hay giết hắn. Saddam đã cai trị Iraq trong 36 năm, bao nhiêu mầm mống chống đối trong nước đã bị hắn tiêu diệt, quân đội và thủ hạ của hắn còn nhiều hơn và trung thành hơn bọn Taliban và al-Qaida đối với chủ tướng của chúng.
Nếu quân Mỹ đổ bộ vào Iraq, chắc chắn Saddam sẽ dùng bom hơi độc hay bom vi trùng đánh lại. Chỉ có một chút "anthrax" trong thư gửi cũng đã làm nước Mỹ la hoảng, nay người lính Mỹ hứng độc ở Iraq dân chúng Mỹ sẽ nghĩ sao" Và nếu các sứ quán Mỹ ở Trung Đông cũng bị đánh bom vi trùng hay hóa học, chính phủ Mỹ sẽ trở tay như thế nào" Nếu Mỹ đổ bộ Iraq mà Saddam chỉ biến mất, một Afghanistan thứ hai sẽ thành hình ở Iraq, có lẽ còn tệ hại hơn Afghanistan thứ nhất với những hậu quả có thể làm đảo lộn cả Trung Đông, một khu vực có tầm vóc chiến lược lớn cho Mỹ và các nước Tây Âu.
Trong lúc này Mỹ chỉ nên vận dụng tối đa những đòn áp lực để dồn ép Saddam phải lùi dần từng bước chớ không nên biến Iraq thành một Afghanistan thứ hai. Một Osama bin Laden đã quá đủ rồi. Ngày 11-9 không thể nào quên, nhưng Mỹ cũng không nên quên những bài học lịch sử.
Như một sự trùng hợp hi hữu, trong mấy ngày qua vấn đề đánh Saddam Hussein vẫn chiếm hàng đầu trên mặt báo chí và màn ảnh tuyền hình TV Mỹ. Phó Tổng Thống Dick Cheney tiết lộ những tin tình báo mới cho thấy Iraq vẫn nhất quyết theo đuổi vũ khí vi trùng và hạt nhân có thể dùng để đánh Mỹ, coi như ông đã nắm được bằng chứng quả tang như kiểu chuyện trinh thám "họng súng còn bốc khói" chỉ đích danh ai là thủ phạm. Bà Cố vấn An ninh Condoleezza Rice nói "chúng tôi không muốn họng súng bốc khói biến thành đám mây hình nấm". Đây là một sự phối hợp nhịp nhàng chứng tỏ Mỹ muốn "tiên hạ thủ vi cường", nghĩa là đánh phủ đầu trước để diệt trừ hậu họa. Các giới chức an ninh cao cấp nói Tổng Thống Bush sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội và Liên Hiệp Quốc để hành động, bao gồm cả tấn công quân sự. Nhưng nếu cả Quốc hội và LHQ không đồng ý cho đánh, chính phủ Bush sẽ đối phó như thế nào với hiểm họa vũ khí giết người tập thể của Saddam Hussein"
Chúng tôi nghĩ đây không phải là lần đầu tiên nước Mỹ phải đối phó với một hiểm họa như vậy. Trong thời chiến tranh lạnh, còn hiểm họa nào lớn hơn hơn kho vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và hóa học của Liên Sô" Vậy tại sao thời đó Mỹ không tiên hạ thủ vi cường" Câu trả lời đơn giản là bất cứ ai nhấn nút cho chiến tranh bùng nổ cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của cuộc chiến tranh đó. Đây là định luật thứ nhất áp dụng cho những kẻ đánh trước. Còn những kẻ bị đánh cố nhiên không cần suy nghĩ gì hết, phải tức tốc nhấn nút trả đũa ngay để bảo vệ mạng sống của mình trước khi quá muộn. Không đánh trước không có nghĩa là ngồi chờ địch thủ ra tay trước. Chính vì vậy trong thập niên 80, tình hình chiến tranh lạnh căng thẳng, Tổng Thống Ronald Reagan không đánh trước, chỉ đưa ra những biện pháp tối đa để có khả năng đánh trả mà không sợ bị tiêu diệt trước. Sáng kiến chiến lược "chiến tranh giữa các vì sao" ra đời và cũng vì vậy thế giới thoát nạn đại chiến nguyên tử. Và đây cũng là định luật thứ hai: đừng dồn kẻ thù đến chỗ chết, vì làm như vậy trong trường hợp nguyên tử chiến là hỗ tương tự sát.
Định luật thứ hai đã nổi bật ngay từ thời cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962. Lãnh tụ Liên Sô Nikita Khrushchev đưa phi đạn nguyên tử đến Cuba. Đây là sự thật có không ảnh chứng minh chớ không phải tin tình báo suy luận gây tranh cãi. Mỹ bị nhắm phi đạn ngay sát nách, hiểm họa quá lớn. Vậy tại sao Tổng Thống J.F. Kennedy không tiên hạ thủ vi cường" Bởi vì ông còn đủ khôn ngoan sáng suốt để dồn Khrushchev đến thế kẹt mà không cần phải nhấn nút phi đạn nguyên tử để khỏi phải đánh trước với tất cả những hậu quả của hành động đó. Hải quân Mỹ chặn đường một đoàn tầu vận tải Liên Sô trên đường tiến đến Cuba, bắt phải quay đầu trở lại. Rút cuộc Liên Sô đã phải xuống nước và rút hỏa tiễn ra khỏi Cuba. Ở đây Khrushchev hơn ai hết đã hiểu rõ định luật thứ hai. Không thể dồn đối phương đến chỗ chết mà không sợ hậu quả.
Hai định luật trên chỉ áp dụng cho trường hợp hai siêu cường có kho vũ khí giết người tập thể ngang nhau. Trong vấn đề giữa Mỹ và Iraq, cán cân lực lượng khác hẳn. Mỹ là siêu cường đệ nhất về mọi mặt, còn Iraq chỉ là một nước nhỏ ở Trung Đông, cho dù Saddam có gom góp được một số vũ khí hóa học, sinh học hay sắp có vũ khí hạt nhân, hắn cũng không thể nào là địch thủ của Mỹ. Thế nhưng ở đây định luật thứ hai vẫn áp dụng: chớ dồn Saddam đến chỗ chết. Vì một người như Saddam khi biết sẽ chết, nó sẽ không từ nan việc gì mà không dám làm. Các thủ đoạn tàn độc của Saddam đã quá rõ, hắn đã dùng bom hóa học và vi trùng trong cuộc chiến tranh với Iran, hắn đã từng bắn phi đạn qua Israel và Saudi Arabia. Saddam còn giỏi ẩn trốn hơn Omar và bin Laden ở Afghanistan. Hắn không dại ngồi chờ ở Bagdad để Mỹ đến bắt hay giết hắn. Saddam đã cai trị Iraq trong 36 năm, bao nhiêu mầm mống chống đối trong nước đã bị hắn tiêu diệt, quân đội và thủ hạ của hắn còn nhiều hơn và trung thành hơn bọn Taliban và al-Qaida đối với chủ tướng của chúng.
Nếu quân Mỹ đổ bộ vào Iraq, chắc chắn Saddam sẽ dùng bom hơi độc hay bom vi trùng đánh lại. Chỉ có một chút "anthrax" trong thư gửi cũng đã làm nước Mỹ la hoảng, nay người lính Mỹ hứng độc ở Iraq dân chúng Mỹ sẽ nghĩ sao" Và nếu các sứ quán Mỹ ở Trung Đông cũng bị đánh bom vi trùng hay hóa học, chính phủ Mỹ sẽ trở tay như thế nào" Nếu Mỹ đổ bộ Iraq mà Saddam chỉ biến mất, một Afghanistan thứ hai sẽ thành hình ở Iraq, có lẽ còn tệ hại hơn Afghanistan thứ nhất với những hậu quả có thể làm đảo lộn cả Trung Đông, một khu vực có tầm vóc chiến lược lớn cho Mỹ và các nước Tây Âu.
Trong lúc này Mỹ chỉ nên vận dụng tối đa những đòn áp lực để dồn ép Saddam phải lùi dần từng bước chớ không nên biến Iraq thành một Afghanistan thứ hai. Một Osama bin Laden đã quá đủ rồi. Ngày 11-9 không thể nào quên, nhưng Mỹ cũng không nên quên những bài học lịch sử.
Gửi ý kiến của bạn