Lời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm "30 tháng 4-1975", ngày Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, Việt Báo trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài tổng hợp lược trình một số sự kiện về tình hình chiến sự quanh vòng đai Sài Gòn và thực trạng chính trị Việt Nam Cộng Hòa vào những ngày cuối của cuộc chiến. Bài tổng hợp được biên soạn dựa theo các tài liệu: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn, tài liệu chiến sử VN của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của cựu Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, tư lệnh Mặt trận Bà Rịa-Vũng Tàu, một số bài viết phổ biến trên các đặc san của các hội cựu chiến binh QL.VNCH, tài liệu riêng của Việt Báo.
* Toàn cảnh về tình hình chiến sự tại miền Đông Nam phần từ 24-4 đến 27-4-1975.
Từ ngày 24-4-1975, tình hình chiến sự tại vùng trách nhiệm của Quân đoàn 3 ngày càng sôi động kể từ khi Sư đoàn 18 Bộ binh, lực lượng Nhảy Dù, các binh đoàn tăng phái triệt thoái khỏi Xuân Lộc. Trước những diễn biến dồn dập, sáng ngày 26 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để bàn kế hoạch tái phối trí lực lượng tại Quân khu 3 và khu vực quanh Sài Gòn. Theo đó, cụm tuyến phòng ngự sẽ gồm có: tuyến vòng đai Thủ đô, tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy.
Trong khi cuộc họp hành quân đang diễn ra tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn, thì tin tức tình báo ghi nhận Cộng quân đang tung quân cố cắt đứt trục giao thông Sài Gòn-Vũng Tàu ở đoạn Long Thành, cùng lúc đó, thông tin thám sát của các toán tình báo kỹ thuật cũng ghi nhận một đơn vị Pháo của Cộng quân đã di chuyển về hướng Bà Rịa.
Tại tỉnh Phước Tuy, từ ngày 24 tháng 4/1975, phòng tuyến Bà Rịa (tỉnh lỵ) do Sư đoàn 3 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Dù và chi đoàn 2/15 Thiết vận xa đảm trách. Quân số Sư đoàn 3 Bộ binh chỉ còn hơn 1 ngàn kể cả thành phần quân nhân tập hợp từ Sư đoàn 1 Bộ binh nhập lại. Với chừng ấy quân số, chỉ đủ để thành lập 2 tiểu đoàn, 1 tiểu đoàn cho trung đoàn 2 và 1 tiểu đoàn cho trung đoàn 56. Về lực lượng 3 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 Dù, quân số của mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng từ 357 đến hơn 400 quân sĩ. Nếu tính cả các đơn vị Địa Phương Quân, quân số phòng thủ vòng thủ chưa đến 3 ngàn quân, chưa bằng quân số của 2 trung đoàn, trong khi đó tại khu vực này đã có 2 sư đoàn Cộng quân, 1 trung đoàn pháo và 1 lữ đoàn thiết giáp.
Theo phân nhiệm, Lữ đoàn 1 Dù chịu trách nhiệm trấn giữ vòng đai ngoài của thị xã Bà Rịa (tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy) và Quốc lộ 15. Sư đoàn 3 Bộ binh phụ trách một số khu vực gần Bà Rịa. Bộ Chỉ huy Hành quân của Sư đoàn 3 Bộ binh đóng trong Bộ Chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy. Các đơn vị của Sư đoàn 3 Bộ binh có đủ súng cá nhân cho binh sĩ nhưng thiếu súng cộng đồng, máy truyền tin và thiếu cả sự yểm trợ của Pháo binh. Khi còn hoạt động tại chiến trường Quảng Nam (Quân khu 1), cũng như các sư đoàn Bộ binh khác, Sư đoàn 3 BB có 3 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly và 1 tiểu đoàn Pháo binh 155 ly (mỗi tiểu đoàn có khoảng 18 khẩu đại bác).
Sau hai ngày tạm im tiếng súng, vào 6 giờ chiều ngày 26/4/1975, mặt trận Phước Tuy bắt đầu sôi động trở lại. Cộng quân pháo kích vào thị xã Bà Rịa, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, tư dinh tỉnh trưởng, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp. Trận mưa pháo kích kéo dài 3 tiếng. Toàn bộ hệ thống điện trong thị xã Bà Rịa đều bị hư hại. Khoảng 10 giờ đêm, Cộng quân tổ chức tấn công theo 3 mũi vào tỉnh lỵ, 2 mũi do bộ binh và thiết giáp CSBV phối hợp đánh vào Trung tâm Tiếp vận Tiểu khu và Tư dinh Tỉnh trưởng, 1 mũi vào khu vực dọc theo xa lộ mới ở phía Nam thị xã Bà Rịa. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh kiêm Tư lệnh Mặt trận Bà Rịa, điều động 1 tiểu đoàn Dù và đặt đơn vị này thuộc quyền chỉ huy của Đại tá Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Phước Tuy để tổ chức các cuộc phản công đánh đuổi Cộng quân ra khỏi trung tâm thị xã. Tiểu đoàn Dù đã bắn cháy 5 chiến xa Cộng quân ngay trong đêm 26/4/1975.
Rạng sáng ngày 27/4/1975, lực lượng Nhảy Dù đã quét Cộng quân ra khỏi tỉnh lỵ. Để ngăn chận các đợt tấn công kế tiếp của Cộng quân, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù tăng thêm quân phòng thủ bên ngoài thị xã. Khoảng 8 giờ sáng, Cộng quân điều động hai trung đoàn bộ binh và khoảng 30 chiến xa từ hai hướng mở đợt tấn công thứ hai vào thị xã Bà Rịa. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã chống trả quyết liệt và cả bên đều bị thiệt hại nặng.
Theo hồi ký của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh mặt trận Bà Rịa, vào 2 giờ chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến để giật sập cầu Cỏ May hầu ngăn chận Cộng quân tràn qua.
Tại Long Thành, tối 26 tháng 4/1975, Cộng quân tấn công vào trường Thiết Giáp, chiếm quận lỵ Long Thành và cắt đứt Quốc lộ 15 nối liền Vũng Tàu và Sài Gòn. Cũng trong ngày 26 tháng 4/1975, một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đánh chiếm cầu xe lửa về hướng Tây Nam thành phố Biên Hòa trong khi đại bác của các đơn vị pháo binh Cộng quân bắn phá vào căn cứ Không quân Biên Hòa. Ngày 27 và 28/4/1975, Cộng quân tiếp tục pháo kích vào các vị trí của quân trú phòng tại Long Thành và khu vực phụ cận.
Cũng trong hai ngày 26 và 27/4/1975, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp tiến đến gần liên tỉnh lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, một đơn vị CSBV đánh chiếm các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân dọc trên đường tiến quân.
Tại Trảng Bom do một đơn vị của Sư đoàn 18BB phụ trách đã bị Cộng quân pháo liên tục trong các ngày 26, 27:
Tại vòng đai Sài Gòn, tuyến phòng thủ của Quân lực VNCH đã phải co cụm lại: vùng Tây Bắc còn lại tỉnh Biên Hòa, phía Đông còn Long Thành, phía Bắc còn Lai Khê, phía Đông Nam còn Hóc Môn. Trong đêm 26 tháng 4/1975, Cộng quân đồng loạt tấn công khu Tân Cảng, cầu Biên Hòa và đài phát tuyến Phú Lâm. Một tiểu đoàn Dù đang bảo vệ dinh Độc Lập đã được điều động đến Tân Cảng và nhanh chóng quét sạch địch quân khỏi khu vực này. Tại Củ Chi, sau khi triệt thoái từ Tây Ninh, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 25 Bộ binh đã cố gắng lập tuyến chận địch tại Củ Chi. Tại vòng đai Sài Gòn, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, đã tổng điều động toàn bộ lực lượng cơ hữu và tăng phái để lập các cụm điểm chận địch tại các yết hầu trọng yếu vào Sài Gòn.
Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị đặc công CSBV đã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng xung kích của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch. Đến chiều ngày 27/4/1975, lực lượng tiếp ứng VNCH đã giải tỏa áp lực địch tại các khu vực này, Cộng quân phải rút lui sau khi bị tổn thất nặng.
Tại Bình Dương, liên tiếp trong các ngày 26 và 27/4/1975, Cộng quân tấn công mạnh vào phòng tuyến của một trung đoàn thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh gần quận lỵ Phú Giáo, 2 phi cơ phản lực của Không quân VNCH luân phiên thực hiện các đợt oanh tạc vào những vị trí tập trung của Cộng quân để ngăn cản sức tiến quân của địch. Trong nỗ lực chận đứng các cuộc tấn công của đối phương vào căn cứ Lai Khê, bản doanh của bộ Tư lệnh và một số đơn vị của Sư đoàn 5 BB, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn, đã cho lập các cụm điểm án ngữ quanh vòng đai căn cứ này. Cũng cần ghi nhận rằng từ khi quận Chơn Thành bị bỏ ngõ vào giữa tháng 4/1975, căn cứ Chơn Thành trở thành tiền đồn của tỉnh Bình Dương. Trong một chuyến thị sát tình hình chiến trường, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3, đã khuyên Tướng Vỹ nên di chuyển Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB ở Lai Khê về Phú Lợi, chỉ nên để lại 1 trung đoàn phòng ngự căn cứ. Tuy nhiên đã không đồng ý. Ông nói với tướng Toàn: Nếu bộ Tư lệnh Sư đoàn di chuyển về Phú Lợi, anh em binh sĩ sẽ nói mình là "di tản chiến thuật"...Tôi quyết ở lại sống chết với căn cứ này...
* Toàn cảnh về tình hình chiến sự tại miền Đông Nam phần từ 24-4 đến 27-4-1975.
Từ ngày 24-4-1975, tình hình chiến sự tại vùng trách nhiệm của Quân đoàn 3 ngày càng sôi động kể từ khi Sư đoàn 18 Bộ binh, lực lượng Nhảy Dù, các binh đoàn tăng phái triệt thoái khỏi Xuân Lộc. Trước những diễn biến dồn dập, sáng ngày 26 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để bàn kế hoạch tái phối trí lực lượng tại Quân khu 3 và khu vực quanh Sài Gòn. Theo đó, cụm tuyến phòng ngự sẽ gồm có: tuyến vòng đai Thủ đô, tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy.
Trong khi cuộc họp hành quân đang diễn ra tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn, thì tin tức tình báo ghi nhận Cộng quân đang tung quân cố cắt đứt trục giao thông Sài Gòn-Vũng Tàu ở đoạn Long Thành, cùng lúc đó, thông tin thám sát của các toán tình báo kỹ thuật cũng ghi nhận một đơn vị Pháo của Cộng quân đã di chuyển về hướng Bà Rịa.
Tại tỉnh Phước Tuy, từ ngày 24 tháng 4/1975, phòng tuyến Bà Rịa (tỉnh lỵ) do Sư đoàn 3 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Dù và chi đoàn 2/15 Thiết vận xa đảm trách. Quân số Sư đoàn 3 Bộ binh chỉ còn hơn 1 ngàn kể cả thành phần quân nhân tập hợp từ Sư đoàn 1 Bộ binh nhập lại. Với chừng ấy quân số, chỉ đủ để thành lập 2 tiểu đoàn, 1 tiểu đoàn cho trung đoàn 2 và 1 tiểu đoàn cho trung đoàn 56. Về lực lượng 3 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 Dù, quân số của mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng từ 357 đến hơn 400 quân sĩ. Nếu tính cả các đơn vị Địa Phương Quân, quân số phòng thủ vòng thủ chưa đến 3 ngàn quân, chưa bằng quân số của 2 trung đoàn, trong khi đó tại khu vực này đã có 2 sư đoàn Cộng quân, 1 trung đoàn pháo và 1 lữ đoàn thiết giáp.
Theo phân nhiệm, Lữ đoàn 1 Dù chịu trách nhiệm trấn giữ vòng đai ngoài của thị xã Bà Rịa (tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy) và Quốc lộ 15. Sư đoàn 3 Bộ binh phụ trách một số khu vực gần Bà Rịa. Bộ Chỉ huy Hành quân của Sư đoàn 3 Bộ binh đóng trong Bộ Chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy. Các đơn vị của Sư đoàn 3 Bộ binh có đủ súng cá nhân cho binh sĩ nhưng thiếu súng cộng đồng, máy truyền tin và thiếu cả sự yểm trợ của Pháo binh. Khi còn hoạt động tại chiến trường Quảng Nam (Quân khu 1), cũng như các sư đoàn Bộ binh khác, Sư đoàn 3 BB có 3 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly và 1 tiểu đoàn Pháo binh 155 ly (mỗi tiểu đoàn có khoảng 18 khẩu đại bác).
Sau hai ngày tạm im tiếng súng, vào 6 giờ chiều ngày 26/4/1975, mặt trận Phước Tuy bắt đầu sôi động trở lại. Cộng quân pháo kích vào thị xã Bà Rịa, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, tư dinh tỉnh trưởng, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp. Trận mưa pháo kích kéo dài 3 tiếng. Toàn bộ hệ thống điện trong thị xã Bà Rịa đều bị hư hại. Khoảng 10 giờ đêm, Cộng quân tổ chức tấn công theo 3 mũi vào tỉnh lỵ, 2 mũi do bộ binh và thiết giáp CSBV phối hợp đánh vào Trung tâm Tiếp vận Tiểu khu và Tư dinh Tỉnh trưởng, 1 mũi vào khu vực dọc theo xa lộ mới ở phía Nam thị xã Bà Rịa. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh kiêm Tư lệnh Mặt trận Bà Rịa, điều động 1 tiểu đoàn Dù và đặt đơn vị này thuộc quyền chỉ huy của Đại tá Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Phước Tuy để tổ chức các cuộc phản công đánh đuổi Cộng quân ra khỏi trung tâm thị xã. Tiểu đoàn Dù đã bắn cháy 5 chiến xa Cộng quân ngay trong đêm 26/4/1975.
Rạng sáng ngày 27/4/1975, lực lượng Nhảy Dù đã quét Cộng quân ra khỏi tỉnh lỵ. Để ngăn chận các đợt tấn công kế tiếp của Cộng quân, Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù tăng thêm quân phòng thủ bên ngoài thị xã. Khoảng 8 giờ sáng, Cộng quân điều động hai trung đoàn bộ binh và khoảng 30 chiến xa từ hai hướng mở đợt tấn công thứ hai vào thị xã Bà Rịa. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã chống trả quyết liệt và cả bên đều bị thiệt hại nặng.
Theo hồi ký của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh mặt trận Bà Rịa, vào 2 giờ chiều ngày 27/4/1975, Lữ đoàn 1 Dù được lệnh rút khỏi Bà Rịa và về phòng thủ tuyến Cỏ May (nằm trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu). Cùng trong buổi chiều ngày 27/4/1975, một đơn vị Công binh Thủy quân Lục chiến được điều động đến để giật sập cầu Cỏ May hầu ngăn chận Cộng quân tràn qua.
Tại Long Thành, tối 26 tháng 4/1975, Cộng quân tấn công vào trường Thiết Giáp, chiếm quận lỵ Long Thành và cắt đứt Quốc lộ 15 nối liền Vũng Tàu và Sài Gòn. Cũng trong ngày 26 tháng 4/1975, một tiểu đoàn đặc công Cộng quân đánh chiếm cầu xe lửa về hướng Tây Nam thành phố Biên Hòa trong khi đại bác của các đơn vị pháo binh Cộng quân bắn phá vào căn cứ Không quân Biên Hòa. Ngày 27 và 28/4/1975, Cộng quân tiếp tục pháo kích vào các vị trí của quân trú phòng tại Long Thành và khu vực phụ cận.
Cũng trong hai ngày 26 và 27/4/1975, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp tiến đến gần liên tỉnh lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, một đơn vị CSBV đánh chiếm các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân dọc trên đường tiến quân.
Tại Trảng Bom do một đơn vị của Sư đoàn 18BB phụ trách đã bị Cộng quân pháo liên tục trong các ngày 26, 27:
Tại vòng đai Sài Gòn, tuyến phòng thủ của Quân lực VNCH đã phải co cụm lại: vùng Tây Bắc còn lại tỉnh Biên Hòa, phía Đông còn Long Thành, phía Bắc còn Lai Khê, phía Đông Nam còn Hóc Môn. Trong đêm 26 tháng 4/1975, Cộng quân đồng loạt tấn công khu Tân Cảng, cầu Biên Hòa và đài phát tuyến Phú Lâm. Một tiểu đoàn Dù đang bảo vệ dinh Độc Lập đã được điều động đến Tân Cảng và nhanh chóng quét sạch địch quân khỏi khu vực này. Tại Củ Chi, sau khi triệt thoái từ Tây Ninh, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 25 Bộ binh đã cố gắng lập tuyến chận địch tại Củ Chi. Tại vòng đai Sài Gòn, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, đã tổng điều động toàn bộ lực lượng cơ hữu và tăng phái để lập các cụm điểm chận địch tại các yết hầu trọng yếu vào Sài Gòn.
Sáng ngày 27 tháng 4/1975, tình hình Thủ đô Sài Gòn đã trở nên sôi động khi Cộng quân bắt đầu pháo kích vào vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất, tiếp đó một đơn vị đặc công CSBV đã tấn công cầu xa lộ Tân Cảng và cầu xa lộ Biên Hòa. Lực lượng xung kích của Biệt khu Thủ đô đã được điều động khẩn cấp để giải tỏa áp lực địch. Đến chiều ngày 27/4/1975, lực lượng tiếp ứng VNCH đã giải tỏa áp lực địch tại các khu vực này, Cộng quân phải rút lui sau khi bị tổn thất nặng.
Tại Bình Dương, liên tiếp trong các ngày 26 và 27/4/1975, Cộng quân tấn công mạnh vào phòng tuyến của một trung đoàn thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh gần quận lỵ Phú Giáo, 2 phi cơ phản lực của Không quân VNCH luân phiên thực hiện các đợt oanh tạc vào những vị trí tập trung của Cộng quân để ngăn cản sức tiến quân của địch. Trong nỗ lực chận đứng các cuộc tấn công của đối phương vào căn cứ Lai Khê, bản doanh của bộ Tư lệnh và một số đơn vị của Sư đoàn 5 BB, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn, đã cho lập các cụm điểm án ngữ quanh vòng đai căn cứ này. Cũng cần ghi nhận rằng từ khi quận Chơn Thành bị bỏ ngõ vào giữa tháng 4/1975, căn cứ Chơn Thành trở thành tiền đồn của tỉnh Bình Dương. Trong một chuyến thị sát tình hình chiến trường, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3, đã khuyên Tướng Vỹ nên di chuyển Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB ở Lai Khê về Phú Lợi, chỉ nên để lại 1 trung đoàn phòng ngự căn cứ. Tuy nhiên đã không đồng ý. Ông nói với tướng Toàn: Nếu bộ Tư lệnh Sư đoàn di chuyển về Phú Lợi, anh em binh sĩ sẽ nói mình là "di tản chiến thuật"...Tôi quyết ở lại sống chết với căn cứ này...
Gửi ý kiến của bạn