Họ Cảnh, ở Thái Nguyên, là một thế gia vọng tộc đã lâu đời, nhưng đến đời Cảnh Đổng Phục thì bắt đầu sa sút, đến độ người hầu phải dẹp bỏ, nhà cửa bán bớt đi, mới đắp đổi qua ngày nơi dương thế.
Ngày nọ, nhân trời chớm sang Đông, Phục mới gọi vợ là Hàn thị đến, uống chén chè xanh, rồi trải phơi niềm tâm sự:
- Tôi nói việc này thiệt là hợp ý Trời, nhưng chỉ sợ là không hợp ý… bà, nên tận chốn thâm sâu, vẫn lần khân không quyết.
Hàn thị nghe chồng nói vậy, ngạc nhiên đến cùng cực, miệng há hốc rạ Lo lắng nói:
- Sứ mệnh cần lao, tang bồng khí khái, là phận sự của trượng phụ Thiếp chẳng những là không biết, mà còn không dám can thiệp vào. Còn như bèo bọt chút thân. Phấn hoa phận gái, như thiếp thiệt là không đáng kể. Duy có một điều đáng lo ngại, là lang quân thể chất vàng ngọc, mà trời nhẹ vào đông - thì áo mền cũ kỹ khó vơi đi phần giá lạnh - khiến thiếp dẫu chịu thêm nhiều vất vã, gội gió dầm mưa, cũng khó tránh được con tim nhiều đau đớn…
Đoạn, nắm lấy tay của Đổng Phục, áp vào má mình. Tha thiết nói:
- Đành rằng Trời không bằng vợ, nhưng chàng chưa chịu thố lộ ra, thì sao biết thiếp sẽ lắc hoài lắc tới"
Rồi âu yếm nhìn chồng. Như chờ đợi, như thôi thúc, khiến Đổng Phục tăng thêm niềm can đảm. Mạnh dạn nói:
- Con mình tuổi đã lớn, mà không hiểu thế nào là tự trọng. Nay thì đi ăn ké nhà người này, mai lại chực chờ nơi đám giỗ nhà người khác, khiến tôi thập phần hổ thẹn. Chẳng dám nhìn aị Thậm chí đốt nén nhang thơm cũng cắm đầu xuống đất. Nay tôi tính gởi con mình lên tỉnh học. Trước là… xa mực cho bớt đen, sau dưỡng tánh tu tâm để rạng danh dòng họ. Chớ cứ lông bông theo bè theo đám. E đến lúc chầu trời, cũng chẳng thể nào thấy cháu được đâu!
Hàn thị đang thân thiết làm vậy. Nghe đụng tới tiền, bèn tóe đổ hào quang. Tức tốc nói:
- Tứ hải giai huynh đệ. Con mình theo bè theo bạn, là sống theo lời dạy của cổ nhân. Sao ông lại tào lao như thế" Lại nữa, trên cõi đời ô trọc này, không thể nhìn bề ngoài con người mà tỏ được vàng thaụ Ông đã muối tiêu nhiều hơn trước, mà nếp nghĩ suy như hồi… hai ba tuổi. Là cớ làm saỏ
Đổng Phục mặt cắt không còn hột máu. Ấp úng đáp:
- Biết con không ai bằng cha mẹ. Thằng con của mình chẳng chí thú làm ăn, thì ít nữa cưới xin ai mà dám tới"
Hàn thị hơi thở phì phò. Mặt đỏ ửng lên. Lớn tiếng nói:
- Giàu nghèo do tự số. Lấy nhau là duyên nợ. Số chưa tới. Nợ chưa đòi, thì sao lại chê con" Để tâm trí nó phải… như cánh chim chìm xuống"
Đổng Phục biết vợ giận, bèn cho là phải, nên lẳng lặng ra vườn sau, tỉa cành ngắt lá. Tuyệt chẳng nói thêm điều gì nữa cả.
Nay nói về Đổng Khứ, là con của Đổng Phục. Một hôm sang làng bên cạnh coi đá gà, mãi mê đến trời tối mới lật đật quay về, bất chợt thấy một nhà ven đường có tiếng người nói chuyện lao xao, thắp đèn sáng rực, bèn rẽ cỏ vạch lối mà vào, thì thấy một đôi vợ chồng già đầu đội mũ len, đối diện là một trai một gái, đang nói cười vui vẻ. Đã vậy rượu thịt đầy bàn, mùi thơm sực nức, khiến Đổng Khứ nước bọt ứa ra, bèn tất tả chạy vào. Bô bô nói:
- Có một khách không mời mà đến. Mau lấy đũa chén ra, đặng… phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Rồi ngồi đại vào bàn, khiến bà cụ và hai đứa con ào chạy vào trong, lòng tràn kinh sợ. Chỉ có ông cụ ở lại. Lớn tiếng nói:
- Ngươi là ai, mà dám vào xông vào nhà người ta thế này" Chẳng lẽ ngươi không sợ tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp hay saỏ Mà làm càn như thế"
Đổng Khứ hùng hổ đáp:
- Ta họ Đổng, tên Khứ, xuất thân từ một gia đình thế gia vọng tộc. Nhà của người cất trên mảnh đất này, cũng là đất của nhà ta ngày trước. Nay ngươi có rượu nồng thịt ngọt, lại thưởng thức một mình, mà không nghĩ đến chủ nhân ngày trước. Chẳng tệ lắm ư"
Ông cụ nhìn Đổng Khứ một chút, rồi lẩm bẩm nói:
- Không đúng! Không đúng!
Đổng Khứ phần thì đói, phần bực bội vì thiên hạ thiếu niềm tin, bèn lần tay vào cổ lôi ra một thẻ bài bằng ngọc, ghi rõ chức vụ của tổ tiên ngày trước, khiến ông cụ thay đổi cái nhìn. Hấp tấp nói:
- Bình sinh già này vẫn ngưỡng mộ họ Cảnh. Thiệt là thất kính!
Bèn đứng dậy vái Khứ một cái, luôn thể gọi dọn tiệc mới. Khứ ngăn lại. Ông cụ liền rót rượu mời khách. Khứ nói:
- Trước lạ sau quen. Chúng ta đã biết nhau từ lâu. Chỉ vì thời cuộc đẩy đưa mà ra người xa lạ. Nay… hiệp phố châu về, thì xin cả nhà cứ việc ra hết đây. Cho niềm vui mau tới!
Ông cụ bèn đưa tay ngoắt ào một cái, rồi nói rằng:
- Đây là Hiếu Nhị Thằng con không mấy khôn của tôi. Hôm nay do phước đức dòng họ, mà gặp được cậu đây. Thiệt là quá đã!
Khứ vốn là người hào sảng, lại đi đây đi đó nhiều, nên lời nói như dòng sông trôi chảy - nghe thật đã tai - khiến Hiếu Nhi thẩm thấu vô từng thớ thịt. Đã vậy Khứ lại nhiều hơn hai tuổi, khiến Nhi trong lòng cảm phục thấy… mụ nội luôn, thành thử câu chuyện cứ tiếp hoài không dứt.
Chợt ông cụ đặng hắng một phát. Chậm rãi nói:
- Cụ nhà ta thuở sinh thời, có soạn cuốn Đồ Sơn Ngoại Truyện. Cậu có biết không"
Khứ phổng mũi đáp:
- Dạ biết!
Cụ ông lại nói:
- Tôi là con cháu họ Đồ. Từ đời Đường trở về đây, gia phả còn nhớ. Từ Ngũ đại về trước, không truyền lại được gì. Mong cậu kể lại đôi… trang để biết thêm về thân thế.
Khứ gật đầu vâng dạ, rồi đem chuyện Đồ Sơn Nữ giúp vua đánh giặc ra mà kể, không quên gia thêm… ngũ vị hương, khiến hành tỏi thơm lừng một cõi. Đã vậy lời văn thì lưu loát, cử động nhịp nhàng, tựa như câu chuyện đang hiện tình trước mắt, khiến cụ ông dẫu đã bạc trắng tóc râu, vẫn ngỡ như mình đang còn trai trẻ, liền quay ngược vào trong. Lớn tiếng nói:
- Hôm nay may mắn biết được những điều chưa từng nghẹ Nghe được những điều chưa từng biết. Thiệt là hết ý. Đã vậy công tử đây cũng không phải người xa lạ, nên bà và Thanh Phượng có thể tọa nơi đây, để cùng nghe mà hiểu được công đức của bao đời đóng góp.
Cụ ông vừa dứt lời, thì cụ bà và con gái hớn hở chạy ra, đến nỗi xém vấp vào ngạch cửa. Cụ ông thấy vậy, cười to nói:
- Bà đã có chồng, mà còn lạng quạng như ri - thì trách chi con - vội vàng hấp tấp!
Thanh Phượng trước mắt người lạ, bị cha chê… hấp tấp, số gian nan không giàu, bèn đỏ mặt tía tai, ngó chằm chằm xuống đất, nên không biết Khứ đang quan sát mình. Phần Khứ, thấy Phượng e thẹn làm vậy, bèn rúng động tim gan. Lẩm bẩm nói:
- Đỏ mặt là màu sắc của đức hạnh. Người con gái này, trước là đỏ mặt, sau yểu điệu thơ ngây. Thiệt đáng cho ta phải… hồn xiêu phách tán!
Nghĩ vậy, bèn cố lục lọi những chuyện tốt của họ Đồ ra mà kể. Gặp lúc nhớ không kịp, thì mượn đỡ những chuyện tốt của dòng họ khác mà gán vào, thành thử câu chuyện cứ bừng sôi tới tới. Lên tận non cao, khiến bốn thành viên của Đồ Sơn quá chừng sung sướng.
Khứ! Lúc thì uống rượu. Lúc thì vô mồi. Lúc ngắm người đẹp gần bên. Lúc lại nhìn thấy bốn cái miệng… há hốc ra chiều ngưỡng mộ, bèn trong dạ lâng lâng. Sảng khoái nghĩ rằng: Cha mẹ mà thấy được cảnh này. Ắt mừng vui… hết lớn! Đoạn, ra sức nặn óc mà kể. Gặp lúc Đồ Sơn Nữ xin vua giảm thuế cho bá tánh. Cả nhà nô nức chờ nghe, thời Khứ đưa chân giẫm lên gót sen của Thanh Phượng, mà chẳng thấy phản ứng gì, bèn phớn phở tim gan. Thì thào tự nhủ:
- Được người vợ hiểu chồng như thế này, thì cho dù đoạt được ngôi vua, cũng quay mình không tiếc.
Nghĩ vậy, miệng thì nốc. Mắt thì liếc. Lời đã có phần lơi lã. Mới đầu thì còn biết mình nói chuyện gì. Thét rồi không biết mình nói cái gì đây nữa, khiến cụ ông nộ khí xung thiên. Mời đi cho chóng.
Khứ! Dẫu say tình hơn say rượu, nhưng cũng không thể mượn câu chuyện xưa mà ở lì nhà người ta được, nên bấm bụng mà về. Chớ không thể nấn ná thêm phút giây nào nữa cả. Tối ấy, Khứ không làm sao ngủ được, bèn lấy cuốn Binh pháp của Tôn Tử ra mà đọc. Gặp ngay đoạn, viết: "Muốn thắng địch, thì cách hay nhất là đánh vào nơi địch ít phòng bị nhất.", bèn mắt sáng tựa sao sạ Mừng vui hết biết.
Suốt tuần saụ Khứ đến nhà ông cụ mà rình, thấy Thanh Phượng cách ba ngày lại lên đường ra chợ, bèn mát tận tim gan. Chờ thời cơ đến.
Tuần sau, rồi tuần sau nữa, cũng tuồng y như vậy. Khứ mới đợi ở đầu làng. Đợi lúc Thanh Phượng đi qua, liền quỳ xuống nói:
- Vì nàng, tiểu sinh không ngại nguy hiểm, may lại không có ai, nên ước ao được nắm tay nàng một cái, thì dẫu có bị sét đánh ngang hông, cũng vui lòng đón lấy!
Thanh Phượng má đỏ au lên vì thẹn. Run run nói:
- Công tử còn cha mẹ. Phải báo hiếu ngọn nguồn. Sao lại có thể vì nhi nữ thường tình, mà quỳ tràn ra như thế"
Khứ nghe Phượng trả lời như vậy. Hy vọng ngập đầy. Tha thiết đáp:
- Trong lòng ủ dột. Con tim đau buồn, thì cho dù có vét hết tận hơi, cũng khó lòng báo hiếu!
Thanh Phượng lúc ấy mới cắn nhẹ ngón taỵ Trầm ngâm nói:
- Tình chàng sâu đậm. Há thiếp lại hổng biết hay saỏ Ngặt vì phép nhà nghiêm túc, lại chưa có sự thuận thảo của mẹ cha, nên dẫu cảm xúc vẫn vòng tay đứng ngó!
Khứ như đứt từng khúc ruột. Chẳng biết tính saọ Mãi một lúc sau mới ấp úng nói rằng:
- Nếu không được thành duyên giai ngẫu, thì chỉ xin nhìn thấy mặt nhau, cũng đủ cho tiểu sinh quên buồn mà cố sống.
Ngày nọ. Khứ đi ngang nhà, bất chợt thấy cụ ông, cụ bà và Hiếu Nhi cắp nón ra đi, bèn tất tả chạy vào. Đập cửa nói:
- Trời không phụ lòng người. Ắt chữ nhân duyên sẽ về trong sớm tối.
Thanh Phượng nghe tiếng kêu của Khứ, bèn chạy ra mở cửa. Mừng rỡ nói:
- May mà còn có duyên phận. Lỡ qua đêm nay, thì dầu có nhớ cũng thành ra vô ích.
Khứ ngạc nhiên đến cùng cực. Trố mắt nói:
- Nàng phán vậy nghĩa là làm saỏ
Thanh Phượng rầu rĩ đáp:
- Cha thiếp sợ đêm dài lắm mộng, nên dọn nhà đi nơi khác. Quyết không ở lại nơi đây phút giây nào nữa cả!
Rồi dừng lại một chút để thở, đoạn từ từ nói tiếp: "Chàng vì rượu, mà đánh mất nhân cách của mình - khiến cha thiếp dẫu muốn chuyện xui gia - cũng đành thôi không tính!"