Cuộc bầu cử truất bãi và điền thế Thống đốc Davis đã đến hồi gây cấn. Lá phiếu của các cộng đồng sắc tộc thiểu số đang được các ứng cử viên nổi bật đặc biệt chú ý. Nhiều hứa hẹn, nhiều cam kết, nhưng đa số bình tĩnh chờ và xem. Không vội tin những gì ứng cử viên nói mà xem lời nói có thể làm được việc không,nhứt là đối với cử tri thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số vì nỗi buồn da màu vẫn còn là nỗi buồn nhược tiểu ngay khi số lượng người và cử tri có tăng lên. Lá phiếu da màu tuy là lá phiếu của giọt nước tràn thắng cử các cuộc bầu cử Mỹ, nhưng nếu không khéo vận dụng, thoả hiệp điều kiện, kết quả chỉ là những lời hứa suông khi xong bầu cử.
Trong một số của Việt Báo có sơ kết những lời hứa ban đầu - vì còn nhiều ngày chắc chắn còn hứa nhiều nữa -- Hứa ban đầu nhưng rất ư là đường mật từ những người ứng cử và của người mong cứu tử chiếc ghế thống đốc trên chính trường Cali. Ô. Thống Đốc Davis mong tự cứu bằng việc ký và ban hành luật cho di dân bất hợp pháp thi lấy bằng lái xe, gây nhiều tranh luận, và ông đã ký. Ứng cử viên Bustamante nguyên Phó Thống Đốc một mặt chống việc bầu cử truất bãi, mặt khác lại ra ứng cử điền thế người thống đốc bị truất bãi, giống như chính Oâng chống Oâng trong cuộc bầu cử. Việc làm này của Oâng Busmante làm hai người chánh phó từng điều hành việc nước việc dân Cali trở thành như mặt trời, mặt trăng, không muốn nhìn mặt nhau nữa; gần đây mới có vẻ hòa lại. Ứng cử viên Bustamante cũng gốc người nhập cư lại im lặng khi ông Davis tấn công Ô. Arnold nói tiếng Anh không đúng giọng không làm thống đốc được vì Ô. Arnold một ứng cử viên gốc Aùo cũng là dân nhập cư vào Mỹ với hai bàn tay trắng nay trở thành triệu triệu phú nhờ đóng phim.. Hai Oâng nhập cư chống nhau, Oâng này nói Oâng kia chống chương trình nhập cư và các biện pháp nâng đỡ người thiểu số. Lộn tùng phèo, rất ư là khó hiểu nếu không chú ý hai Oâng nhập cư thuộc hai chánh đảng khác nhau, Cộng Hoà và Dân Chủ.
Còn đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, các ứng cử viên o bế tận tình. Quận Cam là nơi người Việt ở Cali tập trung nhiều nhứt. Số cử tri ghi nhận được trong danh sách kỳ bầu cử vừa qua là 65.000. Chẳng những thế mà còn quyết tâm đi vào dòng chánh chánh trị Mỹ, thể hiện qua việc ủng hộ triệt để Chiến tranh Iraq lật đổ, nhà độc tài và chế độ độc tài Hussein, và tăng cường nỗ lực vận động đồng bào biễu dương thế lực qua lá phiếu kỳ bầu cử truất bãi và điền thế này. Hầu hết các cơ quan đoàn thể chánh trị, truyền thông Việt đều vận động đồng bào ghi danh, bầu cử cho thật đông. Với bầu không khí dấn thân mạnh như vậy trong cộng đồng người Việt, người ta có quyền tin con số cử tri và tỷ lệ đi bầu của người Việt gốc Mỹ ở Cali sẽ cao hơn kỳ bầu cử tháng 11 năm 2000. Tiếng nói của người Việt tháng 11 năm 2004 trong cuộc bầu tổng thống Mỹ sẽ nặng ký và tiếng vang hơn bốn năm về trước. Thế lực của cử tri gốc Việt sẽ lên. Nhưng vấn đề đặt ra làm sao sửõ dụng nó cho chánh nghĩa tự do, dân chủ VN nước nhà, cho quyền lợi đồng bào Việt trên đất Mỹ, chớ không cho quyền lợi riêng tư của những tay phù thủy chánh trị Việt chuyên làm chánh trị salon hay trong hành lang đen tối tại các nơi quyền thế.
Trong cuộc bầu cử ngày 7 tháng 10 này, nhiều ửng cử viên đang đua nhau đến với cộng đồng người Việt. Tại Quân Cam, TNS tiểu bang, là Ô. Joe Dunm, sẽ mở cuộc tiếp tân tại nhà -- tự nhiên là để giúp cho ứng cử viên Dân chủ. Ứng cử viên Peter Uberoth, sẽ nói chuyện trù thuế cho các nhà kinh doanh, và vấn đề quyền lợi y tế cho người già. Thống đốc Davis sử dụng quyền hoi hóp của mìn, nhưng cũng là quyền thế, ký và ban hành luật đòi hỏi các công ty nào giao thiệp với khách hàng bằng 4 thứ tiếng Trung Hoa, Tagalog ( thổ ngữ Phi luật tân), tiếng Việt, và tiếng Đại Hàn thì phải viết hợp đồng và các thơ giao dịch bằng 4 thứ tiếng ấy. Kể ra người đương quyền lúc nào cũng ở thế thượng phong hơn người mới ứng cử trong cuộc vận động. Luật ngoại ngữ này là luật thứ hai sau luật cho phép cấp bằng lái xe cho người nhập cư bất hợp pháp, mà Thống đốc Gray Davis đã ban hành trong một thời gian ngắn để mong kiếm phiếu của cử tri thuộc các cộng đồng thiểu số cứu cái ghế thống đốc cho Oâng. Nhưng chả sao, vẫn có lợi cho người thiểu số.
Vấn đề còn lại là việc của cử tri gốc thiểu số. Tại Cali, người Mỹ gốc Hispanic trên phương diện dân số toán học, tuy đã trở thành đa số từ cuộc thống kê năm 2000, nhưng vẫn là thiểu số trên phương diện kinh tế, chánh trị, và xã hôi. Theo Gs Macionis tác giả nhiều sách xã hội học, ý niệm thiểu số có hai đặc tính. Đặc tính thứ nhứt, là sự khác biệt sắc tộc trong xã hội; sắc tộc là yếu tố biểu lộ rõ ra bên ngoài. Đặc tính thứ hai là sự tùy thuộc vào dòng chánh; lợi tức kiếm được, quyền thế trong chánh quyền vẫn thua những người Mỹ Trắng gốc Anglo Saxon theo Tin Lành, gọi tắt là WASP. Do vậy, tuy trong cuộc tranh cử các ứng cử viên điền thế nổi bật và người đang chiến đấu hết mình để cứu cái ghế thống đốc của mình, tất cả Cộng Hoà lẫn Dân chủ và Độc lập đều tìm cách o bế lá phiếu thiểu số. Tất cả đều biết đó là giọt nước tràn cho cuộc thắng cử và cho cuộc thoát khỏi sự truất bãi. Bao nhiêu là hứa hẹn, bao nhiêu là cam kết đường mật. Nhưng người thiểu số còn phải chờ xem, vận dụng khéo léo, có điều kiện hẳn hòi mới mong đạt kết quả cho cộng đồng sắc tộc. Nhứt là cử tri người Mỹ gốc Việt thuộc cộng đồng thiểu số còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ. Đây là thời cơ cộng đồng thiểu số liên kết để tạo thành thế mạnh tổng lực, chống xé lẻ lá phiếu thiểu số. Chánh trị không có chuyện làm dùm, cám ơn suông, sorry ngoài mép. Những ai ve vuốt cử tri khi ứng cử và phản bội cử tri khi đắc cử trong biểu quyết, đây là lúc tính sổ nợ nần. Những ai từng bảo vệ quyền lợi người thiểu số một cách thiết thực, công bằng, không mị dân đây là giai đoạn ơn đền nghĩa trả. Cử tri người gốc Việt 28 năm nay đấu tranh cho tự do dân chủ VN đa số xem chánh nghĩa đó quan trọng hơn tính đảng Dân Chủ, Cộng Hòa. Ai hoặc đảng nào hứa lèo hứa cuội khi ứng cử, lúc đắc cử rồi tránh né cuộc đấu tranh chống CS, xuân thu nhị kỳ về đơn vị làm cảnh, gặp người Việt nói vài lời vô thưởng vô phạt rồi đi, nại lý do bận công vụ, cử tri người Việt nhớ rất dai khi chọn lá phiếu trong phòng kín. Bản chất thực thà, chung thủy, cử tri người Việt không ưa thói mị dân. Hãy nhìn những gì người dân cử làm, đứng tin những gì người dân cử hứa khi ứng cử.
Trong một số của Việt Báo có sơ kết những lời hứa ban đầu - vì còn nhiều ngày chắc chắn còn hứa nhiều nữa -- Hứa ban đầu nhưng rất ư là đường mật từ những người ứng cử và của người mong cứu tử chiếc ghế thống đốc trên chính trường Cali. Ô. Thống Đốc Davis mong tự cứu bằng việc ký và ban hành luật cho di dân bất hợp pháp thi lấy bằng lái xe, gây nhiều tranh luận, và ông đã ký. Ứng cử viên Bustamante nguyên Phó Thống Đốc một mặt chống việc bầu cử truất bãi, mặt khác lại ra ứng cử điền thế người thống đốc bị truất bãi, giống như chính Oâng chống Oâng trong cuộc bầu cử. Việc làm này của Oâng Busmante làm hai người chánh phó từng điều hành việc nước việc dân Cali trở thành như mặt trời, mặt trăng, không muốn nhìn mặt nhau nữa; gần đây mới có vẻ hòa lại. Ứng cử viên Bustamante cũng gốc người nhập cư lại im lặng khi ông Davis tấn công Ô. Arnold nói tiếng Anh không đúng giọng không làm thống đốc được vì Ô. Arnold một ứng cử viên gốc Aùo cũng là dân nhập cư vào Mỹ với hai bàn tay trắng nay trở thành triệu triệu phú nhờ đóng phim.. Hai Oâng nhập cư chống nhau, Oâng này nói Oâng kia chống chương trình nhập cư và các biện pháp nâng đỡ người thiểu số. Lộn tùng phèo, rất ư là khó hiểu nếu không chú ý hai Oâng nhập cư thuộc hai chánh đảng khác nhau, Cộng Hoà và Dân Chủ.
Còn đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, các ứng cử viên o bế tận tình. Quận Cam là nơi người Việt ở Cali tập trung nhiều nhứt. Số cử tri ghi nhận được trong danh sách kỳ bầu cử vừa qua là 65.000. Chẳng những thế mà còn quyết tâm đi vào dòng chánh chánh trị Mỹ, thể hiện qua việc ủng hộ triệt để Chiến tranh Iraq lật đổ, nhà độc tài và chế độ độc tài Hussein, và tăng cường nỗ lực vận động đồng bào biễu dương thế lực qua lá phiếu kỳ bầu cử truất bãi và điền thế này. Hầu hết các cơ quan đoàn thể chánh trị, truyền thông Việt đều vận động đồng bào ghi danh, bầu cử cho thật đông. Với bầu không khí dấn thân mạnh như vậy trong cộng đồng người Việt, người ta có quyền tin con số cử tri và tỷ lệ đi bầu của người Việt gốc Mỹ ở Cali sẽ cao hơn kỳ bầu cử tháng 11 năm 2000. Tiếng nói của người Việt tháng 11 năm 2004 trong cuộc bầu tổng thống Mỹ sẽ nặng ký và tiếng vang hơn bốn năm về trước. Thế lực của cử tri gốc Việt sẽ lên. Nhưng vấn đề đặt ra làm sao sửõ dụng nó cho chánh nghĩa tự do, dân chủ VN nước nhà, cho quyền lợi đồng bào Việt trên đất Mỹ, chớ không cho quyền lợi riêng tư của những tay phù thủy chánh trị Việt chuyên làm chánh trị salon hay trong hành lang đen tối tại các nơi quyền thế.
Trong cuộc bầu cử ngày 7 tháng 10 này, nhiều ửng cử viên đang đua nhau đến với cộng đồng người Việt. Tại Quân Cam, TNS tiểu bang, là Ô. Joe Dunm, sẽ mở cuộc tiếp tân tại nhà -- tự nhiên là để giúp cho ứng cử viên Dân chủ. Ứng cử viên Peter Uberoth, sẽ nói chuyện trù thuế cho các nhà kinh doanh, và vấn đề quyền lợi y tế cho người già. Thống đốc Davis sử dụng quyền hoi hóp của mìn, nhưng cũng là quyền thế, ký và ban hành luật đòi hỏi các công ty nào giao thiệp với khách hàng bằng 4 thứ tiếng Trung Hoa, Tagalog ( thổ ngữ Phi luật tân), tiếng Việt, và tiếng Đại Hàn thì phải viết hợp đồng và các thơ giao dịch bằng 4 thứ tiếng ấy. Kể ra người đương quyền lúc nào cũng ở thế thượng phong hơn người mới ứng cử trong cuộc vận động. Luật ngoại ngữ này là luật thứ hai sau luật cho phép cấp bằng lái xe cho người nhập cư bất hợp pháp, mà Thống đốc Gray Davis đã ban hành trong một thời gian ngắn để mong kiếm phiếu của cử tri thuộc các cộng đồng thiểu số cứu cái ghế thống đốc cho Oâng. Nhưng chả sao, vẫn có lợi cho người thiểu số.
Vấn đề còn lại là việc của cử tri gốc thiểu số. Tại Cali, người Mỹ gốc Hispanic trên phương diện dân số toán học, tuy đã trở thành đa số từ cuộc thống kê năm 2000, nhưng vẫn là thiểu số trên phương diện kinh tế, chánh trị, và xã hôi. Theo Gs Macionis tác giả nhiều sách xã hội học, ý niệm thiểu số có hai đặc tính. Đặc tính thứ nhứt, là sự khác biệt sắc tộc trong xã hội; sắc tộc là yếu tố biểu lộ rõ ra bên ngoài. Đặc tính thứ hai là sự tùy thuộc vào dòng chánh; lợi tức kiếm được, quyền thế trong chánh quyền vẫn thua những người Mỹ Trắng gốc Anglo Saxon theo Tin Lành, gọi tắt là WASP. Do vậy, tuy trong cuộc tranh cử các ứng cử viên điền thế nổi bật và người đang chiến đấu hết mình để cứu cái ghế thống đốc của mình, tất cả Cộng Hoà lẫn Dân chủ và Độc lập đều tìm cách o bế lá phiếu thiểu số. Tất cả đều biết đó là giọt nước tràn cho cuộc thắng cử và cho cuộc thoát khỏi sự truất bãi. Bao nhiêu là hứa hẹn, bao nhiêu là cam kết đường mật. Nhưng người thiểu số còn phải chờ xem, vận dụng khéo léo, có điều kiện hẳn hòi mới mong đạt kết quả cho cộng đồng sắc tộc. Nhứt là cử tri người Mỹ gốc Việt thuộc cộng đồng thiểu số còn chân ướt chân ráo trên đất Mỹ. Đây là thời cơ cộng đồng thiểu số liên kết để tạo thành thế mạnh tổng lực, chống xé lẻ lá phiếu thiểu số. Chánh trị không có chuyện làm dùm, cám ơn suông, sorry ngoài mép. Những ai ve vuốt cử tri khi ứng cử và phản bội cử tri khi đắc cử trong biểu quyết, đây là lúc tính sổ nợ nần. Những ai từng bảo vệ quyền lợi người thiểu số một cách thiết thực, công bằng, không mị dân đây là giai đoạn ơn đền nghĩa trả. Cử tri người gốc Việt 28 năm nay đấu tranh cho tự do dân chủ VN đa số xem chánh nghĩa đó quan trọng hơn tính đảng Dân Chủ, Cộng Hòa. Ai hoặc đảng nào hứa lèo hứa cuội khi ứng cử, lúc đắc cử rồi tránh né cuộc đấu tranh chống CS, xuân thu nhị kỳ về đơn vị làm cảnh, gặp người Việt nói vài lời vô thưởng vô phạt rồi đi, nại lý do bận công vụ, cử tri người Việt nhớ rất dai khi chọn lá phiếu trong phòng kín. Bản chất thực thà, chung thủy, cử tri người Việt không ưa thói mị dân. Hãy nhìn những gì người dân cử làm, đứng tin những gì người dân cử hứa khi ứng cử.
Gửi ý kiến của bạn