Có những con số thống kê không nói lên hết sự thực, bởi vì vẫn có những kẽ hở bên lề tiến trình thu thập thông tin. Nhưng dĩ nhiên, những con số thống kê dù thiếu sót thế nào, cũng vẫn không lìa quá xa sự thật. Tình hình này đang xảy ra cho những con số về việc làm ở tiểu bang California, tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ và dĩ nhiên cũng đông di dân lậu nhất nước - đặc biệt sẽ là tiểu bang trọng điểm trong năm bầu cử, bởi vì là nơi đông số phiếu cử tri đoàn nhất. Việc làm, đúng vậy. Nỗi quan tâm lớn nhất cho California, nơi trĩu nặng thâm thủng ngân sách. Và thứ ba này, bài diễn văn quan trọng đầu năm của Tổng Thống Bush cũng lấy chủ điểm là việc làm. Điều này không ngạc nhiên gì, khi các thống kê về việc làm mới phổ biến tuần trước không vui vẻ gì.
Các công ty California đã sa thải 8,400 nhân viên trong tháng 12, nghĩa là con số cao nhất [tính theo tháng] trong ba năm mất việc làm liên tục - cũng là tệ hại nhất kể từ đầu cuộc suy thoái thời thập niên 1990s.
Bản tường trình phổ biến hôm thứ sáu bởi Bộ Phát Triển Nhân Dụng tiểu bang làm thất vọng các kinh tế gia, những người lâu nay hy vọng các hãng bắt đầu thuê lại nhân viên. Điều này đặc biệt tệ hại đối với California, vì để kéo tiểu bang ra khỏi thâm thủng thì cần tăng việc làm và tăng thu nhập - có nghĩa là tăng được mức thuế thu vào.
Tình hình phức tạp chính là sự trái nghịch đối với các dữ kiện thông tin khác về kinh tế, trông có vẻ như ai cũng thấy là Cali đang trên đà hồi phục. Niềm tin của người tiêu thụ đang tăng ở Cali. Tương tự, đơn đặt hàng của các hãng xưởng, và cả sản lượng hàng cũng đang tăng. Lợi nhuận các công ty cũng đang tăng. Thị trường nhà cửa địa ốc Cali cũng tăng chóng mặt; giá nhà cứ lên ào ạt. Và tiền thuế thu nhập mà dân chúng đang nộp cho Sacramento đang cao hơn mức dự đoán. Vấn đề chỉ là: kinh tế mọi mặt đang tăng, nhưng việc làm đang mất... Sao kỳ vậy" Một số nhà phân tích lo ngại là nếu các công ty không thuê thêm nhân viên sớm, sự hồi phục có thể mất đà.
"Tiểu bang có thể chịu đựng bao lâu trước tính hình sản lượng tăng, thương vụ tăng, lợi nhuận tăng, mà việc làm không tăng"" Đó là câu hỏi của Brad Williams, kinh tế gia cao cấp của Sở Phân Tích Nghị Viện, cơ quan cung cấp các bản phân tích về chính sách và về ngân sách cho Lưỡng Viện California.
Kể từ tháng 12-2000, tiểu bang đã mất 310,000 việc làm, tức là 2.1% số việc làm ngoài nông nghiệp của Cali, trong khi trên toàn quốc chỉ mất ở lĩnh vực này 1.8%.
Tỉ lệ thất nghiệp California đã giảm 1/10 của 1% trong tháng 12-2003 để còn 6.4%
Với tình hình cứ mất việc diễn tiến gần hơn hai năm sau khi Hoa Kỳ được xem như đã rời khỏi suy thoái, các nhà phân tích mới tìm cách giải thích.
Một khía cạnh để thấy là bản thống kê việc làm trên sổ lương (payroll survey) chính thức không đếm đủ số việc làm mới tạo ra. Có thể nhìn vào bản thăm dò các hộ gia cư hàng tháng về tình hình việc làm thì thấy. Trái ngược với bản thăm dò sổ lương bi quan cho thấy các công ty California đã sa thải 35,700 việc làm, thì bản thăm dò các hộ gia cư (household survey) cho thấy số lượng dân Cali có việc làm đã tăng 265,000 việc kể từ tháng 12-2002.
Các kinh tế gia thường chú trọng tới con số nhân viên trên các sổ lương hơn, vì các công ty lớn mới dư sức để thúc đẩy các nền kinh tế - thống kê này tại California dựa trên thăm dò mô hình mẫu gồm 43,000 công ty.
Nhưng như thế thì bản thăm dò sẽ bỏ sót các người làm việc khác, thí dụ như đi bán chợ trời, hay làm việc để lãnh tiền mặt ở các chợ hay các tiệm thì bản thống kê sổ lương sẽ bỏ sót. Và hiển nhiên là bản thống kê việc làm theo sổ lương đã bỏ sót những người làm hợp đồng độc lập, các công ty nhỏ và các công ty mới xuất hiện - nhóm các công ty bắt đầu thuê người vào khi kinh tế đang hồi phục.
Báo Los Angeles Times hôm thứ bảy ghi nhận trường hợp Chebel Mina, 52 tuổi, có bằng quản trị kinh doanh MBA, đang ngụ ở Quận Cam, hiện làm việc khoảng 35 giờ/tuần với công việc làm hồ sơ cho vay tiền cho một công ty địa ốc ở Laguna Hills. Anh làm thêm 25 giờ/tuần với công việc cố vấn và lập kế hoạch tài chánh, và là tham vấn thị trường. Cả hai công việc này của anh Mina không được đếm trong bản thăm dò sổ lương của tiểu bang, bởi vì chủ yếu anh làm cho riêng anh, chứ không phải nhân viên chính thức của hãng nào.
Bản thăm dò sổ lương cũng bỏ sót các công ty tân lập, lĩnh vực tăng nhiều tại California năm ngoái. Đó cũng là giải thích của Esmael Adibi, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế A. Gary Anderson tại Đại Học Chapman ở Orange.
Cũng cần phải một thời gian nữa người ta mới có thể khảo sát tường tận tình hình này. Đặc biệt là tại Cali, tiểu bang phức tạp và năng động nhất Hoa Kỳ, nơi có những nền kinh tế ngoài luồng, bên lề, đa dạng và đa văn hóa nhất. Bạn cứ bước vào thương xá Phước Lộc Thọ mà xem: hàng trăm công việc nơi đây đâu có nằm trong bản thăm dò sổ lương của tiểu bang đâu. Nhưng hiển nhiên nỗi lo nhất của cả chính quyền tiểu bang và cả dân chúng chính là việc làm -- chìa khóa của hồi phục kinh tế một cách bền vững.
Các công ty California đã sa thải 8,400 nhân viên trong tháng 12, nghĩa là con số cao nhất [tính theo tháng] trong ba năm mất việc làm liên tục - cũng là tệ hại nhất kể từ đầu cuộc suy thoái thời thập niên 1990s.
Bản tường trình phổ biến hôm thứ sáu bởi Bộ Phát Triển Nhân Dụng tiểu bang làm thất vọng các kinh tế gia, những người lâu nay hy vọng các hãng bắt đầu thuê lại nhân viên. Điều này đặc biệt tệ hại đối với California, vì để kéo tiểu bang ra khỏi thâm thủng thì cần tăng việc làm và tăng thu nhập - có nghĩa là tăng được mức thuế thu vào.
Tình hình phức tạp chính là sự trái nghịch đối với các dữ kiện thông tin khác về kinh tế, trông có vẻ như ai cũng thấy là Cali đang trên đà hồi phục. Niềm tin của người tiêu thụ đang tăng ở Cali. Tương tự, đơn đặt hàng của các hãng xưởng, và cả sản lượng hàng cũng đang tăng. Lợi nhuận các công ty cũng đang tăng. Thị trường nhà cửa địa ốc Cali cũng tăng chóng mặt; giá nhà cứ lên ào ạt. Và tiền thuế thu nhập mà dân chúng đang nộp cho Sacramento đang cao hơn mức dự đoán. Vấn đề chỉ là: kinh tế mọi mặt đang tăng, nhưng việc làm đang mất... Sao kỳ vậy" Một số nhà phân tích lo ngại là nếu các công ty không thuê thêm nhân viên sớm, sự hồi phục có thể mất đà.
"Tiểu bang có thể chịu đựng bao lâu trước tính hình sản lượng tăng, thương vụ tăng, lợi nhuận tăng, mà việc làm không tăng"" Đó là câu hỏi của Brad Williams, kinh tế gia cao cấp của Sở Phân Tích Nghị Viện, cơ quan cung cấp các bản phân tích về chính sách và về ngân sách cho Lưỡng Viện California.
Kể từ tháng 12-2000, tiểu bang đã mất 310,000 việc làm, tức là 2.1% số việc làm ngoài nông nghiệp của Cali, trong khi trên toàn quốc chỉ mất ở lĩnh vực này 1.8%.
Tỉ lệ thất nghiệp California đã giảm 1/10 của 1% trong tháng 12-2003 để còn 6.4%
Với tình hình cứ mất việc diễn tiến gần hơn hai năm sau khi Hoa Kỳ được xem như đã rời khỏi suy thoái, các nhà phân tích mới tìm cách giải thích.
Một khía cạnh để thấy là bản thống kê việc làm trên sổ lương (payroll survey) chính thức không đếm đủ số việc làm mới tạo ra. Có thể nhìn vào bản thăm dò các hộ gia cư hàng tháng về tình hình việc làm thì thấy. Trái ngược với bản thăm dò sổ lương bi quan cho thấy các công ty California đã sa thải 35,700 việc làm, thì bản thăm dò các hộ gia cư (household survey) cho thấy số lượng dân Cali có việc làm đã tăng 265,000 việc kể từ tháng 12-2002.
Các kinh tế gia thường chú trọng tới con số nhân viên trên các sổ lương hơn, vì các công ty lớn mới dư sức để thúc đẩy các nền kinh tế - thống kê này tại California dựa trên thăm dò mô hình mẫu gồm 43,000 công ty.
Nhưng như thế thì bản thăm dò sẽ bỏ sót các người làm việc khác, thí dụ như đi bán chợ trời, hay làm việc để lãnh tiền mặt ở các chợ hay các tiệm thì bản thống kê sổ lương sẽ bỏ sót. Và hiển nhiên là bản thống kê việc làm theo sổ lương đã bỏ sót những người làm hợp đồng độc lập, các công ty nhỏ và các công ty mới xuất hiện - nhóm các công ty bắt đầu thuê người vào khi kinh tế đang hồi phục.
Báo Los Angeles Times hôm thứ bảy ghi nhận trường hợp Chebel Mina, 52 tuổi, có bằng quản trị kinh doanh MBA, đang ngụ ở Quận Cam, hiện làm việc khoảng 35 giờ/tuần với công việc làm hồ sơ cho vay tiền cho một công ty địa ốc ở Laguna Hills. Anh làm thêm 25 giờ/tuần với công việc cố vấn và lập kế hoạch tài chánh, và là tham vấn thị trường. Cả hai công việc này của anh Mina không được đếm trong bản thăm dò sổ lương của tiểu bang, bởi vì chủ yếu anh làm cho riêng anh, chứ không phải nhân viên chính thức của hãng nào.
Bản thăm dò sổ lương cũng bỏ sót các công ty tân lập, lĩnh vực tăng nhiều tại California năm ngoái. Đó cũng là giải thích của Esmael Adibi, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế A. Gary Anderson tại Đại Học Chapman ở Orange.
Cũng cần phải một thời gian nữa người ta mới có thể khảo sát tường tận tình hình này. Đặc biệt là tại Cali, tiểu bang phức tạp và năng động nhất Hoa Kỳ, nơi có những nền kinh tế ngoài luồng, bên lề, đa dạng và đa văn hóa nhất. Bạn cứ bước vào thương xá Phước Lộc Thọ mà xem: hàng trăm công việc nơi đây đâu có nằm trong bản thăm dò sổ lương của tiểu bang đâu. Nhưng hiển nhiên nỗi lo nhất của cả chính quyền tiểu bang và cả dân chúng chính là việc làm -- chìa khóa của hồi phục kinh tế một cách bền vững.
Gửi ý kiến của bạn