Giáo dục là một vấn đề lớn của đất nước và nhân dân.. Cách giải quyết những khó khăn của vấn đề ấy nói lên nhà cầm quyền có vì dân, do dân, của dân-- tức dân chủ như Mỹ; hay vì đảng, do đảng, của đảng - tức độc tài cộng sản như CS Hà nội. Tiêu biểu có thể lấy vấn đề học phí, hay nói nôm na, là tiền trường để soi xét.
Thực vậy, Báo USA Today ngày 1 tháng 5 cho biết học phí đại học 4 năm Mỹ, các trường đại học sẽ tăng 22%, sẽ cản trở cho 48% thanh niên sinh viên Mỹ trong việc học hành. Dư luận chung đòi hỏi chánh quyền liên bang phải can thiệp để các đại học không thể tự tiện tăng học phí. Nhứt định Quốc Hội, trái tim của nhân dân sẽ có ý kiến. Năm 1997, Quốc Hội Mỹ đã tăng tiền vay Pell Grant từ 2000USD lên 45000 USD không lời mãi đến sáu tháng sau khi tốt nghiệp, để giúp cho sinh viên. Tháng 10 năm rồi Quốc Hội đã thông qua luật không cho đại học tự tiện tăng giá học phí dựa trên việc tự tiện tính tỷ lệ lạm phát trong chi phí giáo dục. Luật sẽ thi hành toàn phần năm 2008; nếu đại học nào không thi hành sẽ bị cắt tài trợ liên bang. Mỗi năm Liên bang tài trợ cho đại học qua chương trình trợ cấp tài chánh cho sinh viên. Kinh phí ngân sách năm rồi dành cho việc đó con số nghe chóng mặït, 70 tỷ đô la. Đó chưa nói đến rất nhiều hội đoàn, công ty cấp học bổng cho sinh viên.
Quốc Hội suy nghiệm người đóng thuế Mỹ đã giúp cho việc giáo dục quá nhiều, nên quyết định tìm biện pháp luật pháp để trường không đắc lợi vô duyên cớ trong việc tăng học phí. Liên bang phải can thiệp vào đại học không để cho thanh niên sinh viên Mỹ thiệt thòi vì các đại học tư tiện tăng học phí (Trích bài viết của Dân biểu Howard P. Mc Keon , Cộng Hoà Vali, Chủ tịch Tiểu bang US Hiuse Subcommittee on 21st Century Competiviness).
Đại học Mỹ hoàn toàn tự trị, quản trị độc lập, sinh viên Mỹ theo luật phải đóng học phí, mà chánh quyền còn can thiệp về học phí, giá học phí như vậy. Nhờ vậy tỷ lệ người Mỹ có bằng đại học 4 năm trên 27%. Khoa học kỹ thuật tiên tiến nhứt, nhì hoàn cầu. Không trường trung tiểu học công nào được thu học phí, lệ phí, trái lại học sinh nghèo còn được phiếu ăn trưa, xe đưa rước. Không một học sinh trung học tiểu học nào không đủ điều kiện để đi học. Cha mẹ không cho con đi học ở tuổi cưõng bách giáo dục là trái luật. Giáo dục cưỡng bách và miển phí đi vào sự sống được từ người dân đến nhà cầm quyền kiểm soát và thi hành. Từ tổng thống đến phó thường dân Mỹ, không ai muốn để trẻ em tụt hậu.
Trong khi đó, Báo Saigon Giải Phóng, tờ báo và tiếng nói chánh thức của Thành Uûy CS viết "Tiền Trường: Nỗi lo không dứt của người nghèo" và "Trả học phí bằng tiền vay nóng", "Miễn giảm [học phí] chỉ chiếm 5 đến 10% tổng chi phí học tập."
Trường hợp điển hình, Chị Nguyễn ngọc Thấm, hồi đầu năm phải chạy tiền vay nóng một số tiền lớn 200. 000 $VN trả thành 240.000 để trả cho đứa con được vào lớp 2 Trường Bình Tiên và sau đó phải trả lắc nhắc thêm mỗi tháng từ 60.000 đến 70.000 nữa. Các trường trung tiểu học cũng có miển giảm học phí cho học sinh nghèo nhưng số đó tính ra dưới 10% tổng số tiền gia đình dành cho việc học hành của con trẻ. Sau cùng báo thêm phần cước chú, hiện nay người nghèo có 4,1% mù chữ, 32,89% trình độ cấp 2 (Trung Học đệ nhứt cấp thời VNCH), và chỉ có từ 2 đến 3% học đại học hay chuyên nghiệp. Bài báo làm người đọc đau đớn cho nhà nghèo VN và cảm thấy tức dội và một vài câu hỏi hợp lý bất giác bật ra: "Tại sao lại học phí trường công"" Việc làm vi hiến, trái luật như vậy tại sao nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương cứ để tiếp tục làm ngơ để các trường thi hành năm này tháng nọ, làm bao nhiêu học sinh bỏ học" Thật vô cùng trái khoái.
Một, Hiến Pháp CSVN có minh thị ghi giáo dục cưỡng bách và miển phí đến cấp 2. Ô. Hồ chí Minh kêu gọi nhân dân ban đầu giành độc lập dân tộc, kế đó chiếm được nửa nước "cỗ võ tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa"; cả hai thời kỳ Oâng đều nói để "con em có nơi học hành." Thời Đổi Mới Kinh tế, CS Hà nội vẫn còn lấy "tư tưởng Hồ chí Minh" làm căn bản tư tưởng chỉ đạo và lý luận. Thì tại sao lại thu học phí trường công, vốn chiếm hơn 97% trong chế độ CS. Tại sao bảo các trường lấy thu bù chi"
Hai, một hành động vi hiến như đen với trắng, như ngày và đêm mà không một "đại biểu nhân dân' nào dám hé môi. Rõ là Đại biểu của Đảng, Nhà Nước CS, chớ không phải của nhân dân. Rõ là Đảng cử dân bầu "đại biểu" chớ không phải dân biểu đại diện cho dân, mà đại diện cho Đảng, Nhà nước thống trị. Đúng vậy vì đại biểu nhân dân của CS khi được đảng cử, dân bầu, vào Quốc Hội làm việc, không cần từ nhiệm chức vụ trong đảng và trong guồng nhà nước như tất cả các nước dân chủ. Nên họ đại diện cho đảng và Nhà nước, chớ đâu cần đại diện cho dân vì đảng, nhà nước cho họ chức, cho họ quyền, chớ đâu phải dân.
Ba, nhà cầm quyền CS khai thác cạn kiệt nhân tài vật lực VN để xuất cảng. Xuất cảng con người, xuất cảng hàng hoá, xuất cảng tài nguyên dầu thô, gạo, thu thập không biết bao nhiêu quyền lợi. CS Hà nội thu thuế từ hột tấc đất của nông dân, chiếc xuồng ba lá của dân chài, từ đường may mũi chỉ, đến món hàng mỹ nghệ mây tre lá của công nhân thủ công - chỉ trừ có khi trời người dân thở là CS chưa "quản lý" được nên chưa thu thuế. Thuế thu con số "vĩ đại mấy tỷ lần hơn Bác Hồ vĩ đại" như vậy, Đảng Nhà nước CS dùng để làm gì mà không " rót cho ngành giáo dục, y tế" để trẻ em có chỗ học hành, người bịnh có nhà thương săn sóc. Thời Pháp thuộc điạ "bóc lột", trường công đi học vẫn không lấy học phí. Thời VN Cộng Hoà, chiến tranh liên miên, ruộng làm một hay hai mùa là tối đa, mà học sinh trung tiểu học có phải mất một đồng học phí nào, nhà thương miển phí vẫn có. Chính nguyên tắc lấy thu bù chi của CS Hà nội thời chuyển sang kinh tế thị trường đã biến trường học thành chợ bán chữ, biến giáo chức thành dân bán hàng cho học sinh, biến tình sư đệ thành tương quan mua bán, phá vỡ vai trò gương mẩu của nhà giáo, uy tín của cửa Khổng sân Trình.
Sau cùng, muốn hay không cũng phải đi đến kết luận, CS Hà nội chỉ biết quyền lợi của đảng. CS Hà nội đã cầm thế tương lai thanh thiếu niên VN. CS Hà nội "khoán trắng" gánh nặng giáo dục cho nhà trường, cho gia đình "chết sống mặïc bây, tiền thầy bỏ túi."
Thực vậy, Báo USA Today ngày 1 tháng 5 cho biết học phí đại học 4 năm Mỹ, các trường đại học sẽ tăng 22%, sẽ cản trở cho 48% thanh niên sinh viên Mỹ trong việc học hành. Dư luận chung đòi hỏi chánh quyền liên bang phải can thiệp để các đại học không thể tự tiện tăng học phí. Nhứt định Quốc Hội, trái tim của nhân dân sẽ có ý kiến. Năm 1997, Quốc Hội Mỹ đã tăng tiền vay Pell Grant từ 2000USD lên 45000 USD không lời mãi đến sáu tháng sau khi tốt nghiệp, để giúp cho sinh viên. Tháng 10 năm rồi Quốc Hội đã thông qua luật không cho đại học tự tiện tăng giá học phí dựa trên việc tự tiện tính tỷ lệ lạm phát trong chi phí giáo dục. Luật sẽ thi hành toàn phần năm 2008; nếu đại học nào không thi hành sẽ bị cắt tài trợ liên bang. Mỗi năm Liên bang tài trợ cho đại học qua chương trình trợ cấp tài chánh cho sinh viên. Kinh phí ngân sách năm rồi dành cho việc đó con số nghe chóng mặït, 70 tỷ đô la. Đó chưa nói đến rất nhiều hội đoàn, công ty cấp học bổng cho sinh viên.
Quốc Hội suy nghiệm người đóng thuế Mỹ đã giúp cho việc giáo dục quá nhiều, nên quyết định tìm biện pháp luật pháp để trường không đắc lợi vô duyên cớ trong việc tăng học phí. Liên bang phải can thiệp vào đại học không để cho thanh niên sinh viên Mỹ thiệt thòi vì các đại học tư tiện tăng học phí (Trích bài viết của Dân biểu Howard P. Mc Keon , Cộng Hoà Vali, Chủ tịch Tiểu bang US Hiuse Subcommittee on 21st Century Competiviness).
Đại học Mỹ hoàn toàn tự trị, quản trị độc lập, sinh viên Mỹ theo luật phải đóng học phí, mà chánh quyền còn can thiệp về học phí, giá học phí như vậy. Nhờ vậy tỷ lệ người Mỹ có bằng đại học 4 năm trên 27%. Khoa học kỹ thuật tiên tiến nhứt, nhì hoàn cầu. Không trường trung tiểu học công nào được thu học phí, lệ phí, trái lại học sinh nghèo còn được phiếu ăn trưa, xe đưa rước. Không một học sinh trung học tiểu học nào không đủ điều kiện để đi học. Cha mẹ không cho con đi học ở tuổi cưõng bách giáo dục là trái luật. Giáo dục cưỡng bách và miển phí đi vào sự sống được từ người dân đến nhà cầm quyền kiểm soát và thi hành. Từ tổng thống đến phó thường dân Mỹ, không ai muốn để trẻ em tụt hậu.
Trong khi đó, Báo Saigon Giải Phóng, tờ báo và tiếng nói chánh thức của Thành Uûy CS viết "Tiền Trường: Nỗi lo không dứt của người nghèo" và "Trả học phí bằng tiền vay nóng", "Miễn giảm [học phí] chỉ chiếm 5 đến 10% tổng chi phí học tập."
Trường hợp điển hình, Chị Nguyễn ngọc Thấm, hồi đầu năm phải chạy tiền vay nóng một số tiền lớn 200. 000 $VN trả thành 240.000 để trả cho đứa con được vào lớp 2 Trường Bình Tiên và sau đó phải trả lắc nhắc thêm mỗi tháng từ 60.000 đến 70.000 nữa. Các trường trung tiểu học cũng có miển giảm học phí cho học sinh nghèo nhưng số đó tính ra dưới 10% tổng số tiền gia đình dành cho việc học hành của con trẻ. Sau cùng báo thêm phần cước chú, hiện nay người nghèo có 4,1% mù chữ, 32,89% trình độ cấp 2 (Trung Học đệ nhứt cấp thời VNCH), và chỉ có từ 2 đến 3% học đại học hay chuyên nghiệp. Bài báo làm người đọc đau đớn cho nhà nghèo VN và cảm thấy tức dội và một vài câu hỏi hợp lý bất giác bật ra: "Tại sao lại học phí trường công"" Việc làm vi hiến, trái luật như vậy tại sao nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương cứ để tiếp tục làm ngơ để các trường thi hành năm này tháng nọ, làm bao nhiêu học sinh bỏ học" Thật vô cùng trái khoái.
Một, Hiến Pháp CSVN có minh thị ghi giáo dục cưỡng bách và miển phí đến cấp 2. Ô. Hồ chí Minh kêu gọi nhân dân ban đầu giành độc lập dân tộc, kế đó chiếm được nửa nước "cỗ võ tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa"; cả hai thời kỳ Oâng đều nói để "con em có nơi học hành." Thời Đổi Mới Kinh tế, CS Hà nội vẫn còn lấy "tư tưởng Hồ chí Minh" làm căn bản tư tưởng chỉ đạo và lý luận. Thì tại sao lại thu học phí trường công, vốn chiếm hơn 97% trong chế độ CS. Tại sao bảo các trường lấy thu bù chi"
Hai, một hành động vi hiến như đen với trắng, như ngày và đêm mà không một "đại biểu nhân dân' nào dám hé môi. Rõ là Đại biểu của Đảng, Nhà Nước CS, chớ không phải của nhân dân. Rõ là Đảng cử dân bầu "đại biểu" chớ không phải dân biểu đại diện cho dân, mà đại diện cho Đảng, Nhà nước thống trị. Đúng vậy vì đại biểu nhân dân của CS khi được đảng cử, dân bầu, vào Quốc Hội làm việc, không cần từ nhiệm chức vụ trong đảng và trong guồng nhà nước như tất cả các nước dân chủ. Nên họ đại diện cho đảng và Nhà nước, chớ đâu cần đại diện cho dân vì đảng, nhà nước cho họ chức, cho họ quyền, chớ đâu phải dân.
Ba, nhà cầm quyền CS khai thác cạn kiệt nhân tài vật lực VN để xuất cảng. Xuất cảng con người, xuất cảng hàng hoá, xuất cảng tài nguyên dầu thô, gạo, thu thập không biết bao nhiêu quyền lợi. CS Hà nội thu thuế từ hột tấc đất của nông dân, chiếc xuồng ba lá của dân chài, từ đường may mũi chỉ, đến món hàng mỹ nghệ mây tre lá của công nhân thủ công - chỉ trừ có khi trời người dân thở là CS chưa "quản lý" được nên chưa thu thuế. Thuế thu con số "vĩ đại mấy tỷ lần hơn Bác Hồ vĩ đại" như vậy, Đảng Nhà nước CS dùng để làm gì mà không " rót cho ngành giáo dục, y tế" để trẻ em có chỗ học hành, người bịnh có nhà thương săn sóc. Thời Pháp thuộc điạ "bóc lột", trường công đi học vẫn không lấy học phí. Thời VN Cộng Hoà, chiến tranh liên miên, ruộng làm một hay hai mùa là tối đa, mà học sinh trung tiểu học có phải mất một đồng học phí nào, nhà thương miển phí vẫn có. Chính nguyên tắc lấy thu bù chi của CS Hà nội thời chuyển sang kinh tế thị trường đã biến trường học thành chợ bán chữ, biến giáo chức thành dân bán hàng cho học sinh, biến tình sư đệ thành tương quan mua bán, phá vỡ vai trò gương mẩu của nhà giáo, uy tín của cửa Khổng sân Trình.
Sau cùng, muốn hay không cũng phải đi đến kết luận, CS Hà nội chỉ biết quyền lợi của đảng. CS Hà nội đã cầm thế tương lai thanh thiếu niên VN. CS Hà nội "khoán trắng" gánh nặng giáo dục cho nhà trường, cho gia đình "chết sống mặïc bây, tiền thầy bỏ túi."
Gửi ý kiến của bạn