Ở đất Cử, huyện Giáp hạt, tỉnh Tứ Xuyên. Có hai anh em nhà họ Thương. Anh là Thương Đại. Em là Thương Nhị. Cha mẹ chẳng may mất sớm. Người anh nhờ tính tình lanh lẹ, lại lắm kiểu mánh mum, nên có của ăn của để. Còn người em… Trời cho không được mấy, nên tay làm hàm nhai. Cặm cụi suốt bao niên mà đám nồi niêu mua còn chưa đặng. Cho đến một năm trời hạn mất mùa. Thương Nhị không đủ sống mà chẳng biết tính sao, bèn gọi vợ đến mà nói rằng:
- Chuông không đánh không kêu. Đèn không khêu không tỏ. Nay gia đình ta đang lâm màn túng thiếu, mà cứ im hoài thì anh biết đường mô, đặng… nhúc nhích cho ta thêm vài cân nằng nặng, để qua cơn đói đang ào quanh tứ phía, mà đợi mai này thấy lại cái đời vui. Thấy lúa bắp ngô phơi đầy sân đầy đụn. Chớ ngặt thế ni mà cứ làm thinh không nói, thì liệu mai ngày còn… thoi thóp được chăng"
Bà vợ ngẫm nghĩ một chút, rồi nhìn chồng, đoạn nói những lời như thở như than:
- Trời có khi mưa gió bất ngờ. Người cũng có lúc họa phúc không lường trước được. Nay gia cảnh nhà ta đang trên đà sa sút, mà chạy tới anh mình sao tránh được niềm đau" Khi cứ vô tâm đếm đo tờ giấy bạc, mà chẳng nghĩ chi đến tình anh em thắm thiết. Như môi miệng gắn liền như cá ở ngoài sông. Như trái trĩu trên cây như nhà ôm thêm cột, nên thiếp đoán chẳng làm chi chia sớt - với em mình ít gạo ít cơm - thì ước mong chi cho thêm phần tủi nhục!
Nói rồi, bỏ ra đàng sau bếp. Để lại ông chồng đứng đó một mình ên, khiến chốn tâm can dấy lên nhiều xao động, rồi như thấy được đường binh hay hết biết, mới chạy theo nàng mà nói tựa như ri:
- Còn nước còn tát. Nàng hãy để ta… tát một lần nữa xem sao, rồi lúc í hẵng bình tâm mà tính liệu. Chớ nước lã dẫu to cũng hông bằng tí xíu - của giọt máu đào trong huyết quản này đây - thì không lẽ cứ im ru mà ăn hoài mãi được!
Đoạn, sai con chạy qua nhà bác vay ít thóc. Đứa con chạy đi. Một chốc lại về, mà tay trắng trơn chẳng cầm chi hết cả. Bà vợ thấy thế, mới buồn bã mà nói với chồng rằng:
- Nếu anh có thương ta nghèo hẳn đã chu cấp từ trước. Chớ không đời nào xử tệ dzậy đâu, thì rõ ra nước lã ao sâu vẫn hơn… cái gì chàng hãnh diện. Thôi thì chàng hãy nhắm mắt mà vui sống. Chớ đừng nghĩ gì đến chuyện vừa qua, mà mất chút hương hoa của đời nhiều tai họa, Chớ dẫu anh em mà có tiền nằm trong đó, thì đến hết đời cũng chẳng… ngộ cái mụ nội gì đâu!
Thương Nhị nghe thế mới hổng biết trả lời trả vốn làm sao, bèn bước ra sân mà nghe lòng trĩu nặng, rồi trong lúc nắng chiều tràn ra như thế, mới nhủ đôi lời nghe thấu ruột thấu gan:
- Ta có nghe người xưa hay nói: Một người phụ nữ khéo léo là người biết khuyên bảo chồng. Còn người chồng khéo léo là người đàn ông không bao giờ… cãi lời vợ. Nay ta thuộc hàng hậu sinh hậu bối, mà không giữ tròn lời dạy của ngàn xưa - đến nỗi vợ không vui còn con rầu than mệt - thì tội lỗi ni ngày sau đừng mó tới, kẻo duyên nợ đứt lìa mới hổng biết mần răng. Hổng biết khi mô mới xa lìa hối hận…
Nghĩ vậy, Thương Nhị mới kêu con lại mà hỏi cho ra điều ra lẽ. Con đáp:
- Bác trai chần chừ đưa mắt nhìn bác gái như hỏi ý, rồi bác gái bảo con rằng: Anh em đã ở riêng. Cơm ai người nấy ăn. Chớ ai còn có thể ngó đến ai được nữa!
Người vợ nghe vậy, mới cùng chồng. Lẳng lặng đem mớ quần áo củ, tạm đổi lấy ít tấm mà sống cho qua hồi bỉ cực. Chừng khi ăn uôáng xong. Vợ mới… gọi chồng đến, mà bảo rằng:
- Khi thiếu thốn, người ta rất dễ mất bình tĩnh, nên nhìn đâu cũng thấy khuyết điểm của nhau. Còn em, dù vui hay buồn. Dù thái lai hay trong hồi bỉ cực, vẫn một lòng theo anh tới chết. Chớ chẳng khi nào dỡ ván mà đi. Chẳng có khi mô bỏ anh mình ên đơn lạnh!
Lúc ấy, ở xóm trên có ba bốn tên côn đồ, ngó thấy nhà Thương Đại giàu có, bèn đợi đến đêm nhảy tường vào. Vợ chồng kinh sợ gõ chậu kêu la, nhưng hàng xóm không ưa nên chẳng ai nhào dzô cứu cả. Bất đắc dĩ phải cho người đi gọi Thương Nhị. Thương Nhị nghe tiếng toan chạy qua người đang nguy cấp, nhưng vợ chặn lại, rồi mới nói lớn với người đi kêu rằng:
- Anh em đã ở riêng. Ai bị tai vạ người ấy chịu. Còn ai có thể cứu ai được nữa!
Đoạn, đuổi người ấy trở về. Thương Nhị thấy thế, mới rầu rầu bảo vợ:
- Con người ai chẳng có lỗi lầm - nhưng lòng bao dung - lúc nào cũng là cái chìa khóa tốt đẹp để mở rộng cánh cửa tình thương. Anh chị của ta đã làm điều sai trái - nhưng vợ chồng ta - không thể bắt chước cái sai mà làm như thế được! Lại nữa, cha mẹ thác hết, mà đối xử với nhau như dzầy, rồi lỡ mai này ở suối vàng gặp lại, thì có còn vui vẻ được chăng" Hay lại thấy nhau như thấy người xưa củ - đang đi bên chồng mặt mày tươi roi rói - thì nỗi đau này. Biết bao giờ mới tan biến được đây"
Bà vợ nghe thế, mới bực mình gắt rằng:
- Trong Toán học. Có phải trừ với trừ là cọng"
Thương Nhị vội vàng đáp:
- Đúng!
Bà vợ hỏi tiếp:
- Trong văn chương. Có phải không với không là có"
Thương Nhị đáp:
- Đúng!
Lúc ấy, bà vợ mới cười mĩm chi một phát, rồi từ tốn nói rằng:
- Trong cuộc đời. Đối với kẻ đã làm sai cho ta, thì ta phải làm sai lại cho họ. Như thế mới gọi là đúng. Chớ không thể ngơ ngơ mà mần như thế đặng, rồi thiên hạ sẽ chê này chê khác, thì liệu mai này chàng siêu thoát được chăng"
Thương Nhị nghe lùng bùng cả đôi tai, nhưng không biết làm sao - bởi anh em mà đối xử với nhau còn tệ hơn người dưng khác tộc - thì thử hỏi lòng sao đau đớn" Khi vợ nói lên rồi thì biết liệu mần răng - bởi thủ túc tay chân khó ngang bằng… phu phụ - thành thử dẫu tim gan cứ thúc nhào qua cứu, nhưng vợ hổng gật đầu thì cũng ngó trời mây. Ngó lá bay bay ngó trông niềm hiu quạnh, nên tự thâm tâm cứ bừng lên lửa cháy, mà nghĩ đôi điều muốn thấy mẹ thấy cha:
- Nói lời phải. Không khó bằng làm cho người ta nhận thức được lời phải, nên chữ vợ chồng cái nặng cái bay. Cái tung lên cái rơi ào đánh bịch, bởi vợ với ta chỉ có lòng thương mến. Còn chuyện trong ngoài như mớ lộn bòng bong. Như trống đánh xuôi như kèn kia thổi ngược. Thôi thì dẫu anh em cũng gia đình riêng hết ráo. Ta chớ dính vào e hại đến ngàn thu, rồi hạnh phúc kia làm sao mà nắm được"
Một lát sau, trộm phá cửa vào bắt Thương Đại cùng vợ mà đánh đập. Gia nhân vội chạy đến Thương Nhị ào kêu cứu. Vợ nhất quyết không cho đi. Thương Nhị mới đỏ mặt lên mà nói với vợ rằng:
- Anh ta dù vô tình. Nhưng đâu lại có người vô tình nhìn thấy anh chết mà không cứu" Bây giờ nàng không chịu, thì ta cũng liều thân. Chớ không thể thấy… máu tuôn mà đứng chờ mãi được!
Đoạn, dẫn con chạy đi. Lớn tiếng hét ầm ĩ. Cha con Thương Nhị vốn giỏi võ, được người người cảm phục, khiến đám cướp khiếp sợ, lại còn e làm kinh động nơi khác sẽ đến tiếp cứu, nên đành phải bỏ chạy. Thương Nhị đến nơi, thấy anh chị khắp mình mẩy tê tái, liền ẵm lên giường, rồi gọi gia nhân lại mà dặn dò chuyện thuốc thang. Xong đâu đó mới gọi con đi về. Đến nhà, vợ hỏi:
- Chàng đi chuyến này. Có thu được tí gạo nào để làm quà lộ phí chăng"
Thương Nhị đáp:
- Cứu người như cứu lửa. Hà huống gì là anh em ruột với nhau, thì có chi đâu mà tính này tính nọ! Lại nữa, anh chị vừa qua cơn sống chết. Chắc chẳng nhớ gì đến quà cáp nọ kia, thì sao em cứ băn khoăn cho lòng thêm vướng bận"
Bà vợ nghe thế, mới bực dọc mà nói rằng:
- Chẳng thà đụng chạm người quân tử, còn hơn cứu vớt đứa tiểu nhân. Anh chàng là tiểu nhân, thì lui tới làm chi cho vướng điều khổ nhục" Chớ lúc sung sướng thì nhà ai nấy sống. Còn đụng chuyện dzô rồi thì réo gọi: Chú ơi! Mà chẳng biết chi đến tâm can đang nhuốm màu hổ thẹn. Làm trai như thế mà đòi xưng hùng xưng bá, thì sống làm gì cho châät đất người ta!
Thương Nhị ngậm bồ hòn không nói, bởi anh của mình cũng quá mạng quá cha, thành thử có hê lên cũng ôm phần thua thiệt. Còn Thương Đại sau vài hôm đau đớn, mới tỉnh giấc nồng mà nghĩ lại chuyện xưa, bèn gọi vợ ra mà giải phân điều hơn thiệt:
- Vợ chồng mình tuy bị đau, nhưng tiền của không mất, thì cũng cứ coi như chẳng có gì rồi vậy. Thôi thì được thế là nhờ em đến cứu. Vợ chồng mình cũng biết chuyện trước sau, thời chu cấp thêm vài mươi cân nếp đậu. Chớ em như thế mà làm thinh không ngó, thì liệu mai này còn sung sướng được chăng"
Bà vợ nghe thế mới trề môi một phát, rồi lớn tiếng nói rằng:
- Có tiền thì xài. Có người thì sai. Hà cớ chi phải nghĩ suy làm chi cho nhọc. Mà giả như Thương Nhị có thật lòng đi nữa, thì cũng em mình chớ có phải là ai, thì có đáng chi mà phải cho này cho nọ, rồi lỡ mai đây quen có quà có cáp, thì biết chừng nào cho nó đủ được đây" Khi vốn trong lưng chẳng có đồng xu bạc, mà giúp cho lắm cũng gió ào qua cửa trống. Cũng chim cá mịt mù chớ có đặng gì hơn, thì níu kéo chi cho thêm vào gánh nặng"
Vài bữa sau Thương Nhị hết gạo ăn, mới có ý đợi anh cho người qua tặng. Đợi mãi mà chẳng thấy gì cả. Vợ nóng ruột cho con xách túi sang, mãi mới được đấu gạo mang về. Vợ thấy vậy. Chê ít, rồi toan kêu con chạy qua đòi nữa. Thương Nhị đưa tay ngăn lại, mà nhỏ nhẹ nói rằng:
- Trong đời của một người, điều khó học nhất là tha thứ. Nàng muốn dạy con lòng quảng đại, thì phải tập tha thứ. Chớ không thể muốn con nên mà… ôm thù mãi được!
Bà vợ nghe thế. Giận lắm, mới thì thầm tự nhủ lấy thân:
- Không… bà đố mày làm nên! Không có con ni, thì bố con bây ra đồng mà ở tạm. Chớ cứ đeo mang ba cái tình thủ túc, thì ắt có ngày lá úa rụng đầy sân. Ắt có mây đen phủ che đời tươi đẹp. Chớ sống bên… thê mà nhớ về bên nớ, thì nói làm gì đến thủy đến chung. Đến lúc mai sau khi răng trồng tóc nhuộm. Đến lúc ốm đau lúc người lên cơn sốt, và đến nắm hương trầm thương tiếc một người… tiêu!
- Chuông không đánh không kêu. Đèn không khêu không tỏ. Nay gia đình ta đang lâm màn túng thiếu, mà cứ im hoài thì anh biết đường mô, đặng… nhúc nhích cho ta thêm vài cân nằng nặng, để qua cơn đói đang ào quanh tứ phía, mà đợi mai này thấy lại cái đời vui. Thấy lúa bắp ngô phơi đầy sân đầy đụn. Chớ ngặt thế ni mà cứ làm thinh không nói, thì liệu mai ngày còn… thoi thóp được chăng"
Bà vợ ngẫm nghĩ một chút, rồi nhìn chồng, đoạn nói những lời như thở như than:
- Trời có khi mưa gió bất ngờ. Người cũng có lúc họa phúc không lường trước được. Nay gia cảnh nhà ta đang trên đà sa sút, mà chạy tới anh mình sao tránh được niềm đau" Khi cứ vô tâm đếm đo tờ giấy bạc, mà chẳng nghĩ chi đến tình anh em thắm thiết. Như môi miệng gắn liền như cá ở ngoài sông. Như trái trĩu trên cây như nhà ôm thêm cột, nên thiếp đoán chẳng làm chi chia sớt - với em mình ít gạo ít cơm - thì ước mong chi cho thêm phần tủi nhục!
Nói rồi, bỏ ra đàng sau bếp. Để lại ông chồng đứng đó một mình ên, khiến chốn tâm can dấy lên nhiều xao động, rồi như thấy được đường binh hay hết biết, mới chạy theo nàng mà nói tựa như ri:
- Còn nước còn tát. Nàng hãy để ta… tát một lần nữa xem sao, rồi lúc í hẵng bình tâm mà tính liệu. Chớ nước lã dẫu to cũng hông bằng tí xíu - của giọt máu đào trong huyết quản này đây - thì không lẽ cứ im ru mà ăn hoài mãi được!
Đoạn, sai con chạy qua nhà bác vay ít thóc. Đứa con chạy đi. Một chốc lại về, mà tay trắng trơn chẳng cầm chi hết cả. Bà vợ thấy thế, mới buồn bã mà nói với chồng rằng:
- Nếu anh có thương ta nghèo hẳn đã chu cấp từ trước. Chớ không đời nào xử tệ dzậy đâu, thì rõ ra nước lã ao sâu vẫn hơn… cái gì chàng hãnh diện. Thôi thì chàng hãy nhắm mắt mà vui sống. Chớ đừng nghĩ gì đến chuyện vừa qua, mà mất chút hương hoa của đời nhiều tai họa, Chớ dẫu anh em mà có tiền nằm trong đó, thì đến hết đời cũng chẳng… ngộ cái mụ nội gì đâu!
Thương Nhị nghe thế mới hổng biết trả lời trả vốn làm sao, bèn bước ra sân mà nghe lòng trĩu nặng, rồi trong lúc nắng chiều tràn ra như thế, mới nhủ đôi lời nghe thấu ruột thấu gan:
- Ta có nghe người xưa hay nói: Một người phụ nữ khéo léo là người biết khuyên bảo chồng. Còn người chồng khéo léo là người đàn ông không bao giờ… cãi lời vợ. Nay ta thuộc hàng hậu sinh hậu bối, mà không giữ tròn lời dạy của ngàn xưa - đến nỗi vợ không vui còn con rầu than mệt - thì tội lỗi ni ngày sau đừng mó tới, kẻo duyên nợ đứt lìa mới hổng biết mần răng. Hổng biết khi mô mới xa lìa hối hận…
Nghĩ vậy, Thương Nhị mới kêu con lại mà hỏi cho ra điều ra lẽ. Con đáp:
- Bác trai chần chừ đưa mắt nhìn bác gái như hỏi ý, rồi bác gái bảo con rằng: Anh em đã ở riêng. Cơm ai người nấy ăn. Chớ ai còn có thể ngó đến ai được nữa!
Người vợ nghe vậy, mới cùng chồng. Lẳng lặng đem mớ quần áo củ, tạm đổi lấy ít tấm mà sống cho qua hồi bỉ cực. Chừng khi ăn uôáng xong. Vợ mới… gọi chồng đến, mà bảo rằng:
- Khi thiếu thốn, người ta rất dễ mất bình tĩnh, nên nhìn đâu cũng thấy khuyết điểm của nhau. Còn em, dù vui hay buồn. Dù thái lai hay trong hồi bỉ cực, vẫn một lòng theo anh tới chết. Chớ chẳng khi nào dỡ ván mà đi. Chẳng có khi mô bỏ anh mình ên đơn lạnh!
Lúc ấy, ở xóm trên có ba bốn tên côn đồ, ngó thấy nhà Thương Đại giàu có, bèn đợi đến đêm nhảy tường vào. Vợ chồng kinh sợ gõ chậu kêu la, nhưng hàng xóm không ưa nên chẳng ai nhào dzô cứu cả. Bất đắc dĩ phải cho người đi gọi Thương Nhị. Thương Nhị nghe tiếng toan chạy qua người đang nguy cấp, nhưng vợ chặn lại, rồi mới nói lớn với người đi kêu rằng:
- Anh em đã ở riêng. Ai bị tai vạ người ấy chịu. Còn ai có thể cứu ai được nữa!
Đoạn, đuổi người ấy trở về. Thương Nhị thấy thế, mới rầu rầu bảo vợ:
- Con người ai chẳng có lỗi lầm - nhưng lòng bao dung - lúc nào cũng là cái chìa khóa tốt đẹp để mở rộng cánh cửa tình thương. Anh chị của ta đã làm điều sai trái - nhưng vợ chồng ta - không thể bắt chước cái sai mà làm như thế được! Lại nữa, cha mẹ thác hết, mà đối xử với nhau như dzầy, rồi lỡ mai này ở suối vàng gặp lại, thì có còn vui vẻ được chăng" Hay lại thấy nhau như thấy người xưa củ - đang đi bên chồng mặt mày tươi roi rói - thì nỗi đau này. Biết bao giờ mới tan biến được đây"
Bà vợ nghe thế, mới bực mình gắt rằng:
- Trong Toán học. Có phải trừ với trừ là cọng"
Thương Nhị vội vàng đáp:
- Đúng!
Bà vợ hỏi tiếp:
- Trong văn chương. Có phải không với không là có"
Thương Nhị đáp:
- Đúng!
Lúc ấy, bà vợ mới cười mĩm chi một phát, rồi từ tốn nói rằng:
- Trong cuộc đời. Đối với kẻ đã làm sai cho ta, thì ta phải làm sai lại cho họ. Như thế mới gọi là đúng. Chớ không thể ngơ ngơ mà mần như thế đặng, rồi thiên hạ sẽ chê này chê khác, thì liệu mai này chàng siêu thoát được chăng"
Thương Nhị nghe lùng bùng cả đôi tai, nhưng không biết làm sao - bởi anh em mà đối xử với nhau còn tệ hơn người dưng khác tộc - thì thử hỏi lòng sao đau đớn" Khi vợ nói lên rồi thì biết liệu mần răng - bởi thủ túc tay chân khó ngang bằng… phu phụ - thành thử dẫu tim gan cứ thúc nhào qua cứu, nhưng vợ hổng gật đầu thì cũng ngó trời mây. Ngó lá bay bay ngó trông niềm hiu quạnh, nên tự thâm tâm cứ bừng lên lửa cháy, mà nghĩ đôi điều muốn thấy mẹ thấy cha:
- Nói lời phải. Không khó bằng làm cho người ta nhận thức được lời phải, nên chữ vợ chồng cái nặng cái bay. Cái tung lên cái rơi ào đánh bịch, bởi vợ với ta chỉ có lòng thương mến. Còn chuyện trong ngoài như mớ lộn bòng bong. Như trống đánh xuôi như kèn kia thổi ngược. Thôi thì dẫu anh em cũng gia đình riêng hết ráo. Ta chớ dính vào e hại đến ngàn thu, rồi hạnh phúc kia làm sao mà nắm được"
Một lát sau, trộm phá cửa vào bắt Thương Đại cùng vợ mà đánh đập. Gia nhân vội chạy đến Thương Nhị ào kêu cứu. Vợ nhất quyết không cho đi. Thương Nhị mới đỏ mặt lên mà nói với vợ rằng:
- Anh ta dù vô tình. Nhưng đâu lại có người vô tình nhìn thấy anh chết mà không cứu" Bây giờ nàng không chịu, thì ta cũng liều thân. Chớ không thể thấy… máu tuôn mà đứng chờ mãi được!
Đoạn, dẫn con chạy đi. Lớn tiếng hét ầm ĩ. Cha con Thương Nhị vốn giỏi võ, được người người cảm phục, khiến đám cướp khiếp sợ, lại còn e làm kinh động nơi khác sẽ đến tiếp cứu, nên đành phải bỏ chạy. Thương Nhị đến nơi, thấy anh chị khắp mình mẩy tê tái, liền ẵm lên giường, rồi gọi gia nhân lại mà dặn dò chuyện thuốc thang. Xong đâu đó mới gọi con đi về. Đến nhà, vợ hỏi:
- Chàng đi chuyến này. Có thu được tí gạo nào để làm quà lộ phí chăng"
Thương Nhị đáp:
- Cứu người như cứu lửa. Hà huống gì là anh em ruột với nhau, thì có chi đâu mà tính này tính nọ! Lại nữa, anh chị vừa qua cơn sống chết. Chắc chẳng nhớ gì đến quà cáp nọ kia, thì sao em cứ băn khoăn cho lòng thêm vướng bận"
Bà vợ nghe thế, mới bực dọc mà nói rằng:
- Chẳng thà đụng chạm người quân tử, còn hơn cứu vớt đứa tiểu nhân. Anh chàng là tiểu nhân, thì lui tới làm chi cho vướng điều khổ nhục" Chớ lúc sung sướng thì nhà ai nấy sống. Còn đụng chuyện dzô rồi thì réo gọi: Chú ơi! Mà chẳng biết chi đến tâm can đang nhuốm màu hổ thẹn. Làm trai như thế mà đòi xưng hùng xưng bá, thì sống làm gì cho châät đất người ta!
Thương Nhị ngậm bồ hòn không nói, bởi anh của mình cũng quá mạng quá cha, thành thử có hê lên cũng ôm phần thua thiệt. Còn Thương Đại sau vài hôm đau đớn, mới tỉnh giấc nồng mà nghĩ lại chuyện xưa, bèn gọi vợ ra mà giải phân điều hơn thiệt:
- Vợ chồng mình tuy bị đau, nhưng tiền của không mất, thì cũng cứ coi như chẳng có gì rồi vậy. Thôi thì được thế là nhờ em đến cứu. Vợ chồng mình cũng biết chuyện trước sau, thời chu cấp thêm vài mươi cân nếp đậu. Chớ em như thế mà làm thinh không ngó, thì liệu mai này còn sung sướng được chăng"
Bà vợ nghe thế mới trề môi một phát, rồi lớn tiếng nói rằng:
- Có tiền thì xài. Có người thì sai. Hà cớ chi phải nghĩ suy làm chi cho nhọc. Mà giả như Thương Nhị có thật lòng đi nữa, thì cũng em mình chớ có phải là ai, thì có đáng chi mà phải cho này cho nọ, rồi lỡ mai đây quen có quà có cáp, thì biết chừng nào cho nó đủ được đây" Khi vốn trong lưng chẳng có đồng xu bạc, mà giúp cho lắm cũng gió ào qua cửa trống. Cũng chim cá mịt mù chớ có đặng gì hơn, thì níu kéo chi cho thêm vào gánh nặng"
Vài bữa sau Thương Nhị hết gạo ăn, mới có ý đợi anh cho người qua tặng. Đợi mãi mà chẳng thấy gì cả. Vợ nóng ruột cho con xách túi sang, mãi mới được đấu gạo mang về. Vợ thấy vậy. Chê ít, rồi toan kêu con chạy qua đòi nữa. Thương Nhị đưa tay ngăn lại, mà nhỏ nhẹ nói rằng:
- Trong đời của một người, điều khó học nhất là tha thứ. Nàng muốn dạy con lòng quảng đại, thì phải tập tha thứ. Chớ không thể muốn con nên mà… ôm thù mãi được!
Bà vợ nghe thế. Giận lắm, mới thì thầm tự nhủ lấy thân:
- Không… bà đố mày làm nên! Không có con ni, thì bố con bây ra đồng mà ở tạm. Chớ cứ đeo mang ba cái tình thủ túc, thì ắt có ngày lá úa rụng đầy sân. Ắt có mây đen phủ che đời tươi đẹp. Chớ sống bên… thê mà nhớ về bên nớ, thì nói làm gì đến thủy đến chung. Đến lúc mai sau khi răng trồng tóc nhuộm. Đến lúc ốm đau lúc người lên cơn sốt, và đến nắm hương trầm thương tiếc một người… tiêu!
Gửi ý kiến của bạn