Hôm nay,  

Phải Viết Đúng Lịch Sử

30/04/200000:00:00(Xem: 7193)
“Lịch Sử Đã Chứng Tỏ Là Những Kẻ Chiến Thắng ở VN Đã Sai Lầm.” Đó là bài quan điểm của James Webb trên nhật báo Wall Street Journal hôm Thứ Sáu 28.4. Webb là một Thủy Quân Lục Chiến từng tham chiến ở VN và là cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, tác giả nhiều sách, với cuốn mới nhất là “The Emperor’s General” (Bantam Books, 2000). Ông bắt đầu bằng 3 lời trích dẫn từ những tay phản chiến Mỹ, và rồi chứng minh cho thấy là họ đều nhận thức sai lầm về CSVN; nguy hiểm là các tay phản chiến loại này đều đang nắm quyền trong Bạch Ốc và học giới Hoa Kỳ. Bài viết, bắt đầu bằng 3 trích dẫn, được dịch như sau.

“Việt Nam sẽ dạy chúng ta một bài học quan trọng. Hà Nội [đang tạo ra] một xã hội tập thể... có vẻ như sẽ tạo ra an toàn và lợi ích lớn cho dân của họ hơn là bất cứ giải pháp khác nào ở địa phương cung ứng, với một giá hy sinh sự tự do ảnh hưởng tới một thành phần ưu tú nhỏ.” (Stanley Hoffman, The New Republic, May 3, 1975)

“Món quà lớn nhất mà đất nước Hoa Kỳ có thể tặng cho dân tộc Cam Bốt không phải là súng, mà là hòa bình. Và cách tốt nhất là thành tựu mục tiêu đó bằng cách chấm dứt viện trợ quân sự ngay.” (DB Chris Dodd - Dân Chủ, Conn. - Congressional Record, March 12, 1975)
“Điều bi hài là chúng tôi có mặt nơi đây ở một thời điểm vừa khi Việt Nam sắp được giải phóng.” (Nhà sản xuất Bert Schneider, Giải Oscar, April 8, 1975)

Lịch sử là thứ được vê tròn bóp méo và ghi lại bởi phe thắng trận. Điều này thấy rõ hơn trong những ngày tưởng niệm Cuộc Chiến VN thêm một lần nữa vào dịp kỷ niệm 25 năm Sài Gòn sụp đổ.

Tại VN, bộ máy tuyên truyền phải làm việc toàn thời để thuyết phục một dân số ngày càng bất an rằng nỗ lực chiến tranh cộng sản chủ yếu là yêu nước và “thuần túy,” và rằng kỷ luật sắt đá đã cho phép Hà Nội thắng cuộc chiến vẫn còn có giá trị trong khi tương lai đe dọa đẩy họ về quá khứ.

Nơi đây [tại Hoa Kỳ], một cuộc tranh luận lặng lẽ nhưng gay cấn đã khởi lên về sự tham chiến của chúng ta, với diễn đàn phần lớn bị kiểm soát bởi giời truyền thông và học giới, hai trong các cộng đồng phản chiến nhất thời Cuộc Chiến VN (thành phần thứ ba là Hollywood).
Tất cả những nhóm này có công lớn khi biến cuộc chiến được nhớ tới như là không cần thiết và không thể thắng nổi.

Những huyền thoại đơn giản đi kèm với cách tô vẽ kiểu phản chiến và Cộng sản hiển nhiên đã an ủi những người tiên đoán đúng về kết quả cuộc chiến. Dễ hiểu khi thấy tại sao các cựu thù [CSVN] của chúng ta bám lấy những cách tô vẽ đó dễ hơn hiểu được tại sao nhiều người xuất sắc nhất của chúng ta [Mỹ] vẫn còn bám lấy ảo vọng rằng cho phép - hay là trong vài trường hợp đã tiếp tay - chủ nghĩa Xít Ta Lin thắng trận ở Nam VN là một điều vinh quang. Người CS đã trả giá nặng nề cho chiến thắng, và tự nhiên là họ sẽ tiếp tục giọng lưỡi đó. Điều không tự nhiên chính là các phê bình gia của chúng ta, bây giờ được cung cấp thêm nhiều dữ kiện để đo lường kết quả, nên hỗ trợ cho việc viết lại lịch sử.

Cố Ý Quên
Những sai lầm kéo quá lâu đến nỗi chúng đã xâm chiếm cách suy nghĩ của công chúng:
Để biện minh cuộc chiến như là sự thống nhất đất nước hơn là cuộc xâm chiếm của CS, chỉ thấy lác đác vài lời nói về các đảng quốc gia khác tại VN đã bị CS thủ tiêu một cách hệ thống ngay các ngày đầu sau Thế Chiến 2. Sự tập trung liên tục vào phía Mỹ và các “tàn bạo” khác (Mỹ Lai là một tượng đài quốc gia) đã làm mờ đi một hiện thực là các vụ ám sát là phần chủ yếu trong cuộc chiến của người CS. Theo Bernard Fall, bọn khủng bố CS đã giết trung bình 11 viên chức VNCH mỗi ngày trong các năm đầu 1960s - tương đương với tại Hoa Kỳ là một cú nổ bom Oklahoma mỗi ngày trong nhiều năm.

Trong một hình thức mất trí nhớ cố ý, các nhà phê bình hiếm khi nhắc tới các vụ ám sát theo chính sách như vậy đã diễn tiến suốt cuộc chiến, với hàng ngàn người bị thủ tiêu tại Huế trong trận Mậu Thân 1968.

Để bôi xấu các nỗ lực xây dựng dân chủ tại Miền Nam ngay cả thời chiến, người Miền Nam liên tục bị mô tả như là các “búp bê” tham nhũng của Mỹ. Trong khi đó, các lãnh tụ CS được phù phép tô vẽ thành những tay cao thượng dám hy sinh. Lính Công Sản - những người chiến đấu giỏi nhưng liên tục thảm bại - đã được nhắc tới như các chiến sĩ du kích liên tục đánh bại quân Mỹ và quân VNCH được trang bị vũ khí tối tân hơn. Các cách tô vẽ sai lạc này lan rộng bất kể việc CSVN thú nhận hơn 1.4 triệu bộ đội tử trận, trong khi chỉ 58,000 lính Mỹ và 245,000 lính VNCH tử trận.

Quân đội Mỹ được tô vẽ như là quân đội của những kẻ bị bắt lính với đại đa số người [sắc tộc] thiểu số. Thực sự, 2/3 chiến binh Mỹ tại VN - và 73% tử sĩ - là người tình nguyện. Về phía người thiểu số, lính Mỹ da đen chỉ chiếm 13.1% trong nhóm tuổi động viên, 12.6% trong quân ngũ, và 12.2% số tử trận. Nói về thái độ, bản nghiên cứu đầy đủ nhất về những người tham chiến ở VN (Harris, 1980) cho thấy 91% những người tham chiến thì “hài lòng vì đã phục vụ đất nước,” 74% “vui hưởng thời gian trong quân ngũ,” và 89% đồng ý với câu nói rằng “lính Mỹ bị yêu cầu chiến đấu trong một cuộc chiến mà các lãnh tụ chính trị ở Washington không muốn họ thắng.”

Phong trào phản chiến Mỹ, mà các cựu thành viên đó đã chiếm ảnh hưởng lớn trong chính phủ hiện nay [thời Clinton] cũng như nhiều người trong giới truyền thông và học giới đã gạn lọc xuyên qua đó cuộc tranh luận phải trải qua, được mô tả như là một lực lượng phản ứng đã vận dụng chỉ để đáp ứng lại một chiến lược Mỹ thất bại. Sự thật, nhiều người trong các lãnh tụ chính đã hoạt động cho một biến đổi cách mạng tại Mỹ ngay cả trước khi Cuộc Chiến VN xảy ra (phong trào Sinh Viên Cho Một Xã Hội Dân Chủ, Students for a Democratic Society, được hình thành bởi Port Huron Statement năm 1962). Nhiều người trong đó - kể cả các thành viên của Indochina Peace Campaign - tiếp tục làm việc trực tiếp với Hà Nội sau khi lính Mỹ rút khỏi VN năm 1973.

Hầu hết những hồi tưởng lại nhắc rất ít tới trận Tết Mậu Thân 1968, với ám chỉ rằng Mỹ thua cuộc chiến vào lúc đó. Thật sự, trận Tết 68 là cú thảm bại chính trị và quân sự của người CS, họ đã mong đợi sai lầm là dân Miền Nam sẽ nổi dậy và hỗ trợ họ. Thêm nữa, chương trình Việt Nam Hóa của TT Nixon bắt đầu cuối 1969 đã có các thành công lớn. Các nhà phê bình quân sự như Đại tá David Hackworth, người có 4 năm tham chiến tại VN, vẫn còn nói rằng nếu Miền Nam VN đứng vững thêm vài năm nữa, thì các sĩ quan trẻ [VNCH] từ chiến trường dưới hướng dẫn của Hoa Kỳ sẽ trở thành bách chiến bách thắng.

Trong khi đúng là dân Mỹ đã mệt mỏi khi cuộc chiến kéo dài, họ vẫn không bao giờ ngưng hỗ trợ cuộc chiến của VNCH. Cho tới cuối tháng 9.1972, một bản thăm dò Harris cho thấy đại đa số hỗ trợ việc tiếp tục đánh bom Bắc Việt (55% đối với 32%), và gài mìn phong tỏa các hải cảng Bắc Việt (64% đối 22%). Với tỉ lệ 74% đối với 11%m những người được thăm dò đồng ý rằng “rất mực quan trọng là đừng để Miền Nam VN rơi vào tay CS.”

Hòa Ước Paris 1973, bản văn giúp các nhà thương thuyết Mỹ và Bắc Việt lấy giải Nobel Hòa Bình, thì phần lớn bị bỏ quên bởi các nhà phê bình hiện nay. Nếu chúng ta xem các bản văn đó như là hiệp ước quốc tế ràng buộc 2 chính phủ vẫn còn hiện hữu [Mỹ & CSVN], thì Hà Nội phải chịu trách nhiệm vì đã chiếm Miền Nam VN bằng “phương tiện không phải hòa bình” và đã không giữ lời hứa tổ chức các cuộc bầu cử tự do có quốc tế giám sát.

Kết quả trận tấn công cuối cùng của Cộng quân đầu năm 1975 thường được đặt trên vai quân đội Miền Nam VN bị xem là yếu kém. Ít ai nhắc tới hậu quả mà Quốc Hội “Watergate Congress” ảnh hưởng vào thành công đó [của CQ]. Quốc Hội [Mỹ thời Watergate] được bầu vào tháng 11.1974, chỉ vài tháng sau khi Nixon từ chức, và bị tràn ngập bởi một nhóm mới vào gồm những vị dân cử Dân Chủ phản chiến. Một trong những hành động đầu tiên của Quốc Hội mới là bỏ phiếu ngăn chận một khoản viện trợ thêm cho VNCH dự kiến gồm 800 triệu đô gồm viện trợ quân sự, trong đó có đạn dược, phụ tùng và y dược phẩm.

Cú bỏ phiếu này là cú đánh thê thảm, trong cả nghĩa thực dụng lẫn cảm xúc, đối với một đất nước tin vào người Mỹ trong hơn một thập niên chiến tranh căng thẳng. Đó cũng là 1 dấu chỉ rõ ràng rằng Mỹ đang bỏ rơi VNCH ngay cả khi Bắc Quân tiếp tục nhận viện trợ của Liên Xô, Tàu và các nước Đông Âu. Ảnh hưởng cuộc bỏ phiếu khó bị bỏ qua bởi các nhà chiến lược Hà Nội, những người bắt đầu chiến dịch tấn công cuối cùng chỉ 5 tầun sau đó, khi Nam Quân tìm cách điều chỉnh tuyến phòng thủ.

Cuối cùng, ảnh hưởng Sài Gòn thất thủ thì hiếm khi được các sử gia [phản chiến] nhắc tới. Một màn tàn sát thô bạo xảy ra ở Cam Bốt. Hai triệu người Việt tìm tự do - thường là bằng ghe - với hàng ngàn người chết trên đường đào thoát. Đó là khối người lưu vong đầu tiên như vậy trong lịch sử bi thảm thường xuyên và lâu dài của VN. Tại VN, một triệu lãnh tụ trẻ ưu tú của Miền Nam bị đẩy vào trại cải tạo; hơn 50,000 người chết trong tù, và những người khác vẫn bị giam có khi lâu tới 18 năm. Một hệ thống kỳ thị nhằm trừng phạt những người trung thành với Hoa Kỳ, cũng như gia đình họ, ở cả các lĩnh vực giáo dục, việc làm và nhà ở.

Tất cả những điều đang được nói, rằng thập niên vừa qua đã dần dần hâm nóng quan hệ Việt-Mỹ, và vài người có thể thắc mắc về chuyện những ai chỉ ra bất công đó thì đơn giản có thể chỉ là những kẻ đã thua cay đắng. Nhưng một sử cảnh đúng cần phải chỉ ra, vì 3 lý do quan trọng sau:
Thứ nhất, nếu nó không thành vấn đề, thì những bài viết về lịch sử cuộc chiến từ quan điểm phản chiến sẽ không bỏ quên các vấn đề như thế hay là chỉ vùi giấu trong các hàng ghi chú.

Thứ nhì, lịch sử mang nợ với những người đã đi tham chiến Việt Nam, và nợ với sự phán đoán của những người tin là tham chiến thì cần thiết. Chúng ta có thể vẫn tranh luận là cuộc chiến có đáng hay không với giá trả, nhưng chứng cớ của 25 năm qua rõ ràng chứng minh đúng ý định [tham chiến] của chúng ta.

Điều đó nghe có vẻ đơn giản, nhưng để nêu ra thì lại gặp một nút Gordian khó gỡ về chính thời Cuộc Chiến VN. Có những sự nghiệp đã hình thành, và những quan hệ một đời đã lập, trên ngụy tín rằng Mỹ không chỉ sai lầm ở VN, mà còn phi đạo đức và ngu ngốc. Nhiều người biểu tình phản chiến vẫn còn giữ các huy hiệu bích chương treo trên tường, hệt như cựu chiến binh Thế Chiến 2 một thời gìn giữ các huy chương. Những gì chúng ta sẽ làm đối với loại âm nhạc phản chiến làm rung động nhiều trái tim, với những cuộc biểu tình phản chiến hào hứng, với những buổi tối đầy tình yêu đầy khói ma túy tại những nơi như là Woodstock, nếu cuối cùng có một kết luận rằng những thanh niên ôm súng lao vào rừng nhiều năm cho một cuộc chiến đẫm máu thực sự đã làm một điều chính nghĩa"

Thứ ba, chúng ta phải nhìn vào tương lai. Cái u ám của 25 năm qua và một nền kinh tế thảm bại đã đè bẹp VN, ngay cả khi các nước không CS ở Đông Nam Á giàu mạnh. Nhưng vị trí địa lý và sức mạnh văn hóa VN đã cho VN khả năng để trở thành, như lời David Halberstam 35 năm trước đã viết, “một trong 5 hay 6 nước chính yếu trên thế giới thực sự hệ trọng cho quyền lợi Hoa Kỳ.”
Một quan hệ mới như vậy có thể xây dựng chỉ trên căn bản lương thiện, với sự tham dự đầy đủ của những người đã tin vào chính nghĩa tham chiến của chúng ta, và của cộng đồng VN tại Mỹ. Và lương thiện phải từ cả 2 chiều. Để mượn khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Hồ Chí Minh, Cuộc Chiến VN là vì tự do và độc lập. Những người đã chống Cộng phải có khả năng công nhận rằng Bắc Quân và Việt Cộng thực sự tin là họ chiến đấu cho độc lập VN khỏi ảnh hưởng nước ngoài. Đồng thời, nhà cầm quyền CSVN phải công nhận rằng người Mỹ và lính VNCH đã thực sự tin rằng họ chiến đấu vì tự do.

Tôn Trọng Hỗ Tương
Việt Nam sẽ không bao giờ trưởng thành như một quốc gia nếu nhà cầm quyền cứ dấn mình vào những cuộc đổ tội. Một phần tư thế kỷ qua, chính phủ CSVN tiếp tục đổ tội thiếu tiến bộ kinh tế cho bọn phá hoại hải ngoại và hậu quả chiến tranh. Điều này tiện lợi để bỏ lơ các hiện thực rằng Đức, Nhật và Nam Hàn đều chịu nỗi đau chiến tranh tàn phá tệ hại hơn và rồi tăng tốc tiến trong các năm hậu chiến. Chính phủ CSVN có thể lý luận rằng họ hồi phục chậm là vì Mỹ cấm vận, nhưng vật cản lớn nhất rõ ràng là từ bên trong. Sau khi cấm vận nhấc lên 6 năm trước, nhiều hãng quốc tế đổ xô vào VN. Hầu hết chẳng bao lâu phải bỏ chạy, kinh hoảng vì tham nhũng, hành chính thư lại và các luật hợp đồng không áp dụng.

Trong các năm tới, “người Việt hải ngoại” những người từng bị buộc rời bỏ quê hương cũng sẽ đóng một vai quan trọng hơn, cả ở đây [Hoa Kỳ] và trong việc tham dự trực tiếp vào VN. Cộng đồng Việt tại Mỹ, bây giờ hơn 1 triệu người, vẫn đều đặn từ chỗ lo hội nhập tới tham dự chính trị tích cực hơn.

Từ 1975, họ đã gầy dựng văn hóa của họ, chuyển hóa những nơi như Quận Cam, Calif., và đưa các học giả trẻ tài năng vào trong các đại học ưu tú khắp Hoa Kỳ. Nhiều người đã sẵn sàng kinh doanh tại VN. Trong một điểm lạ của lịch sử, họ đã là một yếu tố lớn để cứu nguy VN, gửi tiền đều đặn về cho thân nhân còn ở lại bây giờ tổng cộng là hàng chục tỉ đô la. Họ đang khảo sát kỹ càng hơn về chuyện vì sao thất trận, kể cả trong những cuộc tranh luận tại Hoa Kỳ, và họ sẽ có một ảnh hưởng lớn hơn về cách Hoa Kỳ lập quan hệ với quê hương cũ của họ.

Người Việt và người Mỹ đều nên nhận thức rằng không có gì đạt được nếu khởi lại cuộc chiến lần nữa, hay là bằng cách tìm kiếm cuộc chiến mới. Quyền lợi hỗ tương của 2 nước là hiển nhiên, trong cả mặt kinh tế và chiến lược. Nhưng quan hệ thân thiết đòi phải có tương kính. Và nền tảng của tương kính là lương thiện nói lên các sự kiện, thay vì kiểu tuyên truyền đơn giản tại cả 2 nước, kiểu mà đã trôi đi thật xa vào lịch sử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.