sắp tới “TẾT NGUYÊN ĐÁN”
Hết một năm nữa rồi! Nhưng đối với Thiếu Nhi Việt Nam mình, chưa phải là hết vui, vì chúng mình còn chờ đợi ngày Tết của dân tộc mình, đó là ngày mùng một Tết, còn chưa đầy 3 tuần lễ nữa thôi, mừng quá phải không cácbạn"
Mừng chứ. Mừng nhất là bạn nào cũng có tiền lì xì, chớ áo mới thì tụi mình cũng không mừng lắm, vì áo quần mùa nào cha mẹ cũng sắm sửa cho mùa đó quá đầy đủ rồi. Mỹ Lan cũng vừa mới nhận được một bài ngắn nói về Tết Nguyên Đán Việt Nam, do hai bạn Hoàng Kim& Hoàng Minh sưu tầm để chúng mình cùng đọc nhé:
Dân tộc Việt Nam mình từ hồi xửa hồi xưa chuyên về nông nghiệp, nghĩa là trồng lúa, làm ra hạt gạo mà gia đình chúng mình ngày nào cũng có nấu một nồi cơm …điện đó. Người xưa cho rằng mùa Xuân là mùa của vạn vật sinh tồn, sự diễn tiến rất chậm, sau một mùa đông cây cối tàn úa. Vì vậy, mùa này, để cùng với vạn vật sinh sôi nẩy nở, con người cũng nghỉ ngơi đón mùa Xuân tới. Người xưa cũng có câu: "Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai trồng trọt, tháng Ba hội hè…" Thật ra, tháng Giêng, người ta chỉ ăn chơi trong dăm bảy ngày. Trước đó, người ta dành nhiều ngày để sửa soạn đón Tết. Theo tục lệ, nhà nào cũng có bánh mứt, thức ăn, mâm cổ thật là đầy đủ trong ba ngày Tết. Nhà cửa được dọn dẹp, sơn quét mới mẻ. Lư hương, chân đèn, đồ chưng dụng trên bàn thờ gia tiên cũng được chùi rửa, đánh bóng. Trong phòng khách, chưng hoa đào, hoa mai, trước ngõ, chậu cúc chậu vạn thọ, thược dược, đủ màu khoe sắc.
Đây cũng là dịp sum họp gia đình, nên người thân dù ở đâu xa xôi cũng phải thu xếp để về họp mặt, cúng giỗ, thành kính để biết ơn ông bà tổ tiên đã chết. Tết không chỉ riêng từng gia đình, mà vui chung với cả họ hàng, làng xóm, bạn hữu, thầy trò…
Trước Tết có ngày 23 tháng Chạp cũng rất quan trọng, ngày đó, ông Táo sẽ bay về trời để tâu với Ngọc Hoàng (Ông Trời) những chuyện đã xẩy ra trong năm qua ở trần gian, những kẻ xấu, người tốt, nhưng ước nguyện, cầu xin… Người miền Nam gói bánh Tét, người Bắc gói banh chưng. Nhà nào cũng treo câu đối Tết viết bằng chữ Hán (chữ của người Trung Hoa) hoặc chữ Nôm, bằng mực đen trên giấy đỏ. Không khí ngày Tết nhộn nhịp, tưng bừng. Vui Xuân với nhiều nguyện ước Một Năm Mới mọi điều tốt lành, may mắn.
Hết một năm nữa rồi! Nhưng đối với Thiếu Nhi Việt Nam mình, chưa phải là hết vui, vì chúng mình còn chờ đợi ngày Tết của dân tộc mình, đó là ngày mùng một Tết, còn chưa đầy 3 tuần lễ nữa thôi, mừng quá phải không cácbạn"
Mừng chứ. Mừng nhất là bạn nào cũng có tiền lì xì, chớ áo mới thì tụi mình cũng không mừng lắm, vì áo quần mùa nào cha mẹ cũng sắm sửa cho mùa đó quá đầy đủ rồi. Mỹ Lan cũng vừa mới nhận được một bài ngắn nói về Tết Nguyên Đán Việt Nam, do hai bạn Hoàng Kim& Hoàng Minh sưu tầm để chúng mình cùng đọc nhé:
Các bạn ơi, ngày mùng một Tết Giáp Thân năm nay lại rơi vào ngày Thứ Năm, 22 tháng January dương lịch 2004. Buồn quá một phút đi, vì ngày đó chúng mình vẫn phải tới trường học như thường. Nhưng vẫn được đền bù, trước đó, Giáng Sinh và Tết Tây chúng mình nghỉ tới hai tuần, cũng đâu lỗ vốn. Dù vậy, chúng mình cũng tìm hiểu về nguồn gốc Tết Nguyên Đán cho biết.
Tết là một danh từ rút ngắn từ Tết Nguyên Đán hay là Ngày Hội Đầu Năm.
Dân tộc Việt Nam mình từ hồi xửa hồi xưa chuyên về nông nghiệp, nghĩa là trồng lúa, làm ra hạt gạo mà gia đình chúng mình ngày nào cũng có nấu một nồi cơm …điện đó. Người xưa cho rằng mùa Xuân là mùa của vạn vật sinh tồn, sự diễn tiến rất chậm, sau một mùa đông cây cối tàn úa. Vì vậy, mùa này, để cùng với vạn vật sinh sôi nẩy nở, con người cũng nghỉ ngơi đón mùa Xuân tới. Người xưa cũng có câu: "Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai trồng trọt, tháng Ba hội hè…" Thật ra, tháng Giêng, người ta chỉ ăn chơi trong dăm bảy ngày. Trước đó, người ta dành nhiều ngày để sửa soạn đón Tết. Theo tục lệ, nhà nào cũng có bánh mứt, thức ăn, mâm cổ thật là đầy đủ trong ba ngày Tết. Nhà cửa được dọn dẹp, sơn quét mới mẻ. Lư hương, chân đèn, đồ chưng dụng trên bàn thờ gia tiên cũng được chùi rửa, đánh bóng. Trong phòng khách, chưng hoa đào, hoa mai, trước ngõ, chậu cúc chậu vạn thọ, thược dược, đủ màu khoe sắc.
Đây cũng là dịp sum họp gia đình, nên người thân dù ở đâu xa xôi cũng phải thu xếp để về họp mặt, cúng giỗ, thành kính để biết ơn ông bà tổ tiên đã chết. Tết không chỉ riêng từng gia đình, mà vui chung với cả họ hàng, làng xóm, bạn hữu, thầy trò…
Trước Tết có ngày 23 tháng Chạp cũng rất quan trọng, ngày đó, ông Táo sẽ bay về trời để tâu với Ngọc Hoàng (Ông Trời) những chuyện đã xẩy ra trong năm qua ở trần gian, những kẻ xấu, người tốt, nhưng ước nguyện, cầu xin… Người miền Nam gói bánh Tét, người Bắc gói banh chưng. Nhà nào cũng treo câu đối Tết viết bằng chữ Hán (chữ của người Trung Hoa) hoặc chữ Nôm, bằng mực đen trên giấy đỏ. Không khí ngày Tết nhộn nhịp, tưng bừng. Vui Xuân với nhiều nguyện ước Một Năm Mới mọi điều tốt lành, may mắn.
Hoàng Kim & Hoàng Minh
. Tuần tới, hai bạn còn cho chúng mình biết vài tục lệ ngày Tết nữa kìa. Hoan Hô hai bạn Kim và Minh. (Mỹ Lan).
Gửi ý kiến của bạn