Hôm nay,  

Cứu Gạo Hại Dân

29/11/200600:00:00(Xem: 8233)

Cứu Gạo Hại Dân

...nếu lại bị thiên tai, thì một xứ bán gạo như Việt Nam vẫn bị khốn đốn vì yêu cầu tiêu thụ rất lớn trong nước...

Với viễn ảnh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, một hồ sơ mà Việt Nam cần chú ý là chế độ trợ giá lúa gạo trên thế giới vì gạo là nông sản trọng yếu của Việt Nam và chi phối sinh hoạt của đại đa số dân chúng miền quê. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu bối cảnh của hồ sơ này qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

- Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, trong một kỳ trước, khi phân tích về Thượng đỉnh APEC và vòng đàm phán Doha của Tổ chức WTO, ông nói đến việc trợ giá nông sản của các nước công nghiệp khiến các quốc gia đang phát triển và sống về nông nghiệp bị thiệt thòi.

Kỳ này, chúng tôi xin đề nghị là ta sẽ cùng tìm hiểu về hồ sơ trợ giá lúa gạo vì lúa gạo là lương thực và nguồn lợi tức xuất khẩu chính yếu của Việt Nam. Ông nghĩ sao"

- Đề tài này đáng quan tâm với viễn ảnh gia nhập WTO. Việt Nam xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới, bằng 16,4% của toàn cầu từ ba năm qua, vậy mà vừa rồi, chính Thủ tướng của Hà Nội phải ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu khi vựa lúa miền Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bị thất thu hơn 640 nghìn tấn so với năm ngoái, một phần ba vì sâu rầy và dịch bệnh. Trong khi ấy, dân Việt Nam tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới, bình quân là 232 ký một người trong một năm, hơn gấp đôi Trung Quốc, và lúa gạo còn chi phối đời sống của ít ra là 70% dân số Việt Nam. Cảnh ngộ bất trắc ấy càng đáng ngại khi trên thế giới, lúa gạo là nông sản được bảo vệ kỹ nhất và trợ cấp nhiều nhất, đặc biệt là tại một nước công nghiệp tiên tiến như Hoa kỳ.

- Hỏi: Trước khi đi vào hiện tượng bảo vệ bằng trợ cấp, xin ông trình bày khái quát về nông sản rất đặc biệt này của Việt Nam và thế giới.

- Nói chung, gạo là lương thực chính của phân nửa dân số thế giới, là ba tỷ dân. Tại Việt Nam, nói đến bữa ăn, người ta nói là "ăn cơm", là gạo nấu chín. Năm 2005, thế giới sản xuất ra 628 triệu tấn thóc, xay ra 409 triệu tấn gạo. Gạo có nhiều loại, chính yếu là gạo hạt dài, gạo hạt tròn, gạo thơm và gạo nếp. Quan trọng là loại gạo hạt dài, chiếm khoảng ¾ sản lượng giao dịch trên thế giới, kế tiếp là hạt tròn và gạo thơm- một loại hạt dài - mỗi thứ 12%, thấp nhất là gạo nếp chỉ có 1% sản lượng buôn bán. Việt Nam bước vào thị trường gạo quốc tế với loại gạo hạt dài và phải cạnh tranh rất mạnh với Thái Lan và cả Ấn Độ về loại gạo thơm.

- Hỏi: Đó là về bối cảnh chung, còn về sản lượng và số xuất nhập khẩu thì sao"

- Câu hỏi này rất hay vì chỉ ra sự khác biệt giữa sản lượng rất lớn với lượng xuất nhập rất nhỏ, lại tập trung vào mươi nước mà thôi. Nếu có trợ cấp, giá cả bên ngoài dễ dội ngược về sản lượng và lợi tức của nông dân ở bên trong các nước nghèo. Và nếu lại bị thiên tai, thì một xứ bán gạo như Việt Nam vẫn bị khốn đốn vì yêu cầu tiêu thụ rất lớn trong nước.

Về sản xuất, bốn xứ trồng gạo nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh. Sau đó mới tới Việt Nam rồi Thái Lan; Hoa Kỳ chỉ đứng hàng thứ 10, với sản lượng chỉ có 1,7% của thế giới, chưa bằng 1/3 của Việt Nam. Nhưng, về xuất khẩu, Thái Lan dẫn đầu với số lượng gần 32%, rồi Việt Nam 16,4%, và Ấn Độ, Mỹ và Pakistan. Năm nước trên cung cấp đến 80% lượng gạo buôn bán trên thế giới. Về nhập khẩu thì ta có một thị trường phân tán, có Indonesia và Nigeria đứng đầu với 5,2% số nhập toàn cầu, sau đó là Philippines, Liên hiệp Âu châu, Brazil, Bangladesh, v.v…. không nước nào mua quá 5%.

- Hỏi: Bây giờ, ta mới nói đến tình hình trợ cấp trên thị trường toàn cầu. Ông có thể mô tả đại lược về hiện tượng ấy được không"

- Thế giới có hơn 200 quốc gia, trong số này, 24 xứ liên hệ đến lúa gạo đều có chính sách bảo vệ hay trợ cấp, tùy tư thế nhập khẩu hay xuất khẩu, và có là hội viên WTO hay không.

Đáng chú ý là Trung Quốc với biện pháp trợ cấp sản xuất, nhà nước độc quyền xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. Kế đó, có Liên hiệp Âu châu là thuần nhập khẩu, vì tiêu thụ hơn sản xuất, nhưng vừa bảo vệ sản xuất nội địa vừa kiểm soát nhập khẩu. Nhật, Nam Hàn hay Indoniesia cũng là các nước thuần nhập và đang tháo gỡ dần các biện pháp trợ giá bên trong và hạn chế bên ngoài theo khuôn khổ của WTO. Trong số các nước gây vấn đề nhiều nhất có Hoa Kỳ, là nước thuần xuất khẩu và là hội viên WTO lại có chính sách trợ cấp nông nghiệp không kém gì Âu châu, và trong khu vực nông nghiệp lại bảo vệ ngành lúa gạo chặt chẽ nhất.

- Hỏi: Các quốc gia này bảo vệ lúa gạo của họ hay kỳ thị lúa gạo nhập khẩu như thế nào"

- Về đại thể, các nước có sáu hình thức can thiệp vào thị trường gạo.

Các nước thuần nhập khẩu thì nhân danh "an ninh về lương thực" hay bảo vệ nông gia mà lập hàng rào quan thuế, đặt hạn ngạch theo thuế biểu, nâng cao thuế suất theo độ chế biến xay sát của lúa và gạo nhập khẩu. Các nước sản xuất thì trợ cấp nông gia để tăng sản lượng và trợ giá lúa gạo gọi là để ổn định giá lương thực. Còn các nước xuất khẩu hay nhập khẩu đều can thiệp vào việc thu mua phân phối bằng các cơ sở kinh doanh hay quản lý của nhà nước.

Theo ước lượng của Ngân hàng Thế giới thì trong năm 2000, số bình quân gia trọng của giá biểu hải quan đánh trên gạo nhập khẩu vượt quá 43%. Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD quy tụ hơn 20 xứ công nghiệp nhất địa cầu có tính ra là việc bảo vệ và trợ cấp lúa gạo đã nâng lợi tức của nông gia tại các nước giàu đến hơn 75%. Về dân số, thành phần nông gia này chỉ là thiểu số, nhưng biện pháp ấy gây thiệt hại cho cả tỷ người trên thế giới, là giới tiêu thụ và dân thọ thuế tại các nước giàu, và nông gia ở các xứ nghèo, sống chủ yếu nhờ canh nông.

- Hỏi: Xin ông giải thích thêm mối thiệt hại của việc trợ giá lúa gạo và chúng ta lấy ngay thí dụ là Hoa Kỳ, quốc gia công nghiệp tiên tiến và vẫn thường đề cao tự do mậu dịch trên thế giới.

- Hoa Kỳ có chế độ bảo hộ lúa gạo tinh vi mà cũng bất công nhất, nhìn trên quan điểm quyền lợi của cả người Mỹ lẫn nông gia các nước nghèo.

Mỹ có khoảng 9.000 nông gia sản xuất chừng 10 triệu tấn gạo tập trung trong sáu tiểu bang, 45% tại Arkansas, 18% tại California, còn lại là các bang Missouri, Mississippi, Louisiana và Texas. Xứ này xuất khẩu 40% sản lượng gạo qua Nam Mỹ, một số nhỏ từ California bán qua Đông Á và nhập khẩu 13% sản lượng, chủ yếu là gạo thơm từ Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan.

Chế độ bảo vệ của Hoa Kỳ gồm hai mặt trong ngoài, thể hiện dưới nhiều hình thức. Với gạo nhập thì họ có hàng rào quan thuế áp dụng ngay cả cho các nước đã được hưởng quy chế tối huệ quốc là mậu dịch bình thường. Với bên trong, họ có ba chế độ trợ cấp cho nông gia như trực tiếp cấp tiền, trợ giá khi bị trái chu kỳ và tín dụng nhẹ lãi cho việc tiếp thị.

- Hỏi: Xin đề nghị ông trình bày thêm cho thính giả về ba chế độ trợ cấp ấy cho nông gia Mỹ.

- Thứ nhất, chế độ cấp tiền có mục tiêu tưởng thưởng nông gia và cả chủ đất - dù chẳng là nông gia - căn cứ trên diện tích canh tác và thu hoạch bình quân đã qua. Thứ hai, chế độ trợ giá là khi giá sụt dưới chỉ tiêu thì nông gia vẫn được bù lỗ để tiếp tục sản xuất. Thứ ba, chế độ tài trợ tiếp thị là nông gia có thể dùng sản lượng lúa gạo làm tài sản cầm thế để vay tiền mà giá cả lên hay xuống vẫn không bị thiệt hại. Tính bình quân thì ba chế độ ấy khiến chính quyền chi ra chừng một tỷ Mỹ kim một năm.

Ngoài ra, Hoa Kỳ còn giúp nông gia trồng lúa và xuất khẩu gạo qua chế độ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thu mua để viện trợ lương thực cho các nước nghèo trong khuôn khổ của đạo luật PL480 hay Tiết II của Đạo luật Lương thực Phụng sự Hoà bình. Các loại viện trợ ấy thực tế giúp nông gia bán lúa cho nhà nước theo điều kiện ưu đãi.

- Hỏi: Và kết quả của chế độ trợ cấp ấy lợi hại ra sao"

- Trên diễn đàn này, ta hay nói đến quy luật kinh tế là "cái lợi thì dễ thấy mà cái mất lại khó nhìn." Chuyện trợ cấp lúa gạo tại Mỹ có thể minh diễn điều ấy.

"Được" ở đây không phải là nông dân nghèo khổ mà là một số nông gia hay doanh gia canh tác và chế biến nông nghiệp Mỹ. Ngoài ra là một số chủ đất may mắn có đất đang hay đã từng là đất trồng lúa. Tức là khoản trợ cấp cho nông gia đã lọt qua giới chủ đất nhiều khi chăng liên hệ gì đến việc canh tác nhưng tác động rất mạnh vào giới làm luật và soạn thảo ngân sách.

- Hỏi: Đấy là khoản "được" cho một thiểu số, bây giờ ta nói đến khoản "mất", cho những ai" 

- Từ 1998 đến năm ngoái, hàng năm chính quyền liên bang đã chi từ 473 triệu đến một tỷ 774 triệu cho việc trợ cấp, hơn bù kém là một tỷ Mỹ kim một năm. Cái mất đầu tiên là dân thọ thuế phải chi thêm một tỷ cho một thiểu số chưa tới một vạn người. Kế tiếp, giới tiêu thụ bị mất tiền vì phải mua gạo hay nhập gạo với giá cao hơn vì hàng rào quan thuế.

Rộng lớn hơn vậy, và nhìn trên toàn cảnh của việc sung dụng tài nguyên, chế độ trợ cấp lúa gạo ấy khiến đất đai, lao động, tư bản và các nhập lượng khác bị dồn cho một mức sản xuất cao hơn yêu cầu bình thường của thị trường. Nói cho dễ hiểu, nếu không có trợ cấp thì tư liệu canh tác và sản xuất đã được dùng cho việc khác có ích hơn. Cái mất ấy là điều ít ai muốn tính ra, nhưng là một thất thu thực tế. Mà đấy không phải là những thiệt hại duy nhất…

- Hỏi: Ông nói như vậy tức là còn nhiều thiệt hại khác cũng đáng kể nữa hay sao"

- Kỳ trước, ta nói đến sự tan vỡ của vòng Doha vì lãnh vực nông nghiệp dù nông sản chỉ chiếm 8% trong giá trị trao đổi trên thế giới và bế tắc Doha lại gây thiệt hại cho các ngành ở ngoài nông nghiệp như công nghiệp và dịch vụ. Chế độ trợ cấp lúa gạo có làm giảm uy tín và sức thương thảo của Hoa Kỳ về các lãnh vực ngoại thương khác. Đấy cũng là những cái "mất" ta khó tính ra. Đây là chưa nói đến cái "mất" của các ngành nông nghiệp khác cũng của Hoa Kỳ nếu sau này bị các nước khác trả đũa, như trường hợp bông vải chẳng hạn.

- Hỏi: Đã thế, vì sao Hoa Kỳ vẫn duy trì" Đâu là những lý do biện minh cho chế độ này"

- Một lý luận then chốt là Hoa Kỳ phải có "an ninh về lương thực", nôm na là để phòng ngừa bị xứ khác bắt bí nên bị đói gạo! Lý luận kỳ quái ấy vẫn được một Dân biểu đảng Dân chủ nêu lên gần đây.

Lý do chính là các chính trị gia chỉ nhìn thấy quyền lợi cục bộ ở địa phương và lấy quyết định có lợi cho thành phần ta gọi là "được" của họ mà bất cần đến thiệt hại của thành phần ta gọi là "mất". Và họ được các nhóm nông gia hay doanh nghiệp lúa gạo ủng hộ rất mạnh về tiền. "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền" là như vậy!

- Hỏi: Câu hỏi cuối thưa ông, các xứ nghèo lãnh hậu quả ra sao vì chế độ trợ cấp lúa gạo ấy"

Trợ cấp lúa gạo tại Mỹ làm giá gạo sút giảm trên thế giới từ 4 đến 6% và gây thiệt hại lợi tức cho hàng trăm triệu nông gia ở các nước nghèo. Đấy là điều dễ thấy nhất, đáng nói nhất và được nói lên trên nhiều diễn đàn quốc tế. Ngoài ra, chế độ bảo hộ cũng khiến các nước khó bán gạo vào Mỹ. Trợ cấp lúa gạo còn khiến giá gạo hết là tín hiệu có giá trị về cung cầu khiến nông gia Mỹ cứ tiếp tục sản xuất và được bảo vệ dù giá đã sụt trên thế giới, như điều đã xảy ra khi Đông Á bị khủng hoảng sau năm 1997.

Khi lợi tức nông dân ở các xứ nghèo gia tăng, cuộc sống của họ, gia đình và con em có được cải thiện như ta thấy ngay tại Việt nam trong những năm sau đổi mới. Vì vậy, người ta mới cần chú ý đến hồ sơ lúa gạo này vào năm tới, khi Quốc hội Mỹ sẽ thảo luận lại về Đạo luật Nông nghiệp, là điều chúng ta có thể sẽ tìm hiểu trong một kỳ khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.