Dân tộc Việt Nam từ ngày lập quốc, đã trải bao thế hệ. 18 đời Vua Hùng Vương đã tạo dựng Đinh, Lê, Lý, Trần....để bảo vệ và phát huy nền văn hoá cho các từng lớp nhân dân, mà con người là "Linh ư vạn vật". Trời, Phật đã ban cho con người có bộ óc siêu việt, chúa tể muôn loài, Trời, Phật lại ở trong lòng ta. Phật tại Tâm, người là một vũ trụ thu gọn, nên ông bà ta thường nói : "Vũ trụ giai bị ư ngã, phản thân nhi thành lạc mạc đại yên", Tức là Vũ Trụ ở trong ta mọi việc đều an vui.
Bản chất thật của con người vốn chí thành, ông bà ta thường nói "Chí thành thông thánh", Lại nói :"Thành giả thiên chi đạo giả", Tức thành là đạo Trời Phật vậy. -Khi tôi còn thơ ấu, cắp sách đến thầy Đồ nho, đó là ông Bác, anh của Bồ tôi Oâng thường dậy tôi rằng : Làm người phải sống cho ra người, đói cho sạch, rách cho thơm. Người như ngọc, nhưng ngọc mà không dũa cũng trở thành vô dụng, tức là người tuy là "Linh chi vạn vật" nhưng người phải được giáo dưỡng mới ra con người. Đạo làm người là căn bản cho nền giáo dục, không theo được đạo làm người thì cũng không thể theo được các Đạo Phật, Đạo Cao Đài, Hoà hảo, Thiên chúa, tin lành......
Thầy tôi còn dậy : "Tiên học lễ, hậu học văn", Có học mà không có hạnh con người cũng vô dụng. Phải học lễ phép trước, biết tôn sư học đạo, biết các lễ nghi gia giáo, biết tôn ty trật tự, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em,...Cho nên các cụ thường nói phải "Kính trên nhường dưới, kính lão đắc tho, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, con chim có tổ, con người có tông". Nền giáo dục của Á Đông và nhất là đối với dân tộc Việt Nam là như vậy. Đó chính là đạo làm người vậy. Không thể viện dẫn bất cứ một lý do nào đó, để tự huỷ diệt nền văn hoá của tiền nhân để lại.
Nền giáo dục là căn bản để tạo cho con người phải biết có TÂM và THÂN, hay thể xác và linh hồn, vì con người ngoài tính người hay được gọi là nhân tính, thiên tính, còn có xã hội tính, hợp quần tính và dân tộc tính. Giáo dục là tu luyện hoàn hảo của con người để hướng thượng. Đức Phật Thích Ca đã tu thành Phật, nhưng ngài lại trở lại nhân gian với hạnh Bồ Tát, để cứu giúp chúng sanh, truyền bá đạo pháp của ngài, để giáo dục con người ác độc trở thành con người có bản ngã lương thiện, biết tu tâm, tích đức, làm lành, lánh dữ. Đức Phật cũng đã dậy cho ta rằng :"Lấy ân báo oán thì oán tiêu tan, lấy oán báo oán thì oán chồng chất"- hay Khổng Tử cũng đã truyền lại cho ta rằng "Oan oan tương báo, ác giả ác báo" Thiện ác đáo đầu chung hữu báo.
LÃO TỬ : Về hiện tượng học Lão Tử đã dậy rằng :
-Người đức cao không có đức, cho nên có đức.
-Người đức thấp không bỏ mất đức, cho nên không có đức.
"Người Đức cao" là người đạt Đạo, là chính Đạo, Đức là sự thực hiện Đạo. Người Đức cao cóù Đạo trong mình và không cần thực hiện Đạo hay "không có Đức". Nhưng chính vì thế ông có Đức; Đức nàm sẵn trong ông rồi.
"Người Đức thấp" chưa hoàn toàn làm một với Đạo, nên cần phải có Đức hay thực hiện Đạo. Ông chưa có Đức nằm sẵn trong lòng Ông.
Người đức cao không làm, và không có gì để làm.
Người đức thấp làm, và có cái để làm.
Người nhân cao làm, và không có gì để làm.
Người nghĩa cao làm, và có cái để làm.
Người lễ cao làm, và không được đáp ứng, cho nên xăùn tay áo bắt người ta theo.
Lão Tử phân biệt và mô tả tiến trình sa đoạ từ người có Đức cao đến người có lễ cao.
Người Đức cao không làm, và không có gì để làm. Ông làm một với Đạo và không có gì để làm nữa.
Người Đức thấp còn làm hay thực hiện Đạo và thấy có chổ để thực hiện Đạo. Ông chưa thấy Đạo với mình là một.
"Người nhân cao làm". Làm ở đây là thực hiện Đức nhân hay Đạo. Ngài thấy đời thiếu Nhân và muốn đem Nhân vào đời. "Và không có gì để làm" : Ngài không có những cái thuộc lãnh vực vật chất để làm. Người ta hay căùt nghĩa "Không có gì để làm" là "làm theo ý riêng tư". Nhưng đâu là ý riêng tư của người Nhân"]
Người nghĩa cao làm là làm theo những qui luật đạo lý của xã hội. Ai không theo sẽ bị người lễ cao xắn tay áo bắt phải làm theo.
Lão Tử không nói người lễ cao, người nghĩa cao, người nhân cao, người Đức thấp là xấu. Họ tốt nhưng chỉ không tốt bằng người Đức cao.
Cho nên sau khi mất Đạo, người ta tìm đến Đức.
Sau khi mất Đức, người ta tìm đến Nhân.
Său khi mất Nhân, người ta tìm đến Nghĩa.
Său khi mất Nghĩa, người ra tìm đến Lễ.
Lễ là cái vỏ mỏng của Trung Tín. và là cái đầu của loạn.
Như vậy Lão Tử xếp theo thứ tự từ trước đến sau như : "Đạo, Đức, Nhân, Nghĩa, Lễ". Đức là Đạo thể hiện nơi hành vi của con người và ở dưới Đạo. Khi nói đến Đức là nói đến thực hiện Đạo. Có mất Đạo mơi nói đến việc thực hiện Đạo.. Nhân, Nghĩa, và Lễ, Lão Tử xếp sau Đức. Con người đã sa đoạ từ Đạo đến Lễ. khi Trung Tín không còn nữa, người ta nói đến Lễ. Khi loạn lạc bát đầu người ta nói đến Lễ.
"Biết trước" là hoa (vẻ đẹp bên ngoài) của Đạo, và là khởi thủy của dốt nát.
Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ hậu hỹ chứ không ở chỗ đạm bạc, "ở chỗ qủa chứ không ở chỗ hoa".
Cho nên ngài bỏ cái ở ngoài, mà giữ cái ở trong.
"Biết trước" là sự biết về sự vật. Lẽ dĩ nhiên phải có Đạo xuất hiện, người ta mới biết về sự vật. Nhưng tự nhiên con người biết về sự vật mà không cần suy tư. Đó là sự biết trước khi suy tư. Sự biết về sự vật đạt nền tảng trên sự biết về Đạo. Vì thế nói sự biết trước là hoa, hay vẻ bề ngoài của Đạo. Nó là khởi thuỷ của dốt nát, vì nó trở nên sự biết duy nhất, người ta vì nó bỏ quên mất Đạo. Những người trượng phu hay người hiểu biết đích thực cư ngụ nơi chỗ hậu hỹ hay qủa (Đạo) chứ không ở chỗ đạm bạc hay hoa (sự vật).
Trên đây tôi trích một đoạn hiện tượng học của Lão Tử để quí độc giả suy nghiệm và liên hệ đến đời sống hàng ngày của mình mà tu tập hầu cải tiến cho phù hợp với đời sống cá nhân, gia đình và xã hội mà mình hiện đang sống. Mọi người chúng ta nên luôn luôn ghi nhớ là "Đạo Đức" là kim chỉ nam cho cuộc đời của chúng ta, nếu con người không có Đạo Đức thì con người sẽ trở nên độc ác và tàn bạo, chỉ với lòng tham lam, sân hận và si mê, cho nên Mạnh Tử đã phát huy học thuyết Khổng Tử và khuyên dậy cho chúng ta ràng : "Đaọ bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân". Đạo không thể xa người, người không thể xa Đạo./-
Cư Sĩ Tuệ Minh Đạo, NGUYỄN ĐỨC CAN -- E-Mail : ndcan2000@yahoo.com