Hôm nay,  

Quê Nhà, Nơi Ấy

28/06/200300:00:00(Xem: 4796)
Thiệt tình mà nói thì tuy rằng tôi sinh ra ở Mỹ Tho nhưng đã theo cha mẹ tôi lên sống ở Saìgòn từ lúc mới 1 tuổi nên phải nói cho đúng tôi là dân Saìgòn chứ đâu phải là người Mỹ Tho. Ấy vậy mà tôi cứ phải khai sinh quán và quê quán của mình là... Mỹ Tho ! Mỗi lần nhắc tới Mỹ Tho, tôi chỉ nhớ rõ nhất là ... nhà ngoại tôi, sau đó là khu nhà lồng chợ với mấy caí quán ăn cất dọc theo mé sông. Chỉ vậy thôi; tôi chẳng biết mà cũng chẳng nhớ được gì hơn. Vậy mà sống xa xứ lâu ngày, tự dưng tôi lại thấy nhớ Sàigòn và nhớ Mỹ Tho dễ sợ ! Hễ nhắc tới quê nhà là tôi lại nhớ tới 2 nơi ấy...
Hình ảnh ‘Quê nhà’ Mỹ Tho trong tôi là một căn nhà ba gian hai chái xinh xắn của ngoại tôi nằm trên một nền gò cao ẩn khuất giữa một khoảng sân vườn rợp mát, cây trái xanh tươi. Phía trước là một cái sân vuông lát gạch tàu màu đỏ, có caí bàn thiên với lư hương nhỏ, xung quanh là đám rau và mấy bụi vạn thọ, dâm bụt và ngan ngát mùi thơm của bông dạ lý hương. Phía bên hông là hai cây cau với mấy dây trầu bà quấn quít và một cái lu đựng nước mưa uống sao mát lạnh. Bước lên ba bậc tam cấp, trước khi vào cửa là hàng hiên mà ngoại tôi thường gọi là ‘hàng bá - nơi mà ngoại tôi thường nằm trên ghế bố hóng mát vào trưa hè oi ả, cũng là nơi mà ngoại thường cất thóc ban đêm sau một ngày phơi nắng. Nơi ấy, bọn nhóc tì chúng tôi thường chơi giỡn với nhau khi trời mưa, hay ngồi nghe ngoại kể chuyện đời xưa vào những ngày hè nóng bức. Gian giữa là nơi thờ phụng Phật và ông bà. Chính giữa là mấy cây cột tròn đen bóng, nhẵn thín, không đánh véc-ni hay sơn bóng gì hết mà vẫn trơn láng màu gỗ đã nhiều tuổi. Phía trên cột là những hoa văn chạm trổ cầu kỳ vừa để trang trí, vừa đỡ lấy hàng kèo mái. Chân cột là những bầu tròn bằng đá chạm khắc sắc xảo, công phu trên nền gạch tàu. Hai hàng cột này chia không gian nhà giữa thành ba gian đều nhau. Gian giữa là nơi ông ngoại hay cậu tôi tiếp khách. Hai gian bên có 2 bộ đi-văng mà bên trái là nơi ngoại tôi thường dành làm nơi tiếp chuyện mấy người bạn gìa. Gian phiá bên phải là chổ các dì các cậu học bài hay tiếp đãi bạn bè. Phiá sau là 2 căn phòng ngủ rộng lớn mà chính giữa là 1 bộ ván khác để con cháu từ xa về chơi có thể nghĩ ngơi. Phiá sau cùng là caí bếp và bàn ăn với nhà tắm, cầu tiêu và vựa thóc lúa. Nơi này là chổ gia đình tụ họp ăn uống, nhất là dịp Tết hay giỗ chạp, hoặc cưới hỏi với con cháu, họ hàng về cùng ăn, cùng làm, cùng hàn huyên thật đông vui, đầm ấm. Mở cửa ra vườn sau là nơi ngoại tôi nuôi gà, vịt, heo và thỏ. Vườn tược um tùm bao quanh 2 bên và phía sau nhà nên mấy cậu, dì tôi thường hay ‘nhát ma’ để tôi khỏi bước ra vườn, leo trèo nguy hiểm, nhất là tránh xa cái giếng nước nhỏ. Cái giếng tròn, trên là một ống trụ tròn quấn dây thừng mà đầu dây bên dưới là 1 cái thùng sắt sét rỉ để kéo nước từ đáy giếng lên. Mặc dù nhà ngoại đã có nước máy dẫn vào trong nhà nhưng không hiểu tại sao ngoại vẫn muốn giữ cái ‘giếng cổ’ này dù rêu xanh bao quanh bờ giếng. Hình như cái ‘giếng cổ’ này có kỷ niệm gì trong đời ngoại. Thỉnh thoảng ngoại biểu tôi ra giếng để ngoại chỉ tôi cách kéo nước giếng, lấy nước rưa mặt rồi ngoại cười hỏi tôi: ‘Nước giếng mát không hả, con "’ Có vậy thôi. Rồi ngoại dẫn tôi ra vườn, đến bên mấy gốc cây mận, cây nhãn dọc theo mương mà hái cho tôi ăn chứ tuyệt nhiên không kể gì về chuyện căn nhà của ngoại. Một con mương nhỏ bao quanh 3 mặt bên hông và phía vườn sau nhà, giáp ranh với một cái ao cá nhỏ nhìn ra mé sông với mấy cây dừa xiêm xoả bóng. Ngoại tôi lấy mấy thân dừa bắt thành mấy chiếc cầu nhỏ tạm bợ ngang qua mương hay de ra mé sông một chút mà nhà quê thường gọi là ‘cầu khỉ’’. Dừa có lẽ là loại cây phổ biến và hữu dụng nhất ở những miền sông nước như quê tôi. Từ rễ, thân, lá đến bông, trái đều được tận dụng tối đa trong đời sống quê tôi. Dừa thường được trồng ven sông rạch vừa tạo bóng mát, vừa giúp sinh lợi, vừa tạo ra cảnh quan ven sông hết sức quyến rủ, hữu tình. Con sông cái phía sau nhà ngoại tôi chỉ là một nhánh của sông Mekong nhưng nó là một nguồn sống, là hơi thở, là huyết mạch của biết bao người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long này. Với tôi, nó là một xa l êm mát, trữ tình và đầy thú vị. Mỗi khi ra ngồi hóng mát bên sông, nhìn tàu bè qua lại tấp nập, sóng nứơc nhấp nhô, mấy dề lục bình trôi bồng bềnh với mấy chùm hoa tim tím, phía bên kia là cồn Phụng với bến bắc Rạch Miễu, tôi lại thấy quê tôi đẹp làm sao đó. Có sống ở dưới quê thì mới biết những vui - buồn của người dân quê tôi rồi mới thấy thích làm sao cuc sống của quê tôi, nơi ấy. Hình như trong vất vả, khốn khó, người ta mới dễ cảm thông, gắn bó với nhau hơn, mới biết thương nhau hơn, biết đùm bọc lẫn nhau hết sức tình nghĩa. Tôi cũng cảm thấy dường như những con sông đã nuôi sống con người, đã làm gìau cho quê tôi và cũng đã gắn liền với con người và quê hương tôi như một hình ảnh không thể thiếu sót. Bởi vậy, có người nói: quê ai cũng có một dòng sông - dòng sông quê hương. Ngày xưa, mỗi dịp nghĩ hè về quê ngoại, tôi thích theo cậu tôi chèo xuồng ba lá ra sông cái chơi trong gió mát, nắng ấm và sóng nước bắn tung toé hai bên lườn. Cậu tôi hát và đàn hay lắm, tôi thích nhất là khi cậu tôi hát bài ‘Chiều về trên sông.’ Có bữa, hai cậu cháu thả lưới giăng câu, hay thả xuồng trôi bồng bềnh theo con nước. Khi về tới nhà ngoại, cậu rủ tôi cởi áo nhảy ùm xuống sông tắm cho mát, thích ơi là thích ! Có hôm, cậu rủ tôi tát đìa bắt tép, bắt cá, tuy dơ nhưng vui lắm. Cái ao và con mương nhà ngoại vừa là nơi cung cấp nước để tưới cây, vừa nuôi cá, vừa là một thứ ‘hàng ràó mà sau này tôi đã ‘ứng dụng’ trong thiết kế cho những ngôi nhà gần hồ, ao, biển. Cây trái hai bên mương và xung quanh ao xanh um, mát mẻ, có mùa trĩu nặng trái, thiệt là mát mắt.
Chính ngôi nhà của ngoại đã là nguồn ý tưởng dồi dào cho tôi, nhất là với kiểu kiến trúc rất đặc thù dân tc. Có lẽ căn nhà nay cũng đã gần trăm tuổi, tường vách đã nứt nẻ nhiều. Mái ngói nhà ngoại cũng đã xanh rêu nhưng ngoại chỉ thay ngói mỗi khi mưa dt thôi chứ ngoại chẳng muốn thay đổi gì ráo trọi; mặc tình mấy cậu mợ, dì dượng năn nỉ, khuyên can, hay hăm he đủ thứ. Ngoại tôi cứ muốn sống êm ả như vậy cho đến khi ngoại mất. Bây giờ, sau bao năm sống lưu lạc nơi xứ người, khi trở về nhà ngoại, tôi vẫn thấy cậu mợ tôi sống hết sức đạm bạc trong căn nhà cũ kỹ của ngoại. Hình như cậu tôi cứ muốn sống trong kỷ niệm; mặc kệ khu chợ cũ đã xây mới và mấy hàng quán bên mé sông đã hoàn tòan thay đổi. Quê nhà, nơi ấy thay đổi nhiều lắm, chỉ trừ vài căn nhà như căn nhà của ngoại tôi là vẫn như cũ, thậm chí đã ‘xuống cấp’ nhiều quá và hiếm hoi như ...thú hiếm (endangered species). Nghe đâu địa phương đã gạ gẫm cậu mợ tôi sang nhượng để đổi lấy một căn nhà khác mới hơn nhưng cậu tôi vẫn cứ khăng khăng sống trong nếp cũ của căn nhà xưa. Mỗi năm tết đến, cậu chỉ tu sửa chút ít, quét dọn và sơn phết lại cho sạch sẽ, đàng hoàng hơn để trước là cúng ông bà, sau là đón mừng năm mới chứ tuyệt nhiên không thay đổi gì cấu trúc hay tôn tạo cho có vẻ ‘tân thời’, ‘đổi mới’ một chút như bao căn nhà khác ở quê tôi dạo gần đây đã làm. Nhà vốn dĩ đã cũ kỹ, ngày càng sa sút mà con người cậu tôi cũng tàn tạ theo thời gian. Cậu không những gìa đi nhiều mà còn gàn bướng, lạc hậu và khó tánh hơn trước. Ngoài cái tủ lạnh, tivi, radio, quạt máy và cái nồi cơm điện mới sắm, hầu như caí gì trong nhà cũng đều có thể ký gửi vào viện bảo tàng hay ‘trung tâm phế liệu - nôm na là ‘thu mua ve chai, sắt vụn, đồ cũ’. Cậu giải thích với tôi là cậu không muốn bị ảnh hưởng và phụ thuộc quá nhiều vào những ‘thay đổi’ không cần thiết, không phù hợp và không mấy ‘lương thiện’ ("). Lạ một điều, cậu vẫn cứ thích sống như vậy dù rằng cậu là cựu học sinh giỏi của trường Nguyễn Đình Chiễu rất nổi tiếng ở Mỹ Tho, rất giỏi tiếng Tây lẫn tiếng Anh trước khi bị động viên. Tuy nhà ngoại tôi cũ kỹ, vậy mà mỗi khi bước về nhà ngoại, tôi lại có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giữa không khí tĩnh mịch của làng quê Việt Nam sao mà êm ả, thanh bình so với sự ngột ngạt, ồn ào của đô thị văn minh, hoa lệ. Có lẽ từ mái ngói xưa, nền gạch tàu mát lạnh, trong vườn cây râm mát nơi ấy, hay vì được sống bên cạnh những con người mộc mạc, bình dị, hiền hậu mà tôi cảm thấy bớt đi cái stress và sự ngt ngạt của đô thị. Có điều là không ít người như cậu tôi đã không thể thích nghi hay chạy theo sự thay đổi của nếp sống đô thị hóa hôm nay nên dễ bất mãn và lạc lỏng giữa sự phát triển chóng mặt của xã hi thời vi tính điện tử hôm nay. Thiệt tình mà nói, quê tôi cần được tu sửa, cải thiện nhiều lắm chứ không riêng gì căn nhà của Ngoại. Lớp gìa như cậu tôi rồi cũng sẽ ra đi, nhường lại cho đám trẻ đang lớn lên nhanh như thổi sẽ tiếp tục thay đổi tất yếu ở quê tôi để nơi ấy ngày một sáng sủa, tốt đẹp hơn. Chỉ mong sao những xa hoa, suy đồi, truỵ lạc sẽ không làm lớp trẻ quê tôi sa đà, lạc hướng như biết bao thanh thiếu niên Thái Lan, Phi Luật Tân... đã phải trả giá quá đắt cho những baì học nhớ đời khi họ muốn ‘hi nhập’ vào lối sống vật chất phương tây. Cái gì cũng có 2 mặt và đều có cái gía của nó. Ở đâu cũng vậy thôi, huống hồ quê tôi còn lắm người quê mùa, học ít, nghèo khổ, chân chất, dễ tin nên cũng dễ bị lừa mị lắm.

Nếu như hình ảnh ‘Quê nhà’ Mỹ Tho trong tôi chỉ vỏn vẹn là vậy thôi thì Sàigòn trong tôi đậm nét nhất là con hẻm nhỏ dẫn vô khu cư xá Thanh Bình, gần ngã tư Xóm Gà, nằm trên đường Ngô Tùng Châu/ Gia Định đi từ Bà Chiểu về Gò Vấp với đầy ổ gà lầy lội vào mùa mưa, hay với bụi bay mịt mù trong những ngày hè nóng bức, Hai bên con hẻm là 2 dãy nhà phố cất giống hệt nhau vì cùng là khu cư xá nhưng mỗi căn nhà lại được trang hoàng, tô điểm bằng những giàn hoa, cái cổng, hàng rào khác nhau, ngay cả màu vôi, nưóc sơn của cánh cửa, vách tường cũng khác nhau. Nơi ấy, tôi đã có những đứa bạn hàng xóm từng chơi thân với nhau, từng đi học chung với nhau, hay từng đánh ln với nhau te tua, tơi tả. Nơi ấy, có trường Thiên Ca của mấy bà soeur dòng Phăng-xi-cô mà tôi đã lần đầu tiên đến trường, bập bẹ tập đánh vần và tự khép mình vào một thứ khuôn khổ kỷ luật rất nề nếp. Hình ảnh của trường luôn ghi khắc trong tôi, nhất là 2 cây phượng vỹ trong sân trường thường nở đầy hoa đỏ tươi vào mùa hè trong tiếng ve kêu inh ỏi. Khu phố nơi ấy tuy nhỏ hẹp nhưng chất chứa đầy ắp kỷ niệm cả một quãng đời niên thiếu của tôi. Nơi ấy, tôi nhớ nhất là những tiếng rao: từ tiếng rao lảnh lót của bà bán bún riêu buổi sáng đến tiếng rao ‘đặc biệt‘ của chị mua ve chai vào buổi trưa, hay của chị bán chè vào buổi chiều; hoặc với tiếng gỏ lóc cóc vào lúc chiều tối của chú Chệt bên cạnh chiếc xe mì với những tô ‘xí quách‘ hấp dẫn.... Với tôi, những hình ảnh và tiếng rao hàng đó là cả một ‘nghệ thuật’ rất bình dân nhưng đã đi vào tiềm thức của tôi, gieo vào lòng tôi một hình ảnh rất đặc biệt của quê nhà, một âm thanh khó có thể nào quên để thấm dần vào máu thịt, tim óc... Lớn lên một chút, Sàigòn của tôi là trường Lê Quý Đôn, là con đường Trần Quý Cáp với hàng me cao rợp mát mà tôi chỉ kịp nhận biết cái đẹp của con đường này khi lần đầu biết ... yêu và cùng ‘người yêu’ đạp xe về nhà sau khi tan trường; là hồ Con Rùa với những xe bán nước dừa tươi và cũng là nơi hò hẹn của biết bao cặp tình nhân; là sân Hoa Lư với món bò bía và những ly nước mía dâu hấp dẫn sau những trận banh hào hứng của những ‘cầu thủ tí hon’ lớp tôi ; là tiệm cơm tấm trên đường Hiền Vương mà ba tôi thường ghé ăn sáng; hay mấy tiệm phở trên đường Pasteur mà gia đình tôi thường ghé ăn khuya. Có những ngôi trường, con đường, quán ăn, chợ hay tiệm... đã trở thành những địa danh quen thuộc của Saigon mà người ta không thể nào quên. Chẳng hạn, trường Gia Long, Pétrus Ký, Lê Quý Đôn..., hay Dinh Độc Lập, Sở Thú, Bến Bạch Đằng, đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo...; chợ Bến Thành, chợ Bà Chiểu, chợ Bình Tây... Có những kỷ niệm khó có thể quên ở đập Ông Nhiêu & Bưng Sáu Xã trong những ngày lao động thuỷ lợi, quán cơm sinh viên ở trường Sư Phạm, những ly càphê rang trn với bắp tẩm chút bơ ở các quán vĩa hè, những cốc bia hơi nhậu với cóc hay ba khía cho quên bớt sầu lo ... Hình như người Việt Nam rất giàu tình cảm, thích sống với kỷ niệm, thích ăn uống, thích giao du trò chuyện nên biết bao hàng quán, con đường, ngõ phố ... thân quen đã chất chứa biết bao kỷ niệm trong hồi ức từng người Việt. Xa Sàigòn càng lâu mới thấy càng nhớ và thương hơn từng con đường, ngõ phố, hàng quán, ngôi trường xưa, căn nhà cũ ... Hễ gặp nhau nơi xứ lạ, quê người là người Việt lại nhắc nhớ nhau về những con đường, ngõ phố, hàng quán, những ngôi trường xưa, những con người cũ ... Xưa & nay cứ quyện lẫn trong nhau.
Quê nhà của tôi hôm nay không chỉ là căn nhà của ngoại tôi ở Mỹ Tho, hay là đường phố Saigon hoa lệ, tấp nập, ồn ào... mà nơi ấy là đất nước Việt Nam bây giờ đã xa nhiều lắm, không chỉ xa về điạ lý mà xa cả trong cách nghĩ suy của từng con người Việt Nam hôm nay. Những hình ảnh, âm thanh ngày xưa dường như vẫn còn lẩn quẩn đâu đây. Thực tế cảnh cũ, ngày xưa không còn nữa. Nay thay đổi nhiều rồi. Có cái tốt hơn, có cái tệ hơn, song quy luật tạo hóa bắt buc mọi thứ phải luôn thay đổi để tồn tại và phát triển; hay phải bị đào thải hoặc huỷ diệt. Khi mới tập tễnh bước vào sân chơi rng lớn hơn, ai cũng có những bỡ ngỡ, va vấp, sai lầm. Điều quan trọng là làm sao có thể chơi với người ta mà không bị chèn ép, bắt nạt, ăn hiếp, ăn gian, lừa gạt quá đáng và sự chịu đựng nào cũng không thể quá mức được. Quê nhà, nơi ấy vẫn có biết bao người đang cuốn hút vào trò chơi, có kẻ càng chơi càng khá, có người phân vân lưỡng lự, cũng có không ít ‘nạn nhân’ đã vi bỏ cuộc, vấp ngã hay thậm chí mất mạng để đổi lấy những baì học nhớ đời. Quê nhà, nơi ấy vẫn có biết bao kẻ tự xưng là Việt Kiều về nước để gạt gẫm, lừa bịp, hưởng thụ trên sự nghèo khổ, nông cạn của người ở lại; cũng có không ít kẻ đã phải ‘bỏ của chạy lấy thân’ trong đau đớn, tức giận, nhục nhã và cũng có những người âm thầm trở về quê nhà chỉ để làm một chút gì cho kẻ khốn cùng ở quê nhà mà không một chút tự tư tự lợi. Ở đâu cũng vậy: có người tốt & kẻ xấu, có thằng gian manh và có người lương thiện; không chỉ nơi ấy, quê nhà mới có những xấu xa, phức tạp, đảo điên không lường. Thời gian rồi cũng sẽ giúp mọi người có thể nhìn ra đâu là sự thật, là lẽ công bằng, là sự lương thiện, ai là người tốt & kẻ xấu, cái cũ nào không tốt cần bỏ đi, cái hay nào phải giữ lại, cái mơí nào cần học hỏi và phổ biến rng rãi vì ai cũng có trái tim & khối óc, có mắt để nhìn, có tai để nghe và sẽ có lúc phải lên tiếng để tranh đấu cho quyền lợi chính mình. Ngày ấy là cái ngày mà quê nhà tôi sẽ đổi mới thật sự để Việt Nam thật sự cất cánh. Kẻ đi xa, người ở lại đều có bổn phận & quyền lợi như nhau trong việc gìn giữ & phát triển đất nước, đều cần có lòng yêu quê hương để chia sẻ trách nhiệm với tiền đồ dân tc.
Nói nào ngay, xa quê nhà rồi người ta mới thấy nhớ, mới biết thương quê nhà nhiều hơn chứ lúc sống trên quê hương thì đâu mấy ai hiểu được thế nào là yêu quê hương, là nhớ về gia đình còn ở nơi ấy, quê nhà. Khi trở lại nơi ấy thì mới chưng hửng mà bừng tỉnh khi thấy quê nhà hôm nay thay đổi thật nhiều. Người ta cứ muốn sống lại những hình ảnh của một thời nào đó; cho dù cảnh vật và con người ở đâu cũng phải luôn đổi thay từng giờ từng phút, không thể tồn tại bất di bất dịch. Dân Sàigòn, cảnh Sàigòn, những món ăn, những kỷ niệm vẫn khiến tôi luôn gắn bó với Sàigòn, vẫn khiến tôi luôn trăn trở; dẫu cho Quê nhà, nơi ấy đã không còn coi tôi là ‘người Sàigòn’ nữa rồi. Người ta bảo tôi là ‘Việt Kiều’ - một danh xưng mà tôi ghét thậm tệ giống như cái tên gọi ‘con Ngụý khi tôi bị gán ghép vào những năm sau 30/4/1975. Hình như tôi đã là kẻ xa lạ với chính quê hương tôi và đồng bào tôi; cho dù tôi vẫn không hề hợm hĩnh, khoe khoang như bao ‘Việt Kiều’ khác khi về thăm quê tôi. Cứ mỗi lần về thăm quê nhà, tôi lại về thăm đường phố Sàigòn, về lại căn nhà của ngoại tôi như tìm về kỷ niệm của một quá khứ đã qua, tìm lại không khí của ngày nào... Dẫu tôi biết chắc chắn là sẽ không bao giờ tìm lại được ‘ngày xưa Hoàng Thị’ nữa nhưng sao lòng tôi vẫn cứ vấn vương, lưu luyến...về ngày xưa; vẫn băn khoăn, trăn trở với những điều chưa hay, chưa tốt hôm nay của đồng bào tôi ở quê nhà, nơi ấy hiện nay. Dù thế nào đi nữa, tôi biết tôi vẫn là một người Việt với một con tim và biết bao suy nghĩ về Quê nhà, nơi ấy - bây giờ ra sao bạn nhỉ"
Hướng Dương (tháng Năm 2003).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.