Có phải Trung Quốc đang được Ky Tô hóa" Câu trả lời từ nhiều người là đúng vậy: đất nước này đang trở thành một con cừu hiến tế. Người trả lời mạnh mẽ nhất lại không phải là một mục sư, mà là một nhà nghiên cứu, David Aikman, cựu trưởng phòng biên tập tuần báo Time tại Bắc Kinh.
Nhưng không ai đồng ý với nhau về số lượng các tín đồ Ky Tô (Christians: gồm Thiên Chúa Giáo và nhiều hệ phái Tin Lành). Theo phân tích của Aikman khi trả lời phóng viên Jeremy Reynalds trên số báo Washington Times tuần này, trong khi dân số hiện nay của Trung Quốc là 1.3 tỉ người, thì trong đó có 70 triệu tín đồ Tin Lành Phản Thệ (Protestant) và khoảng 12 triệu người Thiên Chúa Giáo (Catholic). Nếu nhìn lại năm 1949, khi Trung Quốc có dân số 500 triệu người, chỉ 4 triệu dân theo các đạo Ky Tô.
"Như thế nghĩa là tăng 20 lần số Ky Tô hữu, nhưng dân số chỉ tăng có 1.5 lần. Thế có nghĩa là trong vòng 30 năm tới, có thể tới 20% hay 30% dân số sẽ vào các đạo Ky Tô. Đó là điểm thần diệu bởi vì có nghĩa là nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ sẽ được giữ bởi Ky Tô hữu. Tôi muốn nói là Trung Quốc đang được Ky Tô hóa, nếu khuynh hướng này tiếp diễn," theo lời Aikman giải thích về chủ đề cuốn sách của ông có nhan đề "Jesus in Beijing."
Các con số tín đồ đúng ra vẫn là điểm để tranh cãi. Nhật báo The Christian Science Monitor trong số ngày 24-12-2003 đã ghi nhận rằng Trung Quốc đã có tới 90 triệu tín đồ - nghĩa là nhiều hơn con số mà Aikman đưa ra trên báo The Washington Times.
Theo CSM, con số thống kê nhà nước đưa ra là đang có 1.8 triệu tín đồ Ky Tô có đăng ký, trong khi 15-20 triệu tín đồ không đăng ký. Nhưng một số người tiếp cận các hồ sơ mật của nhà nước Bắc Kinh tiết lộ là con số ước lượng tới 5 triệu tín đồ đăng ký, và 85 triệu không đăng ký.
Còn một tân mục sư vừa tốt nghiệp Nanjing Theological Academy, nơi được xem như trung tâm Tin Lành Phản Thệ nhà nước, thì cho con số là 60 triệu tín đồ. Nhưng Jason Kindopp, một học giả thỉnh giảng tại George Washington University, nói con số "ít nhất" là 30 triệu, và có thể 60 triệu tín đồ.
Chiều hướng Ky Tô Hóa Trung Quốc được nhiều người xem như là tất yếu, bất khả cưỡng chống. Và tất yếu sẽ ảnh hưởng tới cả thế quân bình chính trị thế giới.
Theo tờ Washington Times, dẫn lời Aikman lập lại một kết luận trong cuốn tiểu sử Wang Mingdao do Thomas Harvey viết, "Bất kể chính sách nào mà Trung Quốc theo đuổi, các hội thánh tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới khuôn mặt Ky Tô Giáo toàn cầu trong tương lai."
Aikman viết, "Một Trung Quốc được Ky Tô Hóa có thể để ít thì giờ hơn trong việc suy tìm những cách để kình chống và trung hòa Hoa Kỳ hơn là các chiến lược gia quân sự trong chế độ Bắc Kinh hiện nay. Không phải là họ sẽ không yêu nước nữa, nhưng bởi vì họ sẽ không nhìn thế giới như trận chiến giành quyền giữa các siêu cường."
Không phải Aikman chỉ ngồi một chỗ mà suy đoán. Hồi năm 2002, Aikman đã để ra 4 tháng sống tại Hồng Kông, từ đây đi và tiếp cận, quan sát các khía cạnh về Ky Tô Giáo tại Trung Quốc. Oâng đã đi nhiều ngàn dặm đường, gặp đại diện các giáo hội nhà nước - Thiên Chúa Giáo và Phản Thệ - và để nhiều thời gian sống với các lãnh tụ và tín đồ tại các nhà thờ tại gia, trong đó một số hoạt động hoàn toàn bí mật. Aikman cũng đã phỏng vấn nhiều Ky Tô Hữu Trung Quốc từng bị bắt cóc bởi các tín đồ giáo phái Eastern Lightning, một nhánh bị nhiều người xem là tà giáo.
Tại sao Ky Tô Giáo lan rộng nhanh như thế" Có nhiều giải thích khác nhau.
Dĩ nhiên, đứng về mặt siêu hình, trước tiên là các mục sư tin rằng công việc của họ được Thượng Đế ban phước lành. Còn đứng về mặt chính trị, hiển nhiên là nhờ chính sách ngoại giao, khi Hoa Kỳ mở được các cánh cửa tiếp cận chính trị và ngoại thương vào Hoa Lục từ cuối thập niên 1970s. Và nhất là từ khi Đặng Tiểu Bình phát động chính sách đổi mới từ thập niên 1980s. Nhưng đối với giáo hội nhà nước, yếu tố còn là nhờ nhà nước thật tâm hỗ trợ. Tờ CSM viết, "Trong vài năm gần đây, nỗ lực của chính phủ trong các năm gần đây đã có các hỗ trợ lớn lao cho các hội thánh nhà nước - trong khi tìm cách trấn áp cơn sốt truyền bá phúc âm tại các nhà thờ tại gia."
Tờ Washington Times lại ghi nhận là vẫn còn đàn áp Ky Tô hữu ở Hoa Lục, "Tại vài nơi sâu trong lục địa, các cán bộ địa phương cứng rắn hơn với Ky Tô Hữu. Người cộng sản biết là gần như không còn ai ở Trung Quốc tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa. Nhưng nếu anh có hệ thống tin tưởng nào thay thế chỗ [lý thuyết cộng sản], thì thế nào cũng bị đàn áp. Còn người tư bản thì không bận tâm gì về người cộng sản, khi nào họ còn tự do kinh doanh. Nhưng các Ky Tô Hữu suy nghĩ thâm sâu hơn người khác về tham nhũng."
Có khía cạnh khác của vấn đề, sau nhiều thập niên theo chủ nghĩa cộng sản, các tôn giáo truyền thống của dân tộc Trung Quốc đều bị bứng rễ và dân chúng phải mạ lên một khuôn mặt vô thần, thì khi đất nước này mở cửa, nhu cầu tôn giáo lại bùng lên và Ky Tô Giáo ở nhiều nơi được tiếp cận dễ dàng hơn cả các tôn giáo khác, có khi còn được xem như một làn sóng văn minh. Tờ CSM ghi nhận, "Mang nhãn hiệu theo đạo Ky Tô còn là thời trang (fashionable), đặc biệt với tuổi trẻ Trung Quốc khi nhìn đây như một hình thức nhẹ nhàng của sự phản kháng (a mild form of dissent)."
Thêm nữa, việc truyền giáo đặc biệt còn dễ dàng trong một thời đại mà chỗ nào cũng tham nhũng. Sau khi tặng một ông huyệïn ủy một chiếc xe hơi, thì một hội thánh tại gia có thể hoạt động kể như công khai, cũng không cần tới giấy tờ gì.
Nhưng đức tin cũng có chỗ biến đổi với tình hình, khi nhà nước thò tay uốn nắn.
Như khi một chính sách năm 1998 có tên là "Theological Construction Campaign" (Phong Trào Xây Dựng Thần Học), được giảng dạy ở các chủng viện Trung Quốc và được tóm gọn thành "Bốn Chống": Kinh Thánh không phải lời Thiên Chúa, Jesus không phải sinh ra từ một trinh nữ, sự phục sinh chỉ là huyền thoại, và không hề có "lần trở lại thứ nhì." Cùng với Bốn Chống là một thúc giục đòi các mục sư nhà nước xóa bỏ khái niệm "cứu rỗi cá nhân." Đối với các mục sư bảo thủ thì đó là nỗ lực "Giải Ky Tô Đạo Ky Tô." Nhưng đối với hầu hết tín đồ, thì đức tin là chuyện cá nhân, còn việc nhà nước giảng dạy trong các chủng viện là chuyện mà các mục sư tốt nghiệp nên quên đi, ngay khi rời ghế nhà trường.
Nhưng Trung Quốc có thể Ky Tô Hóa không" Đó là điều hứng thú để các phân tích gia quan sát trong vài thập niên tới, khi tốc độ toàn cầu hóa và hiện tượng bùng nổ thông tin gần như không còn bao nhiêu ngăn ngại.
Nhưng không ai đồng ý với nhau về số lượng các tín đồ Ky Tô (Christians: gồm Thiên Chúa Giáo và nhiều hệ phái Tin Lành). Theo phân tích của Aikman khi trả lời phóng viên Jeremy Reynalds trên số báo Washington Times tuần này, trong khi dân số hiện nay của Trung Quốc là 1.3 tỉ người, thì trong đó có 70 triệu tín đồ Tin Lành Phản Thệ (Protestant) và khoảng 12 triệu người Thiên Chúa Giáo (Catholic). Nếu nhìn lại năm 1949, khi Trung Quốc có dân số 500 triệu người, chỉ 4 triệu dân theo các đạo Ky Tô.
"Như thế nghĩa là tăng 20 lần số Ky Tô hữu, nhưng dân số chỉ tăng có 1.5 lần. Thế có nghĩa là trong vòng 30 năm tới, có thể tới 20% hay 30% dân số sẽ vào các đạo Ky Tô. Đó là điểm thần diệu bởi vì có nghĩa là nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ sẽ được giữ bởi Ky Tô hữu. Tôi muốn nói là Trung Quốc đang được Ky Tô hóa, nếu khuynh hướng này tiếp diễn," theo lời Aikman giải thích về chủ đề cuốn sách của ông có nhan đề "Jesus in Beijing."
Các con số tín đồ đúng ra vẫn là điểm để tranh cãi. Nhật báo The Christian Science Monitor trong số ngày 24-12-2003 đã ghi nhận rằng Trung Quốc đã có tới 90 triệu tín đồ - nghĩa là nhiều hơn con số mà Aikman đưa ra trên báo The Washington Times.
Theo CSM, con số thống kê nhà nước đưa ra là đang có 1.8 triệu tín đồ Ky Tô có đăng ký, trong khi 15-20 triệu tín đồ không đăng ký. Nhưng một số người tiếp cận các hồ sơ mật của nhà nước Bắc Kinh tiết lộ là con số ước lượng tới 5 triệu tín đồ đăng ký, và 85 triệu không đăng ký.
Còn một tân mục sư vừa tốt nghiệp Nanjing Theological Academy, nơi được xem như trung tâm Tin Lành Phản Thệ nhà nước, thì cho con số là 60 triệu tín đồ. Nhưng Jason Kindopp, một học giả thỉnh giảng tại George Washington University, nói con số "ít nhất" là 30 triệu, và có thể 60 triệu tín đồ.
Chiều hướng Ky Tô Hóa Trung Quốc được nhiều người xem như là tất yếu, bất khả cưỡng chống. Và tất yếu sẽ ảnh hưởng tới cả thế quân bình chính trị thế giới.
Theo tờ Washington Times, dẫn lời Aikman lập lại một kết luận trong cuốn tiểu sử Wang Mingdao do Thomas Harvey viết, "Bất kể chính sách nào mà Trung Quốc theo đuổi, các hội thánh tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới khuôn mặt Ky Tô Giáo toàn cầu trong tương lai."
Aikman viết, "Một Trung Quốc được Ky Tô Hóa có thể để ít thì giờ hơn trong việc suy tìm những cách để kình chống và trung hòa Hoa Kỳ hơn là các chiến lược gia quân sự trong chế độ Bắc Kinh hiện nay. Không phải là họ sẽ không yêu nước nữa, nhưng bởi vì họ sẽ không nhìn thế giới như trận chiến giành quyền giữa các siêu cường."
Không phải Aikman chỉ ngồi một chỗ mà suy đoán. Hồi năm 2002, Aikman đã để ra 4 tháng sống tại Hồng Kông, từ đây đi và tiếp cận, quan sát các khía cạnh về Ky Tô Giáo tại Trung Quốc. Oâng đã đi nhiều ngàn dặm đường, gặp đại diện các giáo hội nhà nước - Thiên Chúa Giáo và Phản Thệ - và để nhiều thời gian sống với các lãnh tụ và tín đồ tại các nhà thờ tại gia, trong đó một số hoạt động hoàn toàn bí mật. Aikman cũng đã phỏng vấn nhiều Ky Tô Hữu Trung Quốc từng bị bắt cóc bởi các tín đồ giáo phái Eastern Lightning, một nhánh bị nhiều người xem là tà giáo.
Tại sao Ky Tô Giáo lan rộng nhanh như thế" Có nhiều giải thích khác nhau.
Dĩ nhiên, đứng về mặt siêu hình, trước tiên là các mục sư tin rằng công việc của họ được Thượng Đế ban phước lành. Còn đứng về mặt chính trị, hiển nhiên là nhờ chính sách ngoại giao, khi Hoa Kỳ mở được các cánh cửa tiếp cận chính trị và ngoại thương vào Hoa Lục từ cuối thập niên 1970s. Và nhất là từ khi Đặng Tiểu Bình phát động chính sách đổi mới từ thập niên 1980s. Nhưng đối với giáo hội nhà nước, yếu tố còn là nhờ nhà nước thật tâm hỗ trợ. Tờ CSM viết, "Trong vài năm gần đây, nỗ lực của chính phủ trong các năm gần đây đã có các hỗ trợ lớn lao cho các hội thánh nhà nước - trong khi tìm cách trấn áp cơn sốt truyền bá phúc âm tại các nhà thờ tại gia."
Tờ Washington Times lại ghi nhận là vẫn còn đàn áp Ky Tô hữu ở Hoa Lục, "Tại vài nơi sâu trong lục địa, các cán bộ địa phương cứng rắn hơn với Ky Tô Hữu. Người cộng sản biết là gần như không còn ai ở Trung Quốc tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa. Nhưng nếu anh có hệ thống tin tưởng nào thay thế chỗ [lý thuyết cộng sản], thì thế nào cũng bị đàn áp. Còn người tư bản thì không bận tâm gì về người cộng sản, khi nào họ còn tự do kinh doanh. Nhưng các Ky Tô Hữu suy nghĩ thâm sâu hơn người khác về tham nhũng."
Có khía cạnh khác của vấn đề, sau nhiều thập niên theo chủ nghĩa cộng sản, các tôn giáo truyền thống của dân tộc Trung Quốc đều bị bứng rễ và dân chúng phải mạ lên một khuôn mặt vô thần, thì khi đất nước này mở cửa, nhu cầu tôn giáo lại bùng lên và Ky Tô Giáo ở nhiều nơi được tiếp cận dễ dàng hơn cả các tôn giáo khác, có khi còn được xem như một làn sóng văn minh. Tờ CSM ghi nhận, "Mang nhãn hiệu theo đạo Ky Tô còn là thời trang (fashionable), đặc biệt với tuổi trẻ Trung Quốc khi nhìn đây như một hình thức nhẹ nhàng của sự phản kháng (a mild form of dissent)."
Thêm nữa, việc truyền giáo đặc biệt còn dễ dàng trong một thời đại mà chỗ nào cũng tham nhũng. Sau khi tặng một ông huyệïn ủy một chiếc xe hơi, thì một hội thánh tại gia có thể hoạt động kể như công khai, cũng không cần tới giấy tờ gì.
Nhưng đức tin cũng có chỗ biến đổi với tình hình, khi nhà nước thò tay uốn nắn.
Như khi một chính sách năm 1998 có tên là "Theological Construction Campaign" (Phong Trào Xây Dựng Thần Học), được giảng dạy ở các chủng viện Trung Quốc và được tóm gọn thành "Bốn Chống": Kinh Thánh không phải lời Thiên Chúa, Jesus không phải sinh ra từ một trinh nữ, sự phục sinh chỉ là huyền thoại, và không hề có "lần trở lại thứ nhì." Cùng với Bốn Chống là một thúc giục đòi các mục sư nhà nước xóa bỏ khái niệm "cứu rỗi cá nhân." Đối với các mục sư bảo thủ thì đó là nỗ lực "Giải Ky Tô Đạo Ky Tô." Nhưng đối với hầu hết tín đồ, thì đức tin là chuyện cá nhân, còn việc nhà nước giảng dạy trong các chủng viện là chuyện mà các mục sư tốt nghiệp nên quên đi, ngay khi rời ghế nhà trường.
Nhưng Trung Quốc có thể Ky Tô Hóa không" Đó là điều hứng thú để các phân tích gia quan sát trong vài thập niên tới, khi tốc độ toàn cầu hóa và hiện tượng bùng nổ thông tin gần như không còn bao nhiêu ngăn ngại.
Gửi ý kiến của bạn