Hôm nay,  

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice

09/03/201100:00:00(Xem: 10116)

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice

Đỗ Kim Thêm

1. Đại ý

Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo. Anne nhất quyết dành cây sáo cho riêng mình với lý do khá thuyết phục vì là người duy nhất trong gia đình biết chơi sáo, Bob lại dành phần là vì mình không có trò chơi nào và Clara phản đối vì là ngưòi đã bỏ công làm ra cây sáo mà lại không có quyền hưởng. Bố mẹ phải giài quyết làm sao đem laị công bình cho cả ba" Nhưng sâu xa hơn, công bình là một luận đề triết học xa xưa, mà nhận xét chua chát của Thomas Hobbes trong tác phẩm Levithian từ năm 1651đến nay vẩn còn giá trị: “Đời người là sống khốn khổ như thú vật và ngắn ngủi“, thì còn tìm đâu ra công bình cho kiếp người"

Với hai khởi điểm này Sen đã đưa người đọc đi vào thế giới suy tưởng của ông về công bình, một công trình tổng hợp nhiều luận thuyết của Thomas Hobbes, John Lockes, Immanuel Kant, Adam Smith, Condorcet, Mary Wollstone, Karl Marx, Stuart Mill, đặc biệt nhất là phê bình thuyết công bình của John Rawls. Vì là ngưòi gốc Ân Độ, ông cũng không quên đem giáo lý của Phật giáo và Ấn Độ giáo để giới thiệu và so chiếu. Mục đích của ông không xây dựng một học thuyết mới về công bình mà đưa ra một phương cách hành động thực tiển làm cho thế giới bớt bất công hơn. Theo ông, lập luận và phản biện công khai trong một môi trường xã hội dân chủ là một điều kiện tiên quyết để đạt được công bình. Đó là nội dung chủ yếu của Sen trong tác phẩm mới nhất The Idea of Justice và sẽ được giới thiệu trong bài viết này.

Sen hiện là giáo sư đại học Harvard và đã đoạt giài Nobel về Kinh tế năm 1998. Một tác phẩm nổi tiếng của ông trước đây là Development as Freedom, nhằm đề cao vai trò kinh tế thị trường trong công cuộc phát triển tại các nước chậm tiến.

Sách được chia làm bốn phần và có 18 chương. Phần một đưa ra những đòi hỏi về công bình, phần hai giới thiệu những hình thức biện luận, phần ba đề cập đến những khà năng thực hiện và phần cuối cùng phân tích mối quan hệ giửa những biện luận công khai và phát triển dân chủ. 

2. Định nghiã công bình trong môt hoàn cảnh cụ thể

Phần một gồm có sáu chương đề cập những vấn đề mối quan hệ giửa tri thức và tính khách quan, phê bình lý thuyết công bình của Rawls, vai trò của định chế đối với con người, sự phản kháng trong xã hội và tính trung dung trong các phương cách lập luận.Trong phần này ông đưa ra định nghiã về công bình trong một hoàn cành cụ thể để tìm hiểu vấn đề.

Trước tiên, ông dựa trên một định nghiã công bình theo quan điểm luật Ấn Độ thời xưa để thảo luận.Công bình gồm có hai khiá cạnh chủ yếu cần phân biệt là niti và natya. Niti xét đoán về vai trò của các định chế và các thái dộ đúng đắn chung, trong khi natya là một khái niệm bao quát hơn để đánh giá về sự thực hiện công bình trong thực tế. Ân Độ đã biết tôn trọng natya hơn niti, và thuật ngử matsyanyaya là một lối diễn đạt bất công do cá lớn nuốt cá bé đã có đã có từ thời kỳ này.

Để thí dụ, Sen nêu lên trưòng hợp Kautilya là quân sư của Chandragrupta, vị vua đầu tiên của Ấn Độ, cũng là nội tổ của vua Ashoka. Kautilya luôn đề cao vai trò định chế và những cấm đoán nghiêm minh để đạt đến công bình xã hội.Trong khi vua Ashoka của Ân Độ lại cho rằng giáo dục mới cải thiện thái độ của con ngưòi, và quan trọng hơn là nghiêm cấm qua định chế và luật lệ. Thấm nhuần lời Phật dạy về lòng khoan dung, vua Ashoka đề cao sự công bình giửa các tôn giáo. Ông cho rằng người nào chỉ biết tôn trọng tôn giáo mình mà bất kính tôn giáo khác thì thái độ này là bất kính với tôn giáo mình. Cả hai khuynh hướng này bổ sung cho nhau trong hoàn cảnh của Ấn Độ lúc bấy giờ.

Để tránh chủ quan, cục bộ và địa phương khi nhận chân giá trị công bình, Sen đề nghị nên sử dụng khái niệm „nhà quan sát độc lập“ của Adam Smith. Adam Smith cho rằng phải lấy quan điểm của đa số làm chuẩn và dựa trên các sự dị biệt về kinh nghiệm để phán đoán. Sự khác biệt giữa Ralws và Sen là Ralws theo quan niệm về định chế (trancendental institutionalism), trong khi Sen thiên về thực tế và theo khảo hướng đối chiếu (realization-focused comparison). Trong khi Rawls đề xuất về công bình bằng cách suy diễn dựa trên một định chế độc nhất và khô cứng, thì Sen cho rằng con ngưòi dầu có những vị thế khác nhau vẫn có thể theo đuổi mục tiêu riêng, nên không thể đưa tất cả vấn đề vào những khuôn mẩu đã định hình trước để trước để suy luận.Theo Rawls, công bình là khởi điểm để thiết lập định chế cho xã hội, nhưng Rawls đã đơn giản hoá tối đa một vấn đề cực kỳ phức tạp nhằm đem lại sự hài hoà của công bình và thái độ của con người.Theo Sen, điểm yếu của Ralws là giải thích vấn đề một chiều vì định chế chỉ là một phần của vấn đề và cũng không đưa ra một phương thức kiểm chứng nào cho thấy thuyết công bình này sẽ đưa tới kết quả tốt hơn. Sen cho rằng phải kiểm nghiệm lâu dài những tình trạng xã hội phát sinh trong thực tế để có thể so sánh những gì đã xảy ra rồi tìm những tiêu chuẩn công bình, thay vì đề ra một lý thuyết chung. Ông thí dụ nếu đưa ba tình trạng X, Y và Z để xét về công bình, khi xác định đưọc X là tốt nhất thì không nên tiếp tục so sánh giửa Y và Z. 

Thật ra, bất mãn trước một bất công hay cần xác định một cứu cánh cho công bình là đề tài đã được Jean-Charles de Borda và Condorcet, hai nhà toán học người Pháp, nghiên cứu từ thế kỷ XVIII. Họ dùng phương thức toán học để tìm ra cách tính gộp lại các ưu tiên cá nhân, dựa vào cách so sánh do các cá nhân đưa ra, tìm ra các kết quả đối nghịch, rồi từ đó có thể tìm ra những kết quả chấp nhận đưọc gọi là những ưu tiên của đa số. Nghịch thuyết của Condorcet đã được nhà kinh tế học Kenneth Arrow triển khai thành định lý về sự bất khả. Đề nghị này có những khuyết điểm vì theo kiểu định mẩu cũng không hề quan tâm đến những nhu cầu thực tế của từng nhóm khác biệt nhau trong xã hội. Nạn đói nghèo, thất học, bệnh tật, kỳ thị, quyền của nử giới đòi hỏi cần phải có những tiêu chuẩn về công bình khác nhau. Arrow thú nhận ngoài những thảo luận lý thuyết, thực tế cho thấy chưa có một mô hình chọn lưạ về công bình nào có thể thoả mãn cho đa số và đựơc coi là thuần lý và dân chủ. Condorcet cũng đã thấy điểm khó khăn chủ yếu khi xét đoán công bình là thiếu thông tin. Ông nhấn mạnh vai trò giáo dục nử giới và những cuộc thảo luận công khai.

Đồng quan điểm với Condorcet, Sen cho rằng hiện nay các triết thuyết về công bình chỉ dựa trên sư phân loại trong một hệ thống nào đó rồi so sánh nên bất bình xảy ra là chuyện đương nhiên. Quan điểm bất toàn và cục bộ cố hữu này chính là khởi điểm để Sen tìm ra một giải pháp toàn bộ cho vấn đề công bình, mà theo Sen, thông tin và thảo luận công khai là phương tiện để giải quyết. Nhưng lập luận như thế nào đó là chủ đề mà ông đề cập trong phần hai. 

3. Những hình thức lập luận

Phần hai gồm có bốn chuơng nhằm giới thiệu những hình thức lập luận cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể để đạt đươc công bình. Thực ra, ông đã dùng giáo lý vị tha và tương thuộc của Phật giáo để phê bình các thuyết duy lý và duy lợi của phương Tây.

Theo ông, trong thời đại toàn cầu hoá thì quan điểm về một nhà quan sát độc lập của Adam Smith càng cần hơn bao giờ hết, vì nó giúp ta tránh được tinh thần cục bộ, địa phương, chạy theo tư lợi mà quên mình đang sống trong một thế giới đại đồng. Sen cho rằng thuyết duy lý và duy lợi đã đưa con ngưòi đến những thái độ cực đoan trong lúc chọn lưạ: người tiêu thụ chì muốn mua hàng tốt nhất mà giá lại rẻ nhất, nhà sản xuất muốn tạo ra sản phẩm ít vốn nhất mà bán lời nhiều nhất và doanh nghiệp tìm cách tăng thu doanh lợi bằng cách bớt đi phức lợi của công nhân. Thái độ duy lợi tối đa phản ảnh một sự giới hạn của lý trí trong lập luận, vì không chú ý tới những lập luận khác cũng như những lối chọn lựa khác có thể hợp lý hay công bình hơn mà thiện cảm và vị tha là điều kiện thiết yếu để ta quan tâm đến tha nhân và đóng góp hữu ích cho xã hội.

Ông phân biệt có hai mối quan hệ: trong mối quan hệ tương thuộc cá nhân thì vấn đề đối xử sao cho công bình tưong đối dể giải quyết, nhưng khi đặt vấn đề này trong tinh thần trách nhiệm thì chuyện bất công có thể xảy ra, nhất là khi trách nhiệm đi kèm với quyền lực. Vấn đề càng rỏ nét hơn khi đặt mối quan hệ bất cân xứng giửa con ngưòi với thú vật, vì chúng ta luôn tự hào thông minh và trách nhiệm nhiều hơn so với thú vật, từ đó mà chúng ta có lý do để đối xử bất công không những đối với thú vật mà còn với đồng chủng yếu kém hơn. Trong mối quan hệ xã hội hiện nay có quá nhiều bất công, mà chủ yếu bắt nguồn từ việc lạm quyền. Ông dùng lời Phật dạy trong kinh Sutta Nipata và các tác giả phương Tây để soi sáng vấn đề nhân quyền. Ông nhấn mạnh đến bổn phận của cá nhân trong việc để giảm bớt bất công,

nhưng xác định khả năng để hành động đó là chủ đề mà ông thảo luận trong phần ba.

4. Lượng giá khà năng hành động

Phần ba có bốn chương đào sâu các vấn đề tự do, hạnh phúc, công bình và đánh giá khả năng để thực thi công bình.

Ông phê bình các lý thuyết về phát triển kinh tế trước đây khi quá đề cao vai trò các chỉ số về gia tăng tổng sản lượng quốc dân và lợi tức tính theo đầu ngưòi, cách này không những không diễn đạt được thực trạng xã hội mà còn lầm lẩn giữa mục tiêu và phương tiện. Theo ông, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi khái niệm phúc lợi xã hội mà các chỉ số khác quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng hơn là phẩm chất cuộc sống, phúc lợi chung và tự do cá nhân. Tuy nhiên, ông cảnh báo không nên quá nghiêng về thuyết duy lợi cá nhân của Jeremy Bentham, vì chỉ lấy mức hưởng thụ tối đa của cá nhân làm thước đo hạnh phúc chung xã hội, trong khi đó khà năng chuyên môn, mức thu nhập lợi tức, nhất là sự may mắn của từng cá nhân vẫn còn quá dị biệt nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Theo Sen, điều quan trọng trong việc đạt đến công bình làm thế nào để xoá bỏ mọi chướng ngại cho cá nhân trong việc thực hiện tự do để mưu cầu hạnh phúc. Lượng giá khả năng không chỉ là mơ mộng và chờ đợi mà tìm những tiêu chuẩn hành động cụ thể trong môi trường riêng biệt, nhất là dám chọn những lối sống khác biệt, để từ đó tìm may mắn của đời mình, có thể là công danh, tiền tài hay địa vị xã hôi. Dĩ nhiên, nổ lực tối đa của cá nhân trong thể hiện tự do là điều chủ yếu, nhưng môi trường xã hội phù hợp cũng góp phần cho sự thành đạt. Khi phân tích khả năng của từng cá nhân, ông so sánh đến những vấn đề nổi bật trong một vài nhóm ngưòi bị phân biệt đối xử, thí dụ như người khuyết tật hay phụ nử tại các xã hội còn theo chế độ phụ quyền.

Ộng sử dụng khái niệm agency để diễn đạt khà năng và tư cách hành động để chuyển hoá tự do của từng cá nhân, khái niệm này không thể dịch chính xác trong tiếng Việt mà phải hiểu trong ngữ cảnh mà Sen lập luận. Thực ra, ông phê bình các lý thuyết về kinh tế phúc lợi trước đây đã không quan tâm đến khả năng hành động và những nổ lực nhằm thoát ra những nghịch cảnh, thí dụ như công nhân bị bóc lộc trong xã hội tư bản, nông dân trong xã hội nông nghiệp và gia nhân trong xã hội phong kiến. Vấn đề là làm sao để họ hưởng công bình hơn và có một đời sống đáng sống hơn, nhưng khi họ an tâm chiụ đựng và cố thích nghi với nghịch cảnh thì bất công sẽ kéo dài.

Ông dùng agency để phân tích hai mối quan hệ. Một là mối quan hệ giữa khà năng hành động của từng cá nhân và phúc lợi chung, hai là mối quan hệ giữa tự do và kết quả thực hiện. Về mối quan hệ đầu tiên, ông cho rằng cần tìm hiểu mục tiêu cá nhân theo đuổi, dĩ nhiên mục tiêu này nhằm phản ảnh ước muốn cá nhân, có gắn liền với phúc lợi chung hay không. Về mối quan hệ giửa tự do hành động và kết quả đạt được đem so chiếu với phúc lợi chung và khà năng đạt đưọc mục tiêu riêng. Tổng hợp hai lối suy luận này chúng ta sẽ có bốn khái niệm khác biệt để có thể đánh giá đưọc toàn bộ vấn đề công bình 1) phúc lợi chung thu hoạch được, 2) phúc lợi riêng cho cá nhận qua hành động của riêng mình, 3) tự do qua phúc lợi và 4) mức độ tự do trong hành động.

Phân tích của ông đưa đến những suy luận mới hơn và có lẽ quan trọng nhất là đề cao tự do cá nhân trong hành động. Đây là điểm mà các nhà hoạch định chính sách phải ưu tiên chú ý, vì cá nhân không chỉ là người nhận phúc lợi xã hội, mà nên xem họ là một con người có ý thức trách nhiệm hành sử trong tự do và sẽ mang đến phúc lợi chung. Hơn thế nửa, hành động này còn góp phần việc mở rộng dân chủ. Đó là đề taì mà ông dẩn chứng ở phần bốn. 

5. Biện luận công khai là thực thi dân chủ

Phần bốn gồm có bốn chương bàn về các vấn đề thực thi dân chủ, nhân quyền và công bình trên toàn thế giới. Ông cho rằng lập luận công khai sẽ là điều kiện thực hiện công bình và dân chủ. 

Sen định nghiã rất đơn giản về dân chủ. Dân chủ, theo ông, không gì khác hơn là thực tập việc lâp luận và phản biện công khai trong mọi sinh hoạt xã hội. Chính những cuộc thảo luận các vấn đề chung một cách công khai thì các tiếng nói, dù cô thế hay dị biệt, đều được quan tâm và phân tích, có như thế thì xã hội sẽ dễ đạt đến công bình hơn. Nhưng thực thi các quyền dân sự và chính trị của ngưòi dân rất cần đến báo chí. Chính một nền báo chí độc lập và tự do sẽ hổ trợ thiết thực cho việc thực thi dân chủ, vì báo chí không những đóng góp thuần túy trong vai trò thông tin mà còn là phương tiện tranh đấu cho ngưòi cô thế và hướng dẫn dư luận. Ông dẫn chứng nạn đói không hề xảy ra trong một nước dân chủ nào trên thế giới, mà chỉ có ở các nưóc bị ngoại thuộc, mà nạn đói Bangal, Ấn Độ năm 1943 là một thí dụ điển hình, nguyên nhân là báo chí Anh và Ấn độ đều im tiếng. Nhiều nạn đói khác tại như Liên Xô, Trung Quốc, Cambodia, Ethopia, Somalia và Bắc Hàn, mà bưng bít thông tin là lý do giải thích.

Sen cho rằng chính thảo luận công khai các dị biệt giúp chúng ta tìm hiểu và thông cảm nhau nhiều hơn trước những vấn đề phức tạp như tôn giáo, chủng tộc hay bản sắc. Đây là một điều kiện giúp chúng ta có cơ hội đạt được đồng thuận, khoan dung, nhân ái, và nhất là giảm đi mọi đạo đức giả mang danh tôn giáo, mà Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm này. Những cuộc thảo luận của dân chúng tại thành Athens Hy Lạp thời xưa về các vấn đề công cộng là một thí dụ lý tưởng. Theo Sen, từ xa xưa thảo luận công khai là một đặc điểm tại các nưóc Á Đông. Truyền thống tốt đẹp trong các cuộc hội luận của Phật giáo ngay sau khi Đức Phật nhập niết bàn là những bài học về dân chủ. Trong ba cuộc họp tại Rajagriha, Vaisali và Patna để thảo luận về việc kết tập kinh điển, Phật giáo đã chứng tỏ tinh thần thảo luận công khai, khoan dung và tôn trọng dị biệt giửa các tăng đoàn, đây là một điểm son trong quá khứ. Một thí dụ khác của Nhật Bản cũng chứng minh tương tự. Năm 604 sau Công nguyên, Thái tử Shotoku, một Phật tử thuần thành, khi nhiếp chính đã soạn thảo hiến pháp với 17 điều khoản, cũng đề cao tinh thần thảo luận. Ông viết trong điều 7 của hiến pháp là „Mọi quyết định quan trọng không được phép do một người tạo ra, mà cần có sự thảo luận của nhiều người. Đừng bất bình khi người khác bất đồng quan điểm với mình. Mổi người đều có một tấm lòng, mà mổi tấm lòng đều có những lý lẻ riêng. Nếu cái đúng dành cho họ thì cái sai là của chúng ta, và cái đúng dành cho ta thì cái sai là của họ“. Các nhà luật học cho rằng hiến pháp của Nhật nhờ thấm nhuần giáo lý Phật giáo là bước đầu tiên để phát triển dân chủ.

6. Nhận xét

Tác phẩm của Sen là một công trình không những có giá trị về mặt tư tưởng mà còn là một phương châm hành động và đem lại nhiều thú vị cho nhiều giới khác nhau.

Đối với độc giả chưa đọc Sen bao giờ thì đây là một cơ hội hiểu rỏ tư tưởng cơ bản của Sen đã trình bày trước đây, thí dụ như nạn đói tại các quốc gia không có tự do, phê bình các lý thuyết cổ điển về phát triển kinh tế và đề cao vai trò của thị trưòng và báo chí cho các nước chậm tiến. Đối với người đã đọc Sen rồi, thì đây là một công trình bổ sung, nhất là ông đi sâu vào việc phê bình thuyết công bình của Ralws.

Đối với đọc giả phương Tây đang được sống trong môi trường tự do, quen thuộc với tinh thần duy lý và văn hóa tranh luận thì điều mới lạ mà Sen mang lại là giáo lý Phật giáo và triết học Ấn Độ. Khi hiểu được tinh thần vị tha trong một thế giới tương thuộc, nhất là các mối quan hệ đến thú vật, tha nhân và môi trưòng sống, họ có cơ hội để xét lại về khái niệm công bình và cảm thấy trách nhiệm hơn là tiếp tục theo đuổi duy lý và duy lợi.

Nhưng quan trọng và đặc sắc nhất của Sen là đưa ra một chương trình hành động cho người đọc đang sống trong các chế độ độc tài. Những luận điểm chính của Sen là:

- kinh tế thi trường là phương cách tốt nhất để phát triển kinh tế 

- tự do báo chí là nền tảng để thực thi dân chủ

- chấp nhận tranh luận công khai các dị biệt để thuyết phục và đồng thuận là phương tiện để đạt được công bình xã hội.

Sen thú nhận đây là một tham vọng khó thực hiện trên toàn thế giới. Người Việt có thể thất vọng vì Sen không đề cập đến tinh thần dân chủ của hội nghị Diên Hồng và nạn đói năm Ất Dậu trong lịch sử Việt Nam cũng như tình trạng báo chí và nhân quyền ở Việt Nam hiện tại, nhưng hy vọng phương cách của Sen là nguồn cảm hứng bố ích và trở thành một thông điệp thời đại giúp cho những người đang tha thiết muốn đóng góp cho Việt Nam hôm nay và mai sau được công bình và dân chủ hơn.

The Idea of Justice, Amartya Sen, ISBN: 978-0-141-03785-1, Penguin Books, 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.