Hôm nay,  

Đất Hứa - Phần I

07/10/200000:00:00(Xem: 4626)
Trong số những kỷ niệm của một đời người tỵ nạn, kỷ niệm vượt biển tìm về miền đất hứa luôn luôn là kỷ niệm sống động, đa dạng, đầy nguy hiểm dễ tạo nên những thao thức, những bồi hồi nhất. Thời gian trên dưới một thập niên đầu kể từ sau 1975, hầu như ở đâu, khi nào, cũng thấy báo chí, đài phát thanh và người Việt tỵ nạn kể về những kỷ niệm của cuộc vượt biên, trên đất liền, hoặc trên biển. Từ những kỷ niệm kinh hoàng của những ngày tháng chao đảo, nghiêng ngửa đầy giông tố đó, phần đông người Việt tỵ nạn có cơ hội tìm thấy những vốn qúy của chính mình, phát hiện được những giá trị thiêng liêng của tình bằng hữu, tình vợ chồng, tình cha con, tình mẫu tử... Nhưng cùng với thời gian trôi qua, đến nay đã 25 năm kể từ ngày cộng sản chiếm mất quê hương, những kỷ niệm của cuộc vượt biên dần dần bị lớp tro bụi của thời gian bao phủ, đã đi vào quên lãng. Thêm vào đó, những ổn định của cuộc sống tại vùng đất mới, mang theo những vui buồn mới, những lo lắng, ước vọng, hoài bão mới, khiến nhiều người Việt tỵ nạn quên dần những kỷ niệm của một thời "dám nghĩ dám làm, dám đi dám đến"... Cái thời hào hùng, quật cường, nghĩa khí, từng được nhiều người coi là oanh liệt "gươm đàn nửa gánh, giang sơn một chèo"... Rất may mắn, trong số những người Việt tỵ nạn sống trên đất Úc, vẫn còn có những người nhớ đến những kỷ niệm giông tố, đầy nguy hiểm của ngày xưa và ghi lại một cách sống động, sắc nét, tựa như chuyện mới xảy ra hôm qua, hôm kia... Bài dự thi của tác giả Phan Trần Sơn Hà tuần này chính là một đóng góp quan trọng giúp độc giả đọc truyện của người, nhớ đến truyện của mình... Và từ trong quá khứ của những kỷ niệm, những nhạt nhòa nhân ảnh... qúy độc giả sẽ có những giây phút nhớ đến những hình bóng thân yêu của bằng hữu, của đồng chí, của những người đã nằm xuống, và cả những người hiện đang sống ở một vùng trời nào đó trên trần gian... với mái tóc đã điểm sương và nếp nhăn đã hiện về trên khóe mắt... Thay mặt tòa soạn, chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả Phan Trần Sơn Hà, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài dự thi nhan đề "Đất Hứa".

Trong kinh thánh có ghi lại câu chuyện thánh Moise hướng dẫn một đoàn người Do Thái lưu lạc ở Ai Cập tìm đường về Đất Hứa. Tôi không biết hành trình của thánh Moise và đoàn người Do Thái ấy gian khổ thế nào, chứ cuộc hành trình của tôi và nhóm người vượt biên do tôi hướng dẫn để đi tìm Đất Hứa thật trăm ngàn khổ ải.

Năm 1987, sau khi ở tù cải tạo ra, vượt biên mấy lần thất bại, tôi quyết định trốn sang đất Chùa Tháp để tìm cơ hội. Với hai bàn tay trắng, vợ chồng tôi sống lây lất ở Phnom Penh làm đủ mọi việc để sinh sống đồng thời ngụy trang để qua mắt bọn công an VC hồi đó đang đầy rẫy ở đất Miên. Vợ tôi bán hàng rong, tôi làm bồi bàn cho một nhà hàng ở gần chợ Ô Xây. Được một năm, cơ hội vẫn mịt mù. Chúng tôi lại lần đường xuống hải cảng Kompong Som. Tại đây, vợ chồng tôi bán bánh mì ở bến xe Sa Lơ. Nơi đây chính là cửa ngõ, vùng đất thuận lợi cho những người Việt muốn tìm đường vượt biên qua Thái. Nhưng giá cả còn quá cao so với khả năng tài chánh của vợ chồng tôi (tối thiểu phải hai cây vàng một đầu người). Thế là vào một buổi sáng cuối năm 1988, vợ chồng tôi lại dắt díu nhau lếch thếch xuống tầu khách đi về cảng Park Long (một thị trấn thuộc tỉnh Ko Kong, giáp ranh với Thái Lan). Sau một thời gian bán bánh mì ở cầu tầu Park Long, tôi đã âm thầm kết hợp được một số "đồng chí" để thảo ra một kế hoạch vượt biên tự biên tự diễn.

Nhóm chúng tôi chỉ có 15 người kể cả già trẻ, lớn bé. Phương tiện là một chiếc ghe dài 8 mét gắn máy đuôi tôm Honda 10 với một bộ lưới đánh cá mà tôi đã tạo được. Kế hoạch do tôi thảo và điều khiển. Ngày N là ngày 9/12/89, giờ H là 7 giờ tối. Theo kế hoạch đã được cả nhóm đồng ý, "lực lượng" của chúng tôi chia làm hai cánh. Nhóm thứ nhất do Tám Hải phụ trách gồm Sáu Tòng (tài công), Tư Sanh (thợ máy) và Hai Khoèo (anh Tám Hải) có nhiệm vụ chuẩn bị dầu nhớt, lương thực nước uống, buổi sáng ngày N đi lấy ghe (được ém ở bến tỉnh Kô Kông), ngụy trang làm ghe đánh cá tới điểm hẹn vào giờ H. Nhóm thứ hai do tôi phụ trách gồm tất cả những người còn lại (vợ chồng Bảy Kiếm với đứa con gái 17 tuổi, vợ chồng tôi, vợ Tám Hải với đứa con gái 6 tuổi, vợ Sáu Tòng với cậu con trai lên 2 và Út Nhị), theo nhiều hướng để đi tới tập trung tại xóm Rừng Dừa rồi nhanh chóng tới điểm hẹn.

Năm giờ chiều ngày 9/12/89, vợ chồng tôi dọn dẹp hàng quán và đi về nhà. Chúng tôi dùng bữa chiều qua loa bằng bánh mì. Sáu giờ chiều, vợ chồng tôi và Út Nhị lững thững như kẻ đi dạo mát, hướng về xóm Rừng Dừa. Đồ đạc trong nhà chúng tôi để nguyên, không mang theo một thứ gì. 6 giờ 30, tôi đi ngang qua quán cô Thùy để mọi người thấy mặt. Sau khi kín đáo quan sát không thấy có gì khả nghi, tôi đi thật nhanh vào con đường mòn phía sau quán cô Thùy, ra điểm hẹn. Mọi người theo sau.

Điểm hẹn là một bãi cát thoai thoải, nhìn ra đảo Kokos và thị trấn Klong Yai của Thái Lan. Tôi bố trí mọi người ẩn sau hàng cây dương. Tất cả im lặng nhìn hướng ra biển. 7 giờ tối. Tôi chợt thấy một chấm đen ở mé trái. Tôi chỉ cho Út Nhị. Út Nhị vội dùng hộp quẹt ga chớp tắt ba lần làm ám hiệu như kế hoạch đã định. Chúng tôi nghe tiếng máy nổ và ánh đèn hiệu trả lời. Rồi chiếc ghe hiện ra, hướng về chúng tôi. Tiếng máy nhỏ dần, ghe giảm tốc độ để chuẩn bị ghé bến. Bỗng một tràng AK nổ dòn trong khu rừng cây, phía con đường mòn chúng tôi vừa đi qua. Tôi bật dậy, hô mọi người chạy xuống bãi cát. Tất cả ào xuống như một cơn lốc. Thấy vợ Sáu Tòng lúng túng với đứa con nhỏ trên tay, tôi giằng lấy, đẩy vợ Sáu Tòng chạy nhanh xuống nước. Tiếng súng càng ngày càng gần, hình như lằn đạn xẹt ngay trên đầu chúng tôi. Mặc kệ, tôi hét mọi người cứ lội ra. Khi nước vừa ngập ngang ngực thì ghe cũng vừa đến tầm tay chúng tôi. Mọi người ào lên ghe, cùng lúc đó tài công quay mũi ra khơi. Tôi trườn lên ghe sau cùng. Trong khi thân hình tôi còn đang nằm vắt trên lườn ghe thì súng đã nổ ở ngay trên bãi cát.

Tôi quay lại nhìn. Bốn tên du kích Miên vừa bắn chỉ thiên vừa vẫy tay rối rít. Mặc, tôi hét Sáu Tòng tăng ga. Tiếng máy rú lên như con heo bị thọc tiết. Trong lúc đạn bay chiu chíu trên đầu chúng tôi, chiếc ghe như trêu ngươi chỉ nhích đi từng tí một. Cũng may bọn du kích không bắn thẳng vào ghe mà chỉ bắn lướt trên đầu chúng tôi. Để đề phòng, tôi bảo Sáu Tòng nằm sát xuống sàn ghe trong khi tay vẫn điều khiển cần lái. Rồi ghe từ từ ra được chỗ nước sâu, đuôi tôm không bị trở ngại nữa. Tôi nhìn về phía sau thấy ba thằng du kích đang ào xuống nước, còn một thằng chạy về hướng bến cảng Park Long, chắc là đi báo động hay lấy xuồng máy để đuổi theo chúng tôi. Nhưng ghe chúng tôi đã ra ngoài tầm súng, mũi hướng thẳng về phía Klong Yai. Chúng tôi hình như đồng loạt trút ra một tiếng thở nhẹ nhõm. Tám Hải còn hứng chí đứng thẳng dậy, giơ tay vẫy, miệng hét lớn:

- Chào các "đồng chí". Các "đồng chí" ở lại mạnh giỏi!

Đêm ấy trăng sáng vằng vặc. Hình như là đêm rằm. Trăng rất tròn, tỏa ánh sáng vàng dịu trên mặt biển lặng sóng. Chiếc ghe máy lướt nhanh êm ả. Mọi người đều ngồi dưới lòng ghe. Tôi ngồi ở đằng mũi giữ nhiệm vụ "đề lô". Ngoài nhiệm vụ nhắm hướng, tôi còn phải phát hiện kịp thời các tầu đánh cá hoặc tầu buôn của Thái Lan. Trước khi chuẩn bị vượt biên, chúng tôi đã biết rằng, Thái Lan hiện đã đóng cửa biên giới. Những người vượt biên đổ bộ lên bờ, nếu không bị bắn chết thì cũng bị bắt trả lại đất Miên. Trong thời gian ở Park Long tôi đã chứng kiến nhiều chiếc ghe chở đầy xác người trôi tấp vào bờ. Nếu bị trả về đất Miên, chúng tôi sẽ bị giao cho công an VC để rồi bị giải về VN.

Ghe chúng tôi đã đi ngang qua Triềm Diêm (trạm biên giới). Đèn rực sáng ở bến cảng. Tôi bảo Sáu Tòng cho ghe tránh ra khơi để đề phòng bị trên bờ phát hiện. Rất nhiều người vượt biên bị thất bại ở địa điểm này. Tôi quyết định cho ghe vượt qua Klong Yai hướng về tỉnh Trad của Thái.

Mặt biển vẫn êm. Đảo Kokos đã ở sau lưng chúng tôi. Chúng tôi đang trên hải phận của Thái Lan. Trên lý thuyết, chúng tôi đang ở trên vùng đất tự do, đã thoát khỏi nanh vuốt của bè lũ cộng sản Miên và VN. Mọi người cười đùa, nói chuyện thoải mái. Hứng chí, Tám Hải ứng khẩu ngâm vài câu thơ lục bát:

Đêm nay trăng sáng mượt mà Ta đi, súng nổ tiễn ta lên đường Ngày mai vọng tưởng cố hương Quay về phục quốc, diệt phường Cộng nô!

Khoảng 2 giờ sáng, ghe chúng tôi tới ven một thành phố sáng trưng ánh đèn. Chúng tôi nghe rõ cả tiếng xe chạy trên bờ. Sáu Tòng lên tiếng:

- Thành phố Trad đó. Nếu muốn lên đây, chúng ta phải tìm chỗ khuất neo lại chờ sáng sẽ vào bờ để được an toàn.

Tôi hỏi Tám Hải:

- Anh xem còn bao nhiêu xăng"

Tám Hải lục lọi một hồi rồi trả lời:

- Còn nguyên hai can lớn (tức 60 lít).

Tôi quyết định:

- Chúng ta mới dùng hết 1/3 số xăng. Máy và ghe của chúng ta rất tốt. Tôi đề nghị đi thẳng tới Chonburi vì trại tỵ nạn Panat Nikhom nằm ở đó. Hoặc ít nhất chúng ta sẽ đi đến khi nào hết xăng sẽ tắp vào bờ. Theo tôi, càng đi sâu vào đất Thái sẽ càng bớt nguy hiểm hơn.

Sau một hồi bàn tán, mọi người đồng ý. Và chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. 5 giờ sáng ngày 10/12/89, ghe chúng tôi qua khỏi một vũng nuôi tôm có đèn ống sáng trưng. Thấy có vài ngôi nhà trên bờ, tôi bảo Sáu Tòng ghé vào để hỏi thăm đường đi đến Chonburi. Tôi gặp một bà già người Thái đang múc nước ở cái giếng trước sân. Với số vốn tiếng Thái ăn đong của tôi, tôi được biết Chonburi ở hướng trước mặt nhưng còn rất xa. Tôi quay về thì thấy một chiếc ghe cào tôm đang cặp sát vào chiếc ghe chúng tôi. Một tên người Thái ăn mặc nửa dân nửa lính, râu ria lởm chởm, đầu chít khăn rằn, mặt mày dữ tợn đang chĩa súng M 16 bắt tất cả mọi người trên ghe chúng tôi sang ghe của chúng. Tôi xuống sau lên cùng chung số phận. Bọn chúng gồm 3 tên, tên nào mặt mũi cũng cô hồn, mình dắt dao găm, tay cầm M 16. Tôi nghĩ thầm: gặp hải tặc rồi.

Sau khi chúng tôi đã ngồi hết vào lòng ghe, chúng cột ghe của chúng tôi vào ghe của bọn chúng rồi quay mũi trở lại vũng nuôi tôm, nơi mà chúng tôi thấy thấp thoáng mấy ngôi nhà. Tên chít khăn rằn dùng mũi súng thúc chúng tôi lên bờ, bắt ngồi chồm hổm hàng một ngay ngắn. Tên này lục soát từng người, tịch thu hết mọi giấy tờ tiền bạc. Nó giật cái đồng hồ của Út Nhị rồi giơ lên cao cho đồng bọn thấy, miệng cười hô hố ra vẻ khoái chí lắm. Tôi tưởng như vậy là xong. Nhưng bất thần nó ra lệnh cho đám đàn bà con gái từng người một đi vào bụi rậm gần đó. Tôi rợn tóc gáy khi nghĩ tới những việc mà bọn hải tặc đã làm. Đến khi nhìn mọi người đi ra khỏi bụi cây một cách bình thường, tôi mới yên tâm. Thì ra, nó chỉ bắt các bà các cô lột trần để tìm vàng.

Khoảng 10 phút sau, một số dân làng ở gần đó kéo tới. Một người đàn ông mập mạp mặc quần tây áo sơ mi bỏ ngoài, tay cầm máy bộ đàm (có lẽ là viên chức địa phương) đến gần chúng tôi hỏi lớn:

- Khừn nây chảng Tai đai" (Ai biết nói tiếng Thái")

Tôi chột dạ. Như vậy là bà cụ đã đi báo cáo với chính quyền. Ghê thật. Dân Thái ở đây cũng được tổ chức như trong một xã hội CS như ở VN. Tôi tảng lờ nhìn đi nơi khác. Họa phước chưa biết, thôi cứ giả điếc thì hơn.

Không thấy ai trả lời, ông ta dùng máy bộ đàm để gọi về một nơi nào đó. Khi nắng đã gần tới đỉnh đầu thì một chiếc GMC nhà binh chạy tới. Chừng một trung đội lính mặc đồ rằn ri (dân Thái gọi là Parat) nhảy xuống xe, bao vây chúng tôi vào giữa. Trông họ không khác gì lính nhảy dù QLVNCH, súng ống, quân phục và trang bị giống hệt. Tên nào tên nấy mặt mũi dữ tợn, không có tỏ vẻ gì có chút thiện cảm hay thương hại trước bọn người xơ xác, tả tơi như chúng tôi. Lúc này dân làng đã tản mác gần hết, chỉ còn lại 2, 3 người đứng xa xa tò mò nhìn chúng tôi.

Lại một phen lục soát tỉ mỉ. Lần này cả sách học Anh văn, kinh thánh, kinh Phật cũng bị tịch thu. Sau đó bọn lính lùa chúng tôi vào một khu rừng vắng sát bờ biển, cách biệt với xóm làng của dân chúng. Chúng bắt chúng tôi ngồi xếp hàng tư, hai tay để trên đầu gối cấm nói chuyện. Đồ đạc tập trung xếp thành một đống bên cạnh. Tôi ngồi ở hàng đầu, vợ tôi ngồi sát sau lưng tôi. Mười mấy khuôn mặt thất thần, xanh mét vì lo sợ. Mọi người nhìn tôi như thầm hỏi sắp có chuyện gì xảy ra đây" Tôi lắc đầu. Làm sao biết được. Tôi nghĩ có thể bọn chúng lùa chúng tôi ra khu rừng vắng này để thủ tiêu. Chỉ cần vài tràng M 16, sau đó vất xác chúng tôi xuống ghềnh đá. Sóng biển sẽ cuốn xác chúng tôi ra khơi, nhận chìm vào hư vô và loài người sẽ không còn thấy một chút dấu vết gì của đoàn người chúng tôi trên mảnh đất gọi là xứ sở tự do này...

Bỗng tên chỉ huy gọi hai thằng lính tới nói gì đó. Hai tên này vội lắp lưỡi lê vào súng rồi đi ra một ghềnh đá khuất sau lùm cây rậm rạp. Tên chỉ huy bước đến trước mặt tôi, ra hiệu cho tôi đứng dậy và chỉ tay ra phía ghềnh đá nơi có hai tên lính đang đứng. Đã chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng trong tư thế một tên tử tù sắp bước lên đoạn đầu đài, tôi đứng dậy như một cái máy, bình thản như không có chuyện gì. Tôi quay nhìn vợ tôi thầm nói: "Anh đi trước đây, lát nữa chúng ta sẽ gặp nhau ở thế giới bên kia". Tôi nhìn vĩnh biệt các bạn đồng hành của tôi. Mọi người nhìn lại tôi với cặp mắt vô hồn. Tất cả đều nghĩ rằng, sau tôi sẽ đến họ. Tôi lững thững đi về phía ghềnh đá. Tôi bước đi thật bình tĩnh, chăm chú nhìn từng cử động của hai tên lính. Khi thấy tôi tới gần, một tên ra dấu bảo tôi bước lên ghềnh đá cao nhất. Tôi tự hỏi không biết chúng bắn hay đâm bằng lê. Hai tên lính cùng tiến lên, một tên ra dấu bảo tôi cởi áo. Cả hai tên sờ mó khắp người tôi. Tôi đứng ngay đơ, mắt nhìn vào súng của bọn chúng.

Thời gian trôi qua nặng nề. Sau đó chúng bảo tôi tuột quần. Tôi làm theo lời chúng như một cái máy. Khi thấy tôi trần truồng tồng ngồng, chúng nhìn tôi cười hô hố! Không hiểu sao tôi cũng bật cười theo! Hình như tôi cười theo một phản xạ vô thức. Cười xong, hai tên lính lui lại vài bước, mắt nhìn tôi đăm đăm. Tôi nhìn lại chúng sẵn sàng chờ súng nổ. Lúc ấy tôi chợt có ý nghĩ, thôi thì cũng đành, mình sắp thoát khỏi cuộc đời đầy khổ ải này để trở về với cát bụi. Tôi sắp được chấm dứt một kiếp người...

Bỗng tên chỉ huy chạy tới nói líu lo gì đó với hai tên lính. Hai thằng này bèn ra dấu bảo tôi mặc áo vào và đi về chỗ tập trung.

Hú vía! Tôi trở về hàng ngũ với các bạn đồng hành như trở về từ cõi chết. Mọi người nhìn tôi, tia nhìn đầy ánh vui. Vợ tôi đưa tay gạt nước mắt. Tư Sanh nhìn tôi gật đầu mỉm một nụ cười an tâm.

Sau này, có lần kể lại giây phút đó, Tư Sanh nói:

- Cậu đi khuất khỏi lùm cây, tớ và mọi người chỉ chờ tiếng súng nổ và tiếng thét của cậu. Không ngờ lại nghe tiếng cậu cười hô hố. Thế là mọi người nhìn nhau thở phào nhẹ nhõm.

Một tên mặc đồ kaki vàng, tay cầm máy bộ đàm đến đứng trước mặt chúng tôi, nói với chúng tôi bằng tiếng Anh. Đại khái anh ta nói chúng tôi sẽ được đưa tới một trại tỵ nạn gần đây. Nghe xong mặt mày ai nấy sáng rỡ, vui vẻ nhận lại đồ đoàn. Âm thanh "sắp sửa nhập trại" như những viên thuốc thần diệu khiến mọi người hăng hái, linh hoạt hẳn lên.

Chúng tôi được dẫn xuống bến và lên ngay chính chiếc ghe của mình, lúc đó đã cột sẵn vào chiếc ghe cào. Tất cả máy móc, đầm chèo trên ghe đều bị gỡ sạch. Ghe trống trơn. Chúng tôi được cấp một bình nước 4 lít, một túi nylon có 20 cái bánh ngọt. Tôi chột dạ. Tôi nhớ lại những nụ cười hình như rất giả tạo của bọn lính hồi nãy. Đây là những dấu hiệu báo cho chúng tôi biết sẽ dữ nhiều lành ít. Do đó, khi mọi người có ý định "vui vẻ ăn bánh, uống nước", tôi vội cản lại dù tôi biết suốt từ sáng đến giờ mọi người không được ăn uống gì cả, lại trải qua một thời gian dài kinh hoàng. Tôi khuyên mọi người ráng nhịn thêm một thời gian nữa, khi nào an toàn thật sự sẽ tha hồ ăn uống. Bây giờ bánh và nước chỉ ưu tiên cho con Sáu Tòng và Tám Hải. Mọi người đồng ý.

Trên ghe cào có 3 tên Thái vũ trang M 16 và một con dao mũi cong như dao Mã Lai. Chúng để súng trên sàn ghe. Một tên lái, hai tên ngồi uống rượu. Ghe của chúng tôi bị kéo hướng thẳng ra khơi. Mọi người ngồi bó gối dưới lòng ghe. Tôi ngồi trên sàn, phía đằng mũi, quan sát hướng đi và nhất cử nhất động của ba tên Thái.

Ghe ra khỏi eo biển vẫn hướng ra khơi, không có một chút dấu hiệu nào cho biết sẽ ghé vào một bến bờ nào đấy. Lúc đầu, những người ngồi ở dưới lòng ghe thỉnh thoảng còn nhổm dậy theo dõi hướng đi của ghe. Khi thấy ghe càng ngày càng tiến ra ngoài khơi xa, không ai còn can đảm theo dõi nữa.

Tôi vẫn ngồi im lìm ở mũi ghe. Nắng gay gắt như đổ lửa trên đầu. Dù để đầu trần tôi vẫn không cảm thấy cái nóng của mặt trời. Vợ tôi đưa cái khăn lông bảo trùm lên đầu, tôi gạt đi. Tâm trí tôi đang dồn hết vào hướng trước mặt. Về hướng đi của ghe. Về từng cử động của ba tên Thái. Chúng đưa bọn tôi đi đâu" Tôi nghĩ đến những tràng súng nổ. Và một ghe đầy xác người trôi lênh đênh rồi tắp vào một bến bờ nào đấy như tôi đã từng được chứng kiến khi còn ở Park Long. Có thể như thế lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.