
Vincent Bảo Phương
BÉ VIẾT VĂN VIỆT/ BÀI DỰ THI SỐ 242
Mỗi khi đi học về, em thường khoe với ba mẹ về những bài thi mà em đạt được điểm tốt. Và mỗi lần nghe vậy, ba mẹ thường hay nói với em câu “Không Thầy Đố Mầy Làm Nên”. Lúc còn nhỏ, em chẳng hiểu ai là “thầy” và “mày” ám chỉ ai" Đến khi lớn lên, được nói chuyện với ông bà ngoại nhiều, nghe ông bà ngoại giảng giải, từ đó em mới hiểu câu ba mẹ em thường nhắn nhủ em…
Bây giờ thì em hiểu cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của câu nói nầy. Theo em được biết thì cả hai nghĩa bóng và đen đều gần giống nhau. Nghĩa đen là nếu không có một thầy giáo giảng dạy, chỉ dẫn, thì đầu óc mình không thể mở mang, hiểu biết, thực hành và áp dụng những bài học với thực tế. Nghĩa bóng của câu này, em hiểu thì một người bắt đầu bước vào đời, từ tập đi tập đứng cũng có người chỉ dẫn, rồi qua trường học, từng bước một, từ vỡ lòng tới ra trường đều phải có những vị thầy hướng dẫn, dạy dỗ thì mới thành người, bước vào đời mới vững vàng, thành công. Mục đích của câu này có ý dậy chúng ta hiểu được sự cao quí của người làm thầy, và khuyên chúng ta phải biết kính trọng và cố gắng nghe lời thầy dạy bảo, như vậy chúng ta mới trở nên người tốt.
Còn có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “, có nghĩa là người dạy ta “một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy”. Cho nên, dù ở một người nào, dạy ta ít nhiều cũng là “thầy” của ta, và ta phải kính trọng người thầy đó. Như khi em muốn học môn toán, em chưa hề biết phải làm thế nào với những con số cọng trừ, em phải đi học với một thầy chuyên dạy toán. Thầy giáo là một người kinh nghiệm dạy môn toán, chỉ bày rèn luyện cho em, giải thích cho em và em học được môn toán dễ dàng.
Còn có những người không nhất định làm nghề dạy học, cũng là “thầy” của ta, nếu ta học được một điều hay, chỉ vẽ cho ta một bài học khó hay một kinh nghiệm của họ. Thí dụ như khi đi học về, có một câu hỏi về Sử Địa mà em không biết, mà ba em lại biết nên chỉ dẫn cho em làm bài, như vậy, lúc đó ba em vừa làba vừa là người thầy của em. Bất cứ điều gì ta không biết mà có người dạy biểu, giảng giải cho ta biết, người đó đều là “thầy” của ta cả. Ý nghĩa của chữ “thầy giáo” là người học rộng, hiểu biết nhiều và đem những điều ấy dạy lại cho người không biết. Ở trường học, những thầy cô dạy cho học sinh biết đọc, biết viết và càng lên lớp cao càng phải học khó hơn. Như vậy, nếu không có thầy dạy thì ta không đến trường học, không có bằng cấp và kinh nghiệm để làm việc nuôi bản thân và giúp ích cho đời. Câu này trong tiếng Mỹ được dịch là “ Without teacher, you will not Suceed”.
Câu “Không Thầy Đố Mầy Làm Nên” là của tổ tiên cha ông chúng ta từ ngày xửa ngày xưa, để lại cho chúng ta để khuyên chúng ta phải tìm thầy mà học và cũng phải kính trọng thầy cô giáo, vì những “Thầy Cô” luôn luôn hết lòng chăm sóc dạy dỗ cho thanh thiếu niên những hiểu biết, đỗ đạt và vững chãi bước vào đời. Em còn được hiểu thêm, dù mai sau, nhờ thầy cô, trường học mà em có thành đạt trong tương lai, cũng nhờ công ơn của các vị thầy đã hy sinh cả cuộc đời, đứng một chỗ ở lớp học, cho đàn thiếu nhi lớn lên, thành danh bay nhảy trong cuộc đời rộng lớn.
Vincent Bảo Phương