Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Người Việt Trên Đất Úc: Chân Trời Mới

31/01/200400:00:00(Xem: 4827)
Tôi biết chị Phấn trong dịp nhà trường mời phụ huynh tham dự một buổi thông báo kết quả học tập của học sinh trong năm qua. Do một sự sắp xếp rất tình cờ, tôi và chị Phấn ngồi cạnh nhau.
Hôm ấy trong hội trường rất đông người. Khi tôi đến nơi thì chị Phấn đã ngồi đó tự lúc nào. Chúng tôi gật đầu chào nhau theo phép lịch sự thông thường.
Sau khi thủ tục khai mạc xong, phần thông báo bắt đầu. Vì đây là khóa học Anh Văn cho các học sinh vừa mới nhập cư nên học sinh đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi sắc tộc, và đủ mọi trình độ.
Lúc đầu tôi không chú ý đến chị Phấn vì tôi còn mải để tâm theo dõi trình độ của cháu tôi, Hoàng vừa theo gia đình sang Úc qua sự bão lãnh của ông bà nội, tức là cha mẹ tôi.
Sau khi được thông báo kết quả của Hoàng tôi mới thở phào nhẹ nhõm vì cháu học cũng khá. Được cấp bằng và nhập học lớp sáu sau kỳ nghỉ holliday nầy.
Bấy giờ tôi mới có dịp quan sát người bên cạnh, thật sự chị Phấn không có gì đáng chú ý, khoảng 50 tuổi, chị không đẹp, có thể nói là hơi xấu, gương mặt cằn cỗi với nhiều nếp nhăn nho nhỏ, thân hình nhỏ bé trong chiếc áo lạnh rộng thùnh thình, và hầu như bị nuốt trửng trong chiếc ghế mà chị đang ngồi, tương phản hẳn với thân hình to lớn của người đàn ông da trắng đang ngồi cạnh chị.
Khi tên con chị được xướng lên, cho biết kết quả, tôi thấy người đàn ông ngồi cạnh chị quay qua nói với chị một tràng dài. Chị quay sang tôi :
- Xin lỗi cô, tôi quê mùa không biết tiếng Anh nhiều lắm, cô có thể nói giùm cho tôi biết cái ông ở trường vừa rồi nói con tôi học như thế nào, kết quả ra sao, ông chồng tôi ổng nói nhưng tôi cũng không làm sao hiểu được.
Tôi ngạc nhiên hết sức, thì ra người đàn ông da trắng ngồi cạnh là chồng chị, tôi vội cho chị biết sơ qua những lời thông báo của nhà trường về học lực con chị thời gian qua không được đạt lắm, con chị phải tiếp tục một khóa nữa mới có thể nhận bằng được.
Chị cám ơn tôi rối rít, từ lúc ấy tôi và chị trò chuyện thân mật hơn. Đến giờ giải lao, chúng tôi mới có nhiều thì giờ tâm tình với nhau...
Quê chị Phấn ở Cần Giuộc, chồng chị là lính bộ binh, sau ngày 30/4, xin làm việc không nơi đâu thu nhận, anh phải chạy xe ôm để kiếm tiền lo gia đình, một tai nạn thảm khốc xảy ra, chiếc xe Honda 67 của anh bị bẹp dí dưới bánh chiếc xe đò trên quốc lộ vì tài xế tranh đường nhau chở khách.
Sau khi chôn cất chồng xong, trong nhà không còn một đồng một cắc, chị phải đi làm thuê, làm mướn để nuôi ba đứa con, hai trai, một gái.
Hàng ngày chị đi làm để các cháu cho bà nội trông nom. Cuộc sống rất khổ cực nhưng cũng lây lất qua ngày.
Khi gia đình anh em bên chị bàn nhau tổ chức vượt biên, chị không bao giờ mơ ước đến. Chị nghĩ thân phận quê mùa, không biết một chữ Anh, chữ Pháp làm sao đi ra nước ngoài, với lại còn mẹ chồng già yếu biết bỏ lại cho ai lo.
Chị còn nhớ khi anh Hai chị ra đi có hỏi chị có muốn gởi thằng lớn theo anh ấy không" Anh hứa với chị là sẽ lo cho cháu học đến nơi đến chốn, nhưng với đầu óc quê mùa chị chỉ biết thương con mù quáng, chỉ muốn nó ở cạnh chị dầu khổ cực vẫn mẹ con có nhau, vả lại ra đi sóng gió, nguy hiểm khôn lường, biết chuyện gì sẽ xảy ra, biết bao giờ mẹ con mới gặp lại nhau.
Một thời gian sau anh Hai gởi thơ về cho biết đã đến được nước Úc, thật sự chị cũng không biết nước Úc ở đâu trên bản đồ thế giới, người Úc ra sao, da vàng, da trắng hay da đỏ. Sau đó, thỉnh thoảng anh Hai gởi về một hai tấm hình, chị mới biết được đời sống văn minh, chị hối hận thì đã muộn rồi. Thế giới đã đóng cửa các trại tiếp cư.
Cùng với thời gian các con chị lớn lên, nhu cầu càng đòi hỏi nhiều hơn, nhìn các con thiếu thốn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, chị cảm thấy thật chua xót. Anh Hai thỉnh thoảng cũng có gởi về giúp đỡ, nhưng chẳng khác nào muối bỏ biển, chẳng thấm tháp vào đâu, như cơn nắng hạn gặp trận mưa rào.
Một lần anh Hai về Việt Nam thăm nhà, thấy tình cảnh chị, anh thương lắm, nhất là tương lai các cháu.
Khi về lại Úc, anh làm giấy bảo lãnh du lịch 6 tháng cho chị qua Úc chơi, nhưng thật sự là qua để chị làm lụng, kiếm chút tiền trong thời gian được ở Úc.
Anh chị Hai có một trang trại thật lớn ở Queensland, ngày ngày chị ra vườn hái nho, cherry, cà chua, cam, quít... Chỉ trong 6 tháng chị cũng kiếm được một số tiền kha khá.
Mang tiền về Việt Nam, chị sửa lại ngôi nhà, sắm sửa cho con cái vài cái áo, cái quần, trả một số nợ lặt vặt, cuối cùng nghèo lại hoàn nghèo. Lại tay làm hàm nhai quần quật cả ngày ngoài ruộng rẫy, chị cảm thấy nhớ nhung nước Úc, nhớ những cánh đồng nho bạt ngàn, những trái cherry nâu sẫm ngọt ngào, những trái cam vàng tươi mọng nước...
Thế là chị viết thư cho anh chị, nói mơ ước của mình, van xin anh tìm mọi cách giúp đỡ để chị cùng các con được đến Úc, các con chị được học hành, chứ chị biết, ở Việt Nam, tương lai các con chị cuối cùng cũng chỉ là những con người nghèo khổ và thất học mà thôi.
Anh Hai gởi về cho chị một số tiền, khuyên chị đi học tiếng Anh trong thời gian anh ấy tìm cơ hội giúp chị.
Nhưng trong hoàn cảnh cái ăn, cái mặc thôi thúc, thì giờ, tiền bạc đổ dồn vào miếng cơm, manh áo, thời giờ đâu mà học với hành.
Chị còn nhớ, khi anh Hai đưa Micheal, chồng chị hiện giờ về Việt Nam gặp chị để giới thiệu làm quen. Chị lúng túng không nói được một tiếng, phần vì mắc cỡ không quen tiếp xúc với người lạ, phần vì nhà mình quá nghèo nàn.
Được cái Micheal rất tốt, có lẽ anh Hai đã nói hết hoàn cảnh chị nên Micheal không tỏ vẻ ngạc nhiên hay khinh khi gì cả.
Anh Hai cũng cho biết Micheal ly dị vợ đã lâu, anh thích lấy vợ Á Châu vì người vợ da trắng của anh thật quá quắt, chỉ coi Micheal là một công cụ kiếm tiền cho cô ta tiêu xài, bao nhiêu tiền cũng không đủ chiều theo sở thích thay đổi mốt nầy mốt nọ của cô ta, áo quần son phấn theo mùa, giày dép phải theo màu áo quần, son phấn. Cả ngày chỉ thích xem tivi, công việc nội trợ bỏ mặc. Mỗi khi Micheal đi làm về phải nấu nướng và phục vụ lại cô ta, anh chịu đựng hết nổi, hai người đồng ý ly dị. Được cái cả hai lấy nhau đã lâu mà chưa có con, có lẽ cô ta sợ có mang sẽ làm thân hình xấu đi.
Sau khi ly dị vợ, Micheal bán nhà và đến Queensland thuê đất làm vườn, trồng trọt cạnh nhà anh chị chị.
Lúc chị Phấn qua Úc, Micheal cũng có đôi lần thấy mặt nhưng chưa có dịp tiếp xúc, sau khi nghe anh Hai than thở về số phận hẩm hiu của chị, Micheal có ý muốn cưới chị, nên nhờ anh Hai làm mối.
Anh Hai rất mừng, vì đây là cơ hội có thể đưa chị qua Úc tốt nhất.
Theo lời anh Hai cho biết, Micheal chỉ lo một mình chị đi mà thôi, nếu muốn bảo lãnh các con, anh Hai phải bỏ tiền mua vé máy bay và lo phần thủ tục bảo đảm về tiền bạc cho các cháu. Anh Hai cho biết chuyện đó là chuyện thường của các người âu Mỹ, họ rất sòng phẳng. Chị thấy cũng đúng, thương và cưới vợ thì lo cho vợ, còn con riêng là con của chị, bổn phận chị phải lo. Vậy cũng tốt, mai nầy lớn lên các con chị khỏi phải lúc nào cũng canh cánh bên lòng vì ơn nghĩa của người cha kế.
Thế là thủ tục kết hôn hoàn tất trong vòng hơn tháng, Micheal và anh Hai quay về Úc, chị nhận được giấy bảo lãnh, đến tổng lãnh sự phỏng vấn. Vì tiền bạc, giấy tờ đầy đủ, chị và ba con ra đi thật nhanh chóng.
Tôi hỏi chị:
- Chị có thấy khó khăn rắc rối gì khi lấy chồng nước ngoài không" Nhất là vấn đề ngôn ngữ, phong tục và ăn uống.
Chị cười:
- Lúc đầu cũng khó lắm, cô biết không" Mỗi khi Micheal làm việc gì giúp tôi, hoặc trao tôi vật gì, tôi không nói cám ơn là anh ấy giận liền, về sau anh tôi bảo mỗi lần hắn đưa vật chi là phải thank you ngay, đó là phép lịch sự tối thiểu của người Úc. Bây giờ thì tôi không còn quên nữa, lúc nào cũng thank you, kể cũng hay phải không cô, có những cái hay mình phải bắt chước.
- Hiện giờ chị và các cháu làm gì"
- Tôi làm việc trong trang trại của vợ chồng tôi, nói là vợ chồng chứ người Úc họ sòng phẳng lắm, tôi vẫn lãnh lương giờ như những người công nhân khác, thằng lớn nhất của tôi, năm nay 18 tuổi, ngoài giờ học ở trường cũng làm việc trong trang trại, kể ra lương hai mẹ con cộng lại cũng dư dả, tôi đã gởi về Việt nam trả hết nợ nần mà trước khi sang đây tôi mượn của bà con.
- Trong ngôn ngữ, tôi thấy chị không thạo tiếng Anh lắm, vậy khi có chuyện cần bàn làm sao anh ấy nói với chị"
- Thật sự đó là điều khó nhất lúc ban đầu, bây giờ thì tôi có thể trao đổi những câu chuyện bình thường, gặp điều gì khó diễn đạt thì nhờ anh tôi thông dịch, mà thằng con lớn tôi bây giờ cũng khá giỏi tiếng Anh nên nhiều lúc nó làm thông dịch và dạy tôi nhiều tiếng khó.
- Còn về ăn uống, chị có thể ăn thức ăn Tây phương và anh ấy có thể ăn được thức ăn Việt Nam không"
- Điều đó thì không có gì khó khăn, nhập gia tùy tục, tôi phải ráng tập cho quen dần các món ăn nhanh của phương Tây, mình là vợ, phải chiều chồng, lúc đầu chưa quen, anh ấy đưa tôi món gì mà tôi không ăn là anh ấy giận dỗi. Còn tôi không bắt anh ấy phải theo tôi, nếu thèm món ăn Việt Nam thì tôi và các con đi tiệm ăn phở, bún bò, bánh xèo... Ở nhà thì tôi phải tập làm các món mà anh ấy ưa thích.
Tôi hỏi:
- Chị và các con có nhận được tiền trợ cấp của chánh phủ không"
Chị cho biết tất cả là do Micheal, chị không biết gì cả.
Tôi nói cho Micheal biết những quyền lợi của chị và nhất là hai cháu bé trong độ tuổi được chánh phủ chu cấp. Anh cám ơn tôi rối rít và cho biết anh vì bận rộn không mấy khi theo dõi tin tức, anh cho biết sẽ tham khảo và làm đơn để chị và hai cháu được hưởng quyền lợi chính đáng của mình.
Chúng tôi chia tay nhau, sau khi trao đổi địa chỉ để nếu có dịp sẽ đến thăm nhau. Sau đó khoảng hai tháng tôi nhận được điện thoại chị cho biết đã nhận được tiền trợ cấp..... Bây giờ thì tôi là người bạn tâm tình của chị, mỗi khi có chuyện gì vui buồn chị đều điện thoại đến tôi.
Thường thường thì câu chuyện chị lúc nào cũng vui, cho thấy chị đã tìm thấy một chốn thật bình yên...
Tôi thiết nghĩ, người đàn bà Việt nam với nhiều nỗi đắng cay chồng chất đã cho họ một đức tính rất khó tìm thấy nơi những người phụ nữ khác trên trái đất nầy: đó là lòng thương yêu, nhẫn nại và sự hy sinh vô bờ bến...

Huỳnh Lệ San


TỆ NẠN THAM NHŨNG CỦA CSVN ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI KHI VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG

Kính thưa quý độc giả!
Thượng tuần tháng Giêng vừa qua, CSVN rêu rao kêu gọi người Việt khi về nước “không được chi tiền hối lộ cho hải quan” CS. Đây là việc làm giả nhân, giả nghĩa của CS, nhằm dụ dỗ người Việt hải ngoại về thăm VN nhân dịp năm hết Tết đến, tuyệt nhiên, đó không phải là thiện chí của CSVN. Người Việt ai ai cũng biết, tệ nạn tham nhũng hối lộ trong chế độ CS là chuyện quá hiển nhiên kể từ khi có CS trên lãnh thổ VN. Riêng tệ nạn tham nhũng hối lộ, hạch sách người Việt khi về thăm quê cũng đã diễn ra một cách công khai, thường xuyên, liên tục và có hệ thống, có tổ chức từ nhiều thập niên qua. Cả một mạng lưới tham nhũng hối lộ từ việc tuyển mộ nhân viên hải quan, phân công cán bộ, đến việc ra “chỉ tiêu hối lộ cụ thể”, “tỷ lệ chia chác tiền tham nhũng”, “theo dõi chìm, báo cáo nổi” lẫn nhau... đã được CS thiết lập từ trung ương đến các phi cảng. Như vậy câu hỏi được đặt ra, tại sao trong suốt thời gian hơn chục năm qua, CSVN không hề có bất cứ biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng tham nhũng hối lộ công khai này" Tại sao hầu hết nhân viên hải quan các cấp của CS đều công khai hối lộ, công khai hạch sách người Việt hải ngoại một khi họ về thăm quê hương" Có nhiều nguyên do để trả lời những câu hỏi này, nhưng then chốt nhất vẫn là chính quyền CSVN từ xưa đến nay, lúc nào cũng duy trì chính sách coi người Việt hải ngoại là những “con bò sữa phản động”, nên CS luôn luôn khuyến khích, dung túng, cho thuộc hạ các cấp, bao gồm cả CS địa phương, hành hạ, bóc lột người Việt hải ngoại một khi họ về thăm quê hương. Vì vậy, tình trạng tham nhũng hối lộ này sẽ vĩnh viễn không khi nào chấm dứt nếu người Việt hải ngoại không mạnh dạn và trực tiếp phản đối CSVN qua các biện pháp:
1. Ghi nhớ các hành vi tham nhũng hối lộ cụ thể (ngày giờ, địa điểm, tên nhân viên hải quan, số tiền hối lộ...), gửi cho báo chí Việt ngữ hải ngoại để báo chí tố cáo những hành vi đó trước công luận, và khiếu nại với giới chức hữu trách tại quốc gia sở tại.
2. Báo cáo các hành vi tham nhũng hối lộ cụ thể đó cho các vị đại diện BCH cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang, lãnh thổ nơi mình cư ngụ, để được cố vấn và giúp đỡ.
3. Khiếu nại với các vị dân biểu liên bang tại vùng mình ở, hoặc viết thư cho bộ trưởng ngoại giao....
Sau đây, Sàigòn Times xin trích đăng một số ý kiến đóng góp quanh tệ nạn tham nhũng hối lộ tại các phi trường ở VN được báo Thanh Niên Online đăng tải. Riêng đề mục, do Sàigòn Times đặt.
Quý độc giả cũng nên biết, số ý kiến đóng góp gửi cho báo Thanh Niên rất nhiều và rất đa dạng, nhưng chắc chắn vì những áp lực nội bộ nên ngày 16/1/04, báo Thanh Niên Online hứa là sẽ “trích đăng tất cả các thư để bạn đọc tiện theo dõi”, nhưng đến ngày 20/1/04, báo Thanh Niên Online lại đính chính, chỉ đăng một số ý kiến, còn lại “sẽ tập hợp lại và gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải Quan Việt Nam, Cục hải quan TP Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng có liên quan.”

* * *

Ý kiến của Lê Quỳnh Châu, nghiên cứu sinh từ Anh quốc

Tôi là nghiên cứu sinh của Cambridge, khoa Luật thương mại. Đã 4 năm, hôm nay được trở về đất mẹ. Qua báo, net, cảm thấy sự thay đổi của nước mình cả về chất lẫn lượng tuy nhiên chuyện làm thủ tục qua hải quan ở ngay sân bay hiện đại như Nội Bài lại chẳng có chút thay đổi gì. Ngay từ lúc đặt chân xuống sân bay bước vào phòng làm thủ tục, thay đổi đâu chẳng thấy, chỉ thấy toàn là cảnh của chế độ phục dịch. Ở sân bay Nội Bài 5 dollars, hay 10 dollars "it is ok, everything check ok". Hải quan (HQ) không biết hàng hoá có gì và khai những gì. Còn những ai hiểu luật pháp nhưng không hiểu "lệ" sân bay, họ sẽ đặt ra hàng nghìn câu hỏi rất ngây ngô. Một anh tuổi khoảng 45, đứng trước tôi đang làm thủ tục ra. Anh chìa visa và nói hành lý của anh toàn là đồ dùng và quà tặng, anh nhân viên liếc qua bộ mặt gầy gò của anh 45 tuổi, và hỏi "anh là dân lao động"", anh 45 tuổi nói "yes". "Anh lao động ở đâu"" (mặc dù đã cầm visa còn hỏi). Anh 45 tuổi trả lời "Tôi lao động ở Ba Lan". Anh hải quan hỏi tiếp "Thế năm ngoái anh mới về sao năm nay đã về rồi"" thế là cả dãy người đằng sau trong đó có cả tôi phải bật cười nhưng không dám nói vì sợ quá.
Một câu hỏi không thể tưởng tượng nổi lại phát ra từ miệng hải quan sân bay quốc tế Nội Bài Việt Nam. Anh 45 tuổi chẳng biết nói gì hơn và biết ngay chuyện gì sẽ xảy ra. Lập tức anh dúi ngay 5 dollars và nói anh nhân viên hải quan cầm uống nước cho mát, mặc dù hôm đó trời rất lạnh mà vẫn phải phục vụ hải quan cho mát. Thế là anh 45 tuổi được ra.
Đến lượt tôi, anh HQ hỏi "Tên là gì"" Tôi trả lời: "Châu", Hải quan hỏi tiếp: "Của mày cái gì Châu"" Tôi trả lời "Lê Quỳnh Châu", Hải quan hỏi tiếp... "là nghiên cứu sinh"" Tôi trả lời "Đúng vậy... anh có thể xem trong visa". Anh liếc mắt nhìn tôi, và nói "Đó là chuyên môn của tôi đâu cần anh dạy". Tôi ngắt... “Thế mà dạy sao”! Nhân viên hải quan hỏi tiếp “là sinh viên thì đâu có tiền mà cứ đi về như chợ vậy, hay nói dối là học sinh sang đó Bùng” ("tiếng lóng" nghĩa là đi làm). Tôi không nhịn được cười và cũng trả lời “Đó là chuyên môn của tôi đâu cần anh dạy”. Anh nhân viên đỏ bừng mặt, nói như quát: "Thế trong hành lý có gì cấm không"" Tôi trả lời chỉ toàn đồ dùng và quà tặng người thân. Anh hỏi có mang hối phiếu quá qui định không" Tôi trả lời tôi là nghiên cứu sinh về thăm ba má. Hết nước anh bảo tháo hành lý kiểm tra coi, anh dẫn vào phòng kiểm tra mở ra toàn sách vở và đồ dùng cá nhân. 30 phút sau, tôi vất vả lắm mới đóng lại được. Anh nhân viên bảo "Anh ra ngoài đứng chờ để tôi làm hết lượt rồi sẽ đến lượt anh.” Tôi đứng nhìn hàng người nối đuôi nhau xếp hàng giải quyết thủ tục, mỗi người 5 dollars, người nào đặt biệt mang nhiều tiền thì khoảng 10 đến 15 dollars là ra ngon lành. Còn người nào có biểu hiện không hiểu "lệ" sân bay thì hãy đợi đấy.

*

17 năm rồi vẫn kiểu cách cũ!

Tôi năm nay 54 tuổi, đã từng về Việt nam cách đây 17 năm, ngày đó phong cách làm việc của nhân viên sân bay thật lạc hậu vô trách nhiệm và cửa quyền lắm. Hôm nay, sau 17 năm, tôi mới trở lại quê nhà, những tưởng rằng khoảng thời gian 17 năm dài trôi qua với bao ký ức không đẹp lắm về hình ảnh nhân viên sân bay sẽ được xóa đi bởi những hình ảnh thân thương đầy trách nhiệm và tình người, thì nào ngờ tôi vẫn thấy những kiểu cách cũ đó vẫn như xưa. Khi bước chân vào phòng dẫn ra sân bay ở nước ngoài, tôi phải đi qua những lớp kiểm tra hành lý của những nhân viên sân bay nơi đây, họ làm việc rất nhiêm túc và lịch sự. Quần tây áo sơ mi trắng thẳng e, cravat tề chỉnh, đón khách và kiểm tra hành lý thật tận tình lịch sự và không quên chúc quý khách lên đường bình an và có một chuyến đi vui vẻ. Ấn tượng đẹp đẽ đó làm cho con người thấy trân trọng và quý mến nhau hơn về nhân cách.
Hình ảnh đẹp đó được giữ mãi cho đến khi tôi đến phi trường sân bay Tân Sơn Nhất, nơi mà tôi hằng mong đợi được đặt chân trở lại sau 17 năm, đã làm cho những hình ảnh đẹp kia vụt tan biến mất. Trước mắt tôi thấy những dãy người chờ nhau làm thủ tục đi ra trong khi nhân viên sân bay thì còn đang ngồi vừa ăn vừa trò chuyện cười nói ầm ĩ. Chờ mãi rồi cũng tới lượt phiên mình, tôi trình giấy tờ đầy đủ nhưng nhân viên sân bay không kiểm tra giấy tờ ngay mà hỏi lại tôi giỏ sách tay mang gì rồi quay mặt sang nhân viên ngồi quầy bên cạnh nói chuyện không cần biết tôi đã trả lời cái gì vì đã quá rõ ràng rằng tôi chỉ có một giỏ xách tay nhỏ không có một thứ máy móc hay một vật dụng nghiêm cấm nào và đã được kiểm tra kỹ lưỡng ở 2 phi trường nước ngoài, hơn nữa đây không phải là chỗ kiểm tra hành lý vậy thì tại sao lại hỏi về hành lý, phòng kiểm tra hành lý và máy kiểm tra nằm ở chỗ khác bên kia. Cái nóng và sự chờ đợi cùng với nỗi mệt của một chuyến bay dài giờ thêm nhìn thấy phong cách làm việc kiểu này khiến tôi càng mệt mỏi ngao ngán. Tôi nhớ đến câu nói của người bạn ngày ra đi: sân bay ở Việt Nam kiểu làm việc cũng y như xưa thôi. Tôi thấy thật đúng. Đi ra phía ngoài một chút đặt tờ 10 USD và hộ chiếu rồi quay trở lại, cũng người nhân viên làm việc đó khi nãy nhưng giờ thì không thấy đặt câu hỏi gì khác nữa.

*

Những bộ mặt lạnh lùng

Tôi ra vô Việt Nam hơn 20 lần, lần nào cũng phải chứng kiến những bộ mặt lạnh lùng, khó chịu của mấy ông làm thủ tục. Tôi chẳng bao giờ cho một đồng nào dù họ có làm khó khăn mấy đi nữa tôi cứ cắn răng nhịn nhục và chịu trận. Tôi chỉ có vấn đề với mấy ông kiểm soát hộ chiếu chứ không bao giờ có vấn đề với những người ở chỗ kiểm soát hành lý trước khi rời sân bay. Các ông ấy hầu như lúc nào cũng có vẻ lạnh lùng và khó chịu.
Đây là bộ mặt đầu tiên của nước Việt Nam. Những hình ảnh này rất khó coi đối với những người mới đến Việt Nam. Tôi đề nghị những người nầy phải biết tập cách xã giao, biết chào hỏi, niềm nở và vui vẻ. Phải bắt buộc họ nói được tiếng Anh, tiếng Pháp để nói chuyện với khách khi có trở ngại. Tuyệt đối không được hạch sách hay làm khó dễ du khách. Không được gây khó khăn những chuyện nhỏ nhặc để vòi tiền hối lộ. Không nên ra vẻ như ban ơn và muốn gây khó khăn cho ai thì làm, bất kể họ không có làm điều gì lầm lỗi. Làm được những điều trên, chúng ta mới lấy được thiện cảm du khách và chứng tỏ xã hội ta văn minh và con người của ta lịch sự. Mong lắm thay!

*

Ý kiến một du học sinh

Đừng nói gì Việt kiều, tôi đi học Ph.D. về Tết cũng bị mấy ông Hải quan làm khó đủ điều. Nào phải làm lại cái này, nào phải làm lại cái kia... mặc dù vợ tôi còn say máy bay và đứa con thì còn nhỏ. Cuối cùng tôi là người ra sau cùng! Tôi nhớ ở sân bay Bangkok, thấy tôi bồng đứa nhỏ, nhân viên hải quan họ còn điền giùm tôi những cái tôi còn sai sót. Tôi chưa thấy sân bay nào làm khó dễ hơn sân bay Tân Sơn Nhất nữa! Họ hỏi đi đâu về, tôi bảo đi học. Hỏi, đi học mà đem cả vợ con theo nữa hả" Biết trả lời sao đây! Trong thâm tâm tôi biết anh ta vòi vĩnh nhưng nghĩ rằng để xem họ làm gì được nào! Dù sao tôi có ra chậm một chút cũng chẳng vấn đề gì, tôi đã về đến Việt Nam rồi mà, chỉ tội mấy đứa bạn đợi ở ngoài lo lắng mà thôi! 5-10 đô chẳng đáng là bao, nhưng nó sẽ đánh mất nhiều thứ của một đất nước đang trên đà hội nhập! Và cả ngành du lịch đang trên đà phát triển.

*

Mất tiền, không được việc

Tôi có về thăm Việt Nam một lần cách đây hai năm, chuyện xảy ra với tôi là khi về tới Việt Nam tôi bị mất hành lý, vì không chờ được nên tôi phải vào làm thủ tục và khai mất hành lý, vì ra nước ngoài đã khá lâu nên tôi cũng đã quên cái gọi là "bao cấp" từ lâu, nhưng khi tôi tới sân bay Tân Sơn Nhất thì những điều diễn ra tại đây làm cho tôi gợi nhớ lại tất cả... Đương nhiên là tôi đã bỏ 10 USD vào Passport để được thông qua phần thủ tục mặc dù tôi chẳng làm điều gì sai phạm, vì cứ theo người đứng trước mà làm theo. Tôi xin kể tiếp là khi khai mất hành lý tôi đã quên bỏ tiền trong tờ khai khi nộp lại cho nhân viên làm việc tại đây (theo lời một số người nói cho tôi hay sau khi đã ra ngoài sân bay) và nhân viên này nói chừng nào có sẽ gọi anh tới để nhận lại. Một tuần lễ sau tôi không thấy người ta gọi tôi tới nhận hành lý nên người nhà tôi mới giục tôi gọi lên thử xem là họ có quên hay không" Tôi đã gọi và được bảo chờ cho 10 phút để họ vào xem rồi gọi lại, nhưng khi được báo thì vẫn chưa kiếm ra, nên tôi xin được vào trong đó để tự mình tìm kiếm, khi tôi tới phòng chứa hành lý thất lạc thì cái thùng đồ của tôi nằm ngay trên lối đi, tôi không phải mất công để kiếm nó gì cả, thật là buồn cười, khi tất cả từ trong ra ngoài đều có một kiểu làm việc như vậy.

*

Hải Quan vòi tiền trắng trợn

Tháng 12 vừa qua, bà nội tôi mất, tôi lập tức về với gia đình, hành lý chính mang theo đủ dùng, không nhiều... nhưng vẫn bị vòi vĩnh một cách rùng rợn, NVHQTSN nói: "Muốn đi nhanh hả" mỗi người 10 USD, ok thôi", và bỏ tiền vào Passport để được ra nhanh, vì gia đình có tang (cả gia đình tốn hết 80 USD). Sau đám tang, chúng tôi trở về chỉ có vài thùng quà mang về bên ấy - đúng ra gọi là quà, chứ thật ra là tranh ảnh và CD nhạc... nhưng một anh NVHQTSN nói: “Mang nhiều quá vậy, đứng qua một bên chờ đó”. Nóng lòng vì sợ trễ chuyến bay, tôi liền đến nói: anh ơi không có nhiều lắm đâu, đi 8 người mang chỉ 4 thùng hành lý đâu có nhiều, anh ta nói: "Mang toàn đồ quốc cấm, thì phải cho kiểm duyệt", thật ra CD nhạc, tranh ảnh trang trí là quốc cấm ư" Đó là văn hoá phẩm của VN đưa ra nước ngoài càng nhiều càng tốt chứ. Nhưng mà chịu nhẫn nại để được đi, tôi liền dúi vào tay anh ta 50 USD để được đi nhanh, nhưng thánh ơi: anh này ghê quá, anh nói là muốn đi nhanh không trễ chuyến bay thì thêm 100 nữa, mẹ tôi thấy vậy thôi cũng liều... 150 USD tan theo mây khói... Thiệt không đâu vào đâu. Sau chuyến đi về, cả nhà tôi không ai có ý định trở lại quê hương nữa, có lẽ xa quê hương, bỏ quê hương bởi vì những nhọc nhằn, hối lộ, thiếu lịch sự, nhã nhặn của những người đồng hương sao"

*

Đã hối lộ lại còn hách dịch

Tôi rất tán đồng về việc nên gắn camera giám sát các nhân viên hải quan. Ngoài ra tôi cũng mong là chúng ta nên đặt thêm 1 thùng thư góp ý kiến đánh giá về tác phong làm việc của các nhân viên hải quan ngay tại cửa ra của sân bay để bà con Việt kiều chúng tôi có thể phản ánh ngay lập tức những nhân viên nào có thái độ không đúng mức với chúng tôi (hy vọng là ngành hải quan cũng có biện pháp xử lý đúng mức, chứ đừng đọc để cho vui). Thật lòng mà nói, ngoài việc ăn hối lộ, các nhân viên hải quan còn hay tỏ ra bất cần, có thái độ không niềm nở, tỏ ra rất hách dịch, không lịch sự, rất quan liêu... Có lần tôi về lại Canada, đi chung có một cô giáo người Việt sang Canada công tác. Hành lý của tôi chỉ lỡ có 1 kg, họ làm khó làm dễ, bắt tôi phải tháo tung ra để lấy bỏ số đồ cho đủ kg. Tôi biết họ muốn làm tiền, nhưng tôi thà bỏ lại đồ chứ không đút lót. Trong khi cô giáo đó, do quen biết, được mang theo hành lý nặng hơn tiêu chuẩn cho phép 12 kg" Thật là hết ý kiến.
nỗi nhục với bạn bè 5 châu!
Tôi không hiểu làm sao mà ông chi cục trưởng hải quan lại nói là ông không hề hay biết việc nhân viên ăn hối lộ hằng ngày ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ông nói thật hay ông đang nói đùa. Nếu ông nói thật thì tôi nghĩ Thủ Tướng chính phủ nên có biện pháp thích đáng với những quan chức như thế, vì ông là quan chức đứng đầu một đơn vị mà không hề hay biết chuyện xảy ra hàng ngày trong mấy chục năm của nhân viên cấp dưói thì đúng ông là người không có năng lực rồi. Ông còn bảo là bà con Việt kiều không được đưa tiền hối lộ nhân viên, thế ông có biết là một tờ giấy khai thủ tục cứ phải điền đi điền lại hai ba chục lần cho dến khi kẹp vào 10 dollars thì mới xong không. Tôi vừa ở Mỹ về cùng hai người bạn, tôi thì đã biết trước nên kẹp tiền vào cho nên thủ tục rất là nhanh gọn. Còn anh bạn tôi thì nhất định không chịu đưa tiền cho nên dù đã đi qua rồi nhân viên hải quan còn kêu lại, rốt cuộc thì nhân viên hải quan cũng làm cho anh bạn của tôi phải xì tiền ra mới xong. Không biết bao giờ Nhà nước Việt Nam mới dẹp được nạn tham nhũng khi qua cửa khẩu để bà con Việt kiều đỡ phiền hà và cũng bớt đi một nỗi nhục với bạn bè trên khắp năm Châu khi đến Việt Nam"

*

Quên kẹp tiền là kẹt!

Trong đợt về Việt Nam kỳ rồi, khi làm thủ tục hải quan, 1 chị sắp hàng trước tôi rất bất mãn khi bị bắt buộc sắp hàng lại từ đầu, chỉ vì trên tờ khai của chị ấy chưa đánh dấu vào ô "Nam - nữ ", hay là theo như chị ta nghĩ: chị bị bắt buộc sắp hàng lại từ đầu bởi vì chị "quên" kẹp tiền vào trong passport, tôi nghĩ ý kiến thứ 2 có phần đúng hơn. Đó là bài học trước mắt của tôi, do đó đến lượt tôi, mọi chuyện đều thuận lợi, dĩ nhiên tiền của tôi kẹp trong passport cũng không cánh mà bay. Đứa cháu của tôi là người Mỹ gốc Việt, ngôn ngữ Việt không rành lắm, do đó khi đến bàn làm thủ tục, cháu tôi nói bằng tiếng Anh. Anh nhân viên hải quan đã không bằng lòng và kêu cháu tôi phải nói bằng tiếng Việt. Khi không được đáp ứng, anh ta đã để cháu tôi phải chờ cho anh ta làm việc với hết tất cả mọi người, sau đó mới quay lại tiếp cháu tôi. Đây đúng là 1 hành động quan liêu, 1 hình ảnh xấu đối với du khách.

*

Bạn Mỹ coi đó là trò hề!

Cách đây 3 năm tôi về VN với một người bạn Mỹ, anh ta rất ngạc nhiên khi thấy tôi bỏ 10USD vào passport, tôi phải cắt nghĩa lý do thì anh ta mới hiểu. Sau đó, mỗi lần nhắc tới VN, anh ta đều nhắc tới chuyện đó và coi như một trò hề. Tôi rất lấy làm xấu hổ về chuyện này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.