LTS. Liên tục nhiều tuần lễ gần đây, các tôn giáo tại VN đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo. Và trong tuần này, một Bản Lên Tiếng Đòi Tự Do Tôn Giáo Tại VN do các nhân sĩ hải ngoại đã bắt đầu luân lưu mời gọi ký tên. Mặt trận dân chủ do “các ông Đạo” khởi phát sẽ tới đâu" Bài dưới đây của Vi Anh nêu ra vấn đề mới: người hải ngoại có đủ dọn mình cho nhu cầu tâm linh mới mẽ này chưa. Việt Báo trân trọng giới thiệu bài viết như sau.
Bước ngoặc đầu phát động tiến trình suy sụp của chế độ Hà Nội là sự suy tàn của Liên Xô và Đông Âu, Hà nội tự cứu qua sự đổi mới. Nhưng chính nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa đó tạo nên đà suy sụp quyền uy và tinh thần của Đảng, qua các triệu chứng rõ ràng như tham nhũng, kỳ thị Nam Bắc, đấu tranh đảng quyền, và quân quyền trong nội bộ. Còn về phía quần chúng các vụ Thái Bình, Xuân Lộc, là biểu tượng rõ nét cuộc đấu tranh nhân dân. Tuy nhiên đòn trí mạng tuyên ái nhưng công lực vô cùng thâm hậu làm bầm gan, tím ruột phải là kiến nghị của 4 vị thay mặt bốn tôn giáo lớn ở Việt Nam đòi tự do tín ngưỡng, hành đạo, bãi bỏ điều 4 Hiến Pháp xác lập độc quyền cai trị của Đảng CS.
Tất cả quan sát viên chính trị hướng về, chờ và xem bước ngoặc đó, một bước ngoặc biến đà đấu tranh từ cấp số cộng thành cấp số nhân và gia tốc của nhân dân Việt Nam, đạo lý Việt Nam được 4 tôn giáo hóa độ trong thời kỳ khó khăn nhất của lịch sử nước nhà.
Thực vậy, dù hiểu rằng “trả cho Ceasar những gì thuộc Ceasar, trả lại Chúa những gì thuộc Chúa” là định đề chính trị nhiều người thừa nhận, nhưng Việt Nam nơi mà tuyệt đại đa số nhân dân đều có tín ngưỡng mà đảng cầm quyền lại vô thần do bản chất học thuyết thì cuộc chạm trán lịch sử khó mà không xảy ra. Lại xảy ra một cách nhất tề, hợp nhất, ngay vào lãnh vực cấm kỵ nhất của cộng sản mới nan giải hay vô kế khả thi cho chế độ Hà Nội.
Thực vậy, từ khi cướp cộng đảng phái và nhân dân giành độc quyền cai trị trên nửa thế kỷ nay, chưa hề có một cuộc thách thức tính độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản, được viết thành văn ở điều 4 Hiến Pháp. Chỉ vừa phê bình “chỉ thấy mưa sa trên cờ đỏ” là nhóm trí thức văn sĩ đã bị diệt gọn, huống hồ yêu cầu hủy bỏ điều 4. Đằng này, 4 vị đạo cao, đức dầy, hiền hòa, nhưng kiên cường, viết văn tự đòi hủy bỏ cái nhao của chế độ vì nó hại nước, hại dân và hại đạo. Hơn nữa, “mấy ông Đạo” lại công khai phổ biến và truyền thông đại chúng tiếp tay khắp năm châu bốn biển nữa. Thế có tai họa không. Nếu còn trong thời bao cấp, gạo sổ, nhà hộ, thì chỉ cần 12 giờ khuya đến trói ké dẫn đi vào Phan Đăng Lưu, rồi đem ra Thanh Hóa “lao động cải tạo” là xong. Nhưng 1999 rồi, Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ sẵn ở Saigon, ký giả quốc tế có, các tổ chức bảo vệ quyền con người có, và nhất là các quốc gia chủ nợ vốn lấy tự do dân chủ làm giá trị cuộc sống văn hóa không “hài lòng” hay nói một cách ngoại giao hơn “rất quan tâm” về các hành vi không xứng đáng của một quốc gia văn minh; nên quyết định “bắt bỏ tù cải tạo” sẽ mang tiếng. Đó là chưa nói hậu quả của quần chúng chưa ai đoán được trừ 1 điều là trừ đảng viên đang chức đang quyền vì lợi còn ngậm bò hòn nghe Đảng, chớ 100 người như 1 đã, đang không thù ghét thì cũng chê Đảng lắm rồi. Nên khả năng bắt bớ bốn vị vì đạo cứu đời rất là nhỏ. Cụ thể là gần 1 tháng rồi mà các vị còn đó, chớ Công An Cộng Sản vốn dĩ bắt nhanh, không cần trúng trật và Công An nào mà không có lịnh bắt ký sẵn, chỉ cần điền tên vào là bắt ngay.
Đó là thế kẹt thứ nhất, thế kẹt kế là không thể thương lượng được với quý vị lãnh đạo tinh thần đó. Là những cao tăng, những chức sắc đã từng vào tù ra khám, xem mạng sống của mình nhỏ hơn Dân tộc, Đạo pháp, xem cái chết là tử vì đạo thì không thể đem vinh hoa phú quí, duy vật biện chứng, vô thần mà đối thoại với hữu thần, thỏa hiệp được. Không thỏa hiệp được, không diệt được là đã mất đi quyền. Dầu có lấy các giáo hội quốc doanh lòe bịp cũng không kết quả vì dư luận quốc tế, đồng bào quốc nội, hải ngoại không còn lạ gì câu “hãy nhìn C.S. làm, đừng nghe họ nói”. Cái kẹt này là kẹt lớn vì theo kinh nghiệm lâu đời gần như định luật là phong trào quần chúng đã phát khởi thì phát triển chớ không ngừng. So sức mạnh của Đế Quốc La Mã, Ky Tô giáo ban đầu vô cùng yếu nhưng phát triển đến ngày nay, còn các hoàng đế La Mã, Đế Quốc La Mã chỉ còn trong bài học sử mà thôi.
Sau cùng bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa trong cũng như ngoài nước là yếu tố tạo thế bế tắc, vô kế khả thi của cộng sản đối với tôn giáo tại Việt Nam. Đào hào sâu, chạy nhanh, làm đen nói trắng C.S. làm được là nhờ lúc chiến tranh, giao thông, tin tức bế tắc chớ thời buổi tin học, thông tin đại chúng tân tiến này không che dấu được. Tin tức giữa các vị lãnh đạo tinh thần ấy với hải ngoại và đồng đạo qua mạng lưới truyền tin hiện đại rất đầy đủ và kịp thời. Mặt khác, lúc ở rừng ai cũng đôi dép râu cái nón cối, chớ bây giờ dollars có nhiều loại từ 1 đến trăm, xe có thứ thường và de luxe nên suy bì, tranh giành sẽ trội yếu hơn trung thành, đồng chí. Có thể nói từ khi đổi mới, tinh thần trung với Đảng suy sụp gia tốc, đáng lo đối với Đảng.
Ba thế kẹt trên do các “Ông Đạo” tạo ra đối với Đảng là một đòn trí mạng. Nó là một bước ngoặc đánh dấu đà gia tốc suy sụp của chế độ Hà Nội. Cộng vào đó, các yếu tố kỳ thị Đảng Nam, Đảng Bắc, Quân Quyền, Đảng Quyền và xu thế thời đại hướng về tự do dân chủ, ý thức lỗi thời của xã hội chủ nghĩa không phải đặt Hà Nội vào thế lưỡng đầu thọ địch của chiến tranh lạnh xưa mà vào thế chiến tranh toàn diện: tôn giáo, chính trị, kinh tế, v.v... và số phận của Hà Nội phải chăng đang tính bằng đơn vị tháng, ngày và hành động của giới cầm quyền phải chăng là một cuộc “thu vét cuối mùa” qua tham nhũng, chuẩn bị con đường “chém vè” qua việc chuyển tiền, gửi con đi học ngoại quốc rầm rộ.
Còn ta, người Việt hải ngoại có “dọn mình” đủ chưa như bà con quốc nội"
Bước ngoặc đầu phát động tiến trình suy sụp của chế độ Hà Nội là sự suy tàn của Liên Xô và Đông Âu, Hà nội tự cứu qua sự đổi mới. Nhưng chính nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa đó tạo nên đà suy sụp quyền uy và tinh thần của Đảng, qua các triệu chứng rõ ràng như tham nhũng, kỳ thị Nam Bắc, đấu tranh đảng quyền, và quân quyền trong nội bộ. Còn về phía quần chúng các vụ Thái Bình, Xuân Lộc, là biểu tượng rõ nét cuộc đấu tranh nhân dân. Tuy nhiên đòn trí mạng tuyên ái nhưng công lực vô cùng thâm hậu làm bầm gan, tím ruột phải là kiến nghị của 4 vị thay mặt bốn tôn giáo lớn ở Việt Nam đòi tự do tín ngưỡng, hành đạo, bãi bỏ điều 4 Hiến Pháp xác lập độc quyền cai trị của Đảng CS.
Tất cả quan sát viên chính trị hướng về, chờ và xem bước ngoặc đó, một bước ngoặc biến đà đấu tranh từ cấp số cộng thành cấp số nhân và gia tốc của nhân dân Việt Nam, đạo lý Việt Nam được 4 tôn giáo hóa độ trong thời kỳ khó khăn nhất của lịch sử nước nhà.
Thực vậy, dù hiểu rằng “trả cho Ceasar những gì thuộc Ceasar, trả lại Chúa những gì thuộc Chúa” là định đề chính trị nhiều người thừa nhận, nhưng Việt Nam nơi mà tuyệt đại đa số nhân dân đều có tín ngưỡng mà đảng cầm quyền lại vô thần do bản chất học thuyết thì cuộc chạm trán lịch sử khó mà không xảy ra. Lại xảy ra một cách nhất tề, hợp nhất, ngay vào lãnh vực cấm kỵ nhất của cộng sản mới nan giải hay vô kế khả thi cho chế độ Hà Nội.
Thực vậy, từ khi cướp cộng đảng phái và nhân dân giành độc quyền cai trị trên nửa thế kỷ nay, chưa hề có một cuộc thách thức tính độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản, được viết thành văn ở điều 4 Hiến Pháp. Chỉ vừa phê bình “chỉ thấy mưa sa trên cờ đỏ” là nhóm trí thức văn sĩ đã bị diệt gọn, huống hồ yêu cầu hủy bỏ điều 4. Đằng này, 4 vị đạo cao, đức dầy, hiền hòa, nhưng kiên cường, viết văn tự đòi hủy bỏ cái nhao của chế độ vì nó hại nước, hại dân và hại đạo. Hơn nữa, “mấy ông Đạo” lại công khai phổ biến và truyền thông đại chúng tiếp tay khắp năm châu bốn biển nữa. Thế có tai họa không. Nếu còn trong thời bao cấp, gạo sổ, nhà hộ, thì chỉ cần 12 giờ khuya đến trói ké dẫn đi vào Phan Đăng Lưu, rồi đem ra Thanh Hóa “lao động cải tạo” là xong. Nhưng 1999 rồi, Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ sẵn ở Saigon, ký giả quốc tế có, các tổ chức bảo vệ quyền con người có, và nhất là các quốc gia chủ nợ vốn lấy tự do dân chủ làm giá trị cuộc sống văn hóa không “hài lòng” hay nói một cách ngoại giao hơn “rất quan tâm” về các hành vi không xứng đáng của một quốc gia văn minh; nên quyết định “bắt bỏ tù cải tạo” sẽ mang tiếng. Đó là chưa nói hậu quả của quần chúng chưa ai đoán được trừ 1 điều là trừ đảng viên đang chức đang quyền vì lợi còn ngậm bò hòn nghe Đảng, chớ 100 người như 1 đã, đang không thù ghét thì cũng chê Đảng lắm rồi. Nên khả năng bắt bớ bốn vị vì đạo cứu đời rất là nhỏ. Cụ thể là gần 1 tháng rồi mà các vị còn đó, chớ Công An Cộng Sản vốn dĩ bắt nhanh, không cần trúng trật và Công An nào mà không có lịnh bắt ký sẵn, chỉ cần điền tên vào là bắt ngay.
Đó là thế kẹt thứ nhất, thế kẹt kế là không thể thương lượng được với quý vị lãnh đạo tinh thần đó. Là những cao tăng, những chức sắc đã từng vào tù ra khám, xem mạng sống của mình nhỏ hơn Dân tộc, Đạo pháp, xem cái chết là tử vì đạo thì không thể đem vinh hoa phú quí, duy vật biện chứng, vô thần mà đối thoại với hữu thần, thỏa hiệp được. Không thỏa hiệp được, không diệt được là đã mất đi quyền. Dầu có lấy các giáo hội quốc doanh lòe bịp cũng không kết quả vì dư luận quốc tế, đồng bào quốc nội, hải ngoại không còn lạ gì câu “hãy nhìn C.S. làm, đừng nghe họ nói”. Cái kẹt này là kẹt lớn vì theo kinh nghiệm lâu đời gần như định luật là phong trào quần chúng đã phát khởi thì phát triển chớ không ngừng. So sức mạnh của Đế Quốc La Mã, Ky Tô giáo ban đầu vô cùng yếu nhưng phát triển đến ngày nay, còn các hoàng đế La Mã, Đế Quốc La Mã chỉ còn trong bài học sử mà thôi.
Sau cùng bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa trong cũng như ngoài nước là yếu tố tạo thế bế tắc, vô kế khả thi của cộng sản đối với tôn giáo tại Việt Nam. Đào hào sâu, chạy nhanh, làm đen nói trắng C.S. làm được là nhờ lúc chiến tranh, giao thông, tin tức bế tắc chớ thời buổi tin học, thông tin đại chúng tân tiến này không che dấu được. Tin tức giữa các vị lãnh đạo tinh thần ấy với hải ngoại và đồng đạo qua mạng lưới truyền tin hiện đại rất đầy đủ và kịp thời. Mặt khác, lúc ở rừng ai cũng đôi dép râu cái nón cối, chớ bây giờ dollars có nhiều loại từ 1 đến trăm, xe có thứ thường và de luxe nên suy bì, tranh giành sẽ trội yếu hơn trung thành, đồng chí. Có thể nói từ khi đổi mới, tinh thần trung với Đảng suy sụp gia tốc, đáng lo đối với Đảng.
Ba thế kẹt trên do các “Ông Đạo” tạo ra đối với Đảng là một đòn trí mạng. Nó là một bước ngoặc đánh dấu đà gia tốc suy sụp của chế độ Hà Nội. Cộng vào đó, các yếu tố kỳ thị Đảng Nam, Đảng Bắc, Quân Quyền, Đảng Quyền và xu thế thời đại hướng về tự do dân chủ, ý thức lỗi thời của xã hội chủ nghĩa không phải đặt Hà Nội vào thế lưỡng đầu thọ địch của chiến tranh lạnh xưa mà vào thế chiến tranh toàn diện: tôn giáo, chính trị, kinh tế, v.v... và số phận của Hà Nội phải chăng đang tính bằng đơn vị tháng, ngày và hành động của giới cầm quyền phải chăng là một cuộc “thu vét cuối mùa” qua tham nhũng, chuẩn bị con đường “chém vè” qua việc chuyển tiền, gửi con đi học ngoại quốc rầm rộ.
Còn ta, người Việt hải ngoại có “dọn mình” đủ chưa như bà con quốc nội"
Gửi ý kiến của bạn