Nói đến khí công, trước tiên là phải nói đến Thở bụng thở sâu. Vì thở bụng thở sâu kết hợp với các công năng để đem lại sức mạnh cho cơ thể.
Thở Bụng Thở Sâu
Thở là hít khí oxy vào cơ thể và thải khí carbonic thừa và độc tố (trược khí) ra ngoài cơ thể. Oxy thu vào phổi đầy đủ 750 triệu phế nang, rồi từ phổi chuyển sang tim thẩm thấu vào máu tuần hoàn khắp cơ thể, để cung cấp khí của sự sống cho các tế bào.
Mỗi ngày ta ăn khoảng 2 ký thức ăn, uống khoảng 1 đến 2 lít nước. Nhưng mỗi ngày cơ thể cần 360 lít oxy do hít vào thở ra trên 1 vạn lít hơi mới có được. Nếu con người thiếu oxy từ 3 đến 5 phút, tế bào não sẽ chết, khí huyết đọng lại, con người sẽ chết.
Như thế, thở là nhu cầu rất quan trọng cho cơ thể. Nhưng, người ta chỉ lo ăn, lo uống, còn thở ít ai lo.
Khi lượng oxy đầy đủ, sự chuyển hóa đồ ăn được nhiều. Các mạch máu mạnh mẽ, khí huyết sẽ được lưu thông điều hòa, con người khỏe mạnh. Còn ngược lại, nếu lượng oxy thiếu, sựb chuyển hóa đồ ăn được ít, tức ăn nhiều nhưng bị thải ra ngoài vì thiếu oxy. Khi thiếu oxy, hệ thống hô hấp và tim mạch sẽ yuế đi, và sẽ ảnh hưởng đến khí huyết. Nếu khí huyết bị tắc nghẽn hoặc lưu thông không được điều hòa do thiếu oxy, sẽ làm cho Âm Dương không cân bằng, con người sanh ra bệnh hoạn. Do đó việc điêu hòa khí huyết theo Âm Dương bằng cách thở rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Thở có hai cách: Thở bụng và thở thường.
Thở bụng. Là hít khí vào bằng mũi, ép hơi xuống bụng. Lồng ngực giữ nguyên, bụng phình to. Rồi thở ra bằng mũi, lồng ngực giữ nguyên, bụng xẹp dần. Đó là thở bụng.
Thở thường. Là hít khí vào bằng mũi, lòng ngực đưa lên cao, bụng thót lại. Rồi thở ra bằng mũi, lồng ngực hạ xuống, bụng trở lại bình thường.
Thở bụng làm ép bao tử, rất tốt cho bộ tiêu hóa, tránh bớt bịnh. Vì phần lớn bệnh hoạn đều do bộ tiêu hóa sinh ra.
(Thở thường, lồng ngực đưa lên cao, bao tử ít ảnh hưởng)
Đối với người lớn tuổi, thở bụng rất tốt, sẽ tăng cường sức khỏe. Vì lồng ngực người lớn tuổi đã lão hóa không nở rộng được. Nên lượng oxy hít vào chỉ còn 3 đến 3 lít rưỡi, trong khi người trẻ 5 lít. Khi lượng oxy để chuyển hóa đồ ăn nơi người lớn tuổi bị giảm sút, sẽ làm sức khỏe yếu dần. Do đó, nếu người lớn tuổi tập thở bụng, các phế nang có thể nở rộng ép xuống bụng sẽ làm tăng lượng oxy nhiều hơn để chuyển hóa đồ ăn tốt hơn, sẽ tăng cường thêm sức khỏe.
Thở bụng thở sâu (dài hơi) sẽ làm cho các khoang phổi, khoang tim mở rộng, tác dụng đến các mạch máu thêm dãn nở đàn hồi, giúp tần số dập của tim giảm xuống. Điều này rất quý để ngừa bệnh tim va cao áp huyết. Vì khi mạch máu nhỏ dần do Cholesterol hay do lão hóa sẽ làm cho máu huyết khó lưu thông. Khi đó tim phải đập nhanh, đập nhiều để đủ máu huyết nuôi cơ thể, nên mới sanh ra bệnh suy tim, to tim và cao áp huyết. Thở bụng thở sâu rất tốt cho người lớn tuổi. Vì hệ tim phổi người lớn tuổi bị lão hóa xơ cứng, nên mạch máu bị nhỏ hẹp chai dòn dễ bị nghẽn mạch máu bao tim (heart attack), hoặc bị đứt mạch máu não (stroke). Nhờ thở bụng thở sâu, mạch máu người lớn thêm nở rộng dễ đàn hồi, sẽ bớt nguy cơ bị bể mạch máu não hay bị nghẽn mạch máu bao tim.
Điều quan trọng khi ngồi thở bụng thở sâu, người ta phải cố gắng gạt bỏ hết thất tình (mừng, giận, sợ, lo, buồn, yêu, ghét), và lục dục (tình dục do tai, mắt, mũi, miệng, thân, ý) để tinh thần được thảnh thơi, không nghĩ ngợi, làm cho tinh thần được yên tĩnh (Tâm không).
Đặc biệt, thở bụng thở sâu sẽ tránh được bệnh chấn động tâm lý (stress) do thất tình lục dục tác động thái quá vào tuyến Yên ở dưới não, và tiết ra nội tiết tố STH tác hại sinh ra bệnh. Ngày nay, người ta đã khám phá ra bệnh chấn động tâm lý đang gây thành nhiều bệnh khác hiểm nghèo khó trị như: viêm loét bao tử, đầy hơi, suyễn, co thắt cổ họng, phong thấp v.v...
* Khi đang làm việc thấy mệt mỏi. Lúc đó ta hãy dành vài phút để thở bụng thở sâu, và cố gắng hít vào ép hơi thở xuống đan điền. Sau vài phút, chúng ta sẽ cảm thấy hết mệt mỏi.
* Khi đi đường xa, chúng ta có thể áp dụng vừa đi vừa thở bụng: Hít vào đếm từ 1 đến 4 rồi thở ra đếm từ 2 đến 6. Thỉnh thoảng ngưng và thở thường. Kết quả, chúng ta sẽ cảm thấy đỡ mệt nhiều.
TỊNH CÔNG
1. Tịnh Công. Ngồi tĩnh tọa thở bụng thở sâu. Rồi tụ ý dẫn khí để tạo khí lực mạnh cho cơ thể. Tịnh công làm tăng cường khí để chuyển hóa các chất bổ nuôi các tế bào cơ thể, nhất là các tế bào cần tăng cường dinh dưỡng như các tế bào Langerhans islet ở người lớn tuổi bị Tiểu Đường. Tịnh Công cũng làm cho các kinh mạch được lưu thông, điều hòa không còn bị tắc nghẽn, sẽ hết bệnh do tắc nghẽn sinh ra. Tịnh công kết hợp với Động công, Phách đả công và Điếu công để nâng cao khí lực lên nhanh chóng, sẽ mở được Nhâm đốc mạch (tức Tiểu chu thiên). Lúc đó, con người có sức khỏe lạ thường, lanh lẹ, làm việc không mệt mỏi, tinh thần sáng suốt.
Cách Tịnh công: Ngồi xếp bằng hoặc kiết già. Lưng thẳng, hai khuỷu tay kẹp sát hai bên sườn. Hai bàn tay úp trên hai đùi gần đầu gối. Ngậm miệng, răng kề răng. Nhắm mắt, chú ý vào Ấn đường. Nên chọn nơi thoáng khí. Nên ngồi trên giường hoặc trên thảm để tránh chân sát đất không tốt, vì đất sẽ hút điện trong người. Tịnh công tập mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ sẽ nâng cao khí lực nhiều, tăng cường chuyển hóa chất bổ cho cơ thể, giúp tốt hệ hô hấp tim mạch, và hệ tiêu hóa.
Tịnh công có ba phương pháp:
Phương pháp thứ nhất: Thở bụng thở sâu căn bản. Cong lưỡi, từ từ hít thở vào sâu bằng mũi (đếm số từ 1 đến 20). Rồi từ từ thở ra cho hết trược khí (đếm số từ 1 đến 30). Thường thời gian thở ra lâu hơn thời gian hít thở vào (tỷ lệ 2/3), để trược khí không còn đọng lại ở các phế nang. Mới đầu, tập phương pháp này 1 tháng để tăng cường khí lực. Rồi tập sang Phương pháp thứ hai.
Phương pháp thứ hai: Thở bụng thở sâu có tụ ý dẫn khí.
Cong lưỡi hít thở vào sâu, tụ Ý (đếm từ 1 đến 20, lâu mau tùy hơi dài ngắn) dẫn khí đưa xuống Đan điền theo mạch Nhâm: từ Thừa tượng đến Thiên đột, Chiên trung, Trung uyển, Thần khuyết (rốn). Rồi tích lũy điện năng vào Đan điền (ở dưới rốn 3 lóng ngón tay, đối diện Mạng môn). Sau đó, hạ lưỡi thở ra tận hết. Rồi tụ Ý (đếm từ 1 đến 30), dẫn khí đưa lên đến Trường cường, Mạng môn, Đại chùy, Bạch hội (Thượng Đan điền), Ấn đường tới Nhân trung. (Đây là vòng Nhâm Đốc gọi là Tiểu chu thiên). Tập phương pháp này 1 tháng để nâng cao khí lực hơn. Rồi tập sang phương pháp thứ ba.
Phương pháp thứ ba: Thở bụng thở sâu có tụ ý dẫn khí và nín thở.
Áp dụng như Phương pháp thứ hai. Nhưng sau khi thở ra thì nín thở. Nín thở lâu mau tùy theo sức của mỗi người. Càng tập được nín thở lâu càng tốt để dễ dàng tập trung tư tưởng để phát sinh dòng Alfa tạo ra khí lực mạnh cho cơ thể. Vì khi tập trung tư tưởng nhiều, hơi thở bị ngắn đi sẽ khó tập trung tư tưởng. Nín thở có 2 cách: Một là nín thở ở giữa hơi thở, tức là nín thở sau khi hít vào. Cách này nguy hiểm dễ bị lao phổi, vì giữ khí ở phổi. Hai là nín thở ở cuối hơi thở, tức là nín thở sau khi thở ra. Cách này rất tốt, không nguy hiểm vì không giữ khí ở phổi..
Tịnh công tập theo phương pháp thứ ba này lâu dài để tăng khí lực đem lại sức mạnh cho cơ thể. (Xem thêm giải thích ở phần dưới).
Sau khi Tịnh công cần phải xả công, tức là dùng xoa bóp hai chân để xả công, xoa bóp được toàn thân thì càng tốt.
Giải Thích: Theo bác sĩ George M. Cribe năm 1940, trong phiên họp của Hội Phát Triển Khoa Học Mỹ, đã cho biết: “Khi tập trung tư tưởng, ở não sẽ phát sinh dòng Alfa tạo ra khí lực mạnh cho cơ thể”.
Và theo kỹ sư điện tử Muller, viện trưởng ở Zurich, Thụy Sĩ có công trình nghiên cứu 25 năm tìm hiểu điện ở con người, đã xác nhận: “Trong nhân thể có năng lực xuất ra từ hơi thở, từ hai lòng bàn tay, từ các đầu ngón tay”.
Do đó, khi tụ Ý dẫn Khí được lập đi lập lại nhiều lần, ở não sẽ phát sinh dòng Alfa tạo ra khí lực mạnh cho cơ thể. Nhờ khí lực mạnh này, người ta đã áp dụng nó vào Tịnh công để đem lại sức mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, nó cũng dùng vào việc tự chữa bệnh. Ví dụ: Tự chữa bệnh đau bao tử. Trước tiên, ngồi Tịnh công theo phương pháp thứ ba, để tích lũy được nhiều điện năng. Sau đó, dùng một tay đặt trên đầu mình, còn tay kia đặt vào chỗ đau, rồi tụ Ý dẫn khí và nín thở theo phương pháp thứ ba, trong khi cố gắng tập trung tư tưởng vào chỗ đau. Như thế có nghĩa là tăng cường dẫn khí lực mạnh ở não đưa thẳng đến chỗ đau, nên chỗ đau mau khỏi. Mỗi lần chữa khoảng 5 phút. Ngày làm 2 hoặc 3 lần. Kết quả bệnh sẽ thuyên giảm mau chóng.
Bác sĩ William H. Philpott ở Hoa Kỳ đã thử nghiệm trên 3000 bệnh nhân trong 6 băm, đã đem lại kết luận rằng:
Nếu đặt trong gối một thỏi nam châm nhỏ khi ngủ, sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, làm giảm các cơn sốc và sống khỏe.
Ngoài ra, năm châm còn làm giảm chứng viêm khớp, nhức đầu, giảm lo lắng, ưu phiền. Nam châm còn giúp gia tăng chất Metalonine một loại Hormone cần cho hệ hô hấp và hệ miễn nhiễm.
Liên lạc: Hà Anh Phương, 701 N. Daisy Ave., Santa Ana, CA 92703. Tel (714) 542-2203.