Văn Hiền (dịch từ The World&I) (VNN)
Mặc dù Việt Nam đang có thành tích bất xứng về vấn đề nhân quyền, nhưng Hà Nội đang mở cửa kinh tế quốc gia.
Hội trường của Trung Tâm Sinh Hoạt Quốc Tế đông chật người đến tham dự buổi hội thảo, khiến cho người ta phải mang thêm ghế vào, lớp thì ngồi trên hanh lang và những phòng phụ trội. Tôi rất hài lòng vì cái Micro của tôi còn tốt, nhờ thế những ý kiến phát biểu của tôi có thể được nghe thấy từ những phòng bên cạnh nữa. Tôi không nghĩ rằng có đông người hôm đó đến thế. Trong thời gian thảo luận vấn đáp, tôi được hỏi rằng tại sao những chi phí pháp lý tại Hoa Kỳ lại quá cao" và làm cách nào để sắp xếp chứng minh thư tại Việt Nam để bảo đảm cho một chuyến hàng nhập cảng vào Mỹ được thanh toán tiền bạc sòng phẳng. Tôi cố gắng lắm mới trả lời được những câu hỏi nầy trong thời gian quy định ngắn ngủi.
Là một luật sư người Mỹ gốc Việt, tôi trở về Việt Nam hồi tháng 5 -2002 dưới sự bảo trợ của Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ để trình bày một loạt những đề tài thương mại cho nhiều nhóm thương gia tại Hà Nội và Sàigòn. Chủ đề nói chuyện của tôi là: Cách thức làm ăn buôn bán tại Hoa Kỳ. Đây là lần trở lại Việt Nam lần thứ Sáu của tôi kể từ sau chiến tranh. Trong thời gian chiến tranh tôi phục vụ cho chính phủ Mỹ như một cố vấn dân sự cho những viên chức chính phủ miền Nam tại một tỉnh miền Trung hồi đó. Với một số khả năng tiếng Việt và kinh nghiệm 22 năm trong ngành luật, trong đó tôi đã bênh vực cho nhiều thân chủ là người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng tôi có một số kinh nghiệm và kiến thức có thể mang ra truyền đạt lại.
Trước khi tôi bắt đầu cho chuyến đi nầy, tôi có cảm tưởng có những đòi hỏi khá cao về những dữ kiện mà tôi dự định mang vào Việt Nam vì số lượng emails đến từ nơi đồng bảo trợ của chuyến đi. Một người trong Phòng Thương Mại Kỹ Nghệ Việt Nam (VCCI) đòi hỏi cho bằng được là buổi thuyết trình của tôi phải được tính thành một ngày tròn thảo luận. Sau cùng tôi phải từ chối vì đã có quá nhiều công việc phải làm. Cơ quan bảo trợ cho tôi ở Hà Nội có tên gọi là Tổ Chức Liên Kết Thân Hữu (VUFO), VCCI và cơ quan bảo trợ tại Sàigòn là Đại học Kinh tế và Trung tâm Dạy học Fulbright và hội Luật Sư thành phố. Những dự tính chỉ là có một nhóm nhỏ người tham dự, cuối cùng có hơn 350 người tham dự trong sáu buổi thuyết trình trong vòng 5 ngày. Họ là những thành phần nào từ đâu đến"
Tiến Trình Đến Kinh Tế Thị Trường
Tiến trình xuất hiện trên thị trường Mỹ cũng như cách làm ăn của người Mỹ tại Việt Nam bắt đầu sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ vào năm 1994, rồi sau đó bình thường hoá quan hệ ngoại giao, trao đổi đại sứ hai bên vào năm 1977. Bình thường hóa quan hệ kinh tế với sự bác bỏ hàng năm của nội các Clinton, những trao đổi thương mại nhỏ giọt, sau cùng Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA) được ký vào năm 2001. Giới quan sát cho răng Hiệp ước BTA là bước căn bản để tiến đến việc bình thường hoá những quan hệ song phương xa hơn. Để đổi lại những thay đổi và thiện chí của Việt Nam như: Chấp nhận cho buôn bán hàng hóa và dịch vụ rộng rãi hơn, có những biện pháp bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, cải tiến phương pháp đầu tư và thiết lập hệ thống kiểm toán rõ ràng hơn, Hoa Kỳ đã chấp thuận miễn giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam, đây là mục tiêu thương mại mà Việt Nam hằng theo đuổi. (Tuy nhiên Cơ quan Kiểm định Nhân quyền Hoa Kỳ và của Tây phương vẫn còn lo ngại trước những gì họ thấy được như Việt Nam bắt bớ những dân thiểu số và tôn giáo cũng như vẫn còn ngăn cấm quyền Tự do Ngôn luận, Hội họp).
Mức thuế xuất bình thường có nghĩa là những mặt hàng của Việt Nam bị đánh thuế 50% sẽ ngay lập tức hạ xuống còn 5%. Sau 6 năm nhìn thấy những thương gia Hoa Kỳ đổ vào Việt Nam, phía nhà cầm quyền Việt Nam thấy rằng cần phải hội nhập vào hiệp ước song phương theo những điều do hiệp ước nầy vạch ra. Việt Nam muốn gia nhập vào thị trường lớn nhất thế giới. Và là nước đông dân thứ nhì trong vùng Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới, trong số dân 81 triệu người, hơn phân nữa là dưới 25 tuổi, Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh kinh tế cao. Kết quả được nhìn thấy trước mắt là, trong tam cá nguyệt đầu của năm 2002 (tháng 1-4) mức mậu dịch song phương tăng 60% so với thời kỳ nầy của năm 2001, số tiền thương mãi tăng đều từ $666 triệu trong năm 1997 lên 1.53 tỷ vào năm 2001. Từ đó mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng nhanh. Hàng hoá nhập cảng vào Việt Nam từ Mỹ tăng từ 1.05 tỷ năm 2001 lên 1.513 tỷ vào năm 2002 do kết quả của việc thi hành hiệp định thương mại nầy. Thêm vào đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam: nhịp độ xuất cảng từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng 238% trong 4 tháng đầu năm 2003, theo số liệu của bộ Thương Mại Việt Nam. Tóm lại, Hiệp ước Thương mại Song phương với Mỹ là một cuộc cải tổ kinh tế quan trọng nhất từ trước tới nay mà Việt Nam đang áp dụng từ giữ thập niên 1980, khi nhà cầm quyền chấp nhận từ bỏ chính sách kinh tế tập trung và để cho động lực kinh tế thị trường phát triển.
Bước Đầu Nhảy Vọt
Ngoài Hiệp ước Thương mại ra, một cách đo lường khác mới đây được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng cũng có tác động khuyến khích các chủ công ty thương nghiệp tư nhân tham dự những buổi hội thảo thương mại kinh doanh. Luật Thương Mại được ban hành năm 2000 khuyến khích sự thành lập những công ty tiểu thương tại Việt Nam bằng cách dẹp bỏ chướng ngại từng là những chính sách khuôn mẩu kinh doanh của nhà cầm quyền Việt Nam trong quá khứ. Luật mới đánh dấu điểm khởi đầu của Việt Nam nhằm cố gắng cải tổ kinh tế tư nhân. Theo World Bank (WB) có hơn 30.000 công ty tư nhân tầm trung bình và nhỏ đăng bộ hoạt động theo luật mới trong năm đầu. Con số những công ty tư nhân bắt đầu hoạt động trong vòng 6 tháng đầu sau khi áp dụng luật mới, nhiều hơn con số những công ty được phép hoạt động trong 9 năm trước đó. Đến cuối năm 2001, con số phỏng đoán có chừng 53.000 thương nghiệp mới hoạt động trong lãnh vực kinh tế chính thức, tạo ra 1 triệu công ăn việc làm trong nước, hay 1 phần 3 tổng số dân số mới gia nhập lực lượng lao động, con số nầy rất đáng kể so với một số nhỏ thuộc thành phần kinh tế tư nhân được phép hoạt động tại Việt Nam. Tôi thấy có chừng 30% thuộc thành phần tư nhân tham dự những buổi thuyết trình của tôi ở Hà Nội. Chuyện nầy không thể xảy ra cách đây 5 năm. Tôi muốn tập trung vào đề tài mà các công ty tầm trung bình có thể thấy là hữu ích, những giới nầy đa số lại thuộc công ty tư nhân. Những công ty Quốc doanh lớn thuộc các lãnh vực như Gạo, Dầu hoả, Cà phê, Hải sản đã có những hoạt động kinh doanh trên thương trườngquốc tế.
Những phối kiểm của nhà cầm quyền mới đây cho thấy rằng, không giống như những công ty quốc doanh bị ràng buộc nhiều thứ rắc rối, các công ty tư nhân được "hoàn toàn tự do quyết định những biện pháp hoạt động kinh doanh của mình". Những điều nầy trước đây không lâu được coi là những kiểu hành động bóc lột của bọn tư bản. Con số công ty tư nhân kinh doanh tăng gấp 4 lần từ năm 1997-2000. Kết quả là các công ty nầy nhập cảng số lượng hàng hóa tăng từ 4 lên 16% và tổng số xuất cảng của thành phần nầy tăng từ 10 lên 17%. Nếu tính trên tổng số hàng xuất cảng không phải là dầu hoả thì con số nầy là 22%, tăng 42% trong thời gian từ 1997-2000. Những công ty tư nhân xuất cảng tăng 161% trong thời gian nầy và nâng tổng số xuất cảng tăng 46%.
Tại Sàigòn không thôi, trong năm tháng đầu năm 2003 có 6.881 công ty tư nhân được thành lập, tổng số vốn lên đến $720 triệu Mỹ Kim, tăng 11% về số lượng và 20% về số vốn so với cùng thời gian năm ngoái.
Kinh Tế Hồi Sinh
Theo bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI), số những công ty tư nhân đươc thành lập nhiều gấp đôi trong thời gian 2000-2002 (khoảng 70.000). Tiêu biểu có công ty Tran Luong Son, của một sinh viên trở về trong chương trình trao đổi của Massachusetts Institute of Technology Fulbright, công ty nầy có 35 công nhân tại Hà Nội đại diện về Software cho IBM. Nếu sự thành công của anh được mở rộng tương tự, Việt Nam dần dà có thể cởi bỏ được nền kinh tế chỉ huy, là cản trở quan trọng làm cho Việt Nam khó xoay sở vì gánh nặng của những công ty quốc doanh do chế độ duy trì. Những công ty quốc doanh nầy có kỹ thuật quá lỗi thời, quá đông công nhân không đủ việc và vay mượn nợ của nhà cầm quyền quá nặng nề. Nhiều nhà quan sát cho rằng những tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là do kết quả sản xuất của những thành phần tư nhân nầy, trong khi thành phần kinh tế quốc doanh chỉ làm ăn khập khễnh thôi. Trong một buổi họp tại Washington D.C hồi tháng 6-2002, Nguyễn Xuân Thảo, thứ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói: "Chúng tôi nhận thấy sự hồi sinh kinh tế khi có thành phần tư nhân tham gia vào kinh doanh." Tuy nhiên vấn nạn kinh tế quốc doanh là gánh nặng cho sự phát triển kinh tế. Những phân tích gia kinh tế cảnh cáo rằng Việt Nam phải bỏ bớt việc tiếp tục đổ tiền vào những công ty quốc doanh thiếu hiệu năng, hay những công trình hạ tầng cơ sở quá to lớn nhưng không hẳn phục vụ cho kinh tế nếu họ không muốn gây thiệt hại cho kinh tế trong tương lai. Tuy những sự ồn ào tiên đoán là kinh tế năm 2003 tăng trưởng 6.9% và ngay cả trong năm 2004 là 7.3%, tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) cảnh giác là những dấu hiệu suy trầm đang xẩy ra. Những tín hiệu khủng hoảng là: Số nợ tăng 16% trong 6 tháng đầu năm 2003, đa số những số nợ đó rót vào những công trình của quốc doanh do 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất, đa số những ngân khoản đó đổ vào các lãnh vực Xi măng, Sắt thép, Giấy và những ngành nầy sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Đông Nam Á trong thời gian ngắn sắp tới. Một kế hoạch khác trong việc mở rộng kinh tế thị trường là cố gắng giải tư những công ty quốc doanh. Hồi tháng Tư năm 2002, World Bank và những tổ chức Tài chánh khác kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh chương trình giải tư nầy. Theo một cán bộ của Hội đồng Cải tổ Quốc doanh, cho đến nay chỉ có 915 công ty quốc doanh được giải tư từ khi bắt đầu chương trình nầy năm 1992, (nhà cầm quyền không thích dùng chữ Giải tư (privatize), mà dùng danh từ khác đỡ xốn tai hơn là: Quy vốn Equitize). Rõ rằng là vẫn còn khoảng 5.600 công ty quốc doanh đang hoạt động, nhưng nhà cầm quyền muốn là sẽ giảm xuống còn 2.000 đến năm 2005.
Hai Bước Tiến Một Bước Lùi
Dĩ nhiên những thay đổi nầy trong bộ phận kinh tế trong chế độ cộng sản đã xẩy ra cho thấy sự thất bại của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, nên phải đổi từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường từ năm 1986. Tên gọi nôm na là "đổi mới" đã được đề ra để khuyến khích kinh tế thị trường và các tư nhân tham gia kinh doanh, tất cả nhằm vực dậy nền kinh tế trì trệ của Việt Nam. Chính sách quay ngược hướng nầy đã gây chú ý cho các nước khác. Từ cuối thập niên 1980 và trong thập niên 90, các nhà đầu tư đổ vào Việt Nam với ý tưởng là Việt Nam sẽ là một trong những con rồng kinh tế Á châu. Cảm giác phấn chấn nầy kéo dài một thời gian, dựa trên những tuyên bố lý thuyết suông, dựa vào những niềm suy tưởng, ước mơ hơn là những tình hình thực tế. Khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997 đã làm cho những nhà cải tổ thất vọng và nhà cầm quyền bắt đầu chống đối lại những đầu tư lớn của ngoại quốc vào Việt Nam. Các nguồn đầu tư bỗng nhiên khô cạn. Những công trình xây dựng bị ngưng lại, công trình xây khách sạn chọc trời tại Sàigòn bị ngưng lại ở tầng lầu thứ 5. Ngoài ra bây giờ còn một chu kỳ khác xảy ra. Nhóm đầu lãnh mới được bầu ra và phải đối phó với những thử thách chưa từng xảy ra trước đó. Thí dụ như hồi tháng 3-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một tu chính luật cho phép nhiều ưu đãi hơn đối với những nhà đầu tư ngoại quốc nhằm mục đích tái thu hút nguồn đầu tư ngoại quốc. Những cải tổ thu hút đầu tư khác mới đây đã có kết quả phần nào. Tháng 8-2003 có số giấy phép đầu tư cao nhất, với 50 giấy phép cấp cho những đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc, trị giá 306 triệu. Như thế là 17 năm sau ngày bắt đầu đổi mới, Việt Nam dang trên đà tiến triển một lần nữa. Mức tăng trưởng kinh tế là 6.8% năm 2001, 7.04% năm 2002 và hứa hẹn 7.3% năm 2003. Hiện nay với bộ luật Thương Mại và Hiệp ước song phương đang áp dụng, Việt Nam đang dần dần chuyển từ quốc doanh sang kinh tế tư nhân, những gì sẽ chờ đón người Việt Nam" Tôi đã đối diện những khán thính giả là thành phần doanh nhân, nhưng những thử thách của họ thật là khó khăn. Tôi bắt đầu những buổi thuyết trình của tôi bằng cách diễn đạt những bước căn bản nhất trong tiến trình thương mại. Hợp đồng trên giấy là một loại tài liệu các bên đối tác đến với nhau trên phương diện pháp lý. Trong một nước chưa quen với những giấy tờ hợp đồng, vấn đề tin tưởng cá nhân là nguyên tắc chính trong làm ăn thương mại, và vấn đề sử dụng những hợp đồng giấy tờ có thể tạo ra những cảm giác không tin tưởng nhau, hơi khó chịu đôi chút. Người Việt Nam thường hay cảm thấy khó khăn khi đặt bút ký những điều giao hẹn với đối tượng làm ăn như là một sự tổn thương đến quan hệ tin tưởng nhau. Tôi giải thích rằng, hợp đồng trên giấy là bước căn bản đầu tiên trong mọi trao đổi kinh doanh; nếu có những bất đồng xảy ra ngoài hợp đồng, các bên sẽ giải quyết bằng tòa án. Tuy nhiên Việt Nam không có những phương tiện trọng tài như thế. Hai kinh tế gia Mỹ đã thăm dò 259 công ty tại Sàigòn, có hơn 90 giám đốc cho rằng Toà án không giải quyết được những tranh chấp của họ. Như thế để tránh những tranh chấp sau nầy, họ dựa trên uy tín và những lời truyền tụng chung quanh để hợp tác làm ăn. Không đồng tình với tính chất làm ăn như thế, tôi tha thiết yêu cầu những doanh nhân nầy thành lập một toán chuyên viên giúp họ gia nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Tôi cho biết là những chuyên viên này có thể giúp trên vấn đề kiểm phẩm, giá cả và giới thiệu sản phẩm Việt Nam vào thị trường, Tôi cũng nói thêm là việc chọn lựa những người nầy phải dựa trên những trình độ chuyên môn, khả năng, danh tiếng, giá cả họ đòi hỏi, chứ không bao giờ dựa trên điều kiện là họ có biết nói tiếng Việt hay những người trong gia đìmh đang sống tại Mỹ. Giữa thời điểm mà giới tư nhân đang trỗi dậy và cả nước đang muốn kinh doanh với Tây phương, điều cần lưu tâm là Việt Nam vẫn còn nằm dưới sự cai trị của nhà cầm quyền độc tài, đảng Cộng sản Việt Nam. Dù là như thế đi nữa, đa số các giới Tây phương cho rằng Việt Nam không thể nào quay ngược lại nền kinh tế thị trường được nữa.
Nhà cầm quyền đang xem xét cẩn thận sự chuyển hóa từ Công sang Tư nầy và hy vọng rằng mọi sự sẽ tốt đẹp. Hình như họ không còn chọn lựa nào khác, vì một số những người tiền nhiệm kinh nghiệm của họ cũng đã phải đồng ý. Trong một quyển sách mới của David Lamb có đề cập đến Phạm Ngọc Uyên, một lý thuyết gia của đảng Cộng sản có nhiều uy tín đã viết rằng: "Chủ nghĩa Xã hội - Marx cộng với tinh thần yêu nước đã giúp đưa đến thành công trong công cuộc giải phóng đất nước, nhưng sau năm 1975, Chủ nhĩa Marx đã thất bại trong việc giải quyết vấn nạn nghèo đói và tụt hậu. Vì thế người Việt Nam đang âm thầm từ bỏ nó. Cuộc cách mạng mới là cuộc cách mạng đòi hỏi khối óc, không phải súng đạn. Việt Nam chỉ có thể thành công nếu cộng sản chấp nhận sự thất bại của họ và để cho nền kinh tế thị trường phát triển".
Mặc dù Việt Nam đang có thành tích bất xứng về vấn đề nhân quyền, nhưng Hà Nội đang mở cửa kinh tế quốc gia.
Hội trường của Trung Tâm Sinh Hoạt Quốc Tế đông chật người đến tham dự buổi hội thảo, khiến cho người ta phải mang thêm ghế vào, lớp thì ngồi trên hanh lang và những phòng phụ trội. Tôi rất hài lòng vì cái Micro của tôi còn tốt, nhờ thế những ý kiến phát biểu của tôi có thể được nghe thấy từ những phòng bên cạnh nữa. Tôi không nghĩ rằng có đông người hôm đó đến thế. Trong thời gian thảo luận vấn đáp, tôi được hỏi rằng tại sao những chi phí pháp lý tại Hoa Kỳ lại quá cao" và làm cách nào để sắp xếp chứng minh thư tại Việt Nam để bảo đảm cho một chuyến hàng nhập cảng vào Mỹ được thanh toán tiền bạc sòng phẳng. Tôi cố gắng lắm mới trả lời được những câu hỏi nầy trong thời gian quy định ngắn ngủi.
Là một luật sư người Mỹ gốc Việt, tôi trở về Việt Nam hồi tháng 5 -2002 dưới sự bảo trợ của Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ để trình bày một loạt những đề tài thương mại cho nhiều nhóm thương gia tại Hà Nội và Sàigòn. Chủ đề nói chuyện của tôi là: Cách thức làm ăn buôn bán tại Hoa Kỳ. Đây là lần trở lại Việt Nam lần thứ Sáu của tôi kể từ sau chiến tranh. Trong thời gian chiến tranh tôi phục vụ cho chính phủ Mỹ như một cố vấn dân sự cho những viên chức chính phủ miền Nam tại một tỉnh miền Trung hồi đó. Với một số khả năng tiếng Việt và kinh nghiệm 22 năm trong ngành luật, trong đó tôi đã bênh vực cho nhiều thân chủ là người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng tôi có một số kinh nghiệm và kiến thức có thể mang ra truyền đạt lại.
Trước khi tôi bắt đầu cho chuyến đi nầy, tôi có cảm tưởng có những đòi hỏi khá cao về những dữ kiện mà tôi dự định mang vào Việt Nam vì số lượng emails đến từ nơi đồng bảo trợ của chuyến đi. Một người trong Phòng Thương Mại Kỹ Nghệ Việt Nam (VCCI) đòi hỏi cho bằng được là buổi thuyết trình của tôi phải được tính thành một ngày tròn thảo luận. Sau cùng tôi phải từ chối vì đã có quá nhiều công việc phải làm. Cơ quan bảo trợ cho tôi ở Hà Nội có tên gọi là Tổ Chức Liên Kết Thân Hữu (VUFO), VCCI và cơ quan bảo trợ tại Sàigòn là Đại học Kinh tế và Trung tâm Dạy học Fulbright và hội Luật Sư thành phố. Những dự tính chỉ là có một nhóm nhỏ người tham dự, cuối cùng có hơn 350 người tham dự trong sáu buổi thuyết trình trong vòng 5 ngày. Họ là những thành phần nào từ đâu đến"
Tiến Trình Đến Kinh Tế Thị Trường
Tiến trình xuất hiện trên thị trường Mỹ cũng như cách làm ăn của người Mỹ tại Việt Nam bắt đầu sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ vào năm 1994, rồi sau đó bình thường hoá quan hệ ngoại giao, trao đổi đại sứ hai bên vào năm 1977. Bình thường hóa quan hệ kinh tế với sự bác bỏ hàng năm của nội các Clinton, những trao đổi thương mại nhỏ giọt, sau cùng Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA) được ký vào năm 2001. Giới quan sát cho răng Hiệp ước BTA là bước căn bản để tiến đến việc bình thường hoá những quan hệ song phương xa hơn. Để đổi lại những thay đổi và thiện chí của Việt Nam như: Chấp nhận cho buôn bán hàng hóa và dịch vụ rộng rãi hơn, có những biện pháp bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, cải tiến phương pháp đầu tư và thiết lập hệ thống kiểm toán rõ ràng hơn, Hoa Kỳ đã chấp thuận miễn giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam, đây là mục tiêu thương mại mà Việt Nam hằng theo đuổi. (Tuy nhiên Cơ quan Kiểm định Nhân quyền Hoa Kỳ và của Tây phương vẫn còn lo ngại trước những gì họ thấy được như Việt Nam bắt bớ những dân thiểu số và tôn giáo cũng như vẫn còn ngăn cấm quyền Tự do Ngôn luận, Hội họp).
Mức thuế xuất bình thường có nghĩa là những mặt hàng của Việt Nam bị đánh thuế 50% sẽ ngay lập tức hạ xuống còn 5%. Sau 6 năm nhìn thấy những thương gia Hoa Kỳ đổ vào Việt Nam, phía nhà cầm quyền Việt Nam thấy rằng cần phải hội nhập vào hiệp ước song phương theo những điều do hiệp ước nầy vạch ra. Việt Nam muốn gia nhập vào thị trường lớn nhất thế giới. Và là nước đông dân thứ nhì trong vùng Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới, trong số dân 81 triệu người, hơn phân nữa là dưới 25 tuổi, Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh kinh tế cao. Kết quả được nhìn thấy trước mắt là, trong tam cá nguyệt đầu của năm 2002 (tháng 1-4) mức mậu dịch song phương tăng 60% so với thời kỳ nầy của năm 2001, số tiền thương mãi tăng đều từ $666 triệu trong năm 1997 lên 1.53 tỷ vào năm 2001. Từ đó mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng nhanh. Hàng hoá nhập cảng vào Việt Nam từ Mỹ tăng từ 1.05 tỷ năm 2001 lên 1.513 tỷ vào năm 2002 do kết quả của việc thi hành hiệp định thương mại nầy. Thêm vào đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam: nhịp độ xuất cảng từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng 238% trong 4 tháng đầu năm 2003, theo số liệu của bộ Thương Mại Việt Nam. Tóm lại, Hiệp ước Thương mại Song phương với Mỹ là một cuộc cải tổ kinh tế quan trọng nhất từ trước tới nay mà Việt Nam đang áp dụng từ giữ thập niên 1980, khi nhà cầm quyền chấp nhận từ bỏ chính sách kinh tế tập trung và để cho động lực kinh tế thị trường phát triển.
Bước Đầu Nhảy Vọt
Ngoài Hiệp ước Thương mại ra, một cách đo lường khác mới đây được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng cũng có tác động khuyến khích các chủ công ty thương nghiệp tư nhân tham dự những buổi hội thảo thương mại kinh doanh. Luật Thương Mại được ban hành năm 2000 khuyến khích sự thành lập những công ty tiểu thương tại Việt Nam bằng cách dẹp bỏ chướng ngại từng là những chính sách khuôn mẩu kinh doanh của nhà cầm quyền Việt Nam trong quá khứ. Luật mới đánh dấu điểm khởi đầu của Việt Nam nhằm cố gắng cải tổ kinh tế tư nhân. Theo World Bank (WB) có hơn 30.000 công ty tư nhân tầm trung bình và nhỏ đăng bộ hoạt động theo luật mới trong năm đầu. Con số những công ty tư nhân bắt đầu hoạt động trong vòng 6 tháng đầu sau khi áp dụng luật mới, nhiều hơn con số những công ty được phép hoạt động trong 9 năm trước đó. Đến cuối năm 2001, con số phỏng đoán có chừng 53.000 thương nghiệp mới hoạt động trong lãnh vực kinh tế chính thức, tạo ra 1 triệu công ăn việc làm trong nước, hay 1 phần 3 tổng số dân số mới gia nhập lực lượng lao động, con số nầy rất đáng kể so với một số nhỏ thuộc thành phần kinh tế tư nhân được phép hoạt động tại Việt Nam. Tôi thấy có chừng 30% thuộc thành phần tư nhân tham dự những buổi thuyết trình của tôi ở Hà Nội. Chuyện nầy không thể xảy ra cách đây 5 năm. Tôi muốn tập trung vào đề tài mà các công ty tầm trung bình có thể thấy là hữu ích, những giới nầy đa số lại thuộc công ty tư nhân. Những công ty Quốc doanh lớn thuộc các lãnh vực như Gạo, Dầu hoả, Cà phê, Hải sản đã có những hoạt động kinh doanh trên thương trườngquốc tế.
Những phối kiểm của nhà cầm quyền mới đây cho thấy rằng, không giống như những công ty quốc doanh bị ràng buộc nhiều thứ rắc rối, các công ty tư nhân được "hoàn toàn tự do quyết định những biện pháp hoạt động kinh doanh của mình". Những điều nầy trước đây không lâu được coi là những kiểu hành động bóc lột của bọn tư bản. Con số công ty tư nhân kinh doanh tăng gấp 4 lần từ năm 1997-2000. Kết quả là các công ty nầy nhập cảng số lượng hàng hóa tăng từ 4 lên 16% và tổng số xuất cảng của thành phần nầy tăng từ 10 lên 17%. Nếu tính trên tổng số hàng xuất cảng không phải là dầu hoả thì con số nầy là 22%, tăng 42% trong thời gian từ 1997-2000. Những công ty tư nhân xuất cảng tăng 161% trong thời gian nầy và nâng tổng số xuất cảng tăng 46%.
Tại Sàigòn không thôi, trong năm tháng đầu năm 2003 có 6.881 công ty tư nhân được thành lập, tổng số vốn lên đến $720 triệu Mỹ Kim, tăng 11% về số lượng và 20% về số vốn so với cùng thời gian năm ngoái.
Kinh Tế Hồi Sinh
Theo bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI), số những công ty tư nhân đươc thành lập nhiều gấp đôi trong thời gian 2000-2002 (khoảng 70.000). Tiêu biểu có công ty Tran Luong Son, của một sinh viên trở về trong chương trình trao đổi của Massachusetts Institute of Technology Fulbright, công ty nầy có 35 công nhân tại Hà Nội đại diện về Software cho IBM. Nếu sự thành công của anh được mở rộng tương tự, Việt Nam dần dà có thể cởi bỏ được nền kinh tế chỉ huy, là cản trở quan trọng làm cho Việt Nam khó xoay sở vì gánh nặng của những công ty quốc doanh do chế độ duy trì. Những công ty quốc doanh nầy có kỹ thuật quá lỗi thời, quá đông công nhân không đủ việc và vay mượn nợ của nhà cầm quyền quá nặng nề. Nhiều nhà quan sát cho rằng những tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là do kết quả sản xuất của những thành phần tư nhân nầy, trong khi thành phần kinh tế quốc doanh chỉ làm ăn khập khễnh thôi. Trong một buổi họp tại Washington D.C hồi tháng 6-2002, Nguyễn Xuân Thảo, thứ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói: "Chúng tôi nhận thấy sự hồi sinh kinh tế khi có thành phần tư nhân tham gia vào kinh doanh." Tuy nhiên vấn nạn kinh tế quốc doanh là gánh nặng cho sự phát triển kinh tế. Những phân tích gia kinh tế cảnh cáo rằng Việt Nam phải bỏ bớt việc tiếp tục đổ tiền vào những công ty quốc doanh thiếu hiệu năng, hay những công trình hạ tầng cơ sở quá to lớn nhưng không hẳn phục vụ cho kinh tế nếu họ không muốn gây thiệt hại cho kinh tế trong tương lai. Tuy những sự ồn ào tiên đoán là kinh tế năm 2003 tăng trưởng 6.9% và ngay cả trong năm 2004 là 7.3%, tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) cảnh giác là những dấu hiệu suy trầm đang xẩy ra. Những tín hiệu khủng hoảng là: Số nợ tăng 16% trong 6 tháng đầu năm 2003, đa số những số nợ đó rót vào những công trình của quốc doanh do 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất, đa số những ngân khoản đó đổ vào các lãnh vực Xi măng, Sắt thép, Giấy và những ngành nầy sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Đông Nam Á trong thời gian ngắn sắp tới. Một kế hoạch khác trong việc mở rộng kinh tế thị trường là cố gắng giải tư những công ty quốc doanh. Hồi tháng Tư năm 2002, World Bank và những tổ chức Tài chánh khác kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh chương trình giải tư nầy. Theo một cán bộ của Hội đồng Cải tổ Quốc doanh, cho đến nay chỉ có 915 công ty quốc doanh được giải tư từ khi bắt đầu chương trình nầy năm 1992, (nhà cầm quyền không thích dùng chữ Giải tư (privatize), mà dùng danh từ khác đỡ xốn tai hơn là: Quy vốn Equitize). Rõ rằng là vẫn còn khoảng 5.600 công ty quốc doanh đang hoạt động, nhưng nhà cầm quyền muốn là sẽ giảm xuống còn 2.000 đến năm 2005.
Hai Bước Tiến Một Bước Lùi
Dĩ nhiên những thay đổi nầy trong bộ phận kinh tế trong chế độ cộng sản đã xẩy ra cho thấy sự thất bại của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, nên phải đổi từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường từ năm 1986. Tên gọi nôm na là "đổi mới" đã được đề ra để khuyến khích kinh tế thị trường và các tư nhân tham gia kinh doanh, tất cả nhằm vực dậy nền kinh tế trì trệ của Việt Nam. Chính sách quay ngược hướng nầy đã gây chú ý cho các nước khác. Từ cuối thập niên 1980 và trong thập niên 90, các nhà đầu tư đổ vào Việt Nam với ý tưởng là Việt Nam sẽ là một trong những con rồng kinh tế Á châu. Cảm giác phấn chấn nầy kéo dài một thời gian, dựa trên những tuyên bố lý thuyết suông, dựa vào những niềm suy tưởng, ước mơ hơn là những tình hình thực tế. Khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997 đã làm cho những nhà cải tổ thất vọng và nhà cầm quyền bắt đầu chống đối lại những đầu tư lớn của ngoại quốc vào Việt Nam. Các nguồn đầu tư bỗng nhiên khô cạn. Những công trình xây dựng bị ngưng lại, công trình xây khách sạn chọc trời tại Sàigòn bị ngưng lại ở tầng lầu thứ 5. Ngoài ra bây giờ còn một chu kỳ khác xảy ra. Nhóm đầu lãnh mới được bầu ra và phải đối phó với những thử thách chưa từng xảy ra trước đó. Thí dụ như hồi tháng 3-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một tu chính luật cho phép nhiều ưu đãi hơn đối với những nhà đầu tư ngoại quốc nhằm mục đích tái thu hút nguồn đầu tư ngoại quốc. Những cải tổ thu hút đầu tư khác mới đây đã có kết quả phần nào. Tháng 8-2003 có số giấy phép đầu tư cao nhất, với 50 giấy phép cấp cho những đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc, trị giá 306 triệu. Như thế là 17 năm sau ngày bắt đầu đổi mới, Việt Nam dang trên đà tiến triển một lần nữa. Mức tăng trưởng kinh tế là 6.8% năm 2001, 7.04% năm 2002 và hứa hẹn 7.3% năm 2003. Hiện nay với bộ luật Thương Mại và Hiệp ước song phương đang áp dụng, Việt Nam đang dần dần chuyển từ quốc doanh sang kinh tế tư nhân, những gì sẽ chờ đón người Việt Nam" Tôi đã đối diện những khán thính giả là thành phần doanh nhân, nhưng những thử thách của họ thật là khó khăn. Tôi bắt đầu những buổi thuyết trình của tôi bằng cách diễn đạt những bước căn bản nhất trong tiến trình thương mại. Hợp đồng trên giấy là một loại tài liệu các bên đối tác đến với nhau trên phương diện pháp lý. Trong một nước chưa quen với những giấy tờ hợp đồng, vấn đề tin tưởng cá nhân là nguyên tắc chính trong làm ăn thương mại, và vấn đề sử dụng những hợp đồng giấy tờ có thể tạo ra những cảm giác không tin tưởng nhau, hơi khó chịu đôi chút. Người Việt Nam thường hay cảm thấy khó khăn khi đặt bút ký những điều giao hẹn với đối tượng làm ăn như là một sự tổn thương đến quan hệ tin tưởng nhau. Tôi giải thích rằng, hợp đồng trên giấy là bước căn bản đầu tiên trong mọi trao đổi kinh doanh; nếu có những bất đồng xảy ra ngoài hợp đồng, các bên sẽ giải quyết bằng tòa án. Tuy nhiên Việt Nam không có những phương tiện trọng tài như thế. Hai kinh tế gia Mỹ đã thăm dò 259 công ty tại Sàigòn, có hơn 90 giám đốc cho rằng Toà án không giải quyết được những tranh chấp của họ. Như thế để tránh những tranh chấp sau nầy, họ dựa trên uy tín và những lời truyền tụng chung quanh để hợp tác làm ăn. Không đồng tình với tính chất làm ăn như thế, tôi tha thiết yêu cầu những doanh nhân nầy thành lập một toán chuyên viên giúp họ gia nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Tôi cho biết là những chuyên viên này có thể giúp trên vấn đề kiểm phẩm, giá cả và giới thiệu sản phẩm Việt Nam vào thị trường, Tôi cũng nói thêm là việc chọn lựa những người nầy phải dựa trên những trình độ chuyên môn, khả năng, danh tiếng, giá cả họ đòi hỏi, chứ không bao giờ dựa trên điều kiện là họ có biết nói tiếng Việt hay những người trong gia đìmh đang sống tại Mỹ. Giữa thời điểm mà giới tư nhân đang trỗi dậy và cả nước đang muốn kinh doanh với Tây phương, điều cần lưu tâm là Việt Nam vẫn còn nằm dưới sự cai trị của nhà cầm quyền độc tài, đảng Cộng sản Việt Nam. Dù là như thế đi nữa, đa số các giới Tây phương cho rằng Việt Nam không thể nào quay ngược lại nền kinh tế thị trường được nữa.
Nhà cầm quyền đang xem xét cẩn thận sự chuyển hóa từ Công sang Tư nầy và hy vọng rằng mọi sự sẽ tốt đẹp. Hình như họ không còn chọn lựa nào khác, vì một số những người tiền nhiệm kinh nghiệm của họ cũng đã phải đồng ý. Trong một quyển sách mới của David Lamb có đề cập đến Phạm Ngọc Uyên, một lý thuyết gia của đảng Cộng sản có nhiều uy tín đã viết rằng: "Chủ nghĩa Xã hội - Marx cộng với tinh thần yêu nước đã giúp đưa đến thành công trong công cuộc giải phóng đất nước, nhưng sau năm 1975, Chủ nhĩa Marx đã thất bại trong việc giải quyết vấn nạn nghèo đói và tụt hậu. Vì thế người Việt Nam đang âm thầm từ bỏ nó. Cuộc cách mạng mới là cuộc cách mạng đòi hỏi khối óc, không phải súng đạn. Việt Nam chỉ có thể thành công nếu cộng sản chấp nhận sự thất bại của họ và để cho nền kinh tế thị trường phát triển".
Gửi ý kiến của bạn