Trong bài diễn văn trình bày tình hình đất nước đọc trước Quốc hội tối thứ ba, Tổng Thống George W. Bush đã có dịp xác quyết như một người lãnh đạo có tinh thần cao và quyết tâm tiếp tục con đường ông đã vạch ra trên cả hai lãnh vực đối nội và đối ngoại. Ông tuyên bố: "Chúng ta đã cùng đương đầu với những thử thách nghiêm trọng và bây giờ chúng ta đứng trước một sự lựa chọn: chúng ta có thể tiếp tục tiến lên với tin tưởng và quyết tâm, hoặc chúng ta có thể quay trở lại với ảo tưởng nguy hiểm là bọn khủng bố không còn âm mưu và những chế độ ở ngoài vòng pháp luật không còn hăm dọa chúng ta nữa". Cố nhiên khi đưa ra lập luận đó, ông Bush đã lựa chọn rồi. Ông nói: "Chúng ta không thể đã qua tất cả đoạn đường đó - qua thảm kịch và thử thách và chiến tranh - để rồi lại lung lạc và bỏ cuộc công trình chưa hoàn tất".
Bức thông điệp theo thông lệ hàng năm của Tổng Thống năm 2004 là thông điệp thứ ba kể từ ngày ông nhậm chức và cũng là thông điệp chót trong nhiệm kỳ đầu của ông vì cuối năm nay sẽ có cuộc bầu cử Tổng Thống. Bởi vậy không phải là điều đáng ngạc nhiên khi người ta coi đây cũng là bài diễn văn mở đầu chương trình tái tranh cử của ông, phác họa những chủ đề ông sẽ đưa ra trong cuộc vận động tranh cử năm nay, đối phó với một ứng viên của đảng Dân Chủ hiện đang trong vòng tuyển lựa với những điểm chính nhằm tấn công chính sách của ông. Quan trọng nhất vẫn là lãnh vực chiến tranh chống khủng bố và kế hoạch đẩy kinh tế đi lên. Cả hai mặt này ông Bush đã có những điểm tựa khá vững chắc để từ đó có những lời lẽ cứng rắn và tin tưởng hơn thúc đẩy kế hoạch ông phác họa cho nhiệm kỳ sắp tới. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là con đường trước mắt đã thênh thang quang đãng.
Về nội an, điều rõ rệt nhất là từ ngày 11-9-01, bọn khủng bố al-Qaida đã không còn đánh một đòn mới nào vào nước Mỹ. Những nỗ lực bảo vệ an toàn lãnh thổ đã có hiệu quả, nhưng cũng như mọi chính khách thận trọng, ông Bush cảnh giác hiểm họa vẫn còn chớ không hết hẳn. Ông không nhắc đến tên Osama bin Laden, nhưng nói đến Saddam Hussein khá nhiều vì hắn đã nằm trong nhà tù của quân Mỹ với tư cách tù binh. Vụ bắt Saddam là một thành công lớn của tình báo và quân đội Mỹ, nhưng tình hình Iraq còn rắc rối. Đảng Baath thấy chủ tướng bị bắt, có vẻ đang đi đến tan rã, nhưng thay thế vào đó những kẻ khủng bố phần lớn do bin Laden huấn luyện đã len lỏi vào Iraq để tiếp tục đánh những đòn đẫm máu. Việc xây dựng một chế độ dân chủ cho Iraq cũng khó khăn, vì các lãnh tụ Hồi giáo Shiite với khối giáo dân chiếm hơn 60% dân số đòi phải bầu cử trực tiếp ngay chớ không qua sự tuyển lựa từng phần ở các địa phương. Cố nhiên nếu bầu cử trực tiếp ngay lúc này, phe Shiite sẽ thắng và chiếm đa số tại Quốc hội. Hồi giáo Shiite đã từng bị Saddam và đảng Baath (Hồi giáo Sunni) tàn sát, đòi đem Saddam ra xử tử để trả thù, đồng thời đòi quân đội Mỹ phải rút sau khi có bầu cử lập chính quyền mới ở Iraq. Nếu để Shiite chiếm đa số nắm chính quyền, Mỹ sẽ gặp cảnh tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, làm cỗ cho người khác xơi, vì không có gì bảo đảm Hồi giáo Shiite sẽ không lập một chế độ thần quyền độc đoán như ở Iran để chống Mỹ, khác hẳn viễn tượng dân chủ tự do Tổng Thống Bush dự tính.
Tại Afghanistan, chương trình xây dựng một chế độ dân chủ có vẻ tiến triển, nhưng các dư đảng của chế độ Taliban đã tập hợp trở lại, mở những trận đánh du kích. Osama bin Laden đã biến mất và việc truy lùng tên đầu sỏ khủng bố quốc tế ở biên giới Pakistan gặp khó khăn thêm vì phe Hồi giáo quá khích đang trở mặt chống lai Tổng Thống Musharraf thân Mỹ. Tuy vậy, Tổng Thống Bush đã được khích lệ rất nhiều khi Tổng Thống Qaddafi của Libya chấp thận đề nghị của Mỹ, đồng ý tháo gỡ các chương trình của ông ta về vũ khí nguyên tử. Trong các chế độ "ngoài vòng pháp luật", đáng chú nhất vẫn là Cộng sản Bắc Hàn với chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Bắc Hàn đã đồng ý trên nguyên tắc sẽ ngưng chế tạo bom đổi lấy viện trợ Mỹ, cuộc thương thuyết còn tiếp tục, nhưng nếu Mỹ muốn Bắc Hàn thay đổi chế độ, chắc còn lâu. Những khó khăn chính phủ Bush gặp phải nhiều nơi trên thế giới khiến đảng Dân Chủ chỉ trích Tổng Thống Bush khi ra lệnh tấn công Iraq bất chấp LHQ đã làm rạn nứt thế liên minh truyền thống với một số nước Âu châu và gây nghi ngại trong dư luận thế giới.
Về đối nội, kinh tế Mỹ đã phục hồi khiến Tổng Thống Bush có điểm tựa mạnh để chứng minh kế hoạch "giảm thuế để phát triển kinh tế" là đúng, chỉ có một điểm chưa được thành tựu là tạo thêm công ăn việc làm cho dân. Đây cũng là điểm đảng Dân Chủ coi chương trình kinh tế của ông Bush là thất bại. Trong bài diễn văn về tình hình đất nước, ông Bush không đưa ra một kế hoạch nào mới về kinh tế chỉ yêu cầu Quốc hội biểu quyết luật xác định việc "cắt giảm thuế là thường trực". Còn các chương trình khác về bảo hiểm y tế, an sinh xã hội, giáo dục v.v. đều giống những gì đã loan báo trước đây. Lãnh tụ Cộng Hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Bill Frist nói bài diễn văn của TT Bush "là lớn, mạnh, đầy tin tưởng" nhưng cũng nhìn nhận "không có đề nghị gì mới". Thượng nghị sĩ Dân chủ Ted Kennedy mô tả bài diễn văn "trên căn bản vẫn là những luận điệu hoa mỹ đã từng nghe thấy trong quá khứ".
Theo dõi bài diễn văn của ông Bush trên truyền hình, người ta thấy Quốc hội đã đứng lên vỗ tay đến 71 lần, nhưng phần lớn chỉ có phía bên mặt (đảng Cộng Hòa) hoan hô, còn bên trái (đảng Dân Chủ) có lúc vỗ tay có lúc không. Trước đây trong một cuộc họp đặc biệt của Quốc hội Lưỡng viện Mỹ ngay sau ngày khủng bố đánh 11-9-01, người ta thấy toàn thể Quốc hội đứng lên hoan hô TT Bush khi ông tuyên chiến với khủng bố. Tình hình ngày nay đã khác, vì Dân Chủ đả kích nhiều điểm trong chính sách đối nội và đối ngoại của ông Bush. Trong dân chúng, theo các poll thăm dò, mức ủng hộ TT Bush đã gia tăng kể từ khi kinh tế đi lên và bắt được Saddam Hussein, nhưng nói chung dân Mỹ vẫn gần như chia đôi về việc tán thành hay không tán thành đường lối của ông Bush. Dù vậy nếu không có gì bất ngờ xẩy ra trong những tháng tới, người ta tin rằng ông Bush sẽ thắng cử nhiệm kỳ II vào cuối năm.
Bức thông điệp theo thông lệ hàng năm của Tổng Thống năm 2004 là thông điệp thứ ba kể từ ngày ông nhậm chức và cũng là thông điệp chót trong nhiệm kỳ đầu của ông vì cuối năm nay sẽ có cuộc bầu cử Tổng Thống. Bởi vậy không phải là điều đáng ngạc nhiên khi người ta coi đây cũng là bài diễn văn mở đầu chương trình tái tranh cử của ông, phác họa những chủ đề ông sẽ đưa ra trong cuộc vận động tranh cử năm nay, đối phó với một ứng viên của đảng Dân Chủ hiện đang trong vòng tuyển lựa với những điểm chính nhằm tấn công chính sách của ông. Quan trọng nhất vẫn là lãnh vực chiến tranh chống khủng bố và kế hoạch đẩy kinh tế đi lên. Cả hai mặt này ông Bush đã có những điểm tựa khá vững chắc để từ đó có những lời lẽ cứng rắn và tin tưởng hơn thúc đẩy kế hoạch ông phác họa cho nhiệm kỳ sắp tới. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là con đường trước mắt đã thênh thang quang đãng.
Về nội an, điều rõ rệt nhất là từ ngày 11-9-01, bọn khủng bố al-Qaida đã không còn đánh một đòn mới nào vào nước Mỹ. Những nỗ lực bảo vệ an toàn lãnh thổ đã có hiệu quả, nhưng cũng như mọi chính khách thận trọng, ông Bush cảnh giác hiểm họa vẫn còn chớ không hết hẳn. Ông không nhắc đến tên Osama bin Laden, nhưng nói đến Saddam Hussein khá nhiều vì hắn đã nằm trong nhà tù của quân Mỹ với tư cách tù binh. Vụ bắt Saddam là một thành công lớn của tình báo và quân đội Mỹ, nhưng tình hình Iraq còn rắc rối. Đảng Baath thấy chủ tướng bị bắt, có vẻ đang đi đến tan rã, nhưng thay thế vào đó những kẻ khủng bố phần lớn do bin Laden huấn luyện đã len lỏi vào Iraq để tiếp tục đánh những đòn đẫm máu. Việc xây dựng một chế độ dân chủ cho Iraq cũng khó khăn, vì các lãnh tụ Hồi giáo Shiite với khối giáo dân chiếm hơn 60% dân số đòi phải bầu cử trực tiếp ngay chớ không qua sự tuyển lựa từng phần ở các địa phương. Cố nhiên nếu bầu cử trực tiếp ngay lúc này, phe Shiite sẽ thắng và chiếm đa số tại Quốc hội. Hồi giáo Shiite đã từng bị Saddam và đảng Baath (Hồi giáo Sunni) tàn sát, đòi đem Saddam ra xử tử để trả thù, đồng thời đòi quân đội Mỹ phải rút sau khi có bầu cử lập chính quyền mới ở Iraq. Nếu để Shiite chiếm đa số nắm chính quyền, Mỹ sẽ gặp cảnh tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, làm cỗ cho người khác xơi, vì không có gì bảo đảm Hồi giáo Shiite sẽ không lập một chế độ thần quyền độc đoán như ở Iran để chống Mỹ, khác hẳn viễn tượng dân chủ tự do Tổng Thống Bush dự tính.
Tại Afghanistan, chương trình xây dựng một chế độ dân chủ có vẻ tiến triển, nhưng các dư đảng của chế độ Taliban đã tập hợp trở lại, mở những trận đánh du kích. Osama bin Laden đã biến mất và việc truy lùng tên đầu sỏ khủng bố quốc tế ở biên giới Pakistan gặp khó khăn thêm vì phe Hồi giáo quá khích đang trở mặt chống lai Tổng Thống Musharraf thân Mỹ. Tuy vậy, Tổng Thống Bush đã được khích lệ rất nhiều khi Tổng Thống Qaddafi của Libya chấp thận đề nghị của Mỹ, đồng ý tháo gỡ các chương trình của ông ta về vũ khí nguyên tử. Trong các chế độ "ngoài vòng pháp luật", đáng chú nhất vẫn là Cộng sản Bắc Hàn với chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Bắc Hàn đã đồng ý trên nguyên tắc sẽ ngưng chế tạo bom đổi lấy viện trợ Mỹ, cuộc thương thuyết còn tiếp tục, nhưng nếu Mỹ muốn Bắc Hàn thay đổi chế độ, chắc còn lâu. Những khó khăn chính phủ Bush gặp phải nhiều nơi trên thế giới khiến đảng Dân Chủ chỉ trích Tổng Thống Bush khi ra lệnh tấn công Iraq bất chấp LHQ đã làm rạn nứt thế liên minh truyền thống với một số nước Âu châu và gây nghi ngại trong dư luận thế giới.
Về đối nội, kinh tế Mỹ đã phục hồi khiến Tổng Thống Bush có điểm tựa mạnh để chứng minh kế hoạch "giảm thuế để phát triển kinh tế" là đúng, chỉ có một điểm chưa được thành tựu là tạo thêm công ăn việc làm cho dân. Đây cũng là điểm đảng Dân Chủ coi chương trình kinh tế của ông Bush là thất bại. Trong bài diễn văn về tình hình đất nước, ông Bush không đưa ra một kế hoạch nào mới về kinh tế chỉ yêu cầu Quốc hội biểu quyết luật xác định việc "cắt giảm thuế là thường trực". Còn các chương trình khác về bảo hiểm y tế, an sinh xã hội, giáo dục v.v. đều giống những gì đã loan báo trước đây. Lãnh tụ Cộng Hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Bill Frist nói bài diễn văn của TT Bush "là lớn, mạnh, đầy tin tưởng" nhưng cũng nhìn nhận "không có đề nghị gì mới". Thượng nghị sĩ Dân chủ Ted Kennedy mô tả bài diễn văn "trên căn bản vẫn là những luận điệu hoa mỹ đã từng nghe thấy trong quá khứ".
Theo dõi bài diễn văn của ông Bush trên truyền hình, người ta thấy Quốc hội đã đứng lên vỗ tay đến 71 lần, nhưng phần lớn chỉ có phía bên mặt (đảng Cộng Hòa) hoan hô, còn bên trái (đảng Dân Chủ) có lúc vỗ tay có lúc không. Trước đây trong một cuộc họp đặc biệt của Quốc hội Lưỡng viện Mỹ ngay sau ngày khủng bố đánh 11-9-01, người ta thấy toàn thể Quốc hội đứng lên hoan hô TT Bush khi ông tuyên chiến với khủng bố. Tình hình ngày nay đã khác, vì Dân Chủ đả kích nhiều điểm trong chính sách đối nội và đối ngoại của ông Bush. Trong dân chúng, theo các poll thăm dò, mức ủng hộ TT Bush đã gia tăng kể từ khi kinh tế đi lên và bắt được Saddam Hussein, nhưng nói chung dân Mỹ vẫn gần như chia đôi về việc tán thành hay không tán thành đường lối của ông Bush. Dù vậy nếu không có gì bất ngờ xẩy ra trong những tháng tới, người ta tin rằng ông Bush sẽ thắng cử nhiệm kỳ II vào cuối năm.
Gửi ý kiến của bạn