Nội dung phỏng vấn do đặc phái viên Quang Dũng của Tiếng Nói Phục Hưng Việt Nam (qua làn sóng điện của đài Việt Nam Hải Ngoại) phỏng vấn Trần Bình Nam về việc cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ về thăm Việt Nam nhân dịp Tết Giáp Thân trong mục thường lệ: "Thế giới Hai Tuần Qua" và phát sóng ngày Thứ Năm 15/1/2004 vào lúc 10:15PM giờ Hoa Thịnh Đốn.
Xin chuyển đến quý báo và quý diễn dàn để rộng đường dư luận.
Trần Bình Nam
Quang Dũng: Ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống VNCH vừa lên đường về thăm Việt Nam và dư luận quốc ngoại rất sôi nổi. Ông nhìn vấn đề này như thế nào"
Trần Bình Nam: Quang Dũng hỏi tôi một câu hỏi khó. Khó, vì nó là một vấn đề tế nhị và khi bàn đến chúng ta không tránh được phản ứng xúc động của người nói cũng như người nghe.
Vào đầu tháng, sau khi tờ báo Công An trong nước đăng tin cựu tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã được chiếu khán nhập cảnh tại tòa lãnh sự Việt Nam tại San Francisco và sẽ về thăm VN thì dư luận không những trong cộng đồng Việt Nam mà ngay cả trong giới quan sát quốc tế cũng hết sức sôi nổi. Các hãng thông tấn quốc tế rầm rộ chạy tin. Các chương trình Việt ngữ của các đài BBC, VOA, Á châu Tự do đua nhau phỏng vấn tướng Kỳ. Các tờ báo lớn tại California như Los Angeles Times, Register of Orange County ở quận Cam, và ngay cả tờ báo Le Monde tại Paris đều có viết bài bình luận làm cho vấn đề đi về VN của ông Kỳ biến thành một hiện tượng truyền thông.
Và khi nó đã là một hiện tượng truyền thông thì chuyến đi của ông Kỳ biến thành một vấn đề chính trị. Và trong tư thế đó thái độ chính trị của tuớng Kỳ mới là quan trọng, chứ không phải sự hiện diện của thân thể tướng Kỳ trên đất nước VN là quan trọng.
Hiện nay có những vấn đề mâu thuẫn trong thái độ của người cầm quyền CSVN là một mặt họ kêu gọi hòa giải trong ngoài nước, một mặt siết chặt nền cai trị độc tài. Chứng cớ mới đây chính quyền Hà nội đã rất nặng tay đối với những nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước và với GH/PGVNTN. Nếu nhà cầm quyền CSVN nhận thấy bế tắc trong công cuộc xây dựng đất nước phú cường là do chính sách độc tài đảng trị thiếu dân chủ của họ mà hoạch định một chính sách dân chủ hóa đất nước thì không cần họ kêu gọi hòa giải mà cộng đồng VN tại hải ngoại sẽ tìm đến họ mà hòa giải.
Tôi nghĩ tướng Kỳ nên lợi dụng hiện tượng truyền thông quanh chuyến đi của ông để nói lớn và nói thẳng với nhà cầm quyền VN rằng họ cần phải can đảm nhìn thẳng vào bế tắc của đất nước, rằng họ đừng sợ mất quyền hành, rằng họ cần dân chủ mới cứu được nước, và rằng nếu không dân chủ hóa toàn diện và một lúc được ít nhất họ có thể tu chính hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp để từ từ thiết lập dân chủ qua bầu cử tự do. Những gì tướng Kỳ nói trong không khí truyền thông sôi nổi quanh chuyến đi của ông sẽ tạo thành công luận và biến thành một thứ áp lực đối với đảng CSVN. Nếu tướng Kỳ làm được vậy chuyến đi của ông là một điều hữu ích.
Còn nếu tướng Kỳ chỉ nói chung chung rằng chiến tranh chấm dứt lâu rồi, cần phải hòa giải dân tộc mà không đưa ra một ý kiến tích cực gì thì chuyến về thăm đất nước của ông nhân Tết Giáp thân này chỉ là một cơ hội cho nhà cầm quyền CSVN khai thác.
Quang Dũng: Ông nghĩ tướng Kỳ có đủ bản lãnh làm công việc đó không"
Trần Bình Nam: Tôi rất mong tướng Kỳ có bản lãnh đó. Tuy nhiên nhìn lại tác phong lãnh đạo của ông Kỳ trước năm 1975 và đánh giá hai cuốn sách bằng tiếng Anh ông viết ở hải ngoại, cuốn "Twenty Years, Twenty Days" (Hai mươi năm, Hai mươi ngày) và cuốn "The Buddha' s Child" (Con Cầu Tự) cũng như những gì ông đã làm đã nói từ năm 1975 đến nay tôi lo nhiều hơn là hy vọng. Tôi lo tướng Kỳ sẽ không có đủ bản lãnh để đương đầu với mưu mô khai thác chuyến đi của ông của chính quyền Hà Nội./.
Xin chuyển đến quý báo và quý diễn dàn để rộng đường dư luận.
Trần Bình Nam
Quang Dũng: Ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống VNCH vừa lên đường về thăm Việt Nam và dư luận quốc ngoại rất sôi nổi. Ông nhìn vấn đề này như thế nào"
Trần Bình Nam: Quang Dũng hỏi tôi một câu hỏi khó. Khó, vì nó là một vấn đề tế nhị và khi bàn đến chúng ta không tránh được phản ứng xúc động của người nói cũng như người nghe.
Vào đầu tháng, sau khi tờ báo Công An trong nước đăng tin cựu tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã được chiếu khán nhập cảnh tại tòa lãnh sự Việt Nam tại San Francisco và sẽ về thăm VN thì dư luận không những trong cộng đồng Việt Nam mà ngay cả trong giới quan sát quốc tế cũng hết sức sôi nổi. Các hãng thông tấn quốc tế rầm rộ chạy tin. Các chương trình Việt ngữ của các đài BBC, VOA, Á châu Tự do đua nhau phỏng vấn tướng Kỳ. Các tờ báo lớn tại California như Los Angeles Times, Register of Orange County ở quận Cam, và ngay cả tờ báo Le Monde tại Paris đều có viết bài bình luận làm cho vấn đề đi về VN của ông Kỳ biến thành một hiện tượng truyền thông.
Và khi nó đã là một hiện tượng truyền thông thì chuyến đi của ông Kỳ biến thành một vấn đề chính trị. Và trong tư thế đó thái độ chính trị của tuớng Kỳ mới là quan trọng, chứ không phải sự hiện diện của thân thể tướng Kỳ trên đất nước VN là quan trọng.
Hiện nay có những vấn đề mâu thuẫn trong thái độ của người cầm quyền CSVN là một mặt họ kêu gọi hòa giải trong ngoài nước, một mặt siết chặt nền cai trị độc tài. Chứng cớ mới đây chính quyền Hà nội đã rất nặng tay đối với những nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước và với GH/PGVNTN. Nếu nhà cầm quyền CSVN nhận thấy bế tắc trong công cuộc xây dựng đất nước phú cường là do chính sách độc tài đảng trị thiếu dân chủ của họ mà hoạch định một chính sách dân chủ hóa đất nước thì không cần họ kêu gọi hòa giải mà cộng đồng VN tại hải ngoại sẽ tìm đến họ mà hòa giải.
Tôi nghĩ tướng Kỳ nên lợi dụng hiện tượng truyền thông quanh chuyến đi của ông để nói lớn và nói thẳng với nhà cầm quyền VN rằng họ cần phải can đảm nhìn thẳng vào bế tắc của đất nước, rằng họ đừng sợ mất quyền hành, rằng họ cần dân chủ mới cứu được nước, và rằng nếu không dân chủ hóa toàn diện và một lúc được ít nhất họ có thể tu chính hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp để từ từ thiết lập dân chủ qua bầu cử tự do. Những gì tướng Kỳ nói trong không khí truyền thông sôi nổi quanh chuyến đi của ông sẽ tạo thành công luận và biến thành một thứ áp lực đối với đảng CSVN. Nếu tướng Kỳ làm được vậy chuyến đi của ông là một điều hữu ích.
Còn nếu tướng Kỳ chỉ nói chung chung rằng chiến tranh chấm dứt lâu rồi, cần phải hòa giải dân tộc mà không đưa ra một ý kiến tích cực gì thì chuyến về thăm đất nước của ông nhân Tết Giáp thân này chỉ là một cơ hội cho nhà cầm quyền CSVN khai thác.
Quang Dũng: Ông nghĩ tướng Kỳ có đủ bản lãnh làm công việc đó không"
Trần Bình Nam: Tôi rất mong tướng Kỳ có bản lãnh đó. Tuy nhiên nhìn lại tác phong lãnh đạo của ông Kỳ trước năm 1975 và đánh giá hai cuốn sách bằng tiếng Anh ông viết ở hải ngoại, cuốn "Twenty Years, Twenty Days" (Hai mươi năm, Hai mươi ngày) và cuốn "The Buddha' s Child" (Con Cầu Tự) cũng như những gì ông đã làm đã nói từ năm 1975 đến nay tôi lo nhiều hơn là hy vọng. Tôi lo tướng Kỳ sẽ không có đủ bản lãnh để đương đầu với mưu mô khai thác chuyến đi của ông của chính quyền Hà Nội./.
Gửi ý kiến của bạn