Hỏi (Ông Trần V.B.): Tôi kết hôn vào năm 1994. Chúng tôi có với nhau một cháu gái được 6 tuổi. Sau thời gian chung sống gần 10 năm, vợ tôi không còn lo lắng cho gia đình như những năm đầu sau ngày kết hôn.
Trong thời gian sống chung, chúng tôi cùng đứng tên mua một căn nhà, mặc dầu tôi là người đã trả toàn bộ tiền cọc và tiền thuế con niêm, nhưng sau đó thì cả hai chúng tôi cùng trả tiền cho ngân hàng, vì chúng tôi đều có việc làm toàn thời.
Vào đầu năm 2002, vợ tôi đã nghe lời bạn bè xúi giục nên đã nhờ luật sư nộp đơn xin chia tài sản. Bà ta đòi lấy 70 phần trăm trị giá của căn nhà. Tôi không đồng ý với đề nghị này. Thế là vấn đề phải được giải quyết bởi tòa án.
Sau thời gian hơn một năm trời với nhiều lần ra hầu tòa, chúng tôi vẫn không đạt đến sự thỏa thuận nào trong việc phân chia tài sản này.
Về phần tôi, tôi đã đề nghị là mỗi bên 50 phần trăm, nhưng bà ta không chịu với đề nghị này.
Trước ngày xử, luật sư của bà ta có đề nghị với tôi là bà ta đồng ý nhận 60 phần trăm trị giá của căn nhà sau khi trừ tiền thiếu nợ ngân hàng. Tôi không đồng ý với đề nghị này và yêu cầu rằng bà nên nhận 55 phần trăm.
Bà ta đã không đồng ý, cuối cùng sau 2 ngày xét xử tòa đã phán rằng bà ta được nhận 60% và phần tôi 40% trị giá của căn nhà. Đồng thời tòa đã buộc tôi phải trả 2 ngày chi phí luật sư cho bà ta.
Tôi thấy việc buộc tôi phải trả 2 ngày án phí cho bà ta là một việc bất công, vì tôi còn phải trả tiền chi phí cho phía bên tôi nữa. Việc phân chia tài sản này là do bà ta khởi xướng, tôi hoàn toàn nằm trong thế bị động.
Xin LS cho biết là tôi có thể kháng án để xin tòa hủy bỏ quyết định buộc tôi phải trả chi phí cho bà ta hay không.
Trả lời: Điều 117 của Đạo Luật Gia Đình quy định rằng: “Mỗi bên đương sự trong vụ tranh tụng theo Đạo Luật này phải chịu phí tổn cho chính mình” (Each party to proceedings under this Act shall bear his or her own costs).
Trên thực tế, Tòa vẫn có “thẩm quyền tùy tiện” (discretionary power) để đưa ra phán quyết buộc một bên phải trả án phí cho phía bên kia, với điều kiện là phải có lý do đặc biệt để hành xử quyền tùy tiện đó.
Tuy nhiên, trong vụ Penfold kiện Penfold (1980) FLC 90-800, Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã không đòi hỏi vị thẩm phán tọa xử phải nêu lên tình huống đặc biệt khi đưa ra phán quyết buộc một bên phải trả án phí cho phía bên kia.
Trong vụ Kilich v. Wood, 28 August 2003. Trong vụ đó, Thẩm Phán Rose đã đưa ra phán quyết buộc người vợ phải trả 3 ngày phí tổn tranh tụng cho người chồng liên hệ đến vụ xét xử về đơn xin chia tài sản.
Người vợ bèn kháng án chống lại quyết định này của tòa dựa vào 2 lý do:
Lý do thứ nhất là “vị thẩm phán tọa xử đã không chịu cân nhắc thỏa đáng sự chênh lệch về tình trạng tài chánh của các bên đương sự” (the trial judge failed to place sufficient weight on the disparity in the parties’s financial circumstances).
Lý do thứ hai là vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm trong việc đặt tầm quan trọng đối với “đề nghị bằng lời” (an oral offer) đã được đưa ra bởi người chồng vào buổi sáng của ngày đầu tiên trước khi bắt đầu vụ xét xử nhằm giải quyết tranh chấp.
Khi đưa ra phán quyết buộc người vợ phải trả án phí cho người chồng, vị thẩm phán tọa xử đã xem xét tình trạng tài chánh của các bên đương sự. Ông đã xét thấy rằng tình trạng tài chánh của người chồng đã vượt trội hơn người vợ, tuy nhiên, người chồng đã 86 tuổi và đã hưu trí.
Trong lúc đó người vợ mới 49 tuổi, mặc dầu đang thất nghiệp nhưng bà ta có khả năng để làm việc toàn thời hầu kiếm tiền, điều mà người chồng hoàn toàn không thể có được. Hơn nữa, người vợ còn có thể được nhận tiền từ người con trai của bà đã trưởng thành mà bà có mối quan hệ rất thân thiện.
Vào buổi sáng của ngày đầu tiên trước khi bắt đầu vụ xét xử nhằm giải quyết tranh chấp, người chồng đã đề nghị trả cho người vợ một số tiền tương đương để giải quyết toàn bộ tranh chấp, nhưng người vợ đã bác bỏ đề nghị này.
Sau khi tranh cãi tòa đã đưa ra phán quyết tương đương với số tiền mà người chồng đã đề nghị trả cho người vợ ngay trước khi phiên xử được tiến hành.
Luật sư của người vợ, trong biện minh trạng đệ nộp cho Tòa đã đề cập đến vụ Robinson kiện Higginbotham (1991) FLC 92-209. Ông ta đã thừa nhận rằng một khi án lệnh về việc trả án phí đã được đưa ra thì Tòa Phúc Thẩm rất miễn cưỡng để can thiệp vào sự hành xử “thẩm quyền tùy tiện” liên hệ đến quyết định buộc phải trả án phí đó.
Để có thể thuyết phục Tòa Phúc Thẩm can thiệp vào quyết định trả án phí đó, điều cần thiết là phải trưng dẫn được rằng quyết định đó hoàn toàn phi lý, hoặc sự hành xử “thẩm quyền tùy tiện” của vị thẩm phán tọa xử đã dựa vào những nguyên tắc sai lầm. Đồng thời luật sư của người vợ cũng đã thừa nhận rằng Tòa Phúc Thẩm chỉ can thiệp vào những trường hợp rất hiếm hoi.
Cuối cùng “Toàn Tòa” (the Full Court) đã đưa ra quyết định rằng vị thẩm phán tọa xử đã không bỏ qua sự chênh lệch về tình trạng tài chánh của các bên đương sự. Vì thế, lý do thứ nhất về việc kháng án đã không thuyết phục được “Toàn Tòa” là phải can thiệp vào sự hành xử thẩm quyền tùy tiện này của vị thẩm phán tọa xử.
[Ghi Chú: Full Court (toàn tòa): Phiên tòa gồm hơn một vị thẩm phán [hoặc không được ít hơn số thẩm phán quy định] nhằm mục đích quyết định đơn xin được phép kháng án, kháng án, hoặc liên hệ đến vấn đề pháp lý. Thuật từ cũng còn được dùng để chỉ phiên tòa với tất cả các thẩm phán hiện diện. (A sitting of a court consisting of more than one judge [or not less than a prescribed quorum of judges] for the purpose of determining applications for leave to appeal, appeals, or references on a question of law. The term also used to denote a sitting of a court with all the judges present)].
Về lý do thứ hai, người vợ đã cho rằng vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm trong việc lưu tâm đến đề nghị bằng lời đã được đưa ra bởi người chồng vào buổi sáng của ngày đầu tiên trước khi bắt đầu vụ xét xử nhằm giải quyết tranh chấp. Về lý do này “Toàn Tòa” đã cho rằng mặc dầu Điều 117(2A) đã quy định rằng lời đề nghị để giải quyết tranh chấp phải được làm bằng văn bản. Tuy nhiên điều 117(2A)(g) quy định thêm rằng “Tòa cần phải xem xét đến những vấn đề khác mà tòa cho là thích đáng.” (the court shall have regard to. . . such other matters as the court considers relevant). Và Tòa đã cho rằng “đề nghị bằng lời” (an oral offer) là vấn đề thích đáng cần phải lưu tâm. Cuối cùng Tòa đã bác đơn kháng án.
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc tòa buộc ông phải trả án phí cho vợ ông là quyết định của vị thẩm phán tọa xử, vì thế ông có quyền chống quyết định này lên “Toàn Tòa” để được duyệt xét.
Tôi nghĩ rằng vấn đề của ông chắc chắn là phức tạp hơn những gì ông đã trình bày trong thư. Nếu đúng thế thì xin ông vui lòng hãy gọi điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp tường tận hơn.
Trong thời gian sống chung, chúng tôi cùng đứng tên mua một căn nhà, mặc dầu tôi là người đã trả toàn bộ tiền cọc và tiền thuế con niêm, nhưng sau đó thì cả hai chúng tôi cùng trả tiền cho ngân hàng, vì chúng tôi đều có việc làm toàn thời.
Vào đầu năm 2002, vợ tôi đã nghe lời bạn bè xúi giục nên đã nhờ luật sư nộp đơn xin chia tài sản. Bà ta đòi lấy 70 phần trăm trị giá của căn nhà. Tôi không đồng ý với đề nghị này. Thế là vấn đề phải được giải quyết bởi tòa án.
Sau thời gian hơn một năm trời với nhiều lần ra hầu tòa, chúng tôi vẫn không đạt đến sự thỏa thuận nào trong việc phân chia tài sản này.
Về phần tôi, tôi đã đề nghị là mỗi bên 50 phần trăm, nhưng bà ta không chịu với đề nghị này.
Trước ngày xử, luật sư của bà ta có đề nghị với tôi là bà ta đồng ý nhận 60 phần trăm trị giá của căn nhà sau khi trừ tiền thiếu nợ ngân hàng. Tôi không đồng ý với đề nghị này và yêu cầu rằng bà nên nhận 55 phần trăm.
Bà ta đã không đồng ý, cuối cùng sau 2 ngày xét xử tòa đã phán rằng bà ta được nhận 60% và phần tôi 40% trị giá của căn nhà. Đồng thời tòa đã buộc tôi phải trả 2 ngày chi phí luật sư cho bà ta.
Tôi thấy việc buộc tôi phải trả 2 ngày án phí cho bà ta là một việc bất công, vì tôi còn phải trả tiền chi phí cho phía bên tôi nữa. Việc phân chia tài sản này là do bà ta khởi xướng, tôi hoàn toàn nằm trong thế bị động.
Xin LS cho biết là tôi có thể kháng án để xin tòa hủy bỏ quyết định buộc tôi phải trả chi phí cho bà ta hay không.
Trả lời: Điều 117 của Đạo Luật Gia Đình quy định rằng: “Mỗi bên đương sự trong vụ tranh tụng theo Đạo Luật này phải chịu phí tổn cho chính mình” (Each party to proceedings under this Act shall bear his or her own costs).
Trên thực tế, Tòa vẫn có “thẩm quyền tùy tiện” (discretionary power) để đưa ra phán quyết buộc một bên phải trả án phí cho phía bên kia, với điều kiện là phải có lý do đặc biệt để hành xử quyền tùy tiện đó.
Tuy nhiên, trong vụ Penfold kiện Penfold (1980) FLC 90-800, Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã không đòi hỏi vị thẩm phán tọa xử phải nêu lên tình huống đặc biệt khi đưa ra phán quyết buộc một bên phải trả án phí cho phía bên kia.
Trong vụ Kilich v. Wood, 28 August 2003. Trong vụ đó, Thẩm Phán Rose đã đưa ra phán quyết buộc người vợ phải trả 3 ngày phí tổn tranh tụng cho người chồng liên hệ đến vụ xét xử về đơn xin chia tài sản.
Người vợ bèn kháng án chống lại quyết định này của tòa dựa vào 2 lý do:
Lý do thứ nhất là “vị thẩm phán tọa xử đã không chịu cân nhắc thỏa đáng sự chênh lệch về tình trạng tài chánh của các bên đương sự” (the trial judge failed to place sufficient weight on the disparity in the parties’s financial circumstances).
Lý do thứ hai là vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm trong việc đặt tầm quan trọng đối với “đề nghị bằng lời” (an oral offer) đã được đưa ra bởi người chồng vào buổi sáng của ngày đầu tiên trước khi bắt đầu vụ xét xử nhằm giải quyết tranh chấp.
Khi đưa ra phán quyết buộc người vợ phải trả án phí cho người chồng, vị thẩm phán tọa xử đã xem xét tình trạng tài chánh của các bên đương sự. Ông đã xét thấy rằng tình trạng tài chánh của người chồng đã vượt trội hơn người vợ, tuy nhiên, người chồng đã 86 tuổi và đã hưu trí.
Trong lúc đó người vợ mới 49 tuổi, mặc dầu đang thất nghiệp nhưng bà ta có khả năng để làm việc toàn thời hầu kiếm tiền, điều mà người chồng hoàn toàn không thể có được. Hơn nữa, người vợ còn có thể được nhận tiền từ người con trai của bà đã trưởng thành mà bà có mối quan hệ rất thân thiện.
Vào buổi sáng của ngày đầu tiên trước khi bắt đầu vụ xét xử nhằm giải quyết tranh chấp, người chồng đã đề nghị trả cho người vợ một số tiền tương đương để giải quyết toàn bộ tranh chấp, nhưng người vợ đã bác bỏ đề nghị này.
Sau khi tranh cãi tòa đã đưa ra phán quyết tương đương với số tiền mà người chồng đã đề nghị trả cho người vợ ngay trước khi phiên xử được tiến hành.
Luật sư của người vợ, trong biện minh trạng đệ nộp cho Tòa đã đề cập đến vụ Robinson kiện Higginbotham (1991) FLC 92-209. Ông ta đã thừa nhận rằng một khi án lệnh về việc trả án phí đã được đưa ra thì Tòa Phúc Thẩm rất miễn cưỡng để can thiệp vào sự hành xử “thẩm quyền tùy tiện” liên hệ đến quyết định buộc phải trả án phí đó.
Để có thể thuyết phục Tòa Phúc Thẩm can thiệp vào quyết định trả án phí đó, điều cần thiết là phải trưng dẫn được rằng quyết định đó hoàn toàn phi lý, hoặc sự hành xử “thẩm quyền tùy tiện” của vị thẩm phán tọa xử đã dựa vào những nguyên tắc sai lầm. Đồng thời luật sư của người vợ cũng đã thừa nhận rằng Tòa Phúc Thẩm chỉ can thiệp vào những trường hợp rất hiếm hoi.
Cuối cùng “Toàn Tòa” (the Full Court) đã đưa ra quyết định rằng vị thẩm phán tọa xử đã không bỏ qua sự chênh lệch về tình trạng tài chánh của các bên đương sự. Vì thế, lý do thứ nhất về việc kháng án đã không thuyết phục được “Toàn Tòa” là phải can thiệp vào sự hành xử thẩm quyền tùy tiện này của vị thẩm phán tọa xử.
[Ghi Chú: Full Court (toàn tòa): Phiên tòa gồm hơn một vị thẩm phán [hoặc không được ít hơn số thẩm phán quy định] nhằm mục đích quyết định đơn xin được phép kháng án, kháng án, hoặc liên hệ đến vấn đề pháp lý. Thuật từ cũng còn được dùng để chỉ phiên tòa với tất cả các thẩm phán hiện diện. (A sitting of a court consisting of more than one judge [or not less than a prescribed quorum of judges] for the purpose of determining applications for leave to appeal, appeals, or references on a question of law. The term also used to denote a sitting of a court with all the judges present)].
Về lý do thứ hai, người vợ đã cho rằng vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm trong việc lưu tâm đến đề nghị bằng lời đã được đưa ra bởi người chồng vào buổi sáng của ngày đầu tiên trước khi bắt đầu vụ xét xử nhằm giải quyết tranh chấp. Về lý do này “Toàn Tòa” đã cho rằng mặc dầu Điều 117(2A) đã quy định rằng lời đề nghị để giải quyết tranh chấp phải được làm bằng văn bản. Tuy nhiên điều 117(2A)(g) quy định thêm rằng “Tòa cần phải xem xét đến những vấn đề khác mà tòa cho là thích đáng.” (the court shall have regard to. . . such other matters as the court considers relevant). Và Tòa đã cho rằng “đề nghị bằng lời” (an oral offer) là vấn đề thích đáng cần phải lưu tâm. Cuối cùng Tòa đã bác đơn kháng án.
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc tòa buộc ông phải trả án phí cho vợ ông là quyết định của vị thẩm phán tọa xử, vì thế ông có quyền chống quyết định này lên “Toàn Tòa” để được duyệt xét.
Tôi nghĩ rằng vấn đề của ông chắc chắn là phức tạp hơn những gì ông đã trình bày trong thư. Nếu đúng thế thì xin ông vui lòng hãy gọi điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp tường tận hơn.
Gửi ý kiến của bạn