Mấy ngày giáp Tết Nguyên Đán, tin Ô. Kỳ về chơi với Việt Cộng sôi nổi không thua tin gà chết toi hàng loạt ở nước nhà VN. Dịch cúm gà đã giết hại hàng chục ngàn gà đang biến chứng lây sang người và đã giết hại 12 người Việt, đa số là trẻ em. Và nếu diễn biến phức tạp hơn nữa, người lây sang người, sẽ có thể trở thành đại hoạ chẳng những cho Việt Nam mà còn cho nhiều nước nữa. Trầm trọng, nguy hiễm hơn bịnh Sars.
Thực vậy, tin báo Washingon Post ngày 14 tháng 1, năm 2004 nói Tổ chức Y tế Thế giới đã phát giác ra tên của nó, đó là vi khuẩn cúm mang mã số H5N1. Đây là lần thứ hai loại vi khuẩn cúm này -- thường chỉ tấn công gà, vịt, chim hay heo , nói chung là gia cầm -- vượt được hàng rào chũng loại (species) để tấn công sang Loài Người. Lần thứ hai nhưng trầm trọng và gây chết người nhiều hơn lần trước nhiều. Rất may là chưa có bằng cớ rõ rệt loại vi khuẩn này lây lan từ người sang người. Nếu chuyện đó xảy ra, quả là một đại hoạ trước nhứt cho người Việt trong nước và thứ đến là một trận dịch cúm lớn vô tiền khoáng hậu trong vùng Đông Nam Á. Nó còn nguy hiểm hơn cả dịch Sars làm Á châu khốn đốn năm rồi.
Nên Tổ chức Y tế Thế giới vô cùng lo ngại vì đây là trận dịch cúm gà lây người gây chết chóc nhiều nhứt từ sau trận dịch cúm năm 1997. Tháng Hai năm rồi ở Hồng Kông vi khuẩn cúm gà H5N1 có lây sang người nhưng không ai chết.Trong khi đó theo báo cáo của nhà cầm quyền y tế VNCS, Tổ chức Y tế Thế giới nhận định 16 trường hợp cúm xảy ra cho người đều xảy ra cho dân làng, nơi gà bị chết cúm nhiều nhứt, trong đó có một người Mỹ gốc Việt gốc Cantho, về nước chơi bị chết cúm này. Trung Tâm Kiểm Ngiệm Cúm Thế giới ở Hông Kong cũng đã xác nhận vi khuẩn cúm gà H5N1 là nguyên nhân chánh đang gây ra cho gà cho người ở VN..Và dựa trên tiêu chuẩn y tế quốc tế ở Geneve, Trung Tâm đã kết luận vi khuẩn cúm gà ở VN đã lây sang người và làm 16 người ghi nhận bị mắc phải, trong đó 14 người đã chết ở VN.
Các chuyên viên phòng dịch bịnh trên thế giới đang vô cùng lo ngại về việc phòng chống dịch cúm này ở VNCS. Tháng 12, tại Nam Hàn, vi khuẩn H5N1 không làm chết được một người ở Nam Hàn, nhưng chánh quyền đã diệt hàng triệu gà vịt để phòng ngừa. Trong khi đó ở VNCS, chỉ trong đôi tuần 14 người chết cúm và 40.000 con gà chết toi vì vi khuẩn H5N1, mà nhà cầm quyền mới giết bỏ 30.000 con để phòng chống. Thực sự, nhà cầm quyền CS Hà nội, nhứt là ở Miền Nam có ý thức rõ nguy cơ, có ra lịnh kiểm soát, ngăn chận chặt việc chuyên chở. Nhưng cấp thừa hành ở VNCS vốn có thói quen tham nhũng và thường xem lịnh trên chỉ là "tuyên bố chung chung theo kiểu phong trào như xóa đói giảm nghèo thôi". Còn tội nghiệp dân VN vốn quá nghèo thường thiếu ăn,thèm thịt, chưa chắc lịnh của nhà cầm quyền được ý thức và thi hành chặt chẽ trong quảng đại quần chúng. Tin Việt Báo, cả chục ngàn con gà bị cúm được lén bán ra và nhiều hố chôn gà ngoại ô Saigon, xã Tân Túc Huyện Bình Chánh, chôn cạn, xì hơi lên nửa cây số còn thúi. Việc phòng chống Bịnh Sars vừa rồi CS Hà nội làm có kết quả là nhờ bịnh xảy ra ngoài nước, ngăn chận chánh yếu là kiểm soát không cảng, hải cảng là được. Đằng này dịch cúm gà lây sang người xảy ra trong nước, xuất phát từ Bắc vào Nam. Đại đa số gia đình người Việt đều có nuôi gà vịt để "khách đến nhà không gà thì qué", chớ không phải nuôi tập trung theo kiểu kỹ nghệ như ở các nước phát triễn. Do vậy khi đã có dịch rất khó ngăn chận.
Các chuyên viên Y tế Quốc Tế tin rằng một hình thái cúm mới sớm muộn cũng tái phát, tái phát có tính liên quốc gia, hay liên châu nếu không chận kịp. Hình thái cúm liên châu đó đã có xảy ra năm 1918, 1957 và 1968. Nó xảy ra khi vi khuẩn cúm thú vật - thường là chim, gà vịt, hay heo-biến thái vượt qua được hàng rào chũng loại, cụ thể là sang người. Lúc đó hệ thống miễn nhiễm của Loài Người đứng trước một kẻ thù mới, hoàn toàn chưa sẳn sàng để chống đỡ, việc lây lan sẽ nhanh và nguy lắm. Và tự nhiện hậu quả dịch cúm sẽ vô cùng trầm trọng về nhân mạng. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trận dịch cúm liên châu năm 1918, qua hai đợt của 2 năm đã giết hại mất 50 triệu người trên thế giới.Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu thuốc chũng ngừa chống vi khuẩn H5N1, Tổ chức khuyến cáo những ngươi phải làm việc gần gà vịt heo ở VN cần mang kiếng, mặt nạ, và bao tay. Người đã mắc bịnh phải dùng thuốc chống cúm thứ mạnh nhứt, rất mắc. Điều đó hy vọng có thể làm yếu khả năng lây lan của vi khuẩn cúm gà vào người biến thành cúm người lây người, gây đại hoạ. Vì vào mùa Đông rồi, vi khuẩn cúm gọi là A (H7N7) đã xảy ra ở Hoà Lan đã buộc chánh quyền nước này ra lịnh tiêu diệt 30 triệu chim. Cúm chim đã lây sang 82 người nhưng chỉ một người chết, là một thú y không uống thuốc mạnh ngừa cúm. Còn ở VN, vi khuẩn cúm gà đã lây sang người. Trung tâm đang nghiên cứu nó khác và biến thể thế nào so vói vi khuẩn cúm gà lây sang người ở Hông Kong hồi năm 1997. Đồng thời tổ chức Y tế Thế giới cũng đang giúp cho VN dụng cụ thử nghiệm loại vi khuẩn đó. Mỹ cũng gởi chuyên viên qua giúp đỡ.Và giai đoạn kế nhưng gấp là tìm ra thuốc chủng ngừa vi khuẩn ấy.
Trong đoản kỳ, năm nay tin báo chí trong nước cho biết có khoảng trên dưới 200 ngàn lượt người về nhơn dịp Tết, đã có 1 người chết vì dịch cúm này. Vệ sinh thực phẩm ở VNCS rất yếu và đáng lo ngại. Con gà con vịt là món ăn thường thấy ở hàng quán và gia đình. Thói quen tham nhũng và xem lịnh trên chỉ có tánh phong trào có thể làm lịnh phòng chống dịch cúm gà lây sang người không hiệu lực. Dân VN nghèo, thuốc ngừa cúm loại mạnh rất mắc. Gà chết, nhứt là ở nông thôn, tiếc của không chôn, lén dùng để ăn là thường. Người về thăm cố quốc, cố hương phải thận trọng. Trường kỳ, gà là gia cầm nhà nào cũng có nuôi ít nhiều, nhứt là ở miền quê. Cúm gà là một đòn đánh thẳng, mạnh và khắp nông dân, còn chiếm không dưới 75% dân số. Lại thêm nạn thiếu thịt, mất giống, thiệt hại nền kinh tế phụ cho gia đình. Thế giới và nhà cầm quyền có thể giúp thuốc chống cúm, chận đứng thành dịch lây sang và chết người hàng loạt, chớ không thể giúp giống để chăn nuôi, giúp thêm chất thịt cho gia đình. Nhà nghèo VN lại mắc thêm cái eo nữa!
Thực vậy, tin báo Washingon Post ngày 14 tháng 1, năm 2004 nói Tổ chức Y tế Thế giới đã phát giác ra tên của nó, đó là vi khuẩn cúm mang mã số H5N1. Đây là lần thứ hai loại vi khuẩn cúm này -- thường chỉ tấn công gà, vịt, chim hay heo , nói chung là gia cầm -- vượt được hàng rào chũng loại (species) để tấn công sang Loài Người. Lần thứ hai nhưng trầm trọng và gây chết người nhiều hơn lần trước nhiều. Rất may là chưa có bằng cớ rõ rệt loại vi khuẩn này lây lan từ người sang người. Nếu chuyện đó xảy ra, quả là một đại hoạ trước nhứt cho người Việt trong nước và thứ đến là một trận dịch cúm lớn vô tiền khoáng hậu trong vùng Đông Nam Á. Nó còn nguy hiểm hơn cả dịch Sars làm Á châu khốn đốn năm rồi.
Nên Tổ chức Y tế Thế giới vô cùng lo ngại vì đây là trận dịch cúm gà lây người gây chết chóc nhiều nhứt từ sau trận dịch cúm năm 1997. Tháng Hai năm rồi ở Hồng Kông vi khuẩn cúm gà H5N1 có lây sang người nhưng không ai chết.Trong khi đó theo báo cáo của nhà cầm quyền y tế VNCS, Tổ chức Y tế Thế giới nhận định 16 trường hợp cúm xảy ra cho người đều xảy ra cho dân làng, nơi gà bị chết cúm nhiều nhứt, trong đó có một người Mỹ gốc Việt gốc Cantho, về nước chơi bị chết cúm này. Trung Tâm Kiểm Ngiệm Cúm Thế giới ở Hông Kong cũng đã xác nhận vi khuẩn cúm gà H5N1 là nguyên nhân chánh đang gây ra cho gà cho người ở VN..Và dựa trên tiêu chuẩn y tế quốc tế ở Geneve, Trung Tâm đã kết luận vi khuẩn cúm gà ở VN đã lây sang người và làm 16 người ghi nhận bị mắc phải, trong đó 14 người đã chết ở VN.
Các chuyên viên phòng dịch bịnh trên thế giới đang vô cùng lo ngại về việc phòng chống dịch cúm này ở VNCS. Tháng 12, tại Nam Hàn, vi khuẩn H5N1 không làm chết được một người ở Nam Hàn, nhưng chánh quyền đã diệt hàng triệu gà vịt để phòng ngừa. Trong khi đó ở VNCS, chỉ trong đôi tuần 14 người chết cúm và 40.000 con gà chết toi vì vi khuẩn H5N1, mà nhà cầm quyền mới giết bỏ 30.000 con để phòng chống. Thực sự, nhà cầm quyền CS Hà nội, nhứt là ở Miền Nam có ý thức rõ nguy cơ, có ra lịnh kiểm soát, ngăn chận chặt việc chuyên chở. Nhưng cấp thừa hành ở VNCS vốn có thói quen tham nhũng và thường xem lịnh trên chỉ là "tuyên bố chung chung theo kiểu phong trào như xóa đói giảm nghèo thôi". Còn tội nghiệp dân VN vốn quá nghèo thường thiếu ăn,thèm thịt, chưa chắc lịnh của nhà cầm quyền được ý thức và thi hành chặt chẽ trong quảng đại quần chúng. Tin Việt Báo, cả chục ngàn con gà bị cúm được lén bán ra và nhiều hố chôn gà ngoại ô Saigon, xã Tân Túc Huyện Bình Chánh, chôn cạn, xì hơi lên nửa cây số còn thúi. Việc phòng chống Bịnh Sars vừa rồi CS Hà nội làm có kết quả là nhờ bịnh xảy ra ngoài nước, ngăn chận chánh yếu là kiểm soát không cảng, hải cảng là được. Đằng này dịch cúm gà lây sang người xảy ra trong nước, xuất phát từ Bắc vào Nam. Đại đa số gia đình người Việt đều có nuôi gà vịt để "khách đến nhà không gà thì qué", chớ không phải nuôi tập trung theo kiểu kỹ nghệ như ở các nước phát triễn. Do vậy khi đã có dịch rất khó ngăn chận.
Các chuyên viên Y tế Quốc Tế tin rằng một hình thái cúm mới sớm muộn cũng tái phát, tái phát có tính liên quốc gia, hay liên châu nếu không chận kịp. Hình thái cúm liên châu đó đã có xảy ra năm 1918, 1957 và 1968. Nó xảy ra khi vi khuẩn cúm thú vật - thường là chim, gà vịt, hay heo-biến thái vượt qua được hàng rào chũng loại, cụ thể là sang người. Lúc đó hệ thống miễn nhiễm của Loài Người đứng trước một kẻ thù mới, hoàn toàn chưa sẳn sàng để chống đỡ, việc lây lan sẽ nhanh và nguy lắm. Và tự nhiện hậu quả dịch cúm sẽ vô cùng trầm trọng về nhân mạng. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trận dịch cúm liên châu năm 1918, qua hai đợt của 2 năm đã giết hại mất 50 triệu người trên thế giới.Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu thuốc chũng ngừa chống vi khuẩn H5N1, Tổ chức khuyến cáo những ngươi phải làm việc gần gà vịt heo ở VN cần mang kiếng, mặt nạ, và bao tay. Người đã mắc bịnh phải dùng thuốc chống cúm thứ mạnh nhứt, rất mắc. Điều đó hy vọng có thể làm yếu khả năng lây lan của vi khuẩn cúm gà vào người biến thành cúm người lây người, gây đại hoạ. Vì vào mùa Đông rồi, vi khuẩn cúm gọi là A (H7N7) đã xảy ra ở Hoà Lan đã buộc chánh quyền nước này ra lịnh tiêu diệt 30 triệu chim. Cúm chim đã lây sang 82 người nhưng chỉ một người chết, là một thú y không uống thuốc mạnh ngừa cúm. Còn ở VN, vi khuẩn cúm gà đã lây sang người. Trung tâm đang nghiên cứu nó khác và biến thể thế nào so vói vi khuẩn cúm gà lây sang người ở Hông Kong hồi năm 1997. Đồng thời tổ chức Y tế Thế giới cũng đang giúp cho VN dụng cụ thử nghiệm loại vi khuẩn đó. Mỹ cũng gởi chuyên viên qua giúp đỡ.Và giai đoạn kế nhưng gấp là tìm ra thuốc chủng ngừa vi khuẩn ấy.
Trong đoản kỳ, năm nay tin báo chí trong nước cho biết có khoảng trên dưới 200 ngàn lượt người về nhơn dịp Tết, đã có 1 người chết vì dịch cúm này. Vệ sinh thực phẩm ở VNCS rất yếu và đáng lo ngại. Con gà con vịt là món ăn thường thấy ở hàng quán và gia đình. Thói quen tham nhũng và xem lịnh trên chỉ có tánh phong trào có thể làm lịnh phòng chống dịch cúm gà lây sang người không hiệu lực. Dân VN nghèo, thuốc ngừa cúm loại mạnh rất mắc. Gà chết, nhứt là ở nông thôn, tiếc của không chôn, lén dùng để ăn là thường. Người về thăm cố quốc, cố hương phải thận trọng. Trường kỳ, gà là gia cầm nhà nào cũng có nuôi ít nhiều, nhứt là ở miền quê. Cúm gà là một đòn đánh thẳng, mạnh và khắp nông dân, còn chiếm không dưới 75% dân số. Lại thêm nạn thiếu thịt, mất giống, thiệt hại nền kinh tế phụ cho gia đình. Thế giới và nhà cầm quyền có thể giúp thuốc chống cúm, chận đứng thành dịch lây sang và chết người hàng loạt, chớ không thể giúp giống để chăn nuôi, giúp thêm chất thịt cho gia đình. Nhà nghèo VN lại mắc thêm cái eo nữa!
Gửi ý kiến của bạn