Kính thưa quý ông bà , anh chị em
Thật là xúc động khi tôi được giảng bài Tin mừng trong Mùa Chay này tại Nhà thờ Chánh toà. Tôi… tôi thú thật với quý anh chị em là đứng trước cảnh tráng lệ, đẹp đẽ, sang trọng trong nhà thờ này, rồi so với cảnh nghèo trong xứ cao nguyên nơi tôi phụ trách, thật là một trời, một vực. Vì vậy nên quả là tôi có hơi bị "khớp". (cười)
Quý anh chị em chắc có biết, nói về tỉnh Kon-tum, phải nói tôi xin tự hào khoe rằng, xứ tôi phụ trách cái gì cũng nhất, lớn nhất, có người dân tộc đông nhất, có nhiều đồng bào từ khắp mọi miền về nhiều nhất, có nhiều rừng núi nhất và … nghèo nhất. (cười)
Tôi làm linh mục đã hơn ba chục năm. Tôi xin được giới thiệu trước anh chị em. Như cha sở vừa rồi có nói, tôi là người trẻ nhất trong số các cha tại Kon-tum. Năm nay tôi vừa tròn 61 tuổi (cười). Tính từ ngày giải phóng đến bây giờ, Kon Tum có được 4 cha mới, tổng số các cha trong toàn tỉnh là 30, chết hết 17 cha, có thêm 4 cha, mà hầu hết các cha đã rất già, do vậy mà thưa anh chị em, chúng tôi thiếu linh mục trầm trọng … (lặng im)
Nói chung thì tôi trẻ nhất, dù có hơi già nhưng được việc là tôi chưa phải vào nhà thương hay uống thuốc, nên cũng phải gồng mình lên cáng đáng mọi việc. Như ở giáo xứ Sa-Thầy nơi tôi đã phụ trách. Có tất cả là 4 cha, một chánh xứ, 77 tuổi, yếu nhiều, còn lại hai cha, một ông thì nằm liệt giường, một ông bị ung thư giai đoạn cuối, nên chỉ có còn mỗi mình tôi. (cười)
Tình hình là các cha già yếu, lại bị đủ thứ bệnh, thôi thì ông liệt cột sống nè, ông ung thư nè, ông lại bị tiểu đường... do vậy mà công việc nhiều lắm, ờ, nhiều nhưng mà vui lắm, vui lắm. Anh chị em có biết là tỉnh Kon-tum từ thị xã quét một bán kính xung quanh ra toàn tỉnh là 70 cây số, do vậy mà xứ tôi thì tha hồ đi, đi mệt thôi. Đi mà rất vui, vui vì giúp đỡ được nhiều người. Anh chị em cũng biết là Kon tum là tỉnh có số lượng người phong cùi nhiều nhất nước. Tôi là người trẻ nhất, có sức khoẻ nhất, nên được giao việc phụ trách người bệnh phong cùi, vì vậy mà tôi hay đến thăm họ lắm.
Như lúc nãy tôi có nói với anh chị em, Kon-tum là tỉnh có đến 180 ngàn người công giáo, có 70 phần trăm là người dân tộc, sống rải rác khắp nơi. Đi không từ giáo xứ này qua giáo xứ khác cũng mệt rồi. Huống chi bây giờ đi thăm người bịnh mà cả tỉnh chỉ có mình tôi. Các anh chị em, đồng bào sinh sống ở đây nghèo lắm, có thể nói là nghèo nhất nước. Tôi nhớ có lần tôi vào thăm một buôn làng, già làng nói :" Ơ , Bab ơi!!!, Bab nói Bab nghèo haa, Kô, Bab mới nghèo, Bab khổ, chứ chúng tôi nghèo quá rồi, nghèo quen rồi, nghèo riết nên không thấy nghèo nữa, khổ quen rồi, cho nghèo luôn." !!! (chú thích : người dân tộc vùng này gọi vị linh mục công giáo là Bab). (im lặng).
Có lần, anh chị em có biết là tôi lội bộ 12 cây số để vào thăm một buôn người dân tộc, họ có tục lệ là đối với người bị phong cùi, làng sẽ cất nhà riêng trong rừng cho ở, không cho ở chung. Mà đồng bào nghèo quá, khổ quá, nên cái nhà của họ đã không ra gì, giờ thì họ lại cất nhà cho người cùi ở, thật là không gọi là nhà, phải gọi là ổ mới đúng hơn, mà chỉ một mùa mưa là rách nát. Tôi mỗi lần đến thăm họ phải cúi sát đầu, lom khom mới vào "nhà" họ được. Thấy tôi đến, họ mừng lắm anh chị em à, họ cứ nhìn tôi họ cười, họ nói Bab đến thăm con là quý lắm, mừng lắm, họ cười mà tôi khóc anh chị em ơi. (khóc : lúc này cả Nhà thờ Chánh toà