Đoàn người vũ trang này len lỏi băng xuyên rừng cây của vùng biên giới ráp ranh Miến điện và Thái lan. Giải biên giới này hầu như vô chủ, nó là nơi mua bán ngọc thạch quốc tế sầm uất, nó tựa như vùng buôn bán kim cương lậu tại Sierra Lone của châu Phi. Mỗi con lừa đều giao cho một thổ dân Shan chăn giữ, mỗi con lừa thường tải khoảng 45kg hay nhiều hơn nữa những ngọc thạch đã lấy trộm từ các hầm ngọc thạch nằm trên đất Miến .
Nếu đường mòn Hồ Chí Minh trước đây là con đường mòn bí mật. Con đường này hiện nay không bí mật như thế, nhưng nó là con đường cấm riêng để cho bọn buôn lậu đi; bởi vì chính quyền Miến điện chưa bao giờ khuất phục nổi giống dân Kachin sống ở phía Bắc Miến. Bắc Miến ráp gần ranh Trung quốc là vùng trầm tích có những ngọc thạch tốt và đẹp của thế giới.
Chính quyền Miến mới chỉ kiểm soát được có hai vùng trầm tích nằm trong vùng của thổ dân Kachin. Hai vùng trầm tích này đã cung cấp một lượng ngọc thạch và cẩm thạch cho hội chợ Trân châu thường nhóm hàng năm tại Rangoon của Miến điện.
Hội chợ Trân châu là gốc cung cấp cẩm thạch Miến cho các điêu khắc gia và các nhà nhận đá quí cho đồ nữ trang. Hội chợ này chỉ mang ra có một phần tư số đá quí do Miến điện đã bán cho người nước ngoài. Số đá quí còn lại đã bị đoàn người cỡi lừa cho bay biến tận sang Thái lan.
Chín mươi phần trăm ngọc đá trên thế giới hiện nay được mua đi, bán lại là đá của đất Miến điện. Những ngọc đá khác như thạch biếc (Chrysoprase), hồng hoặc hoàng thạch (jasper) và sà thạch (serpentine) cũng mang tên cẩm thạch, nhưng cẩm thạch quí, có gia trịÔ, chỉ có hai loại.
Một là ngọc thạch (jadeite), có mầu diệp lục ẩn hiện lẫn vào mầu trắng trong đục, ngọc thạch mầu trong dẫn ánh sáng. Hai là loại ngọc thận (nephrite), sức quyến rũ hình như kém hơn ngọc thạch, theo như các mệnh phụ phu nhân cho biết.
Ngọc thận thường được làm vòng đeo cho những người đau thận, người ta thường tin tưởng rằng loại ngọc này nằm bên mình có thể ngăn ngừa bịnh đau thận phát triển. Nhiều sách kiếm hiệp Trung hoa đã từng đề cập tới loại ngọc thận mà các hiệp sĩ mang trong người để hộ thân.
Cả thế giới chỉ có đất Miến là có ngọc thạch, còn ngọc thận thì thiên nhiên đã cho rải rắc khắp hoàn cầu. Ngọc thận có tại Trung quốc, Tây Bá Lợi Á, Đài Loan, Tân Tây Lan, Hoa kỳ và Canada. Tại Đài Loan, vùng mỏ có ngọc thận và đá cẩm thạch (marble) được tổ chức cựu chiến binh trước theo họ Tưởng khai thác và tạo công ăn việc làm cho các đồng đội hồi hưu. Tại Canada hai vùng có nhiều ngọc thận là vùng British Columbia và vùng Yukon lạnh giá của thổ dân Inuit nằm tại phía bắc.
Theo các nhà sưu tầm đá quí, cẩm thạch, ngọc thạch và ngọc thận là những khoáng sản khác hẳn nhau. Ngọc thạch thì nặng hơn, cứng hơn và sáng bóng, hóa chất của ngọc thạch gồm chất silicate de sodium và aluminium. Ngọc thận như có thớ, giống như đá xáp, hóa chất của ngọc thận lại thuộc loại đá vôi như chất silicate de calcium và mangesium.
Mầu sắc của ngọc thạch đi từ mầu trắng tinh cho tới mầu xanh biếc và thường óng ánh sắc vàng, sắc đỏ, sắc xanh lơ, sắc xanh tía hay sắc diệp lục. Sự óng ánh của mầu sáng này tùy thuộc vào độ hấp thụ ánh sáng hay độ dẫn ánh sáng của các tinh thể hóa chất được thiên nhiên đã tạo ra cho loại đá này. Hầu hết các ngọc thạch có giá cao, chúng đều có mầu ngọc lục bảo (emerald), xanh trong mờ, chúng được người ta gọi nó là ngọc đế. Theo cổ xưa, các ngọc thận cao giá là loại ngọc trắng mầu ngà mà người Trung hoa gọi nó là ngọc mỡ trừu, vì mầu tựa như mầu của mỡ trừu.
Cẩm thạch đã được người Trung hoa chế biến thành những vật để bầy trên ban thờ hay những đồ tế nhuyễn, những vật này đã xuất hiện gần bẩy ngàn năm. Người Trung hoa hay tôn thờ những vật cứng và sáng lóng lánh, khi nhìn vào những vật lóng lánh được tạo thành tượng thờ, tượng này như tạo cho con người cái cảm giác được che chở, quên đi những đau buồn hay phiền não đã ám ảnh con người, cảm thấy thần trí khoan khoái, thân thể như khoẻ mạnh ra và người có cái cảm xúc như yêu đời.
Con người xưa nay vốn phóng thể, sự phóng thể đã xuất hiện ngay từ thuở nhỏ như muốn trở thành ca sĩ hay minh tinh màn bạc. Chính cái phóng thể này đã nhiều khi kéo con người thoát ra khỏi cảnh bế tắc của cuộc đời.
Người Trung hoa cần cù và tỉ mỉ đã lâu dần khắc phục đuợc cách cắt, dũa, đánh bóng và nghệ thuật khắc hình tượng phức tạp trên mặt cẩm thạch. Khắc cẩm thạch đã trở thành một nghề nghệ thuật và được người Trung hoa coi như là nghề cha truyền và con nối của một dòng họ nào đó. Hình tượng cẩm thạch có nghệ thuật tuyệt mỹ nhất là hình tượỳng thiệt đơn giản, không tạo nhiều phế phẩm. “Hình tượng này phải có những hình nét có sức gợi cảm mà vẫn giữ nguyên hình thù của viên ngọc thạch, ” theo như ông Thomas Lawton đã giải thích. Thomas Lawton là giám đốc của phòng tranh tượng nghệ thuật Smithsonian Freer Gallery of Art, ông cũng có nhận xét “Người trong nghề thường tự hỏi: ‘Chỉ cần khắc một chút síu thôi, làm thế nào để biến thành vật được người ta thích thú đây"”
Cả hàng thế kỷ xưa, người Trung hoa đã dùng cả đoàn lạc đà để lấy ngọc thạch từ đáy sông Hotan và Yarkant nằm ngay trong miền tây của Trung quốc. Người Trung hoa đã chuyển sang tìm kiếm ngọc thạch vào cuối thế kỷ thứ 18, khi triều đại nhà Thanh bành trướng thống trị vào tỉnh Vân Nam, vùng có ngọc thạch lan sang tận lãnh thổ Kachin của nước Miến điện.
Các Hoa thương có mối buôn bán làm ăn với thổ dân vùng Kachin từ lâu. Mối làm ăn và buôn bán này đã bị đứt đoạn sau thế chiến thứ hai, khi người lính Anh đã rút ra khỏi Miến điện và Trung cộng đã vươn lên trên thềm Hoa lục. Chủ nghĩa cộng sản không bao dung các Hoa thương. Các Hoa thương của vùng Vân Nam và các tay nghề điêu khắc của Bắc Kinh và Thượng Hải sống vào các Hoa thương đã phải lần lữa di về Hương cảng để sinh sống.
Tại đây những người này có địa bàn làm ăn mới, các Hoa thương liên lạc với thổ dân Kachin qua ngả Chiang Mai của Thái Lan. Trầm tích ngọc thạch rải rác khắp một vùng đất rộng giữa hai con sông Uyu và Chindwin nằm ở phía bắc Mandalay gần Thái lan và sát vùng Chiang Mai.
Ngày nay, sự khai thác mỏ ngọc thạch đã pha lẫn vào mầu sắc chính trị, như thổ dân Kachin đangỳ đòi quyền độc lập với chính phủ Miến. Mầu sắc chính trị của vùng Kachin cũng tựa như mầu sắc chính trị về kim cương của vùng Sierra Lone tại châu Phi hiện nay.
Thị trường Chiang mai của Thái lan đã dẫn tới sự tìm hiểu chính trị về ngọc thạch của Kachin nằm trên đất Miến. Ở chợ Chiang Mai, có một thầy giáo đã từng dạy học tại Kachin, sau đó ông thầy này đã bỏ nghề gõ đầu trẻ và trở thành người buôn bán ngọc thạch. Thầy giáo này đã mở một quầy bán ngọc thạch mang tên Arlee. Ông Arlee cho biết, ngày xưa tù trưởng Kachin là người chủ của những hầm đá quí. Ngọc thạch của Arlee hiện nay thường được in hình vào các catalogue của các công ty chuyên bán kim hoàn tại Bắc Mỹ.
Thuở trước, tù trưởng Kachin có sở hữu độc tôn về các hầm ngọc thạch. Tù trưởng này không giống như Foday Sankoh của Freetown tại châu Phi, người đã được giới tư bản Tây phương giao cho chức quản hạt mỏ kim cương trong vùng. Sống lâu trong nghề và từng là tay anh chị của vùng mỏ đá quí, Sankoh đã móc nối với giới buôn lậu để chuyển kim cương bán ra nước ngoài.
Ngày nay những hầm ngọc thạch của Kachin thuộc Miến điện đã rơi vào tay của phe nổi dậy. Phe nổi dậy này có tổ chức gọi là Tổ chức Kachin Độc lập (KIO), họ có quân đội riêng, chính là Đội quân Độc lập Kachin. Thầy Arlee cho biết, đội quân này là những người khá giầu tại vùng Kachin.
Quân đội này có quyền cấp giấy phép cho chủ mỏ đá quí để mướn thợ mỏ vét đáy sông hay làm việc trong một hầm mỏ nhỏ. Các tay thợ này đã lấy lên từng viên đá cân nặng từ một kilo cho đến viên cân nặng cả hàng tấn nhờ vào sức mạnh của loài vật như trâu hay bò. Những đá cẩm thạch thô có lớp da trong đục bao quanh, lớp da này tựa như vỏ của một hạt lớn nào đó. Đối với những đôi mắt không phải nhà nghề, những viên đá cẩm thạch này họ thấy chúng cũng giống như những cục hay hòn đá khác. Nhưng thực ra rất khó mà có thể phân biệt được, ngay đối với người trong nghề. Cái may rủi là điều chính trong nghề buôn bán đá cẩm thạch này.
Sự may rủi làm ăn đều nằm trong bàn tay của những người thợ mỏ từ viên cẩm thạch thô, cho tới một tháng sau viên cẩm thạch thô này được những thợ Hong Kong cưa cắt ra và định giá. Mánh lới nhà nghề của người mua và kẻ bán đều dựa vào ba yếu tố để quyết định:
Mầu sắc của viên đá chính thực đã sâu tới đâu " Đá trong suốt như thế nào " Đá có lẫn chất gì, có tì hay vết nứt nằm trong không "
Chỉ có một chỗ nào đó trên viên đá được cắt ra, người trong nghề mới có thể định giá được viên đá . Người ta rạch lớp vỏ của viên đá để nhân định mầu sắc trên mặt. Người mua cúi mặt xuống, chiếu rọi ánh sáng đèn bấm vào viên đá để nhận định mầu sắc sâu tới bao nhiêu và lòng trong của viên đá trong suốt ra sao. Đây là cả một vấn đề vật lộn trong mánh lới của nghề nghiệp cẩm thạch qua các kinh nghiệm và những may mắn trên đường làm ăn loại này.
Mánh lới làm ăn đã manh nha từ khi người thợ mỏ lấy được viên đá cẩm thạch. Nếu như viên đá cẩm thạch thuộc loại tốt và được giá, người chủ thân hành mang tới tận Hpakant để bán sang tay. Những viên đá cẩm thạch này được chiếc xe do bò kéo, băng rừng tới thị trận lớn Mogaung. Tại thị trấn lớn này, viên đá được bí mật bán cho các xì thẩu đã nằm chờ sẵn. Từ thị trấn Mogaung, viên đá cẩm thạch lại vượt qua một chặng đường dài 725km về hướng động nam để tới chợ Chiang Mai tại Thái Lan. Chặng đường băng biên giới này các tay buôn cẩm thạch thường gặp các tay du kích hay lính Thái chặn lại đòi tiền mãi lộ.
Các xì thẩu của Hong Kong tới Chiang Mai, họ xem xét từng viên ngọc thạch, tính toán mỗi viên sẽ có thể cắt ra và làm được bao nhiêu tượng như ngư tiều, Phật Quan Âm, vòng cổ tay, vòng kiềng, đồng điếu và những mặt đá để nhận bông tai và dây chuyền. Các món tượng và nữ trang này đều đã có giá sẵn trên thị trường Hong Kong. Theo xì thẩu, người Hong Kong giải thích, thí dụ một viên cẩm thạch có thể làm được 100 vòng cổ tay, mỗi vòng trị giá 13 Mỹ kim, viên cẩm thạch này sẽ trị giá 1300 Mỹ kim. Nhưng người định giá viên ngọc thạch thô ăn 25% huê hồng, viên đá cẩm thạch chỉ được trả cho xì thẩu nằm tại Chiang Mai khoảng từ 600 hay 725 Mỹ kim tùy theo quan hệ mua bán từ trước với nhau. Có thể coi cuộc buôn bán này như là chuyện đánh bạc.
Mặc dầu chợ Chiang Mai là nguồn cung cấp ngọc thạch, nhưng những xì thẩu của Hong Kong cũng không quên chính phủ Miến điện cho tổ chức hội chợ ngọc thạch hàng năm tại Rangoon.
Tại Hong Kong, dẫy phố Quảng đông của Kowloon là khu chuyên bán hình tượng và nữ trang ngọc thạch, các tiệm bán ngọc thạch đã bao quanh tiệm Ngọc thạch Diều hâu (Yau Ma tei) có tiếng. Khu phố nàycó trên 440 gian hàng bán ngọc thạch đủ loại, từ hình tượng theo giai thoại sử của văn hóa Trung hoa cho đến các đồng điếu và mặt đá để nhận nữ trang. Thường các đồng điếu được các bà già người gốc Trung hoa mua nhiều nhất dùng làm quà tặng cho con cháu để lấy lộc hay lấy phước theo như sự tin tưởng của người dân Trung quốc. Các vòng cổ tay, bông tai, dây chuyền nhận mặt cẩm thạch được các thanh niên Trung hoa mua để tặng người yêu.
Dân Hong Kong rất rành rẽ về chuyện mua bán ngọc thạch, đa số rất lanh lợi về vấn đề trả giá để mua. Giá cả của ngọc thạch không thành vấn đề, khi người ta biết ngọc tượng ngọc thạch là một loại đồ hiếm có và có sự tinh sảo của nhà điêu khắc lúc sản xuất. Người Việt, Hoa và Nhật không ngần ngại trả tiền để mua tượng ngọc thạch làm quà biếu các người lớn hoặc kẻ có quyền thế.