Lý do, vì tên gọi đó bất tiện. Bất tiện khi nói cũng như lúc viết, trong khi Việt ngữ vốn dĩ đơn âm, gọn và tiện. Các thành phố Việt Nam từ Bắc, Trung, Nam, về nguyên tắc chỉ gồm một hoặc hai chữ: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Saigon, Cần Thơ. Biệt lệ rất hiếm như Ban Mê Thuột.
Thứ đến truyền thống dân tộc và lịch sử giống nòi không thu hẹp ý niệm ngoại lai, bất kính là lấy tên người-dù là minh quân hay lãnh tụ lớn đặt tên cho đất địa. Ý niệm ngoại lai dù có mới mẻ, cao siêu đi nữa mà phản lại văn hóa xã hội sợ tại thì khó mà tồn tại. Vua Lê Lợi ở Lam Sơn, vua Quang Trung ở Bình Định, Lam Sơn, Bình Định vẫn là Lam Sơn, Bình Định chớ chưa ai gọi đất, thành Lê Lợi, Quang Trung.
Bắt chước Liên Xô một cách mù quáng, lấy tên ông Hồ Chí Minh đặt cho Saigon, lấy hài ông Hồ Chí Minh làm vật trang trí cho chế độ là phạm tội bất kính trong đảng và tội khinh thường đức tin trong nhân dân. Trong di chúc chánh bản, ông Hồ Chí Minh muốn thiêu thân xác mình, rải trên đồi thôi, mhưng đàn em đã làm một việc bất kính, bất trung, đem thân xác ông Hồ lộng kiếng, một ngày hai buổi, kéo lên, hạ xuống cho công chúng, dù là quan khách xem. Cách sùng bái cá nhân, cách tâng bốc đó trái đạo lý dân tộc: phải giữ mồ yên, mã đẹp cho người chết an nghỉ. Cách tâng bốc đó phạm tín điều nhân dân: động mồ, động mả là tối kỵ; làm sao làm ăn nên nổi. Bà con ở Bắc, Trung Nam đều hết sức thận trọng khi di quan, sợ rủi rớt áo quan là điềm tai hại cho gia đình. Do vậy, có lệ để một ly rượu đầy và tiền thưởng cho đạo tì khi di quan. Còn CSVN động mồ mả (lộng kiếng) liên tục. Ngoài ý đồ chính trị là lấy di hài, tên họ ông Hồ Chí Minh trang trí cho chế độ CSVN, không có một căn bản văn hóa hay căn bản đạo lý nào cả.
Việc làm phi văn hóa, phi đạo lý dân tộc đó, dựa vào sự vọng ngoại, bắt chước một ý niệm ngoại lai, tự nó nay cũng quá lỗi thời, bị bãi bỏ rồi.
Các thành phố có tên Staline, Lenine cũng đã bị hủy bỏ ngay trên đất Nga bây giờ. Không có lý do gì để Đảng và Nhà Nước VNCS bám víu để tự khai rằng CSVN từng lệ thuộc Liên Xô, tự chứng minh rằng CSVN còn bảo hoàng hơn vua.
Vì thực tế rõ như ban ngày là trong nước, ngoài nước, tên Saigon là sinh ngữ, tên thành phố Hồ Chí Minh đã thành tử ngữ (langue morte). Bà con ở Hà Nội nói di Saigon vừa gọn, tiện, vừa dễ nói hơn. Thành phố Hồ Chí Minh dài năm chữ, có ba âm trắc thường phải lên giọng, chát chúa, khó nghe. Còn đối với người ngoại quốc sự khó khăn trở thành trở ngại đối với Accente là cái mà nguời ngoại quốc Âu lẫn Á sợ nhứt trong Việt ngữ. Phương chi, thành phố, nếu Anh viết City, Pháp, ville rất khó cho Bưu điện và nguời Việt nhận thơ. Trái lại Saigon, hai chữ, ai cũng biết là Saigon không cần thêm ville, city gì cả.
Ngoài phương diện khó khăn kỹ thuật vừa nói, tên gọi thành phố Hồ Chí Minh còn là biểu tượng của sự kỳ thị của CS Hà Nội đối với Miền Nam mà lẽ ra phải tránh dù Quốc hay Công ai cũng biết Saigon không phải mới có khi đệ nhứt Cọng Hòa thành lập, chọn nơi đây làm thủ đô. Nó có trong dòng lịch sử Nam tiến của dân tộc, trên hai thế kỷ trước đây. Nó có trước rất lâu, ngày CSVN có mặt ở Đông Dương. Saigon đã gắn liên với cả dân tộc. Đại đa số nhà ái quốc, cách mạng, văn hóa, nghệ sĩ Việt Nam, bất phân Nam Bắc Trung, đều có ở hay làm việc, sống lâu hay mau ở Saigon vì nó là một trong ba trung tâm chánh của đất nước. Trong các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Cần Thơ chỉ có Saigon bị đổi tên dù nó là thủ phủ của miền Nam, nếu không muốn nói nó là thủ đô chính trị miền Nam. Đảng CSVN giải quyết vấn đề một cách kỳ thị như thế chẳng những mất lòng dân mà còn mất lòng đảng viên phía Nam rất nhiều, phía mà nền kinh tế, tài chánh, kỹ thuật cả nước đang dựa vào đấy.
Đã đến lúc phải trả chân lý, lẽ phải lại cho lịch sử và nhân dân. Hai mươi lăm năm cường quyền, bạo lực không hề hấn được Saigon. Nó đã đang, sẽ phát triển, trong tim óc, luỡi môi của mỗi một nguời Việt bất phân Bắc, Nam, Trung, nội hay hải ngoại. Nó đã, đang, sẽ đi vào văn học, nghệ thuật, âm nhạc trong văn hóa Việt Nam. Nó tượng trưng cho một phong cách sống của một bộ phận lớn của dân tộc như phong cách Hà Nội, Huế vậy để tô điểm, để thêm hương sắc cho cách sống Việt Nam muôn vẻ, muôn hương.
Trả lại cho Saigon cái tên cổ truyền, đích thực, chính danh, hợp văn hóa, thuận lòng dân, dễ nói, dễ viết, còn là một hành động chứng tỏ hòa giải với miền Nam, quên quá khứ hướng về tương lai của nhà cầm quyền Hà nội. Đó là một cách “đổi mới tư duy” cụ thể, chớ không bằng khẩu hiệu của Đảng CSVN.
Lịch sử công minh và Nhân Dân sáng suốt đã và đang nhìn Saigon, gọi Saigon đúng tên của nó. Vậy bắt đầu từ nay mỗi một người Việt, mỗi một đoàn thể, mỗi một phương tiện thông tin đại chúng đồng thanh tiếng gọi dù bất cứ ở đâu, khi nào “Saigon là Saigon”. Saigon muôn thuở. Saigon bất diệt. Saigon muôn năm.