Hôm nay,  

Con Đường Vào Bạch Ốc 2004

07/08/200400:00:00(Xem: 4900)
Bài (2)
Lời nói đầu: Dưới nhan đề "Con Đường Vào Bạch Ốc 2004" tôi chuyển ngữ nguyên văn 4 bài diễn văn: hai bài diễn văn của hai ứng cử viên tổng thống, George W. Bush và John F. Kerry (ngày 29/7/2004) và hai của hai vị phu nhân, Laura L. Bush và Teresa Heinz Kerry (ngày 27/7/2004) đọc tại đại hội của hai đảng theo thứ tự thời gian.
Tôi không chuyển ngữ hai bản Cương Lĩnh tranh cử của hai đảng, vì Cương Lĩnh thông thường phản ảnh triết lý của mỗi đảng mà chung chung ai cũng biết, và thường chứa đựng ý kiến của nhiều khuynh hướng trong đảng. Các bài diễn văn nhận sự đề cử của đảng của các ứng cử viên và người hôn phối, trái lại, thường có tính cách đặc thù để qua đó cử tri - nhất là cử tri độc lập - phán xét về giá trị, chính sách và tầm nhìn của mỗi ứng cử viên.
Trần Bình Nam
Diễn văn của Thượng nghị sĩ John F. Kerry, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ đọc tại Boston ngày 29/7/2004
Chúng ta có mặt hôm nay ở đây vì chúng ta yêu thương đất nước này. Chúng ta tự hào về nước Mỹ. Và chúng ta có một mục đích làm cho Hoa Kỳ ổn định bên trong và được kính nể bên ngoài.
Môt nhà văn lớn của Hoa Kỳ nói chúng ta không thể trở về nhà. Nhà văn đó không tưởng tượng có đêm nay. Đêm nay tôi trở về nhà, nơi tôi bắt đầu cuộc đời chính trị. Đây là nhà, là gốc, là nơi lịch sử của đất nước này được viết bằng máu, bằng lý tưởng và bằng hy vọng. Đây cũng là nơi bố mẹ tôi dạy cho tôi biết thế nào là giá trị của gia đình, lòng tin và tổ quốc.
Tôi cám ơn quý vị đã đón chào tôi trở về. Ước gì cha mẹ tôi được chia xẻ giây phút này. Rất tiếc cả hai đã qua đời, chỉ để lại cho tôi một tấm gương cởi mở tâm hồn và một thế giới vô biên không một lời lẽ nào diễn tả được.
Tôi sinh ra tại Colorado, bệnh viện quân đội Fitzsimmons, khi cha tôi đang chiến đấu như một phi công trong Thế chiến 2. Quý vị thử đoán xem tôi sinh ra trong khu nào trong bệnh viện đó" Tôi không bịa ra đâu. Tôi sinh ra ở Khu Tây (West Wing) của khu sản khoa.
Mẹ tôi là viên đá tảng của gia đình như mọi bà mẹ khác. Bà thức khuya dậy sớm, chỉ cho tôi làm bài tập, ngồi bên tôi khi tôi đau ốm và trả lời những câu hỏi tò mò của tôi như những đứa trẻ khác- về những điều lạ lùng và bí hiểm của thế giới chung quanh.
Từng là chị trưởng Hướng đạo nữ, mẹ tôi dẫn dắt tôi khi tôi còn là một Sói con. Mẹ tôi yêu môi trường sống, và từng giảng giải cho tôi rằng cây cối là vật quý của thiên nhiên. Và mẹ tôi cho tôi thấy chúng ta có thể và chúng ta phải làm cho mọi người phụ nữ trên đất nước này ngang nhau.
Cha tôi là người cho tôi mẫu máy bay đầu tiên, chiếc găng tay baseball đầu tiên và chiếc xe đạp đầu tiên. Cha tôi dạy tôi rằng chúng ta có thể làm những việc phi thường, và cha tôi đã sống với trách nhiệm và sự hy sinh của những người của thời đại phi thường đó, những người chúng ta đang mang ơn.
Khi tôi còn trẻ, cha tôi làm việc cho Bộ Ngoại giao phục vụ tại Berlin, thành phố phân chia giữa tự do và cộng sản. Tôi hình như bị thôi miên bởi hình ảnh của những người lính, Anh, Pháp, Mỹ và những người lính Nga, mỗi phe giữ một khu của mình, Đông chia cắt với Tây. Một lần tôi đạp xe lang thang vào vùng Nga. Về tôi kể lại cho cha tôi nghe. Từ đó cha tôi không cho tôi đi đâu nữa.
Những điều tôi đã học được là một ấn tượng lớn của đời tôi. Sao đời sống hai bên của một thành phố có thể khác nhau như vậy" Tôi thấy được sự sợ hãi trên khuôn mặt của những người không có tự do. Tôi thấy người ta tỏ ra biết ơn Hoa Kỳ về những gì chúng ta đã làm. Tôi hiểu được ý nghĩa thế nào là Hoa Kỳ, thế nào là sự tự hào của tự do. Và hôm nay tôi nhất quyết vãn hồi lại niềm tự hào mà mọi người trông chờ nơi chúng ta.
Tôi nhắc đến cha mẹ tôi để nhớ đến một thế hệ đã làm cho Hoa Kỳ hùng mạnh, thắng Thế chiến 2, thắng cuộc chiến tranh lạnh, và mang lại hòa bình và thịnh vượng cho đất nước này trong suốt 50 năm.
Tấm gương của cha tôi đòi hỏi tôi phục vụ, và khi tôi còn học trung học, John Kennedy đã kêu gọi thế hệ tôi phục vụ. Đó là thời điểm bắt đầu của cuộc vận động cho dân quyền, cho quyền bầu cử, phụ nữ bình quyền và cho hòa bình. Chúng ta tin tin chúng ta có thể thay đổi thế giới. Và chúng ta đã làm được điều đó.
Nhưng con đường còn dài. Hôm nay chúng ta sẽ nối tiếp cuộc hành trình để viết nên một trang sử mới của đất nước chúng ta.
Chúng ta có khả năng thay đổi cục diện thế giới một lần nữa. Với một điều kiện, là chúng ta trung thành với lý tưởng của chúng ta, bắt đầu là phải nói thật với quần chúng. Đó là lời hứa của tôi đêm nay. Nếu trở thành tổng thống tôi sẽ mang lại lòng tin và tính khả tín của tòa Bạch Ốc.
Xin quý vị hãy đánh giá tôi dựa vào những gì tôi đã làm. Khi làm biện lý tôi bênh vực quyền của nạn nhân, và tôi ưu tiên truy tố những kẻ phạm tội kỳ thị phụ nữ. Vào Thượng viện, tôi ủng hộ cân bằng ngân sách dù ngược ý với nhiều bạn Dân chủ, vì tôi cho đó là điều cần phải làm. Tôi đã tranh đấu để quốc hội chấp thuận chương trình tuyển mộ thêm 100.000 lính cảnh sát.
Và tôi đã làm việc với Thượng nghị sĩ John McCain bên đảng Cộng hòa để tìm sự thật về những người tù binh Mỹ tại Việt Nam và sau cùng tái lập hòa bình với Việt Nam.
Tôi sẽ là vị tổng tư lệnh quân đội không đưa lính ra chiến trường với bằng cớ không xác thực. Tôi sẽ không chọn một vị Phó tổng thống gặp gỡ riêng tư với những người làm bẩn môi trường để viết lại luật bảo vệ môi sinh có lợi cho họ. Tôi sẽ chọn một bộ trưởng Quốc phòng biết nghe lời cố vấn tốt của các tướng lãnh. Và tôi sẽ chọn một bộ trưởng Tư pháp biết bảo vệ bản Hiến pháp Hoa Kỳ.
Xin thưa cùng đồng bào! cuộc bầu cử kỳ này là một cuộc bầu cử quan trọng. Đất nước đang có chiến tranh, một cuộc chiến toàn diện chống khủng bố với một kẻ thù gian ngoan hơn bất cứ một kẻ thù nào của chúng ta trong quá khứ. Trong khi đó, tại đây lương bổng giảm dần, tiền bảo hiểm sức khỏe càng ngày càng tăng, tầng lớp trung lưu càng ngày càng ít. Người dân làm việc cả cuối tuần, có khi làm hai sở, ba sở thế mà vẫn thiếu.
Người ta nói mang việc ra nước ngoài (outsourcing) có lợi cho nước Mỹ. Người ta nói cùng một công việc mà trả lương ít hơn 9.000 mỹ kim thì sao không lợi cho kinh tế quốc gia, và cho ai chỉ trích việc này là người bi quan. Tôi nghĩ không có gì bi quan hơn là cho rằng không có cách gì tốt hơn là cách mang việc ra nước ngoài.
Chúng ta có thể làm khá hơn và chúng ta sẽ làm. Chúng ta là những người lạc quan. Nơi đây là đất nước của tương lai. Chúng ta là những người việc khó gì cũng tìm ra giải pháp. Và chúng ta đã làm trong thập niên 1990. Chúng ta đã cân bằng ngân sách, chúng ta đã trả hết nợ, chúng ta đã tạo ra 23 triệu công ăn việc làm, chúng ta làm cho hàng triệu người ra khỏi nất thang nghèo khó, và chúng ta đã nâng cao nếp sống của giới trung lưu. Hãy cứ tin vào khả năng của chúng ta và chúng ta sẽ làm lại.
Đêm nay tại thành phố khai sinh nền tự do Mỹ quốc, nhân danh sự tự do, nhân danh tầng lớp trung lưu, nhân danh những người chiến sĩ đang chiến đấu và nhân danh những thân nhân đang chờ ngày trở về an toàn của họ, nhân danh cho những ai tin vào tương lai tươi sáng trước mắt, những ai tin tưởng vào dân tộc Mỹ tôi chấp nhận sự đề cử ra tranh cử tổng thống của quý vị.
Tôi vinh dự có bên cạnh tôi một người đứng phó mà cuộc đời là hiện thực của giấc mộng Mỹ quốc, một người suốt đời tranh đấu để làm cho giấc mộng đó trở thành giấc mộng chung của mọi người Mỹ. Đó là Thượng nghị sĩ John Edwards bang North Carolina và người vợ tuyệt vời là bà Elizabeth cùng với gia đình. Con trai của một người thợ làm trong một xưởng dệt, John sẵn sàng để lãnh đạo, và tháng Giêng tới nhân dân Mỹ sẽ tự hào có một người từng tranh dấu cho giới trung lưu làm phó tổng thống thay thế cho Dick Cheny.
Tôi có thể nói gì về Teresa. Teresa là con người của đạo lý, can đảm và khôn ngoan. Tôi cũng thích tính nói thẳng và nói thật của Teresa. Và đó là lý do nhân dân Mỹ sẽ nhận Teresa làm vị đệ nhất phu nhân tương lai.
Đối với Teresa và tôi dù tương lai và những ngày tới thế nào các con của chúng tôi là những gì chúng tôi trân quý. Chúng tôi quý con không những vì chúng là con mà vì chúng đã làm chúng tôi lạc quan và phấn đấu. Cám ơn Andre, Alex, Chris, Vanessa và John.
Trong cuộc hành trình của cuộc đời, tôi vinh dự có những người anh em đồng hành dưới sự dẫn dắt của một người thanh niên yêu nước, một người anh hùng tên là Max Cleland. Chúng tôi cùng đi với nhau không phải vì chúng tôi là những cựu chiến binh mà vì chúng tôi đã học bài học của người lính chiến. Chúng tôi chiến đấu vì chúng tôi yêu đất nước, và khi trở vể chúng tôi xem những ngày còn lại là những ngày trời ban cho. Bây giờ chúng tôi già hơn một chút, tóc đã ngả màu nhưng chúng tôi vẫn còn biết phải tranh đấu như thế nào cho quê hương.
Trong trận tuyến đó có những người từng tranh đấu với tôi trong vòng đầu tranh cử như Carol Moseley Braun, tướng Wesley Clark, Howard Dean, Dick Gephardt, Bob Graham, Dean Kucinich, Joe Lieverman và Al Sharpton. Tôi cám ơn quý vị đã chỉ bảo tôi, thử thách tôi, và cám ơn quý vị đã đứng lên vì vinh quang của đất nước.
Cùng đồng bào! Thế giới hôm nay khó khăn hơn thế giới của 4 năm trước. Nhưng tôi tin tưởng nhân dân Mỹ có thừa khả năng xử lý.
Nhớ lại ngày 11/9 khi chúng ta nắm tay nhau như một. Chúng ta cảm thấy phấn khởi khi những người lính cứu hỏa hy sinh tính mạng chạy lên các thang lầu để cứu người khác, và những người khác vượt qua khói và lửa để cứu tòa Pentagon, và những người khác trên chuyến bay 93 đã hy sinh để cứu tòa nhà Quốc hội khỏi bị đánh phá. Ngày hôm đó trước mọi cửa nhà cờ treo ngang cột, lạ cũng như quen cũng trở thành bạn bè thân thiết. Đó là một ngày khủng khiếp, nhưng ngày đó cho chúng ta thấy giá trị của dân tộc này.
Tôi tự hào thấy sau ngày 11/9, toàn khối dân tộc đáp lời kêu gọi đoàn kết trong lúc gian nguy của tổng thống George Bush. Không ai là người Dân chủ, không ai là người Cộng hòa, ai cũng là người Mỹ. Ước gì tinh thần đoàn kết đó vẫn còn đến hôm nay.
Nhiều người chỉ trích tôi sao rắc rối. Đúng vậy, vì có nhiều sự việc không đơn gian như chúng ta tưởng. Nói có vũ khí giết người tập thể tại Iraq thì thật ra không có, nói cuộc chiến Iraq sẽ rất đơn giản thì đã không đơn giản chút nào. Và nói "công tác hoàn tất" (mission accomplished) thì rõ ràng là chưa hoàn tất.
Nếu là tổng thống tôi sẽ đòi hỏi nhiều sự kiện vững chắc hơn. Tôi sẽ cải tổ ngay ngành tình báo để có dữ kiện quyết định chính sách, những dữ kiện không bị bẻ cong cho hợp với nhu cầu chính trị. Là tổng thống tôi sẽ làm mọi người tin rằng không phải có chiến tranh vì Hoa Kỳ muốn chiến tranh mà Hoa Kỳ chỉ chấp nhận chiến tranh khi không có cách nào khác hơn.
Tôi biết những người lính trẻ nghĩ gì khi chiến đấu ở một nơi nguy hiểm không phân biệt được ai là bạn ai là thù. Tôi hiểu hoàn cảnh của họ khi đi tuần ban đêm, không biết nơi góc đường kia có gì đang chờ họ. Và tôi hiểu tâm trạng của những người lính trẻ khi viết thư về nhà nói mọi việc bình yên nhưng trong lòng không được bình yên.
Là tổng thống tôi sẽ lãnh đạo cuộc chiến tranh này với bài học tôi học được trong chiến tranh. Tôi sẽ chấp nhận chiến tranh nếu tôi có thể nhìn thẳng vào mắt của cha mẹ của những người lính trẻ và nói rằng: "Tôi đã làm mọi cách để tránh đưa con của ông bà ra chiến trường. Nhưng không còn cách nào khác nữa vì chúng ta phải chiến đấu để bảo vệ nhân dân Mỹ và bảo vệ những giá trị căn bản của Hoa Kỳ đang bị đe dọa". Đó là bài học số một của tôi. Và đó là cách duy nhất để biện minh cho chiến tranh.
Trong ngày đầu nhận nhiệm vụ tổng thống tôi sẽ nói với binh sĩ Hoa Kỳ rằng các anh, các chị sẽ không bao giờ được gởi ra chiến trường nếu chúng ta chưa có một kế hoạch hòa bình.
Tôi biết tôi phải làm gì đối với cuộc chiến Iraq. Tôi sẽ mang lại lòng tin để đồng minh của chúng ta trở lại chia xẻ gánh nặng với chúng ta để giảm chi tiêu và giảm tổn thất nhân mạng của binh sĩ Mỹ. Đó là cách hoàn thành công tác để binh sĩ Hoa Kỳ có thể hồi hương.
Thực tế là, điều trên chỉ có thể làm được nếu Hoa Kỳ có một vị tổng thống có thể mang lại sự kính nể và sự lãnh đạo để không còn bị cô lập trên thế giới.
Chúng ta cần xây dựng lại mặt trận đồng minh để đánh những tên khủng bố trước khi chúng đánh chúng ta.
Tôi đã bảo vệ quê hương khi còn trẻ tuổi. Và tôi sẽ bảo vệ khi tôi là tổng thống. Quý vị hãy yên chí rằng tôi sẽ không do dự dùng vũ lực khi cần thiết. Ai đánh chúng ta sẽ bị đánh trả, và tôi sẽ không để cho quốc gia nào hay định chế quốc tế nào quyết định nền an ninh của đất nước chúng ta. Tôi sẽ xây dựng một quân đội Hoa Kỳ hùng mạnh.

Chúng ta sẽ tăng quân số hiện dịch thêm 40.000 quân không phải cho chiến trường Iraq mà để cho quân lực chúng ta không bị phân tán mỏng. Chúng ta sẽ tăng gấp đôi đội quân đặc biệt chống khủng bố. Chúng ta sẽ trang bị quân đội chúng ta với vũ khí và kỹ thuật tối tân nhất để bảo vệ mình và chiến thắng. Và chúng ta sẽ không lợi dụng lực lượng trừ bị và quân đội phòng vệ quốc gia.
Là tổng thống tôi sẽ đánh khủng bố bằng phương pháp hữu hiệu nhất. Tôi sẽ huy động sức mạnh của kinh tế, của quân sự và của những nguyên tắc tốt đẹp của chúng ta.
Trong giai đoạn hiểm nguy này, dùng sức mạnh có khi đúng cách, có khi không. Nói mạnh không hẵn là mạnh. Trong mấy thập niên qua tôi hiểu được đâu là giới hạn của sức mạnh và đâu là sức mạnh của ý tưởng.
Chúng ta cần làm cho ngọn hải đăng Hoa Kỳ sáng chói hơn. Chúng ta cần nhìn lên không sợ hãi. Chúng ta phải tích cực chống sự lan tràn của vũ khí nguyên tử để vũ khí này không lọt vào tay của những kẻ nguy hiểm.
Quân đội chúng ta cần mạnh, chúng ta cần lãnh đạo một cộng đồng quốc tế mạnh. Lúc đó chúng ta có thể nói với những tên khủng bố rằng, chúng tôi sẽ thắng, các anh sẽ là kẻ bại trận. Tương lai do tự do chứ không phải do sự sợ hãi định đoạt.
Mặt trận của chúng ta không ở đâu xa. Nó ở nơi các hải cảng, phi trường và bất cứ thành phố nào của Mỹ quốc. Ủy ban điều tra 9/11 luỡng đảng đã cho chúng ta biết phải làm gì. Là tổng thống tôi sẽ không nói úp mở, tôi sẽ thực hiện những gì Ủy ban khuyến cáo. Tội sẽ không để cho 95% các thùng chứa hằng ngày vào nước Mỹ mà không được kiểm soát và không để cho các trung tâm nguyên tử và hóa học của chúng ta thiếu đề phòng.
Hãy nhìn ngọn cờ sao và sọc đang bay phất phới kia. Tôi cũng như một số quý vị ở đây từng chiến đấu dưới ngọn cờ đó. Ngọn cờ đó từng bay nơi pháo tháp sau lưng tôi. Đạn bắn rách tơi tả nhưng nó vẫn tung bay. Ngọn cờ đó đã phủ lên quan tài của bao đồng đội của tôi. Đó là tương trưng những gì chúng ta tin tưởng, sức mạnh và sự khác thường của chúng ta. Ngọn cờ đó không là của riêng của vị tổng thống nào, của đảng nào, của ý thức hệ nào. Nó là của nhân dân Mỹ.
Xin thưa cùng đồng bào, bầu cử là một dịp chọn lựa. Chọn lựa giá trị. Và giá trị không ở nơi chính sách và chương trình mà ở nơi người lãnh đạo ngồi nơi tòa Bạch Ốc.
Trong 4 năm qua chúng ta nghe nói nhiều đến giá trị. Nhưng giá trị bằng lời nói thì chỉ là khẩu hiệu. Giá trị là những gì chúng ta sống chết với. Chúng ta không thể nói đến giá trị gia đình khi bỏ chương trình sinh hoạt sau giờ học của học sinh, khi giảm số cảnh sát bảo vệ an ninh đường phố để cho hãng Enron được giảm thêm thuế. Chúng ta không thể nói đến giá trị gia đình khi không chịu áp dụng một chương trình mua thuốc khỏi tốn tiền thật sự cho người già cả, để cho các hãng bào chế thuốc được hưởng lợi. Là tổng thống tôi sẽ không tư nhân hóa chương trình An sinh Xã Hội, tôi sẽ không cắt giảm số tiền người già được hưởng, và tôi sẽ bảo đảm rằng người già cả sẽ không phải cắt viên thuốc ra làm hai vì không đủ tiền mua thuốc. Thêm nữa, chúng ta không thể nói đến giá trị gia đình khi bố mẹ có con nơi chiến trường phải góp tiền mua áo giáp cho con, khi cựu chiến binh không được hưởng sự săn sóc sức khỏe thích đáng, khi không chịu giảm thuế cho giới trung lưu để cho giới giàu có được giảm nhiều thuế hơn.
Đất nước này là gì qua câu chuyện của Dave McCune một người thợ trong một xưởng thép tôi gặp ở Canton, Ohio. Hãng được chuyển qua nước khác và anh mất việc. Tôi nghĩ chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách khác hơn. Đất nước này là gì qua câu chuyện khác của Mary Ann Knowles ở New Hampshire bị bệnh ung thư vú. Được chữa bằng chemo, sức khỏe sút kém nhưng bà Knowles không dám nghỉ việc vì sợ gia đình mất bảo hiểm. Đất nước này là gì khi Deborah Kromins ở Philadelphia, Pennsylvania làm việc cật lực để dành tiền cho tương lai trong quỹ tiết kiệm bỗng chốc thấy mất tất cả, và kẻ đã "đánh cắp" tiền tiết kiệm của bà được tại ngoại với một điều kiện dễ thở. Đất nước này là gì khi 25% trẻ em ở Harlem bị suyễn vì ô nhiễm không khí. Và sau cùng đất nước này là gì nếu vẫn còn những kẻ vô gia cư hằng đêm lạnh lẽo ngủ nơi công viên Lafayette chỉ cách tòa Bạch Ốc một đoạn đường, và ít nhất có 3 triệu gia đình tuột vào nất thang nghèo khó trong 4 năm qua"
Vậy lương tâm đất nước ở đâu" Lương tâm đất nước tọa lạc nơi những thành phố nhỏ, và chương trình kinh tế của chúng ta là:
Thứ nhất khuyến khích tăng cường sản xuất.
Thứ hai, đầu tư vào kỹ thuật để tạo nên công ăn việc làm cho tương lai.
Thứ ba, hủy bỏ những sơ hở trong luật thuế để các công ty Hoa Kỳ không mang công ăn việc làm ra nước ngoài, và tu chỉnh luật thuế để khuyến khích công ti nào giữ công ăn việc làm tốt lại đây.
Chúng ta cần một nước Mỹ sản xuất phẩm vật chứ không mất công ăn việc làm vì chuyển công việc ra nước ngoài. Chúng ta sẽ cùng thế giới buôn bán làm ăn, và trong lĩnh vực này nếu sòng phẳng không nước nào có thể hơn chúng ta.
Chúng ta sẽ có một chương trình tài chánh có trách nhiệm vì đó là sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ làm giảm mức độ thâm thủng ngân sách xuống còn một nửa và chấm dứt chế độ ưu đãi thuế cho các công ti lớn.
Và tôi xin nói với quý vị điều chúng ta không làm là tăng thuế giới trung lưu như một số người ám chỉ trong mấy tháng qua. Trái lại là khác, tôi sẽ giảm thuế cho giới trung lưu và cho giới tiểu thương. Tôi sẽ tăng thuế những ai có lương trên 200.000 mỹ kim một năm để dùng tiền đó đầu tư tạo công ăn việc làm, bảo vệ sức khỏe và giáo dục. Nền giáo dục của chúng ta sẽ đòi hỏi sự đóng góp của cha mẹ, phẩm chất của thầy cô và trường ốc. Sĩ số học sinh trong mỗi lớp phải ít hơn, thầy cô được ưu đãi xứng đáng với nhiệm vụ chuyên viên của họ. Và gia đình nào có con cái theo học đại học sẽ được giảm thuế.
Khi còn làm một công tố viên tôi đã thấy biết bao thanh niên bị gia đình bỏ bê. Cho nên ở chức vụ tổng thống tôi sẽ không duy trì tình trạng chi phí 50.000 mỹ kim mỗi năm để giam giữ suốt đời một thanh niên trong khi chúng ta có thể tiêu 10.000 một năm để hướng anh ta vào cuộc sống với chương trình Head Start, Early Start, Smart Start hay gì đó cũng được.
Và chúng ta sẽ có chương trình bảo hiểm y tế thích hợp cho mọi tầng lớp công dân. Từ năm 2000, 4 triệu người mất bảo hiểm sức khỏe. Trong khi đó hằng triệu người khác đổ mồ hôi để giữ bảo hiểm vì tiền bảo hiểm tăng, tiền phải trả trước (deductibles) tăng và tiền trả mỗi lần khám bác sĩ (co-payments) tăng. Chương trình bảo hiểm sức khỏe của chúng ta sẽ chận đứng sự phung phí và lạm dụng, và tiền mua bảo hiểm cho mỗi gia đình có thể giảm 1.000 mỹ kim mỗi năm. Chúng ta sẽ có quyền chọn bác sĩ, và bệnh nhân cùng với bác sĩ sẽ là người quyết định cách chữa trị chứ không phải bộ máy thư lại quyết định. Chúng ta sẽ có chương trình bán thuốc rẻ cho người già trong chương tình Medicare, và ai cũng có thể mua thuốc rẻ hơn từ Canada.
Chuyện bảo hiểm sức khỏe là chuyện lo lắng hàng đầu của mỗi gia đình. Nhưng đó không phải là mối lo của các nghị sĩ và dân biểu. Nghị sĩ và dân biểu có một chế độ săn sóc sức khỏe rất tốt, rất tốn kém và người dân phải trả tiền. Tôi nghĩ rằng sự chăm sóc sức khỏe của gia đình quý vị cũng quan trọng không kém gì sự săn sóc sức khỏe của những nhà chính trị tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Nếu tôi là tổng thống, Hoa Kỳ sẽ không còn là quốc gia tân tiến duy nhất trên thế giới không thấy được rằng quyền được săn sóc sức khỏe tốt không phải là quyền riêng của những người có tiền, người có thế lực và của các vị đại diện dân cử. Đó là quyền của mọi người dân.
Hoa Kỳ sẽ phải tự quyết định vận mạng của mình và không còn lệ thuộc vào nguồn dầu hỏa của Trung đông. Chúng ta không thể nói đến kinh tế và an ninh xứ sở khi chúng ta chỉ có 3% lượng dầu hỏa trên thế giới và chúng ta mua 53% số dầu chúng ta cần dùng. Tôi muốn thấy một nước Mỹ phát huy sáng kiến để tự giải quyết vấn đề của mình chứ không lệ thuộc vào gia đình Saudi.
Chương trình năng lượng của chúng ta cho một Hoa Kỳ hùng mạnh phải đầu tư vào kỹ thuật mới, vào sự tìm kiếm nhiên liệu mới và các loại xe dùng kỹ thuật mới để cho người lính Mỹ không phải chiến đấu vì sự lệ thuộc của chúng ta vào nguồn dầu hỏa Trung đông.
Tôi đã trình bày với quý vị kế hoạch kinh tế, giáo dục, sức khỏe và sự độc lập về năng lượng. Và bây giờ tôi muốn nói với tổng thống George W. Bush. Trong những tuần lễ tới xin ngài hãy lạc quan trong khi tranh cử. Hãy tạo đoàn kết trong mỗi gia đình chứ không gây chia rẽ. Xin hãy tôn trọng sự khác biệt nhau, kính trọng lẫn nhau, và nhất là đừng lợi dụng bản văn giá trị nhất của Hoa Kỳ là Hiến pháp cho mục tiêu chính trị.
Cùng các bạn, con đường quang minh chính đại khó đi, nhưng nó dẫn đến một vùng đất tốt đẹp hơn. Do đó người Dân chủ cũng như người Cộng hòa cần xem cuộc tranh cử này là dịp thi thố những ý tưởng lớn chứ không phải dịp để tấn công nhau bằng những điều nhỏ mọn. Đây là lúc gạt bỏ lề lối chính trị nhằm chia rẽ giống người này với giống người khá, nhóm này với nhóm khác, vùng này với vùng khác. Có thể có tiểu bang nghiêng đảng này, tiểu bang nghiêng đảng kia, nhưng nói chung chúng ta tượng trưng cho ba mầu đỏ, trắng và xanh của lá cờ Hiệp chủng quốc. Là tổng thống tôi sẽ dùng mọi tài năng, Dân chủ cũng như Cộng hòa để bất cứ ai có khả năng đều có cơ hội đóng góp.
Tôi muốn nói rõ điều này: Trong mùa tranh cử này tôi chấp nhận mọi niềm tin, không có bên này, bên nọ. Tôi nhớ đến những gì Ron Reagan nói về thân sinh của ông cách đây mấy tuần và tôi muốn lặp lại hôm nay: Khi đẻ ra tôi không mang niềm tin nào trên ống tay áo, nhưng niềm tin đã cho tôi sự hy vọng để sống, từ Việt Nam cho đến hôm nay, Chủ nhật này đến Chủ nhật khác. Tôi không muốn nói Trời ở về phía tôi. Như tổng thống Abraham Lincoln đã nói, tôi chỉ muốn cầu nguyện một cách khiêm cung để được đứng cùng phía với Trời. Và dù chúng ta tin gì, niềm tin cũng phải kết hợp chúng ta lại thành một khối. Đặc tính của chúng ta sẽ được đo lường bằng sự hy sinh của chúng ta vì người khác và vì đất nước. Đó không phải là đặc tính của Dân chủ, không phải đặc tính của Cộng hòa. Nó là đặc tính của nước Mỹ. Tin vào đặc tính đó chúng ta có thể xây dựng một quốc gia mạnh bên trong và được kính nể bên ngoài.
Nước Mỹ có thể làm những điều tưởng không thể làm được. Chỉ cần hướng mắt về chân trời xa kia và tự hỏi: Nếu"
Hai anh em sửa xe đạp tại Dayton đã hỏi: Nếu máy bay có thể cất cánh trên mẫu hạm Kitty Hawk" Và câu hỏi đã làm thay đổi thế giới. Một vị tổng thống trẻ tuổi hỏi: Nếu chúng ta có thể lên cung trăng trong 10 năm" Và nhờ đó bây giờ chúng ta đang có khả năng thám hiểm thái dương hệ và các vì sao. Nếu chúng ta có thể chứa tất cả chữ nghĩa trong một thư viện vào trong một miếng chip bằng chiếc móng tay" Và chúng ta đã làm được.
Hôm nay đến phiên chúng ta tự hỏi: Nếu" Nếu chúng ta có thể tìm ra cách chữa trị bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, và bệnh AIDS" Nếu chúng ta có một vị tổng thống tin vào khoa học để dỡ bỏ tất cả rào cản của việc nghiên cứu tế bào gốc huyền diệu để tìm cách chữa trị bệnh và cứu sinh mạng con người.
Nếu" Nếu chúng ta có một nhà lãnh đạo có giá trị như giấc mộng Mỹ quốc để ngăn không cho sự hận thù làm tiêu tan hy vọng và tương lai của bất cứ một người Mỹ nào.
Tôi học được những thứ giá trị đó khi phục vụ trên chiếc tiểu đỉnh tuần tiểu trong châu thổ sông Cửu Long với những người lính đến từ mọi nẻo đường đất nước, từ Iowa, Oregon, Arkansas, Florida đến California.
Không ai thắc mắc người bạn mình đã học ở đâu, thuộc chủng tộc nào và trình độ ra sao. Chúng tôi cùng ở trên một chiếc tàu, cùng nhìn ra ngoài tìm cách bảo vệ nhau, như chúng tôi vẫn làm cho đến hôm nay.
Đó là nước Mỹ tôi sẽ lãnh đạo, như chúng ta đang cùng ở trên một chiếc tàu.
Không có lúc nào khẩn thiết bằng lúc này người Mỹ cần lên tiếng nói xác định vị trí của chúng ta. Tôi sẽ tận lực làm việc đó.
Nhưng thưa đồng bào, quyết định ở trong tay quý vị.
Đây là lúc thực hiện giấc mộng tương lai của Hoa Kỳ. Đây là lúc hướng nhìn về chân trời mới. Tương lai của Mỹ quốc nằm cuối chân trời đó. Mặt trời đang lên, những ngày tươi đẹp đang đến.
Xin chào quý vị đêm nay. Trời phù hộ quý vị. Trời phù hộ Mỹ quốc.
Trần Bình Nam (phóng dịch)
August 5, 29, 2004
BinhNam@sbcglobal.net
http://www.vnet.org/tbn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.