Hôm nay,  

Tướng Quân Trần Độ: Gươm Đàn Nửa Gánh, Non Sông Một Chèo

07/08/200400:00:00(Xem: 5986)
(Lời giới thiệu VNN: Trong số những tiếng nói phản kháng ở trong nước, ông Trần Độ là một trường hợp đặc biệt. Hy sinh cuộc đời cho đảng cộng sản mà ông tưởng rằng sẽ đưa đất nước đến độc lập tự do, khi biết bị sai lầm, ông đã can đảm đứng thẳng lên mạnh mẽ tố cáo những cái xấu của chế độ. Cả phần cuối của cuộc đời ông hy sinh cho công cuộc đấu tranh dân chủ. Ông đã bị chính chế độ mà trước đó ông tận tụy phục vụ, trù dập tàn bạo, và ngay cả khi ông đã nằm xuống, đòn thù vẫn không ngưng quất xuống trong đám tang của ông. Dù ở trong vị trí khác biệt với ông trong quá khứ, nhiều người cũng đã phải căm phẫn trước thái độ hèn hạ của CSVN. Nhân dịp giỗ lần thứ 2 của ông Trần Độ, ông Nguyễn Thanh Giang đã có những lời tâm tình trong bài viết sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến qúy độc giả làm 2 kỳ.)
*
Trần Độ cởi trói cho văn nghệ
Trần Độ từ lâu đã thấu hiểu tầm quan trọng của trí thức đối với cách mạng. Ông trăn trở mãi:
"Đáng lo thay cho bộ phận lãnh đạo mà tài và tầm nhìn thì dưới trung bình mà đức thì cũng không hơn mức thông thường trong nhân dân, mà ngày càng kém đi" (4).
Đối với ông, "Nhất thiết cần nghiêm khắc phê phán và xử trí nghiêm minh những cán bộ hư hỏng, thoái hoá biến chất. Đồng thời cũng cần có thái độ như vậy đối với loại cán bộ cơ hội, bất tài, bảo thủ và vô vị, có khi không có khuyết điểm nào nhưng chỉ có một khuyết điểm là chỉ biết nhắc lại chỉ thị nghị quyết như con vẹt và không hề làm được việc gì có ích cho xã hội, đã như thế lại còn chiếm chỗ quan trọng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, và có lúc là đầu mối cho sự bất hoà, xích mích" (5).
Ông chỉ rõ rằng: "Cái ý thức giai cấp trong xã hội ta có những đặc điểm sau:
- Không có khả năng và phương pháp để phát hiện tài năng.
- Không có khả năng và không biết sử dụng tài năng, vì nó cho rằng tài năng thường có hại, tài năng không chịu ngoan ngoãn phục tùng
- Nó lại càng không có khả năng phân biệt tài năng thật và tài năng giả, trí thức thật và trí thức giả. Nó chỉ thích nghe những điều xuôi chiều và xu nịnh, Nó không thể chịu được những cái độc đáo và không dung tha sự độc lập" (4)
"Ai cũng hiểu rằng, sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc chỉ có thể phát huy trên nền tảng những thể chế dân chủ, không có những thể chế này thì không thể có sự tồn tại của sức mạnh trí tuệ nữa, chứ không phải chỉ là không thể phát huy. Tôi nhấn mạnh mấy chữ "thể chế dân chủ", nghĩa là các quyền dân chủ được thể chế hoá về mặt pháp luật một cách đầy đủ và buộc mọi người phải tuân theo những thể chế ấy. Mọi lời hô hào về "ý thức dân chủ", về "vai trò làm chủ của nhân dân" đều trở thành vô nghĩa nếu không có những thể chế dân chủ vững chắc" (3)
Ông thực sự tôn trọng trí tuệ, tôn trọng tài năng và người tài. Ông nhấn mạnh: "Tài năng là của hiếm. Tài năng là của tất cả nhân dân. Vì vậy phải ứng xử với tài năng như là của hiếm, và của hiếm đó là tài sản quý của tất cả mọi người. Ngày xưa, vua chúa còn có khi giảm tội hoặc xoá tội cho người tài" (3).
Ông khẳng định :
"Chúng ta có thể có rất nhiều bộ trưởng, thứ trưởng thậm chí có thể có nhiều thủ tướng và phó thủ tướng, nhưng chúng ta chỉ có mỗi một Xuân Diệu, một Nguyễn Tuân, một Chế Lan Viên... Không ai có thể thay thế được. Đó là nói trong lĩnh vực văn học, còn trong các lĩnh vực khác cũng như thế, chúng ta có những nhân vật nổi tiếng như: Văn Cao, Trần văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái..." (5)
Tại Hội nghị 4 Trung ương V, Trần Độ đã phát biểu rất sôi nổi:
"Cần khẳng định mạnh mẽ một phương hướng tuyển chọn và bố trí cán bộ: Khuyến khích những người có kiến thức, trung thực, năng động, sáng tao, dám chịu trách nhiêm, đạt tới những hiệu quả cụ thể trong phạm vi công tác phụ trách. Thực tế, trong xã hội cũng đang xuất hiện các loại cán bộ có những phẩm chất như vây.
Có thể chắc chắn rằng trong xã hội ta, về tất cả mọi mặt không thiếu nhân tài, nhân tài kinh tế, nhân tài quản lý, nhân tài sáng tạo khoa học và văn học.
Cần có những chính sách khuyến khích nhân tài, chiêu hiền đãi sỹ, dám nghe những điều nói ngược tai, mới lạ để cho sỹ tử gần xa náo nức đem tài năng ra thi thố, giúp ích cho dân, cho nước.
Cần có những chính sách thi cử, ứng cử để thực hiện được việc phát hiện nhân tài và sử dụng nhân tài. Đối với loại cán bộ mới, có tài nên có thái độ độ lượng với điểm gọi là khiêm tốn. Thật ra ai có tài mà khiêm tốn thì thật là tốt và hoàn hảo. Nhưng thông thường những người có tài thường kèm theo một cá tính là tự tin một cách mạnh mẽ. Do tự tin nên có những biểu hiện thiếu khiêm tốn, nhưng lòng tự tin lại là một đức tính nên khuyến khích, vì đó cũng là một mặt của tinh thần dám chịu trách nhiệm..." (5).
Nhận thức như vậy và tâm niệm rằng: "Văn hoá mà không có tự do là văn hoá chết. Văn hoá mà chỉ còn có văn hoá tuyên truyền cũng là văn hoá chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hoá bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hoá và những nhà văn hoá cao đẹp" (3), trong cương vị quyền lực của mình, Trần Độ đã hết lòng vượt qua cả mọi gian nan, nguy hiểm để cởi trói cho văn hoá-văn nghệ.
Tháng 2 năm 1990, có chân trong ban dự thảo cương lĩnh Đại hội VII, Trần Độ đã tranh thủ đề xuất một số vấn đề mới cho văn hoá Việt Nam thông qua bản "Phác thảo cương lĩnh văn hoá Việt Nam những năm 1990". Ở đây ông đã đưa ra nhiều điểm đột phá như:
Điểm 8: Phát triển nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam XHCN dựa trên cơ sở quan niệm đúng đắn về bản chất và chức năng thực sự của nghệ thuật như một tiếng nói bồi đắp lương tri và đạo đức cho xã hội. Thực hiện đầy đủ chính sách tự do sáng tạo, tự do phê bình.
Điểm 9: Ra sức bảo tồn mọi di sản văn hoá của dân tộc bao gồm cả nền văn hoá của từng dân tộc ít người. Kết hợp kế thừa văn hoá cổ truyền với giao lưu văn hoá thế giới, làm cho văn hoá ngày càng dày thêm giàu thêm.
Đánh hơi thấy mùi "chệch đường lối" này những kẻ cơ hội trong Ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương Đảng bấy giờ vội vàng xuyên tạc, ton hót với trưởng ban tổ chức Lê Đức Thọ. Thế là một cuộc họp với đầy đủ thành phần trong ban cán sự Bộ Văn hoá được triệu tập tại Văn phòng Trung ương, 4 Nguyễn Cảnh Chân do Lê Đức Thọ chủ trì. Ông Lê Đức Thọ tuyên bố: "Tôi biết các đồng chí trong ban cán sự cũng đã họp, đã kiểm điểm đồng chí Độ rồi, nhưng gần đây có nhiều dư luận về đồng chí Độ, trong đó có những vấn đề về quan điểm, phong cách nên tôi mời các đồng chí lên đây, tôi sẽ trực tiếp chủ trì để cuộc kiểm điểm đạt kết quả tốt".
Ông Lê Đức Thọ vừa dứt lời thì Hà Xuân Trường xin phát biểu ngay tức khắc. Với một cuốn sổ đã chuẩn bị sẵn trong tay, ông này liến láu suốt gần tiếng đồng hồ. Ông lên án Trần Độ muốn tách văn nghệ khỏi chính trị; thậm chí có đôi lúc còn chế riễu sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hoá-văn nghệ, cho rằng Ban Tuyên huấn của Đảng chỉ thích làm nhiệm vụ một người lính gác cần mẫn, chỉ nhăm nhăm gọt đầu cắt đuôi các tác phẩm văn nghệ để cuối cùng chỉ còn hai chữ lập trường và coi thế là hoàn thành nhiệm vụ. Ông quy kết những lời phát biểu của Trần Độ rất gần quan điểm của Garodi - người đang bị đảng Cộng sán Pháp và các nước XHCN lên án. Hà Xuân Trường còn phê phán Trần Độ là bênh vực quần loe, tóc dài khi ông nói: Bác sỹ Tôn Thất Tùng có bộ tóc rất dài nhưng ai dám bảo Tôn Thất Tùng là kém đạo đức. Ngược lại, ông là một nhân tài cống hiến rất lớn cho cách mạng.
Tất nhiên, thế là Hà Xuân Trường được thưởng cho cái ghế của Trần Độ, mặc dù ngay trong hội nghị đó có những ý kiến chân thành như ý kiến của ông Cù Huy Cận: "Không biết có phải do tên anh là Độ hay không mà trong cuộc sống đời thường anh tỏ ra rất độ lượng, đầy lòng nhân ái, giải quyết vấn đề gì cũng có lý, có tình, mà chủ yếu là thuyết phục bằng tình cảm. Có lẽ vì thế mà một số người cho anh Độ là lỏng lẻo. Theo tôi thì đây là đức tính cần có của một người lãnh đạo văn hoá văn nghệ. Thuyết phục con người bằng tình cảm chứ không phải bằng mệnh lệnh" (5).
Sau khi dùng quyền trưởng Ban Tổ chức Trung ương tước đoạt chức Trưởng ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương Đảng cho người khác, ông Lê Đức Thọ còn đi rêu rao: "...gần đây có người lại phát hiện một sai lầm còn lớn hơn. Cụ thể là ở một hội nghị, có một văn nghệ sỹ phát biểu công khai rằng thần tượng Đảng đã đổ rồi, thần tượng Bác Hồ đã đổ rồi, thế mà anh Độ có mặt ở đấy vẫn cho qua, không nói gì" (5), nhằm đuổi Trần Độ ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương V. Trớ trêu thay, Lê Đức Thọ không làm nổi việc này.
Sau Đại hội VI, Trần Độ lại được tái nhiệm chức Trưởng Ban Văn hoá-Văn nghệ TW Đảng và giáo sư Nguyễn Văn Hạnh làm Phó Trưởng ban cho ông.
Nhờ sự cộng tác rất gắn bó và đắc lực của giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, tranh thủ tình cảm thân thiết giữa ông với tổng bí thư Nguyễn văn Linh, một cuộc gặp mặt thân thiết, đối thoại đầy trí tuệ, chưa từng có trong lịch sử giữa non 100 văn nghệ sỹ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản đã được tổ chức suốt trong 2 ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1987. Tham gia cuộc đối thoại này, ngoài các văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Lưu Quang Vũ, Tào Mạt, Phan Kế An, Trần văn Thuỷ... còn có các nhà văn hoá, nhà khoa học như: Nguyễn Khắc Viện, Phan Đình Diệu, Hồ Ngọc Đại... Tại hội nghị này TBT Nguyễn văn Linh đã nhắc nhở người cầm bút phải có trách nhiệm và sự suy nghĩ chín chắn và với trách nhiệm đó đừng bao giờ uốn cong ngòi bút của mình. Ông mở cửa cho các văn nghệ sỹ "tự cứu lấy mình trước khi trời cứu".
Nhận thấy "khu Trung Nam Hải số 10 Nguyễn Cảnh Chân" kín cổng cao tường quá, hai đầu đường hai rào chắn thường xuyên có lính gác, ai muốn vào lại phải qua thường trực kiểm soát giấy tờ nghiêm ngặt, Trần Độ đã tìm cách đưa trụ sở Ban Văn hoa-Văn nghệ ra ngoài. Ngôi nhà xinh xắn 49 Phan Đình Phùng từ đấy trở thành địa chỉ lui tới dễ dàng của các văn nghệ sỹ. Cũng từ đây Nghị quyết 05 lịch sử của Bộ Chính trị khoá VI đã ra đời ngày 28 tháng 11 năm 1987.
Nghị quyết có một số quan điểm nhận thức mới quan trọng như:
- Văn hoá có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại chứ không phải là cái gì thứ yếu, phụ thuộc, phù phiếm.

- Văn hoá nghệ thuật là bộ phận đặc biệt nhậy cảm của văn hoá thể hiện khát vọng của con người về chân thiện mỹ... chứ không phải chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền cổ động cho nhiệm vụ hàng ngày. Văn nghệ có tiếng nói riêng, tiếng nói độc lập không gì thay thế được, để thực hiện sứ mệnh của mình, là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, chứ không phải là tiếng vọng, lập lại từ tiếng nói khác.
- Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hoá-văn nghệ... Tự do sáng tác phải đi đôi với tự do phê bình. Mọi tác phẩm phải đặt dưới sự giám sát, đánh giá của công chúng và của các nhà phê bình, lý luận và các tác phẩm phê bình của các nhà lý luận cũng phải đặt dưới sự kiểm định của độc giả.
Kèm theo đấy là những quy định đảm bảo cho tự do sáng tác: "Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật, không phản động, không đồi truỵ, truyền bá tội ác, không sa đoạ, phá hoại nhân phẩm đều có quyền lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình".
Nhờ tinh thần dân chủ sáng ngời của Trần Độ, nhờ những hoạt động tranh đấu thông minh, dũng cảm không mệt mỏi của Trần Độ, nhờ Nghị quyết 05, nền văn học nước nhà có một thời gian khởi sắc, sôi động hẳn lên. Báo Văn Nghệ hấp dẫn bạn đọc với số ấn bản tăng vọt. Hàng loạt tác phẩm hay của Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Lưu Quang Vũ, Trần Văn Tuấn, Phùng Gia Lộc, Hoàng Hữu Các, Nguyễn Khắc Trường, Trần Huy Quang... xuất hiện.
Vô cùng thương tiếc người anh hùng Trần Độ
Đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ hoá đất nước, tự do hoá cho sáng tạo nghệ thuật bằng tư tưởng đột phá, bằng hành động kiên trì, dũng cảm, Trần Độ đã gặp không biết bao nhiêu gian nan, thách thức, thậm chí hiểm nguy. Người ta tổ chức hết chiến dịch này đến chiến dịch khác đả phá, bôi nhọ ông trên hàng loạt báo Đảng: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản... Người ta thúc đẩy mấy anh "lính dõng" xỉa xói láo xược: "Tôi đã nhân đạo lắm với ông X. (một người đòi dân chủ) rồi. Tôi không bắt ông ấy, lại để nguyên cho ông ấy được hưởng các tiêu chuẩn đã có..." Người ta vây ráp ông tàn nhẫn đến nỗi ông phải thốt lời phàn nàn nghe rất thương tâm: "Kẻ viết những dòng này trong năm 1998 từ 25 tháng 7 vào ở ngôi nhà của con trai út số nhà 126/33 Hoàng Hoa Thám, phường 12, thành phố Hồ Chí Minh. Ở đó dự định cho đến hết tháng 10. Trong hơn 100 ngày đó, ngôi nhà luôn luôn từ sáng đến tối, mỗi ngày đều có từ 1 đến 3 nhân viên an ninh mặc thường phục, hoá trang là người chữa xe đạp, lái xe ôm, lái xe tăcxi... canh chừng, giám sát, ghi chép và có lúc chụp ảnh.. Khi kẻ này đi Huế cũng có nhân viên an ninh từ Hà Nội bay vào Huế ở cùng khách sạn và theo giõi những người quen đến thăm kẻ này để theo giõi họ" (3). Người ta còn bố trí phụ nữ đến xoa bóp cho ông để quay phim chụp ảnh, ghép ảnh nhằm bôi bẩn ông rồi đem đi phổ biến, tuyên truyền ở các hội nghị quan trọng, các câu lạc bộ lão thành cách mạng hòng xuyên tạc về ông...
Khi ông đi photocopy tập "Nhật ký Rồng Rắn" trở về, hai công an ép hai bên, áp giải và tịch thu tác phẩm cuối đời của ông. Hành động thô bỉ, tàn bạo này khiến ông uất ức, cơn bạo bệnh bột phát mạnh, dẫn đến cái chết của ông.
Vào thăm Trần Độ ở bệnh viện, đại tướng Võ Nguyên Giáp không nén được xúc động đã nắm tay Trần Độ nói trong nước mắt: "Trần Độ ơi ! mình thương cậu lắm". Trần Độ lại càng nức nở: "Anh Văn ơi ! Tôi và mọi người cũng thương anh lắm".
Ngày 15 tháng 7 năm 2002 ông đã phải mở khí quản để thở bằng máy nhưng vẫn còn tỉnh táo. Giữa gần hai chục người, vừa con cháu, họ hàng, bè bạn đến thăm, vây quanh ông, ông ra hiệu gọi riêng tôi. Ông nắm tay tôi nói thật lâu. Tôi cúi mãi mỏi quá phải vươn thẳng người. Ông lại kéo tôi xuống áp sát vào tai nói tiếp. Rồi, xúc động quá, bỗng ông nấc lên. Bác sỹ vội ào tới và tôi bị yêu cầu phải ra ngoài. Khi ông nói, tôi phải giả vờ gật đầu để ông khỏi thất vọng. Thật ra tôi không nghe được gì vì lúc đó ông không còn được nói qua thanh quản nữa. Tôi cứ áy náy mãi về chuyện này. Không biết ông đã trăng trối với tôi những gì. Có thể là hệ trọng lắm chăng "
Biết cõi trần không thể còn níu kéo ông lâu thêm nữa, dự đoán rằng người ta sẽ tổ chức tang lễ cho ông không xứng đáng, tôi đã phải mạo hiểm đưa lên internet lời kêu gọi như sau:
"Hà Nội ngày 21 tháng 7 năm 2002
Kính thưa Quý vị
Tưướng Trần Độ có lẽ sắp ra đi! Đây là hậu quả của sự đàn áp dã man. Nỗi uất ức tột độ do cuộc chặn bắt cưỡng đoạt tập "Nhật ký Rồng Rắn" ở thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy ông vào bệnh viện cấp cứu và từ đấy thể trạng suy sụp không thể nào vực dậy được nữa.
Nhà cách mạng lão thành Trần Độ mất đi là một tổn thất lớn cho công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước. Nhà cầm quyền chắc sẽ tổ chức tang lễ qua quýt. Để bù lại, tôi tha thiết kính mong quý vị vận động tất cả những ai quan tâm đến Việt Nam hãy tham gia tổ chức tưởng niệm tướng Trần Độ một cách thật trọng thể. Đưa tin tang lễ ông rộng rãi trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Đăng tải những bài viết về ông và những bài viết, bài nói của ông trong dịp lễ tang này, dịp giỗ 49 ngày và giỗ hàng năm.
Tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm và vinh danh xứng đáng tướng Trần Độ sẽ có tác dụng cổ võ các lão thành cách mạng noi gương ông xả thân cho sự nghiệp đấu tranh dân chủ hoá đất nước. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng nhằm cứu Việt Nam khỏi cơn suy thoái trầm trọng với một xã hội ngày càng chất chứa đầy rẫy những tệ nạn xấu xa.
Vì trân quý một nhân cách và cũng vì quan tâm đến sự phát triển bền vững, lành mạnh của Việt Nam, một trong những cộng đồng rất đáng trân trọng của nhân loại, tôi kính mong quý vị quan tâm đến lời thỉnh cầu này.
Nguyễn Thanh Giang"
Quả nhiên. Không những người ta không tổ chức một tang lễ tương xứng mà còn quá tồi tệ. Có thể nói việc tổ chức tang lễ Trần Độ là một vết nhơ khó rửa của lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam. Người ta không chỉ lấy vải đen bịt dòng chữ "Vô cùng thương tiếc" đã khảm vào bức tường nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông mà còn bắt lột bỏ tất cả các dải băng trên các vòng hoa viếng có ghi "Vô cùng thương tiếc". Kể cả vòng hoa của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hành động táng tận lương tâm đến mức quái vật này là kết quả của sự trả thù hèn hạ của bọn quyền thế có tư thù với Trần Độ.
Ông Trần Dũng Tiến mô tả cảnh bàn luận của Bộ Chính trị chuẩn bị lễ tang Trần Độ để tố cáo: "Đỗ Mười đứng dậy, khuôn mặt bự thịt sát khí đằng đằng, dang tay chém lia lịa vào không khí, hình như để trả thù Trần Độ. Khi Trần Độ là thiếu tướng- Chính uỷ Quân khu Ba, Đỗ Mười chỉ là một anh thủ trưởng quèn, một lần, trong một buổi làm việc đã bị Trần Độ mắng cho là ngu dốt mà phải ngồi im như thóc, vì trí tuệ và tài năng của Trần Độ hơn hẳn Đỗ Mười một cái đầu.
Đỗ Mười vừa chém tay vào không khí, vừa nói:
"Chúng ta phải tìm mọi cách, kể cả thủ đoạn nếu cần để nhân dịp này hạ uy tín Trần Độ đến mức thấp nhất. Vì vậy, tôi không đồng ý giao cho Bộ Quốc phòng hoặc Tổng cục Chính trị đứng ra tổ chức. Bởi vì nếu giao cho BQP hoặc TCCT đứng ra tổ chức thì hàng vạn cựu chiến binh, hàng trăm tướng lĩnh sẽ có cớ kéo về Hà Nội dự tang lễ Trần Độ, như vậy thì nguy hiểm lắm..
Tôi nhắc lại, phải nhân dịp này hạ uy tín Trần Độ xuống mức thấp nhất. Nếu không, chúng ta sẽ có nguy cơ mất Đảng". (6).
Sự hèn hạ đểu cáng ở mức tột cùng của những người chủ trương và bọn thực thi tang lễ này đã làm bùng phát nỗi căm uất bị dồn nén cao độ của những người có mặt trong lễ tang. Một cuộc biểu tình tại chỗ đã nổ ra. Tiếng vỗ tay rầm rầm. Lời chửi rủa lãnh đạo và tiếng hô "Tinh thần Trần Độ bất diệt" vang lên ngút trời.
Lòng bác ái Trần Độ, dũng khí Trần Độ, tinh thần dân chủ sáng ngời của Trần Độ đã được thể hiện và mãi mãi còn lưu truyền qua các bức trướng, qua thơ văn của nhân dân, của đồng chí, đồng đội. Ở đây chỉ có thể ghi lại một phần nhỏ:
Nhân văn danh tướng
Trung dũng vẹn toàn
Bức trướng của đoàn chiến sỹ đấu tranh cho tự do dân chủ
Tuệ mục tuệ tâm
Văn nhân võ tướng
Bức trướng của câu lạc bộ Lịch sử Quân đội
Vị Dân tâm
Bức trướng của Viện nghiên cứu Hán Nôm
Trọn nghĩa nước non
Vẹn tình đồng đội
Bức trướng của Ban Liên lạc truyền thống Báo Quân đội Nhân dân
Công thành không làm phách
Danh toại không cầu nhàn
Bút thần vung mấy độ
Đáng mặt đại nghĩa nhân
Bức trướng của học giả Trần Khuê
Trung dũng vì dân
Bức trướng của nhóm Nguyễn Vũ Bình
Cấm chợ ngăn sông, cấm báo chương
Còn như khi chết cấm tình thương
Xưa nay thế giới chưa hề có
Phát xít Hitle cũng phải nhường
Cụ Xít thủ tiêu trăm tướng lĩnh
Cụ Mao tàn sát triệu dân thường
Đều thua 'Thương tiếc vô cùng', cấm
Khi tiễn tướng quân tới hoá đường
Hoành chỉ Trần Doãn Hoài - 7/30 Thái Hà- Đống Đa - Hà Nội
Vì đại nghĩa chân nhân
Thân mấy độ trần thân
Tướng dẫu không nguyên Giáp
Hồn vẫn vẹn tình dân
Nhà thơ Bùi Minh Quốc
Anh đi trời đất mịt mù
Những ngày trong sáng bây giờ hiếm thay
Đấu tranh dân chủ lúc này
Thiếu anh, thiếu một cánh tay vững vàng
Anh đi tình nghĩa phố phường
Càng yêu càng quý, càng thương anh nhiều
Đỗ Việt Sơn - 26/114-125- Tô Hiệu- Hải Phòng
Khí Phách hiên ngang giữa cõi Trần
Văn tài tướng dũng đáng danh nhân
Nguyễn Trang Châu - Đống Đa- Hà nội
Tiễn lão tướng về sâu ba thước đất
Mắt vẫn trừng...
Lo vận nước mất còn
Để giữa trời xanh một tấm lòng son
Để giữa lòng đời tấm gương trung liệt
Để cháu con, để bạn bè thân thiết
Ngàn năm ghi tạc
Một Trần Độ vô song
Một Trần Độ anh hùng
Vũ Cao Quận - Hải Phòng
Hương ba nén... lệ rơi thương mến
Người lính xưa gửi đến viếng Anh
Bưng biền rừng lá vẫn xanh
Anh vẫn xanh lá, xanh cành trong dân
Tiếc thương Trần Độ ngàn lần
Tên Anh không chết trong dân bao giờ
Nguyễn Danh - Hồng Bàng- Hải Phòng
Kỷ niệm 2 năm ngày mất của tướng quân Trần Độ
9 tháng 8 năm 2002 - 9 tháng 8 năm 2004
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 - Khu tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại : 5 534370
--
1 - Tuyển tập Khái niệm và quan niệm về văn hoá - Viện Văn hoá- Hà Nội 1986
2 - Chuyện ngày xưa - Hồi ký của Trần Độ- Tập Một
3 - Cái nhìn trở lại - Cảm nhận và Bút ký của Trần Độ- 2002
4 - Nhật ký Rồng Rắn - Trần Độ 2001
5 - Đổi mới - Niềm vui chưa trọn - Hồi ký Trần Đọ - Tập Hai.
6 - "Hộp đen" trăm ngày đám tang Trần Độ - Trần Dũng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.