Thực vậy, Quân lực VNCH tan hàng, nhưng đâu có quân nhân nào giải ngũ. Quân lực không đơn thuần là đơn vị quân đội. Quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội chỉ là vấn đề tổ chức. Quân nhân có thể thuyên chuyển, nghỉ phép, bất khiển dụng tạm thời hay dài hạn, nhưng vẫn là quân nhân. Quân lực Mỹ chánh qui hay trừ bị khi trở lại nước nhà, đâu bao nhiêu người còn tại ngũ, nằm trong đơn vị. Nhưng khi có lịnh gọi, hàng hàng lớp lớp dùng mọi phương tiện nhanh nhứùt, trình diện Quân đội. Có người không kịp từ giả con thơ, vợ hiền để lên đường nhập ngũ cho kịp thời Chiến tranh Vùng Vịnh. Đó chưa nói đến chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vốn tịnh vi dân động vi binh. Quân lực chủ yếu là con người, là tinh thần chiến đấu, trách nhiệm đối với Tổ quốc và tình đồng đội trong việc làm. Có người giàu lòng yêu nước, đầy tinh thần chiến đấu là có quân đội, có quân lực. Thành lập đơn vị, trang bị và huấn luyện chỉ là vấn đề tổ chức và kỹ thuật mà thôi.
Quân lực cũng không phải là cấp bực. Phó TT Trần văn Hương chỉ được Quân đội VNCH phong " Hạ sĩ danh dự" theo thỉnh nguyện của ngườiï để khi qua đời được nằm với các tữ sĩ ở Nghĩa trang Quân đội. Nhưng khi lên thay TT Nguyễn văn Thiệu, kiêm Tư lịnh Tối cao Quân lực VNCH, Ô.ï Hương "thà núi xương sông máu, chớ nhứt định không đầu hàng". Chấp hành quyết định của Quốc Hội, Ô. nhượng quyền cho Tướng Dương văn Minh. Ô. Hương ở lại trong nước, không tuân hành lịnh và luật CS, chịu chết tại nhà. Trong khi đó Tướng Dương văn Minh là một Đại Tướng lên thay, kêu gọi Quân đội ngưng tay súng chờ " bàn giao chánh quyền ", khiến Quân đội phải tan hàng, rã ngũ, nhiều tướng sĩ tuẩn tiết.
Đại đa số Quân nhân VNCH không như Đại Tướng Minh. Một số lớn ôm "mối căm hờn trong" trại tù cải tạo hay sống cuộc đời mất nước, mất quyền công dân ngay trên quê cha đất tổ của mình , dưới chế độ CS. CS đào mồ cuốc mả Nghĩa trang Quân đội VNCH khắp bốn Vùng Chiến thuật. CSø chụp lên gia đình cô nhi tử sĩ, thương bịnh binh, quân nhân tan hàng tội danh "ngụy quân" và bản án tử hình về quyền công dân và chánh trị. Nhưng tinh thần Quân lực VNCH vẫn sống.
Số khác liều mình dùng thuyển nan vượt biển cả. Lương tâm nhân loại trong đó có của người Mỹ bị đánh động. Từ đó Chương trình HO, ODP mở đường ra đi trong vòng trật tự cho một số lớn quân nhân ra tù cải tạo. Tất cả tập họp lại với đồng đội của mình có điều kiện thuận lợi hơn nên đi trước ra hải ngoại.
Một phần tư thế kỷ trôi qua tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội đã kết tinh thành sắt đá mặc cho gánh nặng tuổi đời, hoàn cảnh xã hội, chánh trị mặc sức đổi thay. Bị đối xử tàn bạo và nghiệt ngã trong nước hay càng xa nước càng yêu thêm nước, càng xa đồng đội càng nhớ thêm đồng đội trên bước lưu vong, quân nhân Quân lực VNCH thường nói, làm như chưa giải ngũ. Ngày 19/6 mỗi năm mỗi tổ chức để tưởng niệm chiến sĩ trận vọng và làm sống tinh thần quân lực bằng lễ hội ở ngoài nước và bằng nén hương lòng ở trong nước. Ngày 19/6 năm nay, tinh thần chiến đấu và tình đồng đội bừng sống mạnh.Lửa tranh đấu vươn lên. Cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở nước nhà và công cuộc yễm trợ ở hải ngoại đang hồi quyết liệt. Gạt một bên dĩ vãng điều binh khiển tướng xưa kia, nhiều Tướng tá kêu gọi đồng đội hãy tập họp lại, vào hàng ngũ đâu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền với tinh thần chiến đấu trong cuộc hành quân chiếm mục tiêu hàng đầu: giải trừ CS Hà nội. Các vị ấy chân tình và tâm huyết rằng người thường dân, người binh nhì xưa kia, nếu nay lôi cuốn được quần chúng trong nước, tập họp đươc tinh thần đấu tranh của quân dân, xây dựng được lực lương đấu tranh chánh trị; những người ấy xứng đáng là cấp chỉ huy của những quân nhân chưa giải ngũ trong cuộc chiến tranh chánh trị này. Phải có một tinh thần hy sinh cao độ cho chánh nghĩa quốc gia, những người hùng binh từng thét oai linh khắp sa trường, từng đòi hỏi thi hành trước khiếu nại của thuộc cấp thuở nào, bây giờ mới thốt lên được những lời lẽ khiêm cung, siêu hệ thống quân giai, vượt dĩ vãng và hướng về tương lai như vậy.
Quân lực VNCH không thua cuộc Chiến tranh VN. Thua trận, có thể vì chiến tranh có nhiều trận. Quân lực VNCH thua trận 30/4/75 vì bị khủng khoảng lãnh đạo chánh trị thượng tầng và bị Mỹ đặt vào thế kẹt, đánh mà không cho thắng, gọi là "chiến tranh ủy nhiệm". Rút kinh nghiệm đau buồn nhược tiểu trước đây, cuộc chiến cho tự do tôn giáo và tựï do dân tộc là cuộc chiến vì dân VN, do dân VN, của dân VN. Nội công là người trong nước. Mũi dùi tiên phuông là quần chúng tín ngưỡng. Ngoại kích là người Việt hải ngoại. Lực lương thanh toán chiến trườngsau cùng sẽ là quân nhân chưa giải ngũ cùng hậu duệ thuộc thế hệ thứ hai nắm vữõng kỹ thuật cao của thời đại Tin học. Trong ngoài phối họp thành tổng lực tấn công toàn diện. CS dầu có ba đầu sáu tay cũng khó chịu nổi trận chiến cuối cùng của Chiến tranh VN.
(Ghi nhớ Ngày Quân lực 19/6/01 tại San Diego)