Sau trận bão Katrina đổ vào New Orleans, có rất nhiều chuyện phải làm tại đây. Trước hết, cần phải bơm toàn bộ nước ngập ra khỏi thành phố, điều này tối thiểu phải mất khoảng 30 ngày. Sau đó phải làm sạch hệ thống nước tiêu dùng để đảm bảo không gây ô nhiễm. Điều này phải mất hàng tháng ròng. Các thợ điện cần phải cẩn thận đề phòng bị rắn cắn, các loài thú hoang và chó dại. Tốt nhất là họ nên mang ủng ngang hông, chú ý tránh bị các vết đứt hoặc trầy trụa vì chất thải và bùn loãng sẽ biến chúng thành những vết thương nghiêm trọng. Mạng lưới điện có thể hoạt động trở lại sau vài tuần, nhưng sẽ mất vài tháng nữa người dân mới có điện sử dụng cho gia đình.
Đến lúc đó sẽ có nhiều người không còn quan tâm về điều này vì họ đã nhận tiền bảo hiểm và chuyển gia đình ra đi mãi mãi. Sau một năm nữa, việc xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa mới có thể diễn ra và sẽ kéo dài trong nhiều năm sau.
Dù vậy, chẳng có điều gì trở lại bình thường tại New Orleans, vì nước lụt, cùng với hàng tấn chất ô nhiễm từ kim loại nặng, hydrocarbon cho đến chất thải công nghiệp, chất thải của người và động vật sẽ vẫn còn tồn đọng trong vịnh Mexico cả một thập niên nữa.
Hugh B.Kaufman, nhà phân tích chính sách cao cấp tại Trung tâm bảo vệ môi trường nhận định: "Đây mới chính là điều tệ hại nhất. Vì tổng sản lượng quốc gia của Hoa Kỳ cũng không đủ để giải quyết thấu đáo tình trạng ô nhiễm tại khu vực này".
Không thể khôi phục nhanh chóng
Kaufman và nhiều chuyên gia trên toàn liên bang hôm qua đã thống nhất rằng sẽ không thể khôi phục New Orleans một cách nhanh chóng. Nhưng họ thừa nhận rằng ngay cả những phỏng đoán của họ về quá trình "khôi phục" cũng còn khá lạc quan, do họ chưa hề có kinh nghiệm cá nhân nào về điều gì có thể so sánh với những thiệt hại mà cơn bão Katrina gây ra đối với thành phố này.
Chuyên gia về nước tiêu dùng Brian L.Ramaley, giám đốc Newport News (Va.) Waterworks nhận định: "Chúng ta đã từng chứng kiến những trận lụt như cơn bão Floyd có lượng mưa đến 18 inches trong vòng 24 giờ, hoặc Isabel phá hủy toàn bộ hệ thống điện. Thế nhưng những gì chúng ta từng biết không thể nào so sánh với thực trạng mà chúng ta hiện đang phải đương đầu".
Các viên chức chính quyền tại Baton Rouge, LA, vào ngày hôm qua cũng mô tả một viễn cảnh u ám của News Orleans trong một tương lai gần. Tổng số 485000 người dân đang phải trú nạn hoặc sắp sửa phải đi trú nạn hiện đang rời khỏi thành phố, vì thành phố không còn là nơi có thể ở được.
Hệ thống điện nước đều bị cắt, dịch vụ xử lý chất thải ngưng hoạt động, đường sá bị phá hủy, hàng nghìn ngôi nhà bị vùi lấp dưới lòng nước lụt. Cái chết - vẫn chưa thống kê được số lượng cụ thể - ẩn nấp khắp nơi, từ chết đuối cho đến chết vì dẫm phải đinh dưới đống đổ nát.
Michael D.Brown, thứ trưởng an ninh xã hội, phát biểu "Tôi đoán sẽ có rất nhiều người dân New Orleans sẽ không thể quay về quê hương mình trong vài tháng tới, thậm chí có thể là sẽ không bao giờ. Bởi đó là một điều quá nặng nề đối với họ."
Tựa như nhấn mạnh lời phát biểu trên, các viên chức ngành giáo dục liên bang đề nghị các bậc phụ huynh nên đưa con mình sang học tại những ngôi trường bên ngoài thành phố. Các viên chức ở Monroe, La., đang thực hiện một cuộc điều tra dân số không chính thức nhằm thống kê số trẻ em di tản.
Khôi phục mạng lưới điện
Trước khi tiến hành bất cứ một việc gì tại New Orleans, các kỹ sư phải tìm cách hàn lại hai vị trí vỡ đê, sau đó bơm nước lụt ra khỏi thành phố - một quá trình mà theo thiếu tướng công binh Don T.Riley, sẽ kéo dài ít nhất là ba mươi ngày.
Tướng Riley cho biết: việc bơm nước kéo theo một vấn đề khác, đó là điện để vận hành. Công binh có thể cung cấp hai máy phát điện, nhưng ông không thể khẳng định bao giờ sẽ được chuyển đến nơi. Entergy, công ty điện lực địa phương, cho biết nhân viên của mình dang tiếp tục làm việc nhưng chỉ trong các khu vực có thể tiếp cận được vì lý do lũ lụt, những khu vực này chỉ có một phần nhỏ thuộc thành phố New Orleans.
Các viên chức năng lượng ở ngoài thành phố nói rằng Entergy, dù đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ, nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái thiết hệ thống điện vì cơn bão Katrina đã tàn phá tất cả mọi thứ, khác với những cơn bão thông thường khác.
Fred N. Day IV, giám đốc điều hành tổ chức tái thiết năng lượng Progress Energy Carolinas, từng đương đầu với một vài trận lụt khác ở phiá đông Carolina sau trận lụt Floyd năm 1999, nhận định: "Bạn có thể vứt bỏ mọi phương pháp phục hồi theo truyền thống, vì chỉ mỗi một việc đưa nhân lực và vật tư đến đúng chỗ cũng là một vấn đề khó khăn, đến mức chúng tôi phải sử dụng đến cả máy bay trực thăng".
Ngoài ra còn có "những vấn đề an toàn bất thường" ví dụ như "rắn, chó dại và động vật hoang dã không hề xuất hiện trên mặt đất. Nhân viên của chúng tôi phải đến các cửa hàng thể thao địa phương, tự trang bị cho mình giày ống ngang hông và thuyền đáy bằng. Những thứ này rất có ích".
Jeff Corbett, phó trưởng ban tái thiết nói rằng những vết đứt hoặc trầy trụa rất nguy hiểm. Ông nói "Chúng ta cần phải đảm bảo rằng những vết trầy nhỏ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, trong tình hình nước đọng, hoá chất, động vật chết, môi trường hoàn toàn tạp nham và khó chịu".
Day nói hoạt động tái thiết sẽ khôi phục hệ thống điện để "phục vụ cho công tác" trong vòng dưới một tuần, nhưng phần còn lại - khoảng 20 phần trăm - sẽ là phần "cần phải mất thời gian dài", với sự hợp tác của các nhà thầu khác, kể cả Progress, sẽ mất vài tháng nữa.
Còn về đánh giá thực tế" Day nói "Quy mô quá lớn đối với chúng tôi trong thời điểm này, nhưng không gì có thể so sánh với những gì đã xảy ra tại Louisiana".
Có điện đồng nghiã với việc khôi phục hệ thống nước tiêu dùng và hệ thống xử lý nước thải. L.D. McMullen, trưởng điều hành, đồng thời cũng là tổng giám đốc Des Moines Water Works, mô tả quá trình "ba bước xử lý" để khôi phục hệ thống dẫn nước. Biện pháp này đã được sử dụng vào năm 1993, khi nước sông Raccoon và Des Moines dâng lên.
Nước sạch
Theo ông, yếu tố quan trọng là tách nước bẩn ra khỏi hệ thống. Trước tiên cần phải làm sạch hệ thống dẫn nước, tái sử dụng và xả bỏ cho đến khi nào nhận được nước có thể uống được - ít nhất phải mất bảy ngày. Sau đó bơm súc nước, bổ sung thêm chlorine và súc nước ở tất cả mọi nơi có thể.
Cuối cùng, McMullen nói, mỗi gia đình cần phải súc đường ống của chính mình. Ông đề nghị tổ chức chiến dịch hướng dẫn tổng quát, bố trí nhân viên hỗ trợ, những người "vô cùng thạo việc", để chỉ dẫn thực hiện.
Toàn bộ công tác hướng dẫn kéo dài trong 19 ngày tại Des Moines, với sự tham gia của 350000 người và hệ thống ống nước dẫn dài gần 1000 dặm. McMullen nói "Khái niệm chung có thể phù hợp với thực trạng tại New Orleans, nhưng có lẽ phải mất nhiều thời gian hơn vì New Orleans có một hệ thống lớn hơn. Trong thành phố chắc chắn sẽ có những đường ống bị vỡ hoặc vỡ ống dẫn chính. Ta cần phải sửa chữa những điểm vỡ này trước tiên"
Việc quyết định sửa chữa hoặc hủy bỏ toàn bộ những ngôi nhà bị hư hỏng đòi hỏi có sự phân cấp ưu tiên phức tạp, lệ thuộc không chỉ người dân mà còn cả công ty bảo hiểm và các viên chức địa phương, những người sẽ đưa ra luật quy định những ngôi nhà nào được giữ, những ngôi nhà nào phải dỡ bỏ.
Michael Carliner, nhà kinh tế học tại hiệp hội xây dựng quốc gia nhận xét "Trong hầu hết các cơn bão lụt, chúng ta có thể nói ngay đến ảnh hưởng từ gió hoặc tình trạng nhà bị tốc mái. Lụt lội thì nguy hiểm hơn. Cấu trúc vẫn đứng vững, nhưng ẩn giấu nguy cơ tiềm tàng. Trong môi trường nước bẩn, có thể sẽ không bao giờ có thể sửa chữa được nữa. Chúng ta cần phải xây dựng lại, hoặc ít nhất là phải phá toàn bộ cấu trúc bên trong".
Nếu bạn quan tâm đến điều này thì theo Carliner, trong năm đầu tiên, các nhà thầu sẽ tiến hành đắp vá ngôi nhà. Họ sẽ sử dụng ván ép, gỗ dán, lợp mái và các thành phần khác không ảnh hưởng đến cấu trúc nhà.
Sau đó, nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng lại, và điều này, theo Carliner: "Mất rất nhiều thời gian, nhiều người nhận tiền bảo hiểm để tái thiết không làm điều này - vì họ di chuyển sang một nơi khác".
Và họ sẽ không bao giờ quay lại. Sau cơn bão Andrew năm 1992, Carliner cho biết Nam Florida cần xây dựng lại 50000 đơn vị nhà ở, nhưng không hề xảy ra cơn bùng nổ xây dựng. Ông nói: "Việc xây dựng lại kéo dài nhiều năm, trong tình hình bình thường - do đó tôi cho rằng chúng ta cũng sẽ không phải đối mặt với cơn sốt xây dựng tại đây".
Hoặc thậm chí cả một khu vực nào lân cận. Kaufman thuộc EPA, người đề xướng quỹ xử lý chất thải độc hại, nói rằng New Orleans và vùng vịnh bờ biển phải đương đầu với một "tình trạng thảm họa" sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể giảm bớt.
"Rượu độc của phù thủy"
Louisiana, trung tâm dầu mỏ, khí đốt và công nghiệp hoá học, Kaufman nói: "Đây là một nơi nổi tiếng về khả năng điều chỉnh bắt buộc rất kém, đồng thời có rất nhiều bãi chưá và kho hàng với hàng nghìn tấn vật liệu nguy hiểm lúc nào cũng có thể rò rỉ.
Ông nói thêm "Nổi lên trên cùng là xác chết của động vật bắt đầu phân hủy, sau đó là những vật liệu có nguồn gốc công nghiệp hoặc chất thải gia dụng, xăng dầu và chất thải từ trạm xăng, đó chẳng khác nào một loại rượu độc của phù thủy".
Trong tình hình hiện tại của eo biển New Orleans, nhóm tái thiết không thể làm được điều gì với chất độc tổng hợp nói trên, ngoài trừ việc bơm nó trở ra vịnh Mexico, điều này bảo đảm sẽ khiến cho chất độc lan ra rộng hơn, ông nói "chẳng có nơi nào khác được".
Khi đã bơm nước ra, các viên chức phụ trách môi trường sẽ thực hiện khảo sát, lấy mẫu các vùng bị ngập lụt để đánh giá chất lượng đất, từ đó đánh giá khả năng an toàn để người dân sinh sống và tái xây dựng.
Việc khảo sát sẽ kéo dài trong sáu tháng. Kaufman nói "Nếu là tôi, tôi sẽ không quay lại cho đến khi nào người ta xác định rõ ràng độ nhiễm bẩn của đất. Ngay cả khi đó, chính quyền phải theo dõi mức độ ô nhiễm nước ven biển trong nhiều năm sau nữa. Không hề có một chất hoá học thần kỳ nào có thể giúp chúng ta giải quyết các kim loại nặng hoặc benzene trong vùng vịnh. Chúng ta sẽ mắc kẹt."
Đến lúc đó sẽ có nhiều người không còn quan tâm về điều này vì họ đã nhận tiền bảo hiểm và chuyển gia đình ra đi mãi mãi. Sau một năm nữa, việc xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa mới có thể diễn ra và sẽ kéo dài trong nhiều năm sau.
Dù vậy, chẳng có điều gì trở lại bình thường tại New Orleans, vì nước lụt, cùng với hàng tấn chất ô nhiễm từ kim loại nặng, hydrocarbon cho đến chất thải công nghiệp, chất thải của người và động vật sẽ vẫn còn tồn đọng trong vịnh Mexico cả một thập niên nữa.
Hugh B.Kaufman, nhà phân tích chính sách cao cấp tại Trung tâm bảo vệ môi trường nhận định: "Đây mới chính là điều tệ hại nhất. Vì tổng sản lượng quốc gia của Hoa Kỳ cũng không đủ để giải quyết thấu đáo tình trạng ô nhiễm tại khu vực này".
Không thể khôi phục nhanh chóng
Kaufman và nhiều chuyên gia trên toàn liên bang hôm qua đã thống nhất rằng sẽ không thể khôi phục New Orleans một cách nhanh chóng. Nhưng họ thừa nhận rằng ngay cả những phỏng đoán của họ về quá trình "khôi phục" cũng còn khá lạc quan, do họ chưa hề có kinh nghiệm cá nhân nào về điều gì có thể so sánh với những thiệt hại mà cơn bão Katrina gây ra đối với thành phố này.
Chuyên gia về nước tiêu dùng Brian L.Ramaley, giám đốc Newport News (Va.) Waterworks nhận định: "Chúng ta đã từng chứng kiến những trận lụt như cơn bão Floyd có lượng mưa đến 18 inches trong vòng 24 giờ, hoặc Isabel phá hủy toàn bộ hệ thống điện. Thế nhưng những gì chúng ta từng biết không thể nào so sánh với thực trạng mà chúng ta hiện đang phải đương đầu".
Các viên chức chính quyền tại Baton Rouge, LA, vào ngày hôm qua cũng mô tả một viễn cảnh u ám của News Orleans trong một tương lai gần. Tổng số 485000 người dân đang phải trú nạn hoặc sắp sửa phải đi trú nạn hiện đang rời khỏi thành phố, vì thành phố không còn là nơi có thể ở được.
Hệ thống điện nước đều bị cắt, dịch vụ xử lý chất thải ngưng hoạt động, đường sá bị phá hủy, hàng nghìn ngôi nhà bị vùi lấp dưới lòng nước lụt. Cái chết - vẫn chưa thống kê được số lượng cụ thể - ẩn nấp khắp nơi, từ chết đuối cho đến chết vì dẫm phải đinh dưới đống đổ nát.
Michael D.Brown, thứ trưởng an ninh xã hội, phát biểu "Tôi đoán sẽ có rất nhiều người dân New Orleans sẽ không thể quay về quê hương mình trong vài tháng tới, thậm chí có thể là sẽ không bao giờ. Bởi đó là một điều quá nặng nề đối với họ."
Tựa như nhấn mạnh lời phát biểu trên, các viên chức ngành giáo dục liên bang đề nghị các bậc phụ huynh nên đưa con mình sang học tại những ngôi trường bên ngoài thành phố. Các viên chức ở Monroe, La., đang thực hiện một cuộc điều tra dân số không chính thức nhằm thống kê số trẻ em di tản.
Khôi phục mạng lưới điện
Trước khi tiến hành bất cứ một việc gì tại New Orleans, các kỹ sư phải tìm cách hàn lại hai vị trí vỡ đê, sau đó bơm nước lụt ra khỏi thành phố - một quá trình mà theo thiếu tướng công binh Don T.Riley, sẽ kéo dài ít nhất là ba mươi ngày.
Tướng Riley cho biết: việc bơm nước kéo theo một vấn đề khác, đó là điện để vận hành. Công binh có thể cung cấp hai máy phát điện, nhưng ông không thể khẳng định bao giờ sẽ được chuyển đến nơi. Entergy, công ty điện lực địa phương, cho biết nhân viên của mình dang tiếp tục làm việc nhưng chỉ trong các khu vực có thể tiếp cận được vì lý do lũ lụt, những khu vực này chỉ có một phần nhỏ thuộc thành phố New Orleans.
Các viên chức năng lượng ở ngoài thành phố nói rằng Entergy, dù đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ, nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái thiết hệ thống điện vì cơn bão Katrina đã tàn phá tất cả mọi thứ, khác với những cơn bão thông thường khác.
Fred N. Day IV, giám đốc điều hành tổ chức tái thiết năng lượng Progress Energy Carolinas, từng đương đầu với một vài trận lụt khác ở phiá đông Carolina sau trận lụt Floyd năm 1999, nhận định: "Bạn có thể vứt bỏ mọi phương pháp phục hồi theo truyền thống, vì chỉ mỗi một việc đưa nhân lực và vật tư đến đúng chỗ cũng là một vấn đề khó khăn, đến mức chúng tôi phải sử dụng đến cả máy bay trực thăng".
Ngoài ra còn có "những vấn đề an toàn bất thường" ví dụ như "rắn, chó dại và động vật hoang dã không hề xuất hiện trên mặt đất. Nhân viên của chúng tôi phải đến các cửa hàng thể thao địa phương, tự trang bị cho mình giày ống ngang hông và thuyền đáy bằng. Những thứ này rất có ích".
Jeff Corbett, phó trưởng ban tái thiết nói rằng những vết đứt hoặc trầy trụa rất nguy hiểm. Ông nói "Chúng ta cần phải đảm bảo rằng những vết trầy nhỏ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, trong tình hình nước đọng, hoá chất, động vật chết, môi trường hoàn toàn tạp nham và khó chịu".
Day nói hoạt động tái thiết sẽ khôi phục hệ thống điện để "phục vụ cho công tác" trong vòng dưới một tuần, nhưng phần còn lại - khoảng 20 phần trăm - sẽ là phần "cần phải mất thời gian dài", với sự hợp tác của các nhà thầu khác, kể cả Progress, sẽ mất vài tháng nữa.
Còn về đánh giá thực tế" Day nói "Quy mô quá lớn đối với chúng tôi trong thời điểm này, nhưng không gì có thể so sánh với những gì đã xảy ra tại Louisiana".
Có điện đồng nghiã với việc khôi phục hệ thống nước tiêu dùng và hệ thống xử lý nước thải. L.D. McMullen, trưởng điều hành, đồng thời cũng là tổng giám đốc Des Moines Water Works, mô tả quá trình "ba bước xử lý" để khôi phục hệ thống dẫn nước. Biện pháp này đã được sử dụng vào năm 1993, khi nước sông Raccoon và Des Moines dâng lên.
Nước sạch
Theo ông, yếu tố quan trọng là tách nước bẩn ra khỏi hệ thống. Trước tiên cần phải làm sạch hệ thống dẫn nước, tái sử dụng và xả bỏ cho đến khi nào nhận được nước có thể uống được - ít nhất phải mất bảy ngày. Sau đó bơm súc nước, bổ sung thêm chlorine và súc nước ở tất cả mọi nơi có thể.
Cuối cùng, McMullen nói, mỗi gia đình cần phải súc đường ống của chính mình. Ông đề nghị tổ chức chiến dịch hướng dẫn tổng quát, bố trí nhân viên hỗ trợ, những người "vô cùng thạo việc", để chỉ dẫn thực hiện.
Toàn bộ công tác hướng dẫn kéo dài trong 19 ngày tại Des Moines, với sự tham gia của 350000 người và hệ thống ống nước dẫn dài gần 1000 dặm. McMullen nói "Khái niệm chung có thể phù hợp với thực trạng tại New Orleans, nhưng có lẽ phải mất nhiều thời gian hơn vì New Orleans có một hệ thống lớn hơn. Trong thành phố chắc chắn sẽ có những đường ống bị vỡ hoặc vỡ ống dẫn chính. Ta cần phải sửa chữa những điểm vỡ này trước tiên"
Việc quyết định sửa chữa hoặc hủy bỏ toàn bộ những ngôi nhà bị hư hỏng đòi hỏi có sự phân cấp ưu tiên phức tạp, lệ thuộc không chỉ người dân mà còn cả công ty bảo hiểm và các viên chức địa phương, những người sẽ đưa ra luật quy định những ngôi nhà nào được giữ, những ngôi nhà nào phải dỡ bỏ.
Michael Carliner, nhà kinh tế học tại hiệp hội xây dựng quốc gia nhận xét "Trong hầu hết các cơn bão lụt, chúng ta có thể nói ngay đến ảnh hưởng từ gió hoặc tình trạng nhà bị tốc mái. Lụt lội thì nguy hiểm hơn. Cấu trúc vẫn đứng vững, nhưng ẩn giấu nguy cơ tiềm tàng. Trong môi trường nước bẩn, có thể sẽ không bao giờ có thể sửa chữa được nữa. Chúng ta cần phải xây dựng lại, hoặc ít nhất là phải phá toàn bộ cấu trúc bên trong".
Nếu bạn quan tâm đến điều này thì theo Carliner, trong năm đầu tiên, các nhà thầu sẽ tiến hành đắp vá ngôi nhà. Họ sẽ sử dụng ván ép, gỗ dán, lợp mái và các thành phần khác không ảnh hưởng đến cấu trúc nhà.
Sau đó, nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng lại, và điều này, theo Carliner: "Mất rất nhiều thời gian, nhiều người nhận tiền bảo hiểm để tái thiết không làm điều này - vì họ di chuyển sang một nơi khác".
Và họ sẽ không bao giờ quay lại. Sau cơn bão Andrew năm 1992, Carliner cho biết Nam Florida cần xây dựng lại 50000 đơn vị nhà ở, nhưng không hề xảy ra cơn bùng nổ xây dựng. Ông nói: "Việc xây dựng lại kéo dài nhiều năm, trong tình hình bình thường - do đó tôi cho rằng chúng ta cũng sẽ không phải đối mặt với cơn sốt xây dựng tại đây".
Hoặc thậm chí cả một khu vực nào lân cận. Kaufman thuộc EPA, người đề xướng quỹ xử lý chất thải độc hại, nói rằng New Orleans và vùng vịnh bờ biển phải đương đầu với một "tình trạng thảm họa" sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể giảm bớt.
"Rượu độc của phù thủy"
Louisiana, trung tâm dầu mỏ, khí đốt và công nghiệp hoá học, Kaufman nói: "Đây là một nơi nổi tiếng về khả năng điều chỉnh bắt buộc rất kém, đồng thời có rất nhiều bãi chưá và kho hàng với hàng nghìn tấn vật liệu nguy hiểm lúc nào cũng có thể rò rỉ.
Ông nói thêm "Nổi lên trên cùng là xác chết của động vật bắt đầu phân hủy, sau đó là những vật liệu có nguồn gốc công nghiệp hoặc chất thải gia dụng, xăng dầu và chất thải từ trạm xăng, đó chẳng khác nào một loại rượu độc của phù thủy".
Trong tình hình hiện tại của eo biển New Orleans, nhóm tái thiết không thể làm được điều gì với chất độc tổng hợp nói trên, ngoài trừ việc bơm nó trở ra vịnh Mexico, điều này bảo đảm sẽ khiến cho chất độc lan ra rộng hơn, ông nói "chẳng có nơi nào khác được".
Khi đã bơm nước ra, các viên chức phụ trách môi trường sẽ thực hiện khảo sát, lấy mẫu các vùng bị ngập lụt để đánh giá chất lượng đất, từ đó đánh giá khả năng an toàn để người dân sinh sống và tái xây dựng.
Việc khảo sát sẽ kéo dài trong sáu tháng. Kaufman nói "Nếu là tôi, tôi sẽ không quay lại cho đến khi nào người ta xác định rõ ràng độ nhiễm bẩn của đất. Ngay cả khi đó, chính quyền phải theo dõi mức độ ô nhiễm nước ven biển trong nhiều năm sau nữa. Không hề có một chất hoá học thần kỳ nào có thể giúp chúng ta giải quyết các kim loại nặng hoặc benzene trong vùng vịnh. Chúng ta sẽ mắc kẹt."
Gửi ý kiến của bạn