Trưởng nhiệm sở ngoại giao của một nước là người có nhiệm vụ thi hành và giải thích chính sách ngoại giao của quốc gia mà mình đại diện.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael W. Marine trong cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt vùng San Francisco đã chỉ làm điều này, với ngôn ngữ ngoại giao, có khi mơ hồ, để những người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nó.
Diễn đàn của một cuộc tiếp xúc với một đại sứ không phải là nơi để tạo sức ép cho những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Muốn có những thay đổi chính sách, phải gõ cửa Bạch Cung, Điện Capitol và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Tháng Mười Một năm ngoái, khi có cuộc bầu cử tổng thống, "yếu tố Việt Nam" đã trở thành một đề tài dù sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã chấm dứt 30 năm về trước. Khi John Kerry đưa thành tích quân vụ của mình làm chủ điểm vận động tranh cử thì chuyện chiến tranh Việt Nam lại tiếp tục gây tranh cãi. Kerry đã tòng quân tham chiến, đối đầu với quân địch, lửa đạn, còn Bush ở nhà gia nhập vệ binh quốc gia, như thế ai anh hùng, xứng đáng hơn để làm tổng tư lệnh quân đội trong khi binh lính Mỹ đang chiến đấu ở Iraq"
Với nhiều cử tri gốc Việt, quan điểm phản chiến của Kerry đã có ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Nhiều người tin rằng tổng thống W. Bush sẽ cứng rắn với Hà Nội hơn Kerry, như họ đã tin là đảng Cộng Hòa có truyền thống chống cộng hơn đảng Dân Chủ.
Còn phía nhà nước Việt Nam tin nếu Kerry trở thành tổng thống, chính quyền Mỹ sẽ dễ dãi và tạo những quan hệ tốt đẹp hơn với Việt Nam. Chính vì thế khi báo chí Mỹ nhắc đến tấm hình Kerry chụp chung với nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười được trưng trong Bảo Tàng Viện Tàn Tích Chiến Tranh ở Sài Gòn thì ngay sau đó đã được lệnh tháo xuống vì e ngại nó có tác dụng không tốt với Kerry trong giới cựu chiến binh Hoa Kỳ. Rồi sau lại được treo trở lại vì Hà Nội thấy làm thế là tỏ ra quá lộ liễu trong việc ủng hộ Kerry, mà trong thâm tâm họ rất muốn Kerry thắng cử.
Những cử tri người Mỹ gốc Việt và nhà nước Việt Nam khi chỉ tin vào một đảng cầm quyền ở Hoa Kỳ, dân chủ hay cộng hòa, thì sẽ có lợi - hoặc không thuận lợi - cho những mục tiêu chính trị là một sự tin tưởng sai lầm.
Trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt sau chiếu tranh, khởi đi từ thời tổng thống Jimmy Carter (1977-1981), đảng Dân Chủ, là người đã có những đề xuất nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với một nước Việt Nam thống nhất. Vì Hà Nội tin rằng có thể mặc cả, đòi hỏi nhiều nơi một nhà lãnh đạo thuộc đảng Dân Chủ, như đòi bồi thường chiến tranh 3.5 tỉ đô la, mà hành pháp Mỹ đã bị lập pháp trói tay trong việc này - như đã trói tay chính quyền Nixon trong những can thiệp quân sự vào Đông Dương bằng Đạo Luật Chiến Tranh 1973 (War Power Act). Nếu Hà Nội không cương quyết đòi hỏi việc bồi thường chiến tranh thì quan hệ Mỹ-Việt đã được nối lại từ gần 30 năm trước và có thể đã dẫn đến những phát triển tốt hơn hiện tại.
Hai tổng thống đảng cộng hòa là Ronald Reagan và George Bush (cha) chú trọng đến việc giải quyết vấn đề Campuchia, MIA và tù cải tạo tại Việt Nam.
Đến thời đảng dân chủ cầm quyền với Bill Clinton làm tổng thống, dù bang giao được thiết lập nhưng tiến triển rất chậm. Tháng 7, 1995 chính thức bang giao, nhưng phải hai năm sau hai nước mới trao đổi đại sứ, vì những cản trở từ quốc hội, và đến năm 2000 mới có bản hiệp ước thương mại song phương, tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam. Sang nhiệm kỳ đầu của George W. Bush, đảng Cộng Hòa, chiến hạm Mỹ ghé Việt Nam và bộ trưởng quốc phòng Việt Nam chính thức thăm Hoa Kỳ.
Trong cuộc gặp gỡ với đại sứ Marine, chỉ có một điều quan trọng và cũng là dấu chỉ đường hướng ngoại giao của Hoa Kỳ đang tiến đến với Việt Nam là một quan hệ nhiều mặt, sau quan hệ kinh tế, những hợp tác quân sự cũng đang đươc nâng cao. Theo lời đại sứ Mỹ thì cuối tháng này sẽ có một chiến hạm Hoa Kỳ ghé cảng Sài Gòn. Đây là lần thứ ba một chiến hạm Mỹ ghé Việt Nam trong hai năm qua.
Quan sát những biến chuyển trong quan hệ Mỹ-Việt gần đây, với nhiều chiến hạm Hoa Kỳ ghé Việt Nam, với những hợp tác chống khủng bố thì thấy trong thế ngoại giao chân vạc của Hoa Kỳ, bất kể đảng nào cầm quyền, gồm vị trí chiến lược, quyền lợi kinh tế và lý tưởng tự do dân chủ, thì Hoa Kỳ thường nghiêng về vị trí chiến lược và quyền lợi kinh tế hơn là lý tưởng tự do dân chủ. Việt Nam đang tạo cho Hoa Kỳ hai thế đứng chiến lược và kinh tế trong vùng.
Điều này có phù hợp với chủ thuyết phát triển dân chủ, tự do toàn cầu như tổng thống George W. Bush đã đề xuất trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai hay không" Đã không có ai yêu cầu đại sứ Michael W. Marine giải thích rõ hơn về chính sách này.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael W. Marine trong cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt vùng San Francisco đã chỉ làm điều này, với ngôn ngữ ngoại giao, có khi mơ hồ, để những người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nó.
Diễn đàn của một cuộc tiếp xúc với một đại sứ không phải là nơi để tạo sức ép cho những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Muốn có những thay đổi chính sách, phải gõ cửa Bạch Cung, Điện Capitol và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Tháng Mười Một năm ngoái, khi có cuộc bầu cử tổng thống, "yếu tố Việt Nam" đã trở thành một đề tài dù sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã chấm dứt 30 năm về trước. Khi John Kerry đưa thành tích quân vụ của mình làm chủ điểm vận động tranh cử thì chuyện chiến tranh Việt Nam lại tiếp tục gây tranh cãi. Kerry đã tòng quân tham chiến, đối đầu với quân địch, lửa đạn, còn Bush ở nhà gia nhập vệ binh quốc gia, như thế ai anh hùng, xứng đáng hơn để làm tổng tư lệnh quân đội trong khi binh lính Mỹ đang chiến đấu ở Iraq"
Với nhiều cử tri gốc Việt, quan điểm phản chiến của Kerry đã có ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Nhiều người tin rằng tổng thống W. Bush sẽ cứng rắn với Hà Nội hơn Kerry, như họ đã tin là đảng Cộng Hòa có truyền thống chống cộng hơn đảng Dân Chủ.
Còn phía nhà nước Việt Nam tin nếu Kerry trở thành tổng thống, chính quyền Mỹ sẽ dễ dãi và tạo những quan hệ tốt đẹp hơn với Việt Nam. Chính vì thế khi báo chí Mỹ nhắc đến tấm hình Kerry chụp chung với nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười được trưng trong Bảo Tàng Viện Tàn Tích Chiến Tranh ở Sài Gòn thì ngay sau đó đã được lệnh tháo xuống vì e ngại nó có tác dụng không tốt với Kerry trong giới cựu chiến binh Hoa Kỳ. Rồi sau lại được treo trở lại vì Hà Nội thấy làm thế là tỏ ra quá lộ liễu trong việc ủng hộ Kerry, mà trong thâm tâm họ rất muốn Kerry thắng cử.
Những cử tri người Mỹ gốc Việt và nhà nước Việt Nam khi chỉ tin vào một đảng cầm quyền ở Hoa Kỳ, dân chủ hay cộng hòa, thì sẽ có lợi - hoặc không thuận lợi - cho những mục tiêu chính trị là một sự tin tưởng sai lầm.
Trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt sau chiếu tranh, khởi đi từ thời tổng thống Jimmy Carter (1977-1981), đảng Dân Chủ, là người đã có những đề xuất nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với một nước Việt Nam thống nhất. Vì Hà Nội tin rằng có thể mặc cả, đòi hỏi nhiều nơi một nhà lãnh đạo thuộc đảng Dân Chủ, như đòi bồi thường chiến tranh 3.5 tỉ đô la, mà hành pháp Mỹ đã bị lập pháp trói tay trong việc này - như đã trói tay chính quyền Nixon trong những can thiệp quân sự vào Đông Dương bằng Đạo Luật Chiến Tranh 1973 (War Power Act). Nếu Hà Nội không cương quyết đòi hỏi việc bồi thường chiến tranh thì quan hệ Mỹ-Việt đã được nối lại từ gần 30 năm trước và có thể đã dẫn đến những phát triển tốt hơn hiện tại.
Hai tổng thống đảng cộng hòa là Ronald Reagan và George Bush (cha) chú trọng đến việc giải quyết vấn đề Campuchia, MIA và tù cải tạo tại Việt Nam.
Đến thời đảng dân chủ cầm quyền với Bill Clinton làm tổng thống, dù bang giao được thiết lập nhưng tiến triển rất chậm. Tháng 7, 1995 chính thức bang giao, nhưng phải hai năm sau hai nước mới trao đổi đại sứ, vì những cản trở từ quốc hội, và đến năm 2000 mới có bản hiệp ước thương mại song phương, tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam. Sang nhiệm kỳ đầu của George W. Bush, đảng Cộng Hòa, chiến hạm Mỹ ghé Việt Nam và bộ trưởng quốc phòng Việt Nam chính thức thăm Hoa Kỳ.
Trong cuộc gặp gỡ với đại sứ Marine, chỉ có một điều quan trọng và cũng là dấu chỉ đường hướng ngoại giao của Hoa Kỳ đang tiến đến với Việt Nam là một quan hệ nhiều mặt, sau quan hệ kinh tế, những hợp tác quân sự cũng đang đươc nâng cao. Theo lời đại sứ Mỹ thì cuối tháng này sẽ có một chiến hạm Hoa Kỳ ghé cảng Sài Gòn. Đây là lần thứ ba một chiến hạm Mỹ ghé Việt Nam trong hai năm qua.
Quan sát những biến chuyển trong quan hệ Mỹ-Việt gần đây, với nhiều chiến hạm Hoa Kỳ ghé Việt Nam, với những hợp tác chống khủng bố thì thấy trong thế ngoại giao chân vạc của Hoa Kỳ, bất kể đảng nào cầm quyền, gồm vị trí chiến lược, quyền lợi kinh tế và lý tưởng tự do dân chủ, thì Hoa Kỳ thường nghiêng về vị trí chiến lược và quyền lợi kinh tế hơn là lý tưởng tự do dân chủ. Việt Nam đang tạo cho Hoa Kỳ hai thế đứng chiến lược và kinh tế trong vùng.
Điều này có phù hợp với chủ thuyết phát triển dân chủ, tự do toàn cầu như tổng thống George W. Bush đã đề xuất trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai hay không" Đã không có ai yêu cầu đại sứ Michael W. Marine giải thích rõ hơn về chính sách này.
Gửi ý kiến của bạn