Trong cuộc phỏng vấn Thượng Tọa Thiện Minh, do phóng viên Ỷ Lan thực hiện trên đài RFA, một ngày sau khi Thầy về tới Sài Gòn, Thượng Tọa cho biết trong trại giam Thầy vừa rời đi thực ra vẫn còn một số tù nhân lương tâm, trong đó có 2 vị linh mục đang bệnh nặng nguy ngập và một trưởng lão cư sĩ Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương - tình hình sức khỏe của các vị còn lại đều rất là mong manh, như đèn dầu lay lắt trước gió.
Có phải thả vài ngừơi tù ra chỉ để xoa dịu áp lực quốc tế, khi gần tới thời hạn ngày 15-3-2005 khi Hoa Kỳ quyết định xem có nên trừng phạt CSVN vì đã đàn áp tôn giáo hay không" Hay đây là một bước tiến cởi mở thực tâm của nhà nước, sau khi Tổng Bí Thư CSVN Nông Đức Mạnh nhìn nhận rằng nhà nước đã vấp một số sai lầm… thế là bây giờ lặng lẽ sửa sai" Hay đây là độc chiêu hé chút xíu cửa tù phía sau, để mở rộng cổng phía trước cho Việt Kiều ôm tiền về làm ăn -- có phải nhà nứơc đã thành khẩn sám hối rồi, đã chịu lắng nghe tiếng dân rồi"
Thực sự, nan đề chính là chỗ này: nhà nứơc nhất định không cho tự do tôn giáo, không để cho Giáo Hội nào thực sự họat động ngòai bàn tay sắt của Mặt Trận Tổ Quốc... và chính ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh tuần qua đã lập lại vị trí lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN sau khi thú nhận rằng đảng cũng có một số sai lầm. Trong khi đó thì Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất dứơi sự lãnh đạo của Đức Tăng Thống Hòa Thượng Thích Huyền Quang lại nhất định không chịu sự kiểm sóat của chính phủ về mặt tôn giáo. Như thế, thực khó mà dung hòa hai quan điểm này.
Nan đề trong cốt tủy thực sự là đòi hỏi tự do, dân chủ và phú cường cho tòan dân - đó là điều quan tâm lớn nhất mà quý thầy GHPGVNTN suy nghĩ. Chuyện xin cho GHPGVNTN họat động độc lập đúng ra chỉ là một phần trong tòan cảnh, vì lòng quý Thầy thực sự là nghĩ tới tòan dân, với lòng từ bi nghĩ tới lợi ích cho cả những người đang đàn áp mình ngày hôm nay, cho cả đời con cháu của họ nữa. Quý Thầy thực sự nghĩ tới tòan dân mà lòng không phân biệt, cho cả các tín đồ các đạo khác nữa, chứ không phải chỉ nghĩ riêng cho Phật Tử, cho dù khối Phật Tử này đang chiếm 50% hay 60% hay 70% hay 80% dân số - những con số thống kê mà nhà nước CSVN đưa ra không ai kiểm chứng nổi.
Thượng Tọa Thích Thiện Minh trong khi trả lời phỏng vấn các câu hỏi của phóng viên Ỷ Lan đã nói rất rõ, kể lại lời người sĩ quan công an dặn dò là Thầy về đừng "làm mất an ninh, chống nhà nứơc" nữa, thì Thầy đáp là chính ông Hồ đã nói, "nơi nào có áp bức thì nơi đó có đấu tranh, và chính phủ này thì đầy áp bức…" Than ôi, có Việt Kiều nào về nước và nói thẳng như thế đâu.
Lời của Thầy Thiện Minh, của một ngừơi vừa mới ra tù sau 26 năm bị giam khắc nghiệt, rất là dị biệt với lời của những Việt Kiều về thăm quê nhà và ngợi ca công đức của chính phủ đã chịu đổi mới. Việt Kiều về thăm nhà là chuyện tự nhiên, nhưng đâu có ai buộc các Việt Kiều này phải ngợi ca công đức nhà nước… cho dù là có ký được các hợp đồng bạc tỉ đô la, hay ngay cả những hợp đồng bí mật nào khác.
Nhìn lại tiểu sử Thượng Tọa Thiện Minh, do Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến tuần trứơc, sẽ thấy được cốt tủy của nan đề cực kỳ khó hòa giải: Thượng Tọa trong năm 1995 đã trình thỉnh nguyện thư với 200 chữ ký tù nhân trại Xuân Lộc, đòi hỏi CSVN phải xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp - có nghĩa là điều khỏan độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN. Một người đang ở tù, mà dám xin cho đủ 200 chữ ký bạn tù để đòi hỏi quyền lợi cho 80 triệu người đang ở ngòai nhà tù thì thật sự phải gọi là Bồ Tát, một người sinh vào cõi này vì nguyện lực, để làm lợi ích cho chúng sinh. Hãy nghĩ, trong khi khoảng 80 triệu người ngoài trại tù giữ im lặng, thì Thầy từ trong tù và 200 bạn tù khác cùng ký tên đòi hỏi một bước nhảy dân chủ tự do cho cả nước… Không thật lòng từ bi, không thật lòng yêu thương dân tộc thì không ai dám làm như thế. Phải là người đã thật sự thấy tánh vô ngã của thân, của tâm, đã phá vỡ hết các thân kiến, rồi mới dám nói những lời thẳng thắn thay mặt cho toàn dân.
Bản tiểu sử của Thầy viết có đọan như sau:
"Thượng tọa Thích Thiện Minh, thế danh Huỳnh Văn Ba, lãnh hai án chung thân vào năm 1979 và 1986 vì lý do tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đòi hỏi cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Do áp lực quốc tế, năm ngoái Thượng tọa được giảm án xuống 20 năm tù. Năm nay Thượng tọa 51 tuổi, bị bắt lúc 25 tuổi, vì phản đối việc nhà cầm quyền cưỡng chiếm ngôi chùa do Thượng tọa làm trú trì ở Bạc Liêu, rồi đưa máy ủi đất san phẳng chùa làm công viên. Năm 1979 bị kết án chung thân với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân". Năm 1986 bị kết án chung thân thứ hai vì trốn trại. Năm 1995, Thượng tọa gửi đến Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam một thỉnh nguyện thư yêu sách cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam và bỏ điều 4 trên Hiến pháp với gần 200 chữ ký của tù nhân trong trại Xuân Lộc. Sang tháng 5.1996, Thượng tọa lại cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh tố cáo điều kiện giam giữ bất nhân, yêu sách cải thiện chế độ nhà tù cho tù nhân chính trị. Các sự kiện này đã được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam công bố trước Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève gây xúc động và tạo áp lực khiến Nhà cầm quyền cộng sản phải thay ban điều hành quản lý trại và cải thiện chế độ nhà tù. Nhưng nhiều tù nhân lên tiếng đấu tranh cùng Thượng tọa Thiện Minh bị chuyển sang trại K1 trong rừng sâu, bị biệt giam, còng xích chân tay suốt ngày qua hàng năm ròng. Ngày 2.12.1997, Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương Thượng tọa Thích Thiện Minh là người tù bị bắt bớ trái phép. Tháng 10.1998, Giáo sư Abdelfattah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo sang Việt Nam điều tra đến thăm Thượng tọa. Nhưng công an đã không ngừng can thiệp để cắt lời Thượng tọa kể cho Giáo sư Amor về tình trạng giam giữ khắc nghiệt, lao động đến kiệt sức, xem tù nhân như người nô lệ, khiến Giáo sư Amor đành phải bỏ dở cuộc trao đổi. Theo nguyên tắc thì Thượng tọa sẽ mãn hạn tù vào năm 2006…"
Thực sự, đất nứơc vẫn còn nhiều ngừơi như Thầy, còn nhiều người vẫn đang hy sinh, đang miệt mài đòi hỏi tự do, dân chủ cho đồng bào. Họ làm trong phương tiện và khả năng của họ. Trong đó, có những người vừa mới được công an thả ra khỏi tù như Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo Nguyễn Đình Huy, linh mục Nguyễn Văn Lý… Trong đó, có những nhà họat động dân chủ còn đang bị giam như Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, kỹ sư Lê Chí Quang… Trong đó có những người đang bị quản thúc như Hòa Thượng Huyền Quang, Hòa Thượng Quảng Độ, Thượng Tọa Tuệ Sỹ… Trong đó có những người đang bị truy bức và có thể bị đẩy vào tù bất cứ khi nào, như Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, linh mục Chân Tín, nhà văn Phương Nam Đỗ Nam Hải, GS Trần Khuê… Tất cả đều cùng đòi hỏi tự do dân chủ cho đồng bào, và không một hợp đồng bạc tỉ đô la nào có thể mua chuộc họ được... và cũng không hào quang nào có thể mua chuộc hay làm động lòng họ được.
Họ biết cái giá phải trả, cái giá của nước mắt, của tù tội và kể cả có khi mất đi sinh mạng… Nhưng họ đã chọn đứng về phía những người bị áp bức, và không chịu đi chung lối với cường quyền, cho dù chính phủ có trải thảm đỏ, thảm vàng…
Than ôi, vào tù khi tóc xanh, ra tù khi tóc trắng, vẫn giữ một tấm lòng son với đạo pháp và dân tộc… Lời Thầy Thiện Minh nói rằng điều Thầy nghĩ tới đầu tiên khi tới Sài Gòn là muốn ghé thăm một giáo phẩm GHPGVNTN, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, một vị sư đang bị quản thúc âm thầm, lặng lẽ.
Cánh cửa sắt của Thanh Minh Thiền Viện, nơi quản thúc Hòa Thượng Quảng Độ, có sẽ được phép công an cho mở ra để tiếp đón Thượng Tọa Thiện Minh hay không" Hay là cánh cửa này chỉ mở được bằng các chìa khóa quốc tế" Hay là rồi, hai nhà sư với hai mái đầu lún phún các chân tóc trắng, một người còn bị quản thúc và một người mới được thả về, sẽ phải nhìn nhau qua cánh cửa sắt… nhìn nhau xuyên qua hàng rào công an đứng chập chùng ngăn trở. Và ngăn cách giữa họ cũng là những hàng rào Việt Kiều đang về nước tung hô sự lãnh đạo “ưu việt” của đảng CSVN.