Hôm nay,  

An Ninh Của Hoa Kỳ & Vấn Đề Do Thái – Palestine

08/01/200500:00:00(Xem: 5009)
Bước qua năm 2005 hai vấn đề quan tâm lớn nhất trên thế giới là việc cứu trợ những nạn nhân tại Á châu do vụ động đất và sóng thần ngày 26/12/2004 và nền an ninh của thế giới trong đó nét nổi bật nhất là cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ.
Liên quan đến vấn đề an ninh của Hoa Kỳ, bốn mươi (40) người Mỹ đa số là giáo sư đại học vừa bày tỏ ý kiến về một giải pháp bảo vệ an ninh của nước Mỹ qua một quảng cáo đăng trên tờ The Economist số đầu năm (Jan. 1st – 7th. 2005 – trang 8).
Các nhân vật đó là: Robert Art (Brandeis University), Andrew J. Bacevich (Boston University), Dong Bandow (nguyên phụ tá đặc biệt của tổng thống Ronald Reagan), Nicolas Berry (giám đốc Foreign Policy Forum), Richard Bets (Columbia University), Michael E. Brown (Georgetown University), Juan R. Cole (University of Michigan), Michael Desch (Texas A&M University), Michael Doyle (Columbia University), Carolyn Eisenberg (Hofstra University), Sumit Ganguly (Indiana University), Paul Gessing (Teh Free Liberal), Leon Hadar (tác giả cuốn Sandstorm: POlicy Failure in the Middle East), David Hendrickson (Colorado College), George Herring (University of Kentucky), Joseph P. Hoar (Tướng U.S.M.C. hồi hưu), Stanley Hoffmann (Harvard University), Samuel Huntington (Harvard University), G. John Ikenberry (Princeton University), Robert Jervis (Columbia University), Miles Kahler (UC San Diego), Stuart Kaufman ( University of Delaware), Peter F. Krogh (Georgetwon University), Christopher Layne (bình luận gia, The American Conservatvie), Anatol Lieven (Carnegie Endownment), Ian Lustick (University of Pennsylvania), Scott McConnell (Executive Editor, The American Conservative), John J. Mearsheimer (University of Chicago), Andrew Moravcsik (Princeton University), Augustus Richard Norton (Boston University), Edward L. Peck (Cựu đại sứ Hoa Kỳ), John L. Peterson (chủ tịch, The Arlington Institute), William B. QuanDo Thái (University of Virginia), Paul Schroeder (University of Illinois, Urbana-Champaign), Tony Smith (Tufts University), Stephen Van Erera (MIT), Jon Basil Utley (người chủ trương ConservativesForPeace.com), Stepehn Walt (Harvard Unicersity), Kenneth Waltz (Columbia University), William Wohlforth (Dartmouth College).
Ý kiến của quý vị giáo sư và nhân sĩ trên tóm tắt như sau:
Chúng tôi, tuy quá trình chính trị và trình độ nhận thức khác nhau, đồng ý với nhau rằng chính sách Trung đông hiện nay của Hoa Kỳ không phục vụ quyền lợi quốc gia, không thể biện minh về mặt đạo lý và tối hậu không mang lại lợi ích gì cho nhân dân trong vùng.
Hoa Kỳ có hai mục tiêu an ninh quan trọng tại Trung đông:
1. Thắng mạng lưới khủng bố Al Qaeda của Osama bin Laden;
2. Bảo đảm không mất nguồn dầu hỏa ở đó.
Cả hai mục tiêu trên đều bị đe dọa bởi cuộc tranh chấp không có giải pháp giữa Do Thái và Palestine.
Chính sách của thủ tướng Ariel Sharon tiếp tục chiếm giữ một phần lớn đất của vùng Tây ngạn (West Bank) và duy trì những khu định cư Do Thái ở đó có hại cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở Trung đông. Dân Palestine sống trong những vùng đất (vốn của họ) hiện do người Do Thái kiểm soát không thể quyết định tương lai chính trị của mình làm cho người A Rập và người Hồi giáo mất cảm tình với người Mỹ và làm cho cuộc chiến chống khủng bố của chúng ta gặp khó khăn. Ông Yasser Arafat hoặc vì bất lực, hoặc vì không muốn ngăn chận sự khủng bố người Do Thái cũng như thất bại trong việc tổ chức một chính quyền hữu hiệu đã góp phần làm cho cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine kéo dài, nên sự ra đi của ông mới đây có thể giúp tìm một giải pháp. Chúng tôi tin rằng tìm một giải pháp chấm dứt cuộc xung đột Do Thái - Palestine sẽ giúp cho Washington bảo vệ quyền lợi của mình trên nhiều bình diện.
Mấy cuộc thăm dò ý kiến mới đây do Shibley Telhami của đại học Maryland và viện Brookings Institute cho thấy Hoa Kỳ mất nhiều cảm tình của dân chúng trong vùng Trung đông. Ngay trong những nước có truyền thống đồng minh với Hoa Kỳ như Ai Cập, Jordan và Saudi Arabia cũng có từ 79 đến 95% người dân không thích Hoa Kỳ. Bảy mươi lăm phần trăm nói rằng họ ghét Hoa Kỳ vì họ cho rằng cuộc chiến tranh Do Thái - Palestine không có giải pháp vì Hoa Kỳ đã bênh vực Do Thái vô điều kiện.

Tổng thống Bush đã góp phần không nhỏ làm cho dân Trung đông có cảm nghĩ trên. Ông thường cho cuộc chiến chống al Qaeda và cuộc chiến Do Thái chống Palestine chỉ là hai mặt của một cuộc chiến. Ông quan hệ chính trị với những thành cực đoan Do Thái chủ trương một nước Do Thái lớn rộng hơn. Ông đã làm ngơ trước hành động mở thêm các khu định cư Do Thái trong vùng Tây ngạn. Và mới đây ông ủng hộ đề nghị của ông Sharon đơn phương sát nhập một phần Tây ngạn trước khi Do Thái đưa ra một giải pháp chính trị (đơn phương rút ra khỏi giải đất Gaza *).
Người Mỹ cần ý thức rằng nếu chúng ta bị thù ghét tại Trung đông thì rất khó cho chúng ta thực hiện những mục tiêu an ninh quốc gia tại đó.
Trước hết hãy xem xét cuộc chiến chống bọn khủng bố al Qaeda. Mặc dù Osama bin Laden nói mục đích đấu tranh của anh ta không phải là đuổi người Do Thái mà là đuổi những người “không có đạo Hồi” (infidels) ra khỏi thánh địa của Hồi giáo, cuộc chiến tranh Do Thái - Palestine cũng làm cho chúng ta khó phá vỡ mạng lưới của anh ta. Để có thể thắng cuộc chiến khủng bố toàn cầu Hoa Kỳ cần làm việc với các nước Trung đông có cùng quyền lợi địa lý và kinh tế với Hoa Kỳ và chúng ta phải thuyết phục người A Rập và người Hồi giáo đừng có nghe Osama bin Laden mà chống Hoa Kỳ. Khổ nổi, chúng ta không có đồng minh và chúng ta nói không ai nghe vì người ta cảm nhận rằng chúng ta ủng hộ người Do Thái chiếm giữ đất của người A Rập trong đó có vùng thánh địa linh thiêng hàng thứ ba của người Hồi giáo ở Jerusalem.
Cuộc chiến tranh Do Thái - Palestine nhì nhằng là mối đe dọa nguồn dầu hỏa Trung đông rẻ tiền tối quan trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đừng quên rằng trước đây các nước sản xuất dầu hỏa (OPEC) đã dùng dầu hỏa như một vũ khí để trừng phạt các nước bênh vực Do Thái trong cuộc chiến tranh giữa các nước A Rập và Do Thái (năm 1967 & 1973 *). Đương nhiên vì quyền lợi kinh tế, các nước Trung đông - trừ một vài nước A Rập quá khích - sẽ tiếp tục bán dầu hỏa cho thế giới, nhưng cuộc tranh chấp Do Thái - Palestine vẫn là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mua dầu hỏa của chúng ta.
Bây giờ nhìn về mặt tài chánh của cuộc chiến Do Thái - Palestine. Từ năm 1973 đến nay Hoa Kỳ viện trợ cho Do Thái 200 tỉ mỹ kim (theo thời giá năm 2001), và nếu tính các chi phí yểm trợ khác số tiền đó càng cao hơn nữa. Mỗi năm Hoa Kỳ tiêu hằng tỉ mỹ kim tiền thuế của dân tại Trung đông, nhưng hòa bình càng ngày càng xa và Hoa Kỳ vẫn được xem là một người trung gian không lương thiện. Vì quyền lợi của người đóng thuế và để trở thành một lực lượng không thiên vị trong vùng Hoa Kỳ cần xét lại chính sách viện trợ tại Trung đông.
Có ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nên bớt can thiệp vào cuộc tranh chấp Do Thái - Palestine. Thực tế cũng chứng tỏ rằng Hoa Kỳ càng ít can thiệp, các phe liên hệ càng dễ đạt đến giải pháp. Chúng ta càng can thiệp, các phe liên hệ càng ỷ lại trong khi những kẻ bàng quan nhìn chúng ta như một người cảnh sát quốc tế. Nhưng cũng có ý kiến rằng Hoa Kỳ cần can thiệp, nhưng nên can thiệp một cách không thiên vị để giải quyết cuộc tranh chấp. Một điều không may là chính quyền Bush không thành công khi hành động. Bush đã can thiệp một cách tích cực, nhưng chỉ áp lực phía Palestine và làm cho chính quyền Likud của ông Ariel Sharon hiểu rằng họ không cần nhượng bộ gì ở vùng Tây ngạn cả.
Chúng tôi ký bản nhận định này, hiểu rằng không phải vì mất cảm tình tại Trung đông mà Hoa Kỳ nên phủi tay ra đi. Chúng tôi nghĩ Hoa Kỳ cần giúp hai bên thương thuyết một giải pháp chấm dứt sự chiếm đóng vùng Tây ngạn bởi người Do Thái. Giải pháp thương thuyết này gồm:
1. Nhìn nhận một ranh giới quốc gia của người Palestine như ranh giới đã đồng ý với nhau tại Taba tháng Giêng năm 2001 để định hình lãnh thổ của một nước Palestine trong hầu hết vùng Tây ngạn và giải đất Gaza (ranh giới này là đường chia cắt giữa Do Thái và vùng Tây Ngạn sông Jordan trước cuộc chiến tranh năm 1967 *)
2. Quốc tế bảo đảm an ninh của Do Thái bằng cách chấp nhận xây một bức tường ngăn cách theo đường ranh năm 1967 chứ không phải là đường ranh Do Thái đang xây rào chắn.
3. Quốc tế khuyến khích và giúp đỡ người Palestine thành lập một chính quyền hữu hiệu và có trách nhiệm, nhất là lực lượng an ninh nội bộ, để cai trị đất nước.
Tôi nghĩ những ai quan tâm đến sự công bình và hòa bình thế giới và sự an toàn lâu dài của Mỹ quốc đều thấy ý kiến của quý vị giáo sư và những nhân sĩ nêu trên là những ý kiến khả dĩ có thể thực hiện.
Mọi người đều có lợi và thế giới có hòa bình.
Trần Bình Nam, Jan. 7, 2005; BinhNam@sbcglobal.net
http://www.vnet.org/tbn
(*) ghi chú của TBN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.