Hoa Kỳ là xứ đáng yêu và đáng sợ. Giữa thời chiến, lại trong mùa tranh cử, đến nỗi nhiều người đề nghị dời ngày bầu cử vì nạn khủng bố, giới chính trị vẫn hồn nhiên (Cộng hòa) hoặc lẫm liệt (Dân chủ) tranh cãi về tình báo và khủng bố.
Ủy ban Tình báo Thượng viện cho biết kết quả điều tra, là Trung ương Tình báo có sai lầm khi lượng định về mối nguy võ khí tàn sát hàng loạt của Iraq. Chuyện CIA dự đoán sai thì ai cũng biết, từ ngày Mỹ bị khủng bố năm 2001. Nhưng chuyện đáng nói là "trên cơ sở của những lượng định sai, ta có thể lấy quyết định đúng chăng""
Ông Bush trả lời là có. Ông tiếp tục biện hộ cho quyết định tấn công Iraq, dù đối lập bên Dân chủ không tiếc lời mạt sát ông là có gian ý.
Nếu thường dân như chúng ta biết được sự thể như vậy, thì sẽ quyết định ra sao" Bị rủi ro là lo xa thái quá nên ra đòn tấn công sảng, và bị rủi ro là bất cập để có khi bị họa, giữa hai cái rủi ro đó, ta chọn cái nào"
Thứ Sáu tuần qua, trên hệ thống ABC, Ted Kopel hỏi thẳng một số Nghị sĩ Dân chủ đã từng ủng hộ quyết định tấn công Iraq. Và, kinh ngạc chừng nào, trong số 42 Nghị sĩ được hỏi, chỉ có ba người trả lời là sẽ đổi ý. Còn lại thì cho biết là vẫn sẽ bỏ phiếu thuận. Trong số này, có hai Nghị sĩ New York là Chuck Shumer và Hillary Clinton, vâng, Hillary Clinton. Ngoài ra, còn Joe Biden và cả Tom Dashle, trưởng khối đối lập ở Thượng viện.
Hai Nghị sĩ từng đồng ý tấn công Iraq sau lại đổi ý là John Kerry và John Edwards. Họ bị Phó Tổng thống Dick Cheney đả kích là bị tật lú lẫn rất tiện lợi trong mùa tranh cử! Không như Clinton ưa liếm mép nói ngang, mà giẻo, Cheney hay méo miệng nói nghiêng, mà độc.
Tin xấu dồn dập khiến niềm tin của công chúng vào ông Bush bị sút giảm nặng nề. Nhưng, niềm tin vào John Kerry thì chưa hề có: hai ông John này có thể có sáu lập trường khác nhau về vụ Iraq. Vì vậy, dù có bò lê bò càng về vụ Iraq, Bush vẫn còn hy vọng.
Không phải là một vụ khủng hoảng niềm tin thì là gì"
Ủy ban Tình báo Thượng viện cho biết kết quả điều tra, là Trung ương Tình báo có sai lầm khi lượng định về mối nguy võ khí tàn sát hàng loạt của Iraq. Chuyện CIA dự đoán sai thì ai cũng biết, từ ngày Mỹ bị khủng bố năm 2001. Nhưng chuyện đáng nói là "trên cơ sở của những lượng định sai, ta có thể lấy quyết định đúng chăng""
Ông Bush trả lời là có. Ông tiếp tục biện hộ cho quyết định tấn công Iraq, dù đối lập bên Dân chủ không tiếc lời mạt sát ông là có gian ý.
Nếu thường dân như chúng ta biết được sự thể như vậy, thì sẽ quyết định ra sao" Bị rủi ro là lo xa thái quá nên ra đòn tấn công sảng, và bị rủi ro là bất cập để có khi bị họa, giữa hai cái rủi ro đó, ta chọn cái nào"
Thứ Sáu tuần qua, trên hệ thống ABC, Ted Kopel hỏi thẳng một số Nghị sĩ Dân chủ đã từng ủng hộ quyết định tấn công Iraq. Và, kinh ngạc chừng nào, trong số 42 Nghị sĩ được hỏi, chỉ có ba người trả lời là sẽ đổi ý. Còn lại thì cho biết là vẫn sẽ bỏ phiếu thuận. Trong số này, có hai Nghị sĩ New York là Chuck Shumer và Hillary Clinton, vâng, Hillary Clinton. Ngoài ra, còn Joe Biden và cả Tom Dashle, trưởng khối đối lập ở Thượng viện.
Hai Nghị sĩ từng đồng ý tấn công Iraq sau lại đổi ý là John Kerry và John Edwards. Họ bị Phó Tổng thống Dick Cheney đả kích là bị tật lú lẫn rất tiện lợi trong mùa tranh cử! Không như Clinton ưa liếm mép nói ngang, mà giẻo, Cheney hay méo miệng nói nghiêng, mà độc.
Tin xấu dồn dập khiến niềm tin của công chúng vào ông Bush bị sút giảm nặng nề. Nhưng, niềm tin vào John Kerry thì chưa hề có: hai ông John này có thể có sáu lập trường khác nhau về vụ Iraq. Vì vậy, dù có bò lê bò càng về vụ Iraq, Bush vẫn còn hy vọng.
Không phải là một vụ khủng hoảng niềm tin thì là gì"
Gửi ý kiến của bạn