Hôm nay,  

Sau Hậu Trường Chuyện Phái Đoàn Vatican Thăm Vn

11/07/200400:00:00(Xem: 4899)
Đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Tổng giáo phận Huế
Bản tin ngày 01-07-2004, gửi từ Huế.
1- Một màn dàn dựng cũ mèm của CS nhân cuộc viếng thăm Việt Nam của phái đoàn Tòa thánh
Kính thưa Quý vị,
Như Quý vị đều biết, việc phái đoàn Tòa thánh đến Việt Nam chỉ xảy ra hơn hai tuần sau biến cố đồng bào Thượng biểu tình rồi bị đàn áp tàn bạo tại Tây Nguyên hôm lễ Phục Sinh 10-4. Thành ra khi viếng thăm giáo phận Ban Mê Thuột, phái đoàn đã được chính quyền CS địa phương "long trọng" tiếp đón trước và "ân cần" tháp tùng như tường thuật dưới đây của tờ báo công cụ CG&DT. Đó chỉ là một màn dàn dựng tinh vi nhằm bóp méo cái nhìn của Tòa thánh hầu đánh lạc hướng dư luận năm châu.
Trước đó, chỉ 3 ngày sau sự biến Đaklak, phó thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng đã lên Tây nguyên thị sát tình hình và đã chọn thăm tòa giám mục Ban Mê Thuột. Chương trình thời sự tối ngày 13-04-2004 của đài Truyền hình Việt Nam cho thấy Giám mục bản quyền Nguyễn Tích Đức, áo mão cân đai và nụ cười rạng rỡ, đã tiếp chuyện viên tể tướng cộng sản này.
Nhiều thông tin báo chí ngoại quốc cho biết đồng bào Thượng Tin lành, trong ngày 10-4, đã đến được tận trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Đaklak nằm trong thành phố Ban Mê Thuột, ở đường Phan Chu Trinh, để biểu tình và đã bị tàn sát man rợ tại đây (cũng như tại nhiều chỗ khác trong tỉnh). Thế mà tòa giám mục Ban Mê Thuột cũng nằm trên đường Phan Chu Trinh, ở số 70.
Bản tin này xin được riêng tặng Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, thành viên của phái đoàn. Quý vị nào biết địa chỉ email của ngài, xin vui lòng chuyển giùm. Cám ơn.
Phái đoàn Tòa thánh thăm và làm việc tại Việt Nam
(Trích đoạn bài viết "Phái đoàn Tòa thánh thăm và làm việc tại Việt Nam", tuần báo Công giáo và Dân tộc số 1456, tuần lễ từ 07-5 đến 13-5-2004, tr. 7-9).
Đoàn đại diện Tòa thánh Vatican do Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngoại giao Vatican làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 27.4 đến ngày 2.5.2004. Cùng đi theo đoàn có : Đức ông Barnabé Nguyễn Văn Phương, viên chức bộ ngoại giao Tòa thánh và là cán sự bộ truyền giáo; Đức ông Luis Mariano Montemayor, tham tá bộ ngoại giao Tòa thánh. Đoàn đã có những buổi làm việc với đoàn Việt Nam do ông Ngô Yên Thi, trưởng ban tôn giáo chính phủ Việt Nam làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn Việt Nam còn có đại diện bộ ngoại giao.
Tại giáo phận Xuân Lộc (...........)
Tại tổng giáo phận thành phố HCM (..........)
Tại giáo phận Buôn Ma Thuột
Vào 12g ngày 30-4-2004, phái đoàn Tòa thánh Vatican đã đến thăm tỉnh Đaklak và giáo phận Buôn Ma Thuột. Bà Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Đaklak dẫn đầu phái đoàn tỉnh Đaklak gồm có đại diện Ban Tôn giáo, phòng Ngoại vụ tỉnh Đaklak, về phía giáo quyền có ĐGM Giuse Nguyễn Tích Đức, linh mục Đaminh Hà Duy Khâm, Tổng đại diện, linh mục Giuse Trần Văn Phúc, đã đón tiếp phái đoàn Tòa thánh tại sân bay Ban Mê Thuột.
Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch UBND tỉnh Đaklak tiếp đón phái đoàn Tòa thánh tại phòng khách UBND tỉnh. Ông Nguyễn Văn Lạng đã giới thiệu tình hình chung của tỉnh Đaklak về xã hội, kinh tế, văn hóa và tôn giáo của tỉnh Đaklak. Về phần tôn giáo, ông cho biết đã có 95% nhà thờ, nhà nguyện, nhà xứ được xây lại mới hoặc trùng tu, một số giáo họ được nâng cấp giáo xứ, vì số giáo dân tăng gấp 4 lần so với năm 1975. Các linh mục, tu sĩ cũng tăng. Một số linh mục, tu sĩ đã, đang du học, du lịch hoặc chữa bệnh ở nước ngoài. Trong dịp này, ông cũng cảm ơn các vị lãnh đạo trong giáo phận, các tu sĩ đã đóng góp rất nhiều trong việc phát triển đời sống kinh tế, giáo dục của giáo dân, điển hình có tu sĩ đã đi nước ngoài học hỏi kỹ thuật nuôi ong để giúp dân. Liên quan đến vụ gây rối vào ngày 10-4-2004, ông Nguyễn Văn Lạng khẳng định tất cả những tin tức về số người bị thương hoặc chết của các báo đài nước ngoài, trong vụ bạo động vào ngày 10-4-2004, đều hoàn toàn sai sự thật. Ông cũng yêu cầu nếu có vấn đề gì, xin Tòa thánh nên liên hệ trực tiếp với Tòa Giám mục địa phương, để tránh sự hiểu lầm. Sau cùng ông kính chúc phái đoàn Tòa thánh nhiều sức khỏe, có một chuyến thăm Việt Nam thành công tốt đẹp.
Trong phần phát biểu, Đức ông Pietro Parolin đã cảm ơn chính quyền tỉnh Đaklak về sự tiếp đón và cho phép phái đoàn Tòa thánh đến thăm giáo phận Buôn Ma Thuột. Đức ông cho biết đây là lần đầu tiên ngài sang Việt Nam và mục đích của phái đoàn Tòa thánh đến thăm Việt Nam thường niên là để thảo luận với chính phủ Việt Nam về những vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam, liên hệ với Nhà nước để trao đổi những thao thức của Giáo hội, hầu quan hệ giữa Tòa thánh và Nhà nước Việt Nam được tốt đẹp. Đức ông Parolin cho biết Tòa thánh Vatican không có tham vọng chính trị cũng như quyền lực cho tôn giáo mà chỉ mong cho Giáo hội Công giáo được tự do hoàn thành công việc mục vụ và hợp tác với chính quyền cùng phục vụ dân chúng. Chính quyền lo cho dân về phần xác, Giáo hội hợp tác bổ sung để phát triển phần hồn.
Ông Chủ tịch UBND tỉnh Đaklak đã tặng quà lưu niệm cho Phái đoàn Tòa thánh. Đáp lại Đức ông Pietro Parolin đã tặng ông Nguyễn Văn Lạng một bức hình nhỏ "Ngày phán xét" của danh họa Michel Angelo được vẽ trên trần điện Sixtine tại Vatican.
13g30 phái đoàn Tòa thánh, Đức Giám mục, linh mục Tổng đại diện, linh mục quản lý TGM và đại diện chính phủ Trung ương được mời dùng bữa trưa do Chủ tịch UBND tỉnh Đaklak khoản đãi.
Vào lúc 15g30, theo sự hướng dẫn của bà Trưởng ban Tôn giáo, phái đoàn Tòa thánh đã đến thăm Tòa giám mục Buôn Ma Thuột. Đức Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức, Đức Giám mục Giuse Trịnh Chính Trực, linh mục Tổng đại diện và một số linh mục, tu sĩ, chủng sinh đã chờ sẵn để đón phái đoàn.
(Bài viết tiếp tục nói đến các hoạt động của phái đoàn -gồm thăm viếng, nghe báo cáo, phát biểu - tại tòa Giám mục, nhà thờ chính tòa, tu viện Maria Nữ vương Hòa bình. Tại mọi nơi này, đều có đại diện chính quyền CS kèm sát).
Đề nghị thiện chí từ Vatican
CHU THƯỢNG
Bốn ngày sau khi 2 viên chức ngoại giao Hoa Kỳ xuất hiện tại Buôn Ma Thuột (26.4), Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc - ông Nguyễn Văn Lạng có dịp tiếp đoàn ngoại giao của Tòa thánh Vatican do đức ông Pietro Parolin - Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Nam Á - dẫn đầu đến thăm, làm việc. Có sự khác nhau nhỏ nhưng rất quan trọng trong cung cách làm việc của hai đoàn này.
Hai vị khách Mỹ, như báo chí đã đưa tin, ngay sau khi xuống máy bay, đã gặp gỡ những người trong Hội thánh Tin lành và sau đó mời họ dùng cơm trưa. Đoàn ngoại giao của Vatican lại đàng hoàng chọn kênh thông tin chính thức, làm việc với chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc buổi sáng và với Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột vào buổi chiều. Những thông tin về phát triển đạo Thiên Chúa trên địa bàn tiếp nhận được từ hai buổi làm việc thật đầy đủ trên cả mong đợi và đầy sức thuyết phục. Trong 29 năm qua, từ chỗ chỉ có 60.000 giáo dân và 26 linh mục, nay ở Đắc Lắc số giáo dân đã là 295.000 người, trong đó 52.000 giáo dân là người dân tộc thiểu số. Cùng với hệ thống nhà thờ, nhà nguyện không ngừng được mở mang với ít nhất 95% được nâng cấp, xây dựng mới ngày càng khang trang, đội ngũ linh mục làm bổn phận chăn dắt con chiên cũng tăng tới hơn ba lần, chính xác là 80 vị. Còn một sự thật nữa cũng được ông Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc thông tin để đoàn ngoại giao của Vatican được biết là không hề có sự dính dáng của bà con theo đạo Thiên Chúa trên địa bàn trong vụ biểu tình gây rối ngày 10.4 vừa qua. Có một chi tiết nhỏ nhưng cũng đáng chú ý: Trưa hôm đó, đoàn ngoại giao Vatican đã vui lòng dự bữa chiêu đãi do chủ nhà mời, khác với hai người Mỹ lại đứng ra mời cơm những người trong Hội thánh Tin lành...
Có thể thấy rõ bản thân cách hành động đã nói lên nhiều lắm về mục đích hành động. Đàng hoàng và đầy thiện chí, Đức ông Pietro Parolin đã đề nghị với Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc rằng từ nay về sau nếu có sự thông tin không chính xác về hoạt động của giáo dân, chính quyền nên báo ngay cho Tòa Giám mục địa phận, người phát ngôn của Tòa thánh sẽ có sự bác bỏ kịp thời khi nhận được tin... Từ những chuyện trên có thể rút ra hai nhận xét nhỏ: Hoàn toàn không có chuyện không có tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Thứ hai, hoạt động của hai nhà ngoại giao Mỹ, nói theo lời ông Chủ tịch tỉnh Đắc Lắc, là "rất đáng tiếc". Nếu có thiện chí, họ đã thấy hiển nhiên một sự thật không gi có thể bôi nhọ được.
(Lao Động số 124 ngày 03-05-2004)
(Mẩu tin trên được báo Công giáo và Dân tộc đăng lại - có đóng khung trang trọng - trong cùng số, ở trang 7).
2- Một kiểu tô son trát phấn mới của Cộng sản VN.
Nhằm tô son trát phấn cho bộ mặt ngày càng thối tha của chế độ, vốn chỉ biết dối trá lường gạt và bóc lột đàn áp, khiến nhân dân ngày càng phẫn nộ và đòi giải thể, cộng sản trong thời gian gần đây đã mượn tiếng nói của một số chức sắc tôn giáo. Điển hình là CS đã dùng miệng của vị tù nhân bị tẩy não là cha Nguyễn Văn Lý để tuyên bố: nước CHXHCN Việt Nam đang xây dựng, dưới sự lãnh đạo đầy tài năng của đảng, một thứ chủ nghĩa xã hội mới "đã cải cách, đã thành công cơ bản, đang thực hiện khởi sắc, nhất là đang trở thành chủ nghĩa công bằng, nhân ái, hạnh phúc, hiện thực, toàn dân", "huynh đệ, hòa bình, chưa có mẫu sẵn trong lịch sử", cho "toàn thế giới có một kinh nghiệm quý giá". Nhưng cái trò rẻ tiền này, chẳng ai thèm tin.
Đầu tháng 6 rồi, phái đoàn tôn giáo quốc doanh do tân trưởng ban tôn giáo Ngô Yên Thi đã sang Hoa Kỳ để khẳng định: chính quyền Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện cho các tôn giáo (kể cả bằng Pháp lệnh tôn giáo cũi sắt-thòng lọng mà quốc hội bù nhìn CS vừa thông qua!). Nhưng rốt cuộc phái đoàn chỉ làm trò cười cho đồng bào hải ngoại, đặc biệt vì những lời tuyên bố vừa chất chứa sự miệt thị các giáo hội vừa bộc lộ sự dốt nát không ngờ về tôn giáo của cán bộ nhà nước CSVN và vì những luận điệu dối trá ngang ngược chẳng lừa gạt được ai.
(LTS: Sau đây VB viết tắt tên của vị linh mục tại Sài Gòn... vì những lý do riêng mà ngài đã ca ngợi nhà nước.)
Riêng hôm tháng 5, bồi bút xông xáo và nô ngôn tận tụy là linh mục TC, qua bài tham luận dưới đây, đã khoe một "phát hiện hết sức kỳ diệu" của mình: "Nếu trong các nền dân chủ hiện nay trên thế giới, người ta phân biệt Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, nghĩa là trao quyền lập pháp cho một cơ quan là Quốc hội, quyền Hành pháp cho Chính phủ và quyền Tư pháp cho Tối cao pháp viện, thì ở nước ta, vừa có Đảng lãnh đạo, có Quốc hội để làm ra Hiến pháp và Luật pháp, có Chính phủ để quản lý đất nước và các cơ quan Tư pháp để xử án. Nhưng chúng ta còn có thêm tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để có thể nói thống nhất tất cả những tổ chức và cơ quan nói trên thành một cái mà tôi gọi là "mái ấm gia đình", trong đó chúng ta tạo điều kiện để sống hòa hợp với nhau, chia sẻ những quan điểm, những sáng kiến và hành động với nhau, không phải với tư cách là người lãnh đạo hay dân thường, mà trước hết là dân, là người Việt Nam với nhau.... Đây quả là một sáng tạo độc đáo của nền dân chủ của nước ta.... Chúng ta có thể tự hào vì có một nền dân chủ độc đáo, vì đã xây dựng được một cơ chế để cho mọi tầng lớp, mọi thành phần dân tộc có quyền giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, từ đại biểu dân cử tới mọi cán bộ, công chức Nhà nước. Như vậy có nghĩa là ngoài một chế độ pháp quyền, chúng ta còn sử dụng "tình" để hóa "lý", bởi vì người Việt Nam chúng ta xưa nay vẫn trọng chữ tình, chữ nghĩa, chứ không xử sự với nhau chỉ dựa vào lý hay luật pháp. Mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chính là mái ấm gia đình, nơi chúng ta sống với nhau chủ yếu với tấm lòng".

Cha TC ơi, dân tộc Việt Nam thật quá đỗi hạnh phúc và quá đỗi tự hào" Thế mà từ lâu mọi người vẫn nghĩ MTTQ chỉ là công cụ dụ dỗ lường gạt bên cạnh công an là công cụ dọa nạt trấn áp của một chính quyền mafia đó!
"Mặt trận có vai trò chia sẻ trách nhiệm trong thực thi dân chủ"
Trích tham luận của LM TC, phó chủ tịch UBĐKCG Tp. HCM, tại Đại hội đại biểu.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp HCM lần thứ VIII (Nhiệm kỳ 2004-2009), ngày 18.5.2004
(Tuần báo Công giáo và Dân tộc số 1458, tuần lễ từ 21-5 đến 27-5-2004, tr. 1.22-23).
Đối với tôi, Mặt trận Tổ quốc gần như một thứ Hội nghị Diên Hồng được nối dài và hiện tại hóa ở cấp bậc cơ sở và thường xuyên, mặc dù ở đây không phải lúc nào cũng có những vấn đề quan trọng có tính cách sống còn của Tổ quốc, mà chúng ta phải giải quyết. Bởi vì chúng ta không chỉ cần đoàn kết trong những lúc quốc gia gặp nguy khốn, mà sự đoàn kết ấy còn cần cho cả cuộc sống thường nhật.
Dân tộc chúng ta vốn có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm và đã nhờ đó mà thắng được những đế quốc hùng mạnh như Mông Nguyên, Phát xít Nhật, Pháp và Mỹ. Chúng ta vừa long trọng mừng kỷ niệm ngày 30.4, chiến thắng mùa Xuân lịch sử thống nhất sơn hà và nhất là đặc biệt kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Nhiều người trong chúng ta đã không có mặt trên mặt trận lịch sử vĩ đại này, nhưng đang được hưởng thành quả to lớn của cuộc chiến thắng hào hùng ấy, nhờ vậy mới có cuộc sống an bình, sung túc hiện nay và mới có thể họp mặt nơi đây, trong Đại hội VIII của Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh này.
Nói tới "mặt trận" là nói tới chiến đấu. Những mặt trận quân sự đã qua rồi, nhưng những mặt trận khác vẫn còn đó, như mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục... mà mặt trận nào cũng cam go. Đây là những mặt trận tuy không phải đào hào, kéo pháo, nhưng vẫn cần đến sức lực chiến đấu và cả sự hy sinh liên tục của toàn dân, bởi vì những kẻ thù mà chúng ta phải chiến đấu chống lại, không phải bao giờ cũng lộ diện: chúng ta không ngửi thấy mùi thuốc súng của chúng, cũng không thấy chúng tấn công ồ ạt bằng xe tăng, tàu chiến hay máy bay F16 hoặc B52, nhưng chúng có thể xâm lăng vào tận mỗi tâm hồn chúng ta!
Trong bài báo mang tựa đề Chiến thắng đầu tiên và chiến thắng cuối cùng, đăng trong Tuần san Công giáo và Dân tộc, số ra ngày 30.4.2004, tôi có viết: "Chúng ta đã thắng hai cuộc chiến và một trận đánh lịch sử, "làm chấn động địa cầu", như ngôn ngữ truyền thông thường nhắc tới, nhưng vẫn còn những mặt trận mà chúng ta chưa dứt điểm được, ấy là chưa nói tới những mặt trận mới mà chúng ta phải đối phó. Về hai mặt trận chống giặc đói, giặc dốt, chúng ta đang đánh tốt, nhưng vẫn chưa dứt điểm, trong khi đó lại thêm giặc buôn lậu gia tăng, nhất là buôn lậu ma túy. Chưa hết, không chỉ có buôn lậu hàng hóa, còn có "buôn lậu văn hóa", như bằng cử nhân, kỹ sư, tiến sĩ thật và giả... với nạn thi thuê thi mướn.
"Nhưng nguy hiểm và trầm trọng nhất vẫn là mặt trận tham nhũng. Chúng ta chưa có được một vị tướng tài như đại tướng Giáp để đánh thắng mặt trận này, bởi vì kẻ thù không ở bên ngoài, đối diện với chúng ta, mà ở ngay trong hàng ngũ chúng ta, hay có khi là chính bạn bè thân thiết, là chính người đồng chí, người chỉ huy chúng ta!".
Ở đây tôi xin nói thêm rằng, kẻ thù ấy, hay tên đế quốc cầm đầu mọi kẻ thù ấy, chính là lòng ích kỷ tham lam, mà Hồ Chủ tịch hằng nhắc nhở mỗi người chúng ta phải không ngừng chiến đấu diệt trừ. Chính lòng ích kỷ tham lam ấy đẻ ra cá nhân chủ nghĩa và đầu óc cục bộ, gây chia rẽ, mất đoàn kết, khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trở ngại trong công cuộc phát triển đất nước về mọi phương diện.
Hôm nay, chúng ta vừa nghe Bản báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và nhất là ít lâu nay đọc báo chí hay theo dõi các phương tiện truyền thông, hẳn quý vị cũng như tôi đều băn khoăn, bức xúc vì những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra trong mọi lãnh vực.
Vậy thì chúng tôi mong rằng Mặt trận Tổ quốc Thành phố cùng với Mặt trận Tổ quốc cả nước, sẽ cùng nhau quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi trên những mặt trận tiêu cực này, như chúng ta đã chiến thắng oanh liệt ở Điện Biên và chiến thắng vẻ vang mùa xuân 1975 và đang giành những thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống nghèo đói và lạc hậu.
Mặt trận Tổ quốc phải là mặt trận để đấu tranh cho công bằng xã hội, cũng như các mặt trận quân sự là để đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc. Nói cách khác, Mặt trận Tổ quốc phải thực sự là mặt trận của nhân dân và vì nhân dân, thể hiện đúng lý tưởng nhân dân làm chủ.
Các tôn giáo chúng tôi xác tín rằng mình có đủ khả năng và nhất là đủ nghị lực và tấm lòng để cùng Nhà nước thực hiện chính sách "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đặc biệt trong ba lãnh vực y tế, giáo dục và xã hội. Kinh nghiệm ở nhiều nước, và cả ở nước ta trước đây đã chứng minh rằng các tổ chức tôn giáo thường làm tốt hơn các cơ sở Nhà nước và tư nhân khác.
Bao nhiêu Nghị định với Thông tư về hoạt động tôn giáo, kể cả dự thảo Pháp lệnh về hoạt động tôn giáo sắp được ban hành, vẫn chưa thỏa mãn những nguyện vọng chính đáng của tôn giáo. Điều đáng buồn và khó biện minh được, đó là quyền bình đẳng trong hoạt động y tế giáo dục mà các tôn giáo đòi hỏi, không phải là những đòi hỏi vụ lợi cho tôn giáo, mà cho nhân dân, nhất là cho những người nghèo khổ, kém may mắn, vậy mà vẫn chưa được đáp ứng.
Vì thế, tôi rất tâm đắc với điều mà Bản báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nêu ra trong phần I, đoạn nói về chức sắc, tu sĩ và đồng bào có đạo, trong đó viết: "Mong muốn sớm có những chính sách cụ thể, cởi mở, phù hợp với quan điểm của Đảng, đúng theo tinh thần của Nghị quyết 7 (khóa IX)".
Chúng ta không còn ở thời chiến tranh, và đã từ bỏ chế độ bao cấp và cũng đang dần dần xóa bỏ chính sách "xin-cho", nghĩa là chấp nhận tự do và sáng kiến của nhân dân, đi từ dưới lên trên, chứ không chỉ còn từ trên xuống dưới. Theo tôi nghĩ, Mặt trận Tổ quốc phải là nơi cho mọi tầng lớp nhân dân được bày tỏ những ý kiến và nguyện vọng của mình và cũng là nơi để chính quyền dễ dàng nghe được tiếng nói của dân.
Tôi ước mong Mặt trận Tổ quốc thực sự là một cơ quan, một tổ chức có một thẩm quyền thực sự nào đó, không phải để cạnh tranh với Đảng hay Nhà nước, nhưng để chia sẻ trách nhiệm trong việc thực thi dân chủ ở nước ta. Nếu thực hiện được điều này, thì đây quả là một sáng tạo độc đáo của nền dân chủ của nước ta. Thật vậy, nếu trong các nền dân chủ hiện nay trên thế giới, người ta phân biệt Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, nghĩa là trao quyền lập pháp cho một cơ quan là Quốc hội, quyền Hành pháp cho Chính phủ và quyền Tư pháp cho Tối cao pháp viện, thì ở nước ta, vừa có Đảng lãnh đạo, có Quốc hội để làm ra Hiến pháp và Luật pháp, có Chính phủ để quản lý đất nước và các cơ quan Tư pháp để xử án. Nhưng chúng ta còn có thêm tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để có thể nói thống nhất tất cả những tổ chức và cơ quan nói trên thành một cái mà tôi gọi là "mái ấm gia đình", trong đó chúng ta tạo điều kiện để sống hòa hợp với nhau, chia sẻ những quan điểm, những sáng kiến và hành động với nhau, không phải với tư cách là người lãnh đạo hay dân thường, mà trước hết là dân, là người Việt Nam với nhau. Đại khái cũng như ở ngoài xã hội, người chồng có thể là nông dân, chủ tịch xã, người vợ có thể là chánh án và con cái có thể là tướng chỉ huy sư đoàn, giám đốc công ty, thợ mỏ... nhưng ở nhà thì tất cả đều là thành viên của một gia đình, sống chung với nhau không với danh nghĩa chủ tịch, giám đốc hay công nhân, nông dân và đồng chia sẻ trách nhiệm chung về cuộc sống và hạnh phúc của nhau.
Nói tóm lại, cần phải chứng tỏ rằng Mặt trận Tổ quốc là một cơ quan tuy không có quyền lực, nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống của dân tộc ta trong giai đoạn này và mãi mãi, bởi vì nếu muốn thực thi dân chủ ở cơ sở, thì Mặt trận Tổ quốc là phương tiện hữu hiệu nhất: Mặt trận Tổ quốc không phải là cơ quan lập pháp hay hành pháp hoặc tư pháp, nhưng trong Mặt trận Tổ quốc, nhân dân mọi tầng lớp có thể trực tiếp và tích cực nói lên quan điểm của mình với các cơ quan quyền lực nói trên, nhằm bảo vệ không những quyền lợi chính đáng của mình, mà còn của chính quốc gia.
Chúng ta không nên để cho Mặt trận Tổ quốc lặng lẽ đi vào lịch sử, mà trái lại cần phải củng cố vai trò quan trọng của nó trong mọi giai đoạn lịch sử hiện đại của nước nhà.
Nếu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện được điều đã được đề ra trong Phần II, Điều 3 của Bản báo cáo, là "Phối hợp với các tổ chức thành viên hoặc thông qua tổ chức Thanh tra nhân dân ở cơ sở, tổ chức giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức Nhà nước theo luật định", thì theo tôi nghĩ, chúng ta có thể tự hào vì có một nền dân chủ độc đáo, vì đã xây dựng được một cơ chế để cho mọi tầng lớp, mọi thành phần dân tộc có quyền giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, từ đại biểu dân cử tới mọi cán bộ, công chức Nhà nước.
Như vậy có nghĩa là ngoài một chế độ pháp quyền, chúng ta còn sử dụng "tình" để hóa "lý", bởi vì người Việt Nam chúng ta xưa nay vẫn trọng chữ tình, chữ nghĩa, chứ không xử sự với nhau chỉ dựa vào lý hay luật pháp. Mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chính là mái ấm gia đình, nơi chúng ta sống với nhau chủ yếu với tấm lòng, theo đúng lý tưởng mà cha ông để lại: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng" hay "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
3- Một trò xâm nhập nội bộ mới của Cộng sản VN.
Trung tuần tháng 6-2004 mới rồi, mọi linh mục quản xứ tại Tổng giáo phận Huế đều nhận được (trong hộp thư của mình tại Nhà Chung) hai cái gọi là "Phiếu khảo sát về tổ chức Giáo hội cơ sở" (hiểu là giáo xứ), một dành cho linh mục và một dành cho "thành viên ban tổ chức Giáo hội cơ sở" (hiểu là Hội đồng Giáo xứ). Tuy không đề tên người gởi và cơ quan khảo sát, nhưng ai cũng biết đó là ban tôn giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế. Về nội dung, như Quý vị sẽ đọc thấy, các câu hỏi đặt ra có tính cách thọc sâu cách trâng tráo vào mọi ngóc ngách của tổ chức Giáo phận và giáo xứ, phản ảnh một ý đồ muốn quản lý chặt chẽ và toàn diện để dễ bề thao túng và phá hoại. Mục "kiến nghị, đề xuất với các cấp chính quyền" (số 6 trong hai phiếu) thì phản ảnh một não trạng cha chú- chủ ông, cho rằng bản thân tôn giáo chỉ là một hạng tôi tớ, nhất nhất phải trình báo và xin xỏ ông chủ nhà nước để được thí ban cho chút ân huệ tự do mà sinh hoạt.
Các linh mục Huế nhận định rằng việc gởi hai phiếu khảo sát này trước hết chính là sự gỡ gạc của ban tôn giáo CS tỉnh Thừa Thiên-Huế sau vụ bẽ mặt ê chề nhân cuộc gặp gỡ giữa ban này với các thành phần lãnh đạo thuộc Tổng giáo phận Huế ngày 20-02-2004 (xin xem lại Bản tin ngày 28-02-2004); thứ đến, đó là một trong những bước đầu tiên nhằm thực hiện cái gọi là "Pháp lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng" mà Quốc hội bù nhìn của CSVN vừa thông qua giữa tháng 6 mới rồi.
Vì cách thức gởi phiếu khảo sát quá bất lịch sự và cách thức tìm hiểu vấn đề quá vô liêm sỉ, nên toàn thể linh mục đoàn TGP Huế nhất quyết tẩy chay, không thèm trả lời. Hai phiếu khảo sát này chỉ đáng vứt vào sọt rác!!!
Xin Quý vị đưa ra những nhận định sâu sắc hơn về cái trò thọc sâu nội bộ mới này.
Nhóm phóng viên tường trình từ Huế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.