Joseph Brodsky
30
Làm sao họ có thể xoay xở với tất cả mọi chuyện, nhất là ba cái vụ cọ rửa, làm tổng vệ sinh như thế đó, trong muời hai năm sau cùng. Tôi chẳng làm sao biết. Cuộc ra đi của tôi, lẽ dĩ nhiên, có nghĩa đỡ đi một miệng ăn, và họ có thể thuê mướn một người nào đó, thỉnh thoảng, khi nào quá cần, để đỡ đần công chuyện. Tuy nhiên, hiểu quá rõ vấn đề tiền nong của hai cụ (hai món hưu rất ư là thanh bạch, nghĩa là nhẹ hẫng), cộng thêm tính bà cụ, tôi không tin, họ sẽ cho phép họ xài sang, nghĩa là mướn người làm, dù chỉ là làm giờ, theo kiểu part time. Vả chăng, trong cuộc sống tập thể ở đó, cái việc làm này còn hiếm. Nói cho cùng, tính sa đích do bản chất mà ra, của đám láng giềng láng tỏi, cư dân ở miền đất đó, cái tính sa đích khốn kiếp đó, nó cần, một mức độ nào đó, cái gọi là sự thoả thuê, hài lòng, nếu không muốn nói, thấy ngưòi hàng xóm đau khổ, bên này, bên nhà mình sướng điên lên được! Một bà con, lúc tối lửa tắt đèn, còn được, một người làm mướn, [một ô sin hả"], không bao giờ, ở cái xứ đã thanh toán tới tận cùng tội ác người bóc lột người!
Tuy giầu có “như ông hoàng”, thì cứ cho là như vậy, với đồng lương đại học của tôi, nhưng ông cụ bà cụ sẽ chẳng bao giờ biết chuyện đổi tiền đổi nong, từ đô la đế quốc Mẽo thành đồng rúp. Họ coi đổi tiền theo giá nhà nước là một hình thức ăn cướp, nhưng cả hai đều rất kỹ tính, và rất sợ dây dưa với chợ đen chợ đỏ. Lý do sau cùng này là mạnh nhất, và họ vẫn còn nhớ như in vụ tiền hưu của họ bị nhà nước “ách" lại, vào năm 1964, khi họ ban cho thằng con năm năm tù. Và thế là họ lại phải đi tìm kiếm việc làm. Vì vậy, những gì mà tôi hay gửi về nhất, thì không phải là tiền, mà là quần áo, và sách nghệ thuật, thứ này mấy ông mê sách mê lắm. Ông cụ bà cụ bèn tân trang ba mớ quần áo cũ, nhất là của ông cụ, vốn ăn vận rất kỹ càng, và đem gửi ở chỗ bán quần áo cũ. Còn mấy sách nghệ thuật, thì họ giữ cho họ. Để mà ngắm nghiá, sau khi làm tổng vệ sinh căn phòng tập thể, ở vào tuổi bẩy mươi lăm của cuộc đời.
31
Họ rất thích đọc sách đạo thiên chúa, bà cụ còn ưa cổ điển Nga. Cả ông cụ lẫn bà cụ đều không có những ý nghĩ rạch ròi về văn chương, âm nhạc, nghệ thuật, theo kiểu, nó phải thế này, thế nọ, mặc dù khi còn trẻ, họ đều quen biết một số nhà văn, nhà soạn nhạc, họa sĩ ở Leningrad (Zoshchenko, Zabolotsky, Shostakovich, Petro-Vodkin). Hai ông bà chỉ là những độc giả - độc giả buổi chiều, rõ hơn – và họ rất cẩn thận, khi làm mới, renew, thẻ mượn sách thư viện. Từ chỗ làm trở về nhà, trong giỏ xách của bà cụ, thường là một bịch đầy khoai tây, hay cải bắp. và sách thư viện, được bọc kín bằng nhật trình, để không bị lấm bụi.
Đó là bà cụ tôi, đã gợi ý thằng con, khi nó mười sáu tuổi đang làm việc tại một xưởng thợ, con nên “đăng ký” làm thẻ mượn sách tại thư viện thành phố; và tôi tin rằng, khi gợi ý như vậy, không hẳn cụ chỉ nghĩ, mình nên tránh cho thằng bé khỏi lang thang, lêu lổng, la cà hết ngã tư đường này, tới hẻm phố kia. Về một mặt khác, theo như tôi hiểu được, bà muốn nó sau này sẽ là một họa sĩ. Bằng bất cứ giá nào, những căn phòng và những hành lang bệnh viện cũ của thành phố, ở bên hữu ngạn của con sông Fontanka [River] phải là nơi bắt đầu sự hư hỏng của tôi, và tôi còn nhớ, cuốn sách đầu tiên tôi hỏi, ở đó, theo lời cố vấn của mẹ tôi. Đó là cuốn Gulistan (Vườn Hồng), của một thi sĩ Ba Tư, Saadi. Bà cụ tôi hoá ra rất mê thơ Ba Tư. Cuốn tiếp theo, tôi hỏi, cũng ở đó, do chính tôi cố vấn cho tôi, là cuốn Căn Nhà Tellier, của nhà văn Pháp Maupassant.
32
Hồi ức có cái chung với nghệ thuật, đó là, tính tuyển chọn, thích xoáy vào chi tiết. Khen đấy, mà chửi cũng đấy, ấy là bởi vì, hồi ức vốn chỉ chứa chi tiết, chứ không trọn gói, trọn hình, [làm sao quên cái răng khểnh của một bông hồng đen, thí dụ vậy!]; hãy gạch đít, gạch chân, highlights, nếu bạn muốn, nhưng đừng trọn cả “sô”! Theo tôi tin tưởng, thì đây là do con người, một khi phải nhớ trọn một em, thì thường là theo kiểu “mài mại”, và cái rất ư niềm tin để cho muôn thú muôn loài cứ thế mà tiếp tục cuộc đời của chúng, đó là “không nền”, groundless, đó là “mài mại”.
[Và Gấu tôi sợ rằng, câu thơ “em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”, nổi danh là theo ý nghĩa này. Để anh suốt đời nhớ “mài mại” về em!].
Hơn bất cứ cái gì khác, hồi ức của con người, nó giống một thư viện mất trật tự, hổ lốn, không theo một bảng xếp loại abc nào, với không tuyển tập, của bất cứ một ai.
33
Thay vì như người ta, muốn “xem nó ăn uống ra làm sao, có cao thêm được tí nào, so với năm ngoái”, thường là bằng cách, cầm cục vôi hay cục phấn, bắt đứa bé đứng sát tường, thẳng người lên tao coi, rồi làm dấu, rồi gật gù - cha tôi, vào ngày sinh nhật của thằng bé, bèn lôi nó ra bao lơn, và làm một ‘bô’ hình. Những bức hình như thế, đều có cái nền, là quảng trường khu phố, mà trung tâm của nó, là Nhà Thờ, The Cathedral of the Savior of Her Imperial Majesty’s Tranfiguration Batallion. Vào những năm chiến tranh, hầm mộ nhà thờ được dùng làm hầm trú ẩn tránh bom, và những lần phi cơ dội bom mẹ tôi bắt tôi chui xuống đó, ở trong một cái hộp lớn đầy những dòng chữ tưởng nhớ. Có thể coi đây là một ân sủng, hoặc món nợ của tôi, đối với Chính Thống Giáo. Và điều này liên quan tới hồi nhớ.
Toà nhà thờ, là một kiến trúc cổ điển sáu tầng, chung quanh có một cái vườn đáng nể, đầy những cây sồi, chanh lá cam, phong, và là sân chơi của tôi những năm sau chiến tranh, và tôi vẫn còn nhớ những lần mẹ tôi ra tóm cổ thằng bé (má tôi đẩy, còn thằng nhóc trì lại, miệng la, hét: một ẩn dụ về sự hiểu lầm [độc giả Xóm Cầu Mới của Nhất Linh chắc còn nhớ cảnh nước lụt, phải đưa lợn sơ tán lên nhà trên, anh cu Tí đánh lừa con vật “ngu như lợn”, bằng cách thay vì kéo lên nhà, thì xoay con vật ngược đầu trở lại, rồi nắm đuôi kéo về phiá chuồng...], và kéo tôi về nhà, bắt phải làm cho xong mớ bài tập. Cũng nhớ như in như vậy, là cảnh mẹ tôi, ông tôi, và cha tôi, ở lối đi nhỏ hẹp trong vườn, cố tập cho thằng bé đi xe đạp hai bánh [một ẩn dụ về một mục đích chung - nói theo mấy ông nhà văn vi xi, về “nghĩa cả” - hay là một ẩn dụ về sự chuyển động]. Ở bức tường phiá sau, về phiá đông nhà thờ, được che phủ bằng một tấm kính dầy, là một bức tranh lớn, mờ mờ, trình bầy cảnh Biến Hình [Tranfiguration]: Chúa Giê Su bay trên không, bên dưới là đám tông đồ sững sờ lui lại. Chẳng ai có thể giải thích cho tôi ý nghĩa của cảnh đó; ngay cả bây giờ, tôi không nghĩ là tôi đã nắm bắt hoàn toàn. Có rất nhiều những đám mây ở trong bức tranh, và một cách nào đó, tôi gán ghép chúng với khí hậu thời tiết trong vùng.
34
Bao quanh khu vườn, là một hàng rào bằng gang đen, với những cây cột cách đều nhau, là những khẩu cà nông lộn ngược nòng. Đây là những chiến lợi phẩm của binh lính thuộc Tiểu Đoàn Biến Hình [the Tranfiguration Battallion], trong cuộc chiến Crimean War với người Anh. Thêm vào cảnh sắc đó, là những nòng súng, trên một cái bệ đá, nối với nhau bằng những sợi dây sắt nặng, và trẻ con thường chơi trò nguy hiểm, hè nhau tung đi tung lại, lắc lên lắc xuống những sợi sên này, và khi mất đà, hoặc lỡ trớn, chúng té lộn tùng phèo xuống đám hoa oải hương ở bên dưới, hoặc để nghe những tiếng lenh keng. Chẳng cần phải nói, chơi với hàng rào gang, thú thì cũng thú, nhưng sao bằng bên trong nhà thờ, chỉ nội ngửi cái mùi nhang khói của nó, ấy là chưa kể nhiều trò tĩnh hơn nhiều, so với lay sợi xích. “Nhìn mấy cái kia kìa"”cha tôi hỏi, tay chỉ mấy mối nối những sợi sên. “Chúng làm con nhớ tới cái gì nào"”. Tôi lúc đó học lớp hai, và cu cậu trả bài: “Chúng giống như một cái hình tám góc”. “Đúng rồi”, cha tôi nói. “Nhưng con biết hình tám góc là biểu tượng cho cái gì nào"” “Những con rắn”. “Gần đúng thôi. Chúng là biểu tượng của sự vô cùng”. “Vô cùng gì chứ, bố"”. “Cái đó thì con phải hỏi ở kia kìa.” Ông nói, nhe răng cười, còn tay thì chỉ về phía nhà thờ.
35
Tuy nhiên cũng chính ông, giữa ban ngày ban mặt, tóm thằng con, ở giữa ngay mặt lộ, hỏi, cớ chi mà giờ này lang thang ở đây, lại trốn học hả" Và khi nghe thằng con ấp úng, con đau răng quá, bèn tức tốc đưa thằng con tới bệnh viện răng, và thế là tôi phải trả giá cho những lời nói dối của mình, bằng hai giờ khủng khiếp. Và cũng chính ông, đứng về phía thằng con khi nó bị đưa ra Hội Đồng Sư Phạm, và đề nghị tống ra khỏi trường vì vi phạm kỷ luật. “Làm sao ông lại bênh nó, ông, một người mặc đồng phục của Quân đội chúng ta!”. “Hải Quân, thưa Bà.” “Và tôi bảo vệ thằng bé, vì tôi là cha nó. Đâu có gì là ngạc nhiên trong chuyện này. Ngay cả loài vật còn bảo vệ con của chúng. Ngay cả Brehm cũng nói vậy.” “Brehm" Brehm" Tôi…. Tôi sẽ báo cáo Chính Uỷ đơn vị của ông”.
Và bà ta đã làm chuyện này. Lẽ dĩ nhiên.
36
“Vào ngày sinh nhật của con hay là Năm Mới con nhớ luôn luôn mặc một cái gì hoàn toàn mới tinh. Ít nhất, thì cũng phải là những chiếc tất mới”, đó là giọng mẹ tôi. “Luôn luôn ăn một tí gì rồi mới đi gặp những người bậc trên của con: ông sếp, hay sĩ quan. Dằn bụng một chút vẫn hơn, con ạ”. (Đây là ông cụ nói). “Nếu con đi ra khỏi nhà, nhưng lại phải quay vội trở lại, vì quên một cái gì, nhớ nhìn lại mặt mày trong gương trước khi lại ra khỏi nhà. Nếu không, con sẽ gặp rắc rối” (Lại giọng bà cụ). “Đừng bao giờ để ý, đã xài bao nhiêu tiền. Hãy nghĩ, kiếm được bao nhiêu.” (Ông già nói.) “Đừng bao giờ đi ra phố mà không vận áo ngoài.” “Để tóc đỏ là tốt nhất con ạ. Kệ cho họ nói gì thì nói. Bố để tóc nâu đen, và nâu đen có lý hơn.”
Tôi nghe những lời cảnh cáo, những lời dặn dò của ông cụ bà cụ, nhưng chỉ là những mẩu đoạn, những chi tiết. Hồi ức bội phản tất cả mọi người, nhất là về những người mình hiểu rất rõ về họ. Nó là một đồng minh của quên lãng, một đồng minh của cái chết. Một cái vợt, cái lưới lủng đáy. Nước nôi không mà cá mú cũng không. Bạn đừng mong tái tạo một cái gì, khi nhờ vả tới cái gọi là hồi ức, ngay cả chỉ là tái tạo ở trên mặt tờ giấy.
Thế là thế nào" Thế thì còn cả triệu triệu tế bào thần kinh, tế bào não, không lẽ đồ bỏ" Thế còn câu thơ nổi tiếng của Pasternak, “Yêu là nhớ, dù chỉ một tí mùi, ở kẽ chân, kẽ nách của người yêu"” [“Great god of love, great god of detail”]. Nhưng chi ly, nhưng chi tiết như thế nào, mà bạn phải chi ly, để mà được… nhớ"
37
Tôi nhìn thấy khuôn mặt của cha tôi, của mẹ tôi, thật là rõ ràng, và những nét vui buồn, lúc này lúc nọ, nhưng cũng chỉ là những mẩu đoạn: những lúc, những thoáng, những trường hợp, Chúng, lẽ dĩ nhiên, là hơn hẳn một bức hình, với nụ cuời của hai cụ, thật là nhức nhối khi nhớ lại, nhưng, cũng vẫn chỉ là vụn nát, manh mún, tản mạn. Đã nhiều lần, tôi bắt đầu hồ nghi, hay là thằng con, tức là tôi, đang xây dựng một hình ảnh có tính tích luỹ, và được tổng quát hoá, về bố mẹ mình, theo cái kiểu kiến tha lâu đầy tổ, hoặc như là một nét ký, một công thức, hay một phác họa, từ đó, thằng con trai có thể nhận ra, à đây là ông via bà via của tớ. Một toan tính có tính ổn định, một lần cho xong, đại khái như vậy. Tôi nghĩ là tôi có thể, nhưng sau cùng nhận ra, đúng là một việc làm phi lý. Những nét, những lúc, những trường hợp như thế đó, chúng thiếu tính liên tục. Nói rõ hơn, bạn đừng quá trông mong vào hồi ức. Bạn đừng trông mong, vào một cái việc làm thật là tiếu lâm như thế này: vô trong một căn phòng tối thui, vận sáng hồi ức lên, rồi giơ cái máy chụp hình, bấm vài phát cho chắc ăn, rồi đem đi rửa! Lẽ dĩ nhiên, ở đâu ra một thằng khùng như vậy. Tuy nhiên, bạn chẳng đã đem tấm hình của người yêu, đến nhờ một ông thợ “tân trang”, nghĩa thêm một vài nét còn thiếu, hoặc đã mất"
38
Thì cứ coi toàn thể vấn đề đại khái là như vầy: Rằng sẽ chẳng có liên tục, của bất cứ điều gì. Rằng thất bại của hồi ức thì cũng chỉ là một bằng chứng cho thấy, cái gọi là “sinh tử lão bịnh”. Chẳng có cuộc đời nào đáng được gìn giữ, bảo tồn. Trừ khi, đó là ông vua Pha a ông, còn ngoài ra, chẳng ai muốn biến thành xác ướp. [Nhất là Bác Hồ. Bác chẳng đã từng di chúc, hãy đốt xác ta, thiêu ta ra tro, rồi đem rải ra bốn phương trời mười phương đất. Bác không chỉ sợ đệ tử lợi dụng xác ướp, không chỉ sợ nhân dân xếp hàng viếng thăm, không sợ Bút Tre làm thơ chửi xỏ, mà còn sợ cái cảnh đã từng xẩy ra cho bức tượng của Stalin, hình như là ở Budapest thì phải, trong cuộc nổi dậy ở đây…]. Thì cứ cho rằng, con người, một khi sưu tầm những kỷ vật, là hàm ý kính trọng, trang trọn đối với người đã qua, và điều này làm chúng ta “tha thứ” cho hồi ức, một khi nó rách việc, nhớ nhảm, nhớ ba thứ lèm bèm, linh tinh, chẳng đáng nhớ. Nhưng, một con người bình thường chẳng mong chuyện bất thường, theo nghĩa, ba cái thứ mặt dầy, mặt mo, cứ ỳ ra đó, cứ liên tục chường mặt ra đó, với hiện tại, với tương lai, với hậu thế, với lịch sử. Con người bình thường chẳng mong ước sự liên tục, ngay cả cho chính anh ta, tác phẩm của anh ta thì cũng rứa! Một người bình thường không nhớ sáng hôm qua mình điểm tâm cái món gì. Chuyện đời, chuyện thường ngày xẩy ra ở huyện, là để quên đi, chứ không phải để nhớ mãi. Nhưng, điểm tâm, ăn sáng, cho dù là ở Tim Horton, hay bún ốc ở Bà Ba Bủng, ở Passage Eden, là một chuyện, những người yêu thương, trân quí, trân trọng, lại là một chuyện khác. Tốt nhất nên thu xếp làm sao cho nó tiện gọn, đừng tốn chỗ, đừng chiếm nhiều không gian. Đây là vấn đề tiết kiệm.
Và trong trường hợp như thế, con người có thể dùng mớ tế bào não dành dụm được đó, để tự hỏi, những thất bại của hồi ức phải chăng đó chính là tiếng nói câm nín của sự nghi ngờ, của một người nào đó, rằng, chúng ta, nói cho cùng, đều là những kẻ lạ, giữa kẻ này với người kia. Rằng cái cảm quan tự chủ, một mình một chợ thì vẫn mạnh hơn là ba cây chụm lại thành một đơn vị, hãy để riêng nguyên lý nhân quả ra một bên. Rằng, một đứa trẻ không nhớ bố mẹ, ấy là vì nó muốn tung tẩy, muốn ngó về tương lai. Nó, đứa bé, cũng dành dụm đầu óc của nó, để sử dụng cho tương lai. Hồi ức của bạn càng ngắn bao nhiêu, bạn càng sống lâu bấy nhiêu, một câu châm ngôn đã dạy. Cũng thế đó, tương lai của bạn càng xa, càng dài bao nhiêu, hồi ức của bạn càng ngắn cụt thun lủn bấy nhiêu. Đó là một cách thức để tính đếm vấn đề trường thọ, để mà bàn về tính cha chú, bề trên, phải nói là, tính bố già của tương lai. Nhưng bên này co thì bên kia kéo lại, bố già hay không bố già, tự chủ hay mắc míu, chúng ta, nói cho cùng, đều lập đi lập lại, mình làm sao thì con mình làm thế, mình ăn mặn thì con mình khát nước, thành ra, có Một Ông Lớn Nào Đó, sẽ dành dụm Não Của Ông Ta, để mà tính đếm cho tất cả lũ chúng ta.
39
Không phải là do thù hận ba thứ siêu hình, hay ghét bỏ tương lai, nhưng chủ yếu là như thế này, được bảo đảm bởi phẩm chất của hồi ức của chính mình, và chính cái phẩm chất này nó khiến tôi cứ nghiền ngẫm hoài về nó, thay vì làm những cú trở đi trở lại. Sự hoang tưởng về mình của một người viết, hay là sự sợ hãi phải đối diện với lời buộc tội, rằng mi toa rập với những định luật của thiên nhiên, để mà vờ bố mẹ, ba trò đó thật sự không mắc míu với vấn đề ở đây. Tôi giản đơn nghĩ rằng, những định luật thiên nhiên, chính chúng từ chối tính liên tục của bất cứ một người nào, và sự khiếm khuyết của hồi ức, là để phục vụ những quyền lợi quốc gia, nhà nước. Tới giờ này, tôi chưa hề muốn làm gì, cho sự tiến bộ của chúng.
Lẽ dĩ nhiên, những hy vọng để rồi thất vọng, rồi lại hy vọng để rồi lại thất vọng, ròng rã mười hai năm trời, chầu chực hết văn phòng ông cán này tới ông cán khác, sau cùng là tới nhà hoả táng nhà nước, những chuyện như vậy, chính chúng, cũng lập đi lập lại, không chỉ về thời lượng, mà còn về những trường hợp tương tự, đối với bất cứ một cặp ông bà già nào khác. Tuy nhiên, tôi không quan tâm nhiều tới chuyện dành dụm não bộ của mình, cho sự đơn điệu, buồn tẻ đó, mà là lo cho Ông Giời, và sự dành dụm bộ não của Chính Ông Ta. Cái của tôi, dù sao, thì cũng bị hư ruỗng rồi. Ngoài ra, nhớ mà nhớ bằng tiếng Anh thì cũng chẳng lợi lộc gì cho nhà nước hết. Vậy mà lại tốt cho tôi, để cứ thế tiếp tục.
40
Cũng thế, hai con quạ ngày càng thêm tỉnh bơ. Bây giờ, chúng hạ cánh ngay nơi cổng, và thăm thú đống gỗ cũ ở đó. Hai con quạ đen tuyền, và mặc dù tôi tránh nhìn chúng, có vẻ như hai con hơi khác nhau, về hình vóc. Một con thấp hơn con kia, theo cái kiểu bà cụ chỉ đứng tới vai ông cụ; tuy nhiên, hai cái mỏ thì y hệt nhau. Tôi không phải là một chuyện gia về loài cầm, nhưng tôi tin là giống quạ sống dai; ít nhất thì giống quạ lớn như kên kên này. Tuy không làm sao đoán chúng đã bao nhiêu tuổi, nhưng xem chừng, đây là một cặp quạ đã từng ăn ở với nhau lâu rồi. Mỗi lần qua lại, tôi không xua đuổi, mà cũng không tìm cách làm thân. Tôi cũng còn nhớ ra một điều là quạ không phải là một loài chim thiên di, dời đổi. Nếu như nguồn gốc của cái môn thần thoại, huyền thoại học của tôi, là sợ hãi và cô lập, thì cứ coi như tôi là cô lập, trơ cu lơ mỗi một mình, chẳng sao hết. Và tôi nhận ra rằng, biết bao nhiêu là chuyện làm tôi nhớ tới ông cụ bà cụ. Thì cũng là một cách nói, với cái kiểu thăm viếng bằng tưởng tượng như thế, ai mà chẳng cần tới một trí nhớ tốt"
[còn tiếp]
Nguyễn Quốc Trụ dịch
tanvien.net