STOCKHOLM/HANOI -- Cúm gia cầm lây nhanh hơn, theo bản tin Reuters hôm Thứ Hai.
Mặc dù lây nhiễm cúm gia cầm trên người đươc xem là một bệnh đe dọa mạng người, hiếm gặp, nhưng 1 bản nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ lây nhiễm có thể cao hơn là trứơc đây nghĩ, thường là gây ra triệu chứng trở ngại hô hấp nhẹ.
Trong bản nghiên cứu trên tờ Archives of Internal Medicine, tiến sĩ Anna Thorson và các phụ tá ghi nhân tỉ lệ chế cao là từ các bệnh nhân bệnh cúm gia cầm nhập viện tại các thành phố lớn. Các nhà nghiên cứu tin là tỉ lệ chết và việc xảy ra thì vẫn chưa rõ, bởi vì chưa có bản nghiên cứu nào lượng định về việc tiếp cận vi khuẩn và bệnh này trên bối cảnh dân số.
Các tác giả thực hiện nghiên cứu ở Ba Vì, 1 huyện nông thôn ở VN nơi trước đó đã có ổ dịch cúm gia cầm trầm trọng nơi gà vịt. Trong bản nghiên cứu là 11,942 hộ dân cư, với 45,478 người dân, phỏng vấn từ 1-8-2005 tới 30-6-2005.
Họ được hỏi về việc ho và sốt trong 6 tháng trứơc đó cũng như việc tiếp cận gia cầm. Tổng cộng 8,149 người nói là có bệnh như là bị cúm.
Tiếp cận với gia cầm bệnh hay chết thì dễ dàng bị chứng giống như bệnh cúm. Trong những người thành niên trẻ hay trung niên có tiếp cận trực tiếp với gia cầm như thế, đã có gấp 2 lần cơ nguy bị triệu chứng như cúm.
Thorson, thuộc Viện Karolinska tại Stockholm, và nhóm của bà ước tính có từ 650 tới 750 trường hợp có thể nói là vì trực tiếp tiếp cận gia cầm bệnh hay chết.
- QUA 21 NGÀY KHÔNG CÓ Ổ DỊCH CÚM GIA CẦM
Trong khi đó, theo thông tấn nhà nứơc Việt Nam là VASC dẫn báo cáo của Cục Thú y CSVN đến nay, cả 21/21 tỉnh đã qua 21 ngày không phát dịch. Hiện toàn VN không còn xã, huyện, tỉnh nào có ổ dịch cúm gia cầm.
Cũng theo VASC, các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Bắc Giang, Thanh Hoá, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hoà Bình đã công bố hết dịch cúm gia cầm. Theo báo cáo của thú y, tính từ 1/10/2005 đến nay, tổng số gia cầm tiêu hủy là gần 4 triệu con (bao gồm cả số gia cầm bị tiêu huỷ trong khu vực nội thành, nội thị), trong đó 1.34 triệu gà và 2.14 ngan, vịt.
- DÙNG TRÁI HỒI LÀM CHẤT LIỆU CHO TAMIFLU
Mặt khác, thông tấn Hoa Kỳ là VOA hôm Thứ Hai cho biết, các nhà khoa học Việt nam dự trù dùng trái hồi để sản xuất chất liệu chính để chế thuốc Tamiflu trị cúm gà. Tường thuật hôm thứ hai của Tân hoa xã cho hay các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hóa học Việt nam đã đề ra kế hoạch nhằm sản xuất chất Oseltamivir – hoạt chất của Tamiflu, từ trái hồi có dạng ngôi sao mà dân chúng vẫn thường dùng làm một trong các gia vị chính để nấu phở.
Các khoa học gia này dự trù tiến hành một kế hoạch thí điểm trong vài tháng tới đây sau khi đã tìm ra cách thức để chiết suất axít shikimic, chất liệu chính để bào chế Oseltavimir. Họ cho biết thêm rằng 6 gram trái hồi có thể bào chế một liều thuốc Tamiflu.
Được biết, tỉnh Lạng Sơn hiện nay có hơn 8000 héc ta trồng cây hồi, có thể thu hoạch từ 5000 đến 6000 tấn trái hồi khô mỗi năm. Tháng 11 năm ngoái, Bộ Y tế Việt nam đã ký kết một thỏa thuận với công ty Roche của Thụy sĩ để bào chế Tamiflu.
Công ty này cũng đồng ý cung ứng cho Việt nam 25 triệu liều thuốc Tamiflu trong trường hợp xảy ra đại dịch cúm gà nơi người.