Hôm nay,  

Báo cáo đặc biệt: Tòa án tối cao ra phán quyết quan trọng, khẳng định quyền bình đẳng cho các Tỳ kheo ni Phật giáo ở Sri Lanka

6/18/202520:18:00(View: 955)

Báo cáo đặc biệt: Tòa án tối cao ra phán quyết quan trọng, khẳng định quyền bình đẳng cho các Tỳ kheo ni Phật giáo ở Sri Lanka

Bản tin của Craig C Lewis, Buddhistdoor Global

Ngày 18/6/2025

 

blank

Ni đoàn: Sakyadhita in Sri Lanka! – Nguồn hình: https://www.sakyadhita-srilanka.org/

 

Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt khẳng định sự bình đẳng cho các vị ni tu theo truyền thống Phật giáo Theravada (Trưởng Lão Bộ), Tòa án Tối cao Sri Lanka hôm thứ Hai đã ra phán lệnh rằng Ni sư Welimada Dhammadinna phải được cấp Thẻ căn cước quốc gia công nhận tư cách là một nữ tu sĩ đã thọ giới đầy đủ, thay vì là một sil matha (tiếng Sinhala: "mẹ giới" - precept mother) - một nữ xuất sĩ anagarika, người rời bỏ đời sống gia đình để sống đời tu học, còn mặc áo trắng, chỉ thọ 8 hoặc 10 giới nhưng chưa được thọ giới đầy đủ.
 

Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
 

Dòng truyền thừa bhikkhuni của Sri Lanka đã sụp đổ trong cuộc xâm lược của Saivite Chola vào năm 1017 dương lịch. Với việc mất đi quyền thọ giới đầy đủ, phụ nữ muốn thực hiện cam kết thực hành Phật giáo nghiêm túc chỉ có thể trở thành sil mathas. Mặc dù dòng truyền thừa bhikkhuni đã được tái lập ở Sri Lanka hiện nay, nhưng vẫn chưa được các tổ chức tu viện thống trị của Sri Lanka chính thức công nhận. Nhiều vị ni đã thọ giới đầy đủ phải đối mặt với những trở ngại về mặt hành chính, bao gồm cả những khó khăn trong việc xin thẻ căn cước công nhận họ là bhikkhuni, phản ánh sự do dự của các tổ chức trong việc tái hòa nhập hoàn toàn quý ni sư vào hệ thống cấp bậc tu viện Theravada, mặc dù việc thọ giới của quý ni sư là hợp pháp.
 

Dòng ni bộ Theravada được phục hồi từ năm 1996, khi 11 phụ nữ Sri Lanka được thọ giới cụ túc tại Sarnath, Ấn Độ, nhờ vào những nỗ lực của Hiệp hội Sakyadhita International Association of Buddhist Women, tổ chức hàng đầu thế giới cam kết chuyển đổi cuộc sống của phụ nữ trong các xã hội Phật giáo. Ngày nay, có hơn 4.000 tỳ kheo ni ở Sri Lanka.
 

Trong phán quyết mang tính lịch sử vào ngày 16/6/2025, Tòa án tối cao Sri Lanka đã ra phán lệnh cho Tổng ủy viên Sở Đăng ký Cá nhân, trực thuộc Bộ Nội vụ, cấp Thẻ căn cước quốc gia cho Ni sư Welimada Dhammadinna—không phải là với tư cách một sil matha, mà theo danh hiệu chính đáng của một Tỳ kheo ni (bhikkhuni).
 

Chánh án Tối cao Murdu Fernando và Thẩm phán Tối cao Gamini Amarasekera nhận thấy rằng việc bộ này từ chối sử dụng danh hiệu “tỳ kheo ni” mặc dù Tỳ kheo ni Welimada Dhammadinna đã thọ giới đầy đủ theo Giáo đoàn Rangiri Dambulla Chapter là hành vi đối xử bất bình đẳng dựa trên giới tính. (Lời người dịch: Rangiri Dambulu Buddhist Chapter có thể hiểu là: Giáo đoàn Phật giáo Rangiri Dambulu, một tăng thân gắn liền với chùa hang Dambulla.)

“Hiển nhiên là nếu người nộp đơn đầu tiên (tỳ kheo ni) là nam giới, đương đơn sẽ không gặp phải những khó khăn này”, theo Thẩm phán Tối cao Amarasekera nhận xét. “Đương đơn đã bị từ chối công nhận là một tỳ kheo ni, mặc dù đã được Giáo đoàn Phật giáo Rangiri Dambulu mà đương đơn thuộc về, một giáo đoàn được chính phủ công nhận, công nhận như vậy. Do đó, rõ ràng là các quyền của đương đơn theo Điều 12(1) của Hiến pháp đã bị vi phạm bởi các hành động và hành vi của cơ quan trả lời đầu tiên”.
 

Đáp ứng tin này, International Network of Engaged Buddhists (INEB: Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế), vốn từ lâu đã đấu tranh cho bình đẳng giới và quyền tự do tôn giáo trọn vẹn cho các nữ tu sĩ, đã ca ngợi phán quyết này và những tác động sâu sắc của nó đối với tăng đoàn Phật giáo nói chung.

“INEB xin gửi lời chúc mừng chân thành đến Ni bộ tỳ kheo ni Sri Lanka về phán quyết lịch sử của Tòa án Tối cao khẳng định quyền của chư ni đối với thẻ căn cước quốc gia mang danh hiệu tỳ kheo ni hợp pháp. Quyết định mang tính bước ngoặt này không chỉ là sự công nhận cần có từ lâu đối với phẩm giá và địa vị của họ như những tu sĩ đã thọ giới đầy đủ, mà còn là một cột mốc quan trọng đối với tất cả các tỳ kheo ni trên toàn thế giới, những người vẫn tiếp tục tìm kiếm công lý, bình đẳng và hòa nhập vào đời sống tôn giáo”, INEB cho biết trong một tuyên bố công khai ngày 18 tháng 6 và được chia sẻ với trang báo BDG.
 

“Phán quyết can đảm này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: rằng cam kết về mặt tinh thần và sự lãnh đạo đạo đức xứng đáng được công nhận và tôn trọng—bất kể giới tính. Nó khẳng định nguyên tắc cơ bản rằng không ai nên bị loại khỏi vị trí chính đáng của họ trong xã hội hoặc Tăng đoàn dựa trên các tiêu chuẩn lỗi thời hoặc các diễn giải phân biệt đối xử.”
 

Con đường phục hồi việc thọ giới tỳ kheo ni ở Sri Lanka không hề bằng phẳng. Mặc dù có nguồn gốc từ những lời dạy đầu tiên của Đức Phật, các phụ nữ thọ giới đã phải đối mặt với sự phản kháng cố hữu của các định chế và guồng máy quan liêu. Đặc biệt, các giới chức tu viện Phật giáo truyền thống của Sri Lanka đã miễn cưỡng công nhận chính thức việc thọ giới cho nữ giới. Do đó, truyền thống sil matha (nữ tu áo trắng) vẫn tiếp tục đóng vai trò là con đường được chấp nhận nhiều nhất đối với những người phụ nữ tìm kiếm một cuộc sống tâm linh thâm sâu.
 

Phán quyết của tòa án tuần này đại diện cho sự khôi phục sự công nhận ở cấp nhà nước đối với giáo đoàn tỳ kheo ni Sri Lanka và khẳng định tính hợp pháp của việc truyền giới tỳ kheo ni và vị trí chính đáng của các ni sư trong tứ chúng do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quy định: tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ.
 

Ngoài quyền tự do về mặt tinh thần, thẻ căn cước ở Sri Lanka cũng là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, cần thiết cho mọi hoạt động chính thức: bỏ phiếu, mở tài khoản ngân hàng, xin hộ chiếu, thi cử, và v.v.
 

Cô Anchalee Kurutach, Điều phối viên của Peace Project and Women’s Program (Dự án Hòa bình và Chương trình Phụ nữ) của INEB, người đã viết tuyên bố của INEB, đã chia sẻ quan điểm cá nhân của cô về tin này, lưu ý rằng: “Trong ba năm qua, tôi đã có vinh dự được làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo tu viện, và tôi đã chứng kiến ​​tận mắt cách các nữ tu sĩ phải liên tục chứng minh bản thân và giá trị của họ—thường là trong khi vẫn giữ thái độ khiêm tốn. Tôi coi họ không chỉ là những người tiên phong, mà còn là những chiến binh tâm linh thực sự.

“Cần phải có lòng can đảm vô cùng để trở thành một tỳ kheo ni. Quý ni sư này làm việc chăm chỉ, thực hành và học tập siêng năng, và tuân theo Giới luật Vinaya với kỷ luật và sự chính trực đặc biệt. Họ đã bước vào cuộc sống tu viện với sự cam kết trọn vẹn—không phải trong vài ngày hay vài tháng, mà là cho hành trình dài. Họ đang đi ngược lại với dòng chính, lựa chọn một con đường đòi hỏi sức mạnh nội tâm và niềm tin sâu sắc.

“Chỉ riêng lòng can đảm và sự cam kết đó thôi cũng đủ khiến tôi cúi đầu trước quý ni sư với sự tôn kính cao nhất.”
 

Phật giáo là quốc giáo của Sri Lanka, nơi giành được độc lập từ sự cai trị của Anh vào năm 1948, với 70,2 phần trăm dân số tự nhận là Phật tử Theravada, theo dữ liệu điều tra dân số năm 2012. Người theo đạo Hindu chiếm 12,6 phần trăm dân số Sri Lanka, trong khi người Hồi giáo chiếm 9,7 phần trăm, người theo đạo Thiên chúa chiếm 7,4 phần trăm và những người khác chiếm 0,05 phần trăm. Là quốc giáo, Phật giáo nhận được các đặc quyền theo hiến pháp của Sri Lanka, mặc dù hiến pháp cũng quy định quyền tự do tôn giáo và quyền bình đẳng cho tất cả công dân.

(Người dịch: Nguyên Giác)
 

SOURCE:

Special Report: Landmark Supreme Court Ruling Affirms Equal Rights for Buddhist Bhikkhunis in Sri Lanka (Buddhistdoor Global)

https://www.buddhistdoor.net/news/special-report-landmark-supreme-court-ruling-affirms-equal-rights-for-buddhist-bhikkhunis-in-sri-lanka/

.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn có thể ngưng đọc một phút và tự nhủ rằng "Không biết" thì tất cả trong tâm bạn sẽ sạch trơn, sẽ không có xanh đỏ tím vàng, sẽ không còn buồn vui hờn giận, sẽ không còn dấu vết Nam Tông hay Bắc Tông, sẽ không còn dấu vết biện biệt thiện với ác, sẽ không còn ranh giới đúng với sai nữa, và Tâm Không đó chính là một bước để vào Gương Tâm trong trẻo, không do tạo tác, không hiển lộ từ ba cây lau nào hết. Nếu bạn thường trực sống với tâm không biết, bạn sẽ hiểu các Thiền ngữ để lại trong kinh sách Thiền Tông.
Cô Maxwell (đang thọ án 20 năm tù) xin ra khai trước Quốc Hội để được ân xá: Elon Musk can, nói cô khai sẽ bể tùm lum rồi tự cô hại cô. - Bộ Tư pháp xin Tòa Tối cao bác đơn kháng cáo cô Ghislaine Maxwell kháng cáo rằng Epstein khai ra ở tòa Florida cũng là cho cô miễn tố. - MAGA nổi giận: Trump nhiều năm phun ra các thuyết âm mưu về nhà nước ngầm và về Dân Chủ móc nối Epstein vui sex trẻ em, bây giờ Trump nói hãy quên hết đi - Trump bị MAGA chống đối vì nói Epstein không có danh sách khách vui sex trẻ em, mặc dù có các hành vi giao dịch này
(WASHINGTON, ngày 14 tháng 7, Reuters) – Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hôm thứ Hai cho biết họ đang điều tra việc nhập cảng máy bay điều khiển từ xa (drone) cùng các linh kiện kèm theo, và polysilicon – thành phần chủ yếu trong pin năng lượng mặt trời và vi mạch điện tử.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ hôm Thứ Hai đã bật đèn xanh cho chính quyền Trump tiếp tục kế hoạch giải thể Bộ Giáo Dục với việc sa thải hơn 1,000 người, theo bản tin từ New York Times. Phán quyết này là một thắng lợi lớn đối với Trump, tạo điều kiện thuận lợi để ông thúc đẩy mục tiêu giảm bớt sự can thiệp của chính phủ liên bang trong lĩnh vực giáo dục. Theo kế hoạch, hơn 1,300 nhân viên sẽ bị cho nghỉ việc. Bộ Giáo Dục – cơ quan chịu trách nhiệm quản trị các khoản vay sinh viên hàng tỷ MK, giám sát chất lượng giáo dục, và đảm bảo thực thi luật dân quyền trong môi trường học đường – sẽ phải gồng mình chống chọi khi bị cắt giảm nhân sự thê thảm như vậy.
- Liên Âu: Trump áp thuế 30% là đã khai từ thương mại Mỹ-Âu.// Liên Âu sẽ đáp trả mức thuế 30% với thuế trả đũa trị giá 72 tỷ euro. - Nhờ Trump đánh phá đồng minh, kinh tế TQ tăng tốc tháng 6, vượt xa dự báo. - Video giám sát dài 11 giờ bên ngoài phòng giam Epstein vào đêm ông qua đời năm 2019 là ghép từ 2 clip riêng, bị sửa 4 lần bằng Adobe Premiere Pro, xóa mất 1 phút lúc Epstein chết
Sân vận động MetLife ở thành phố New York với sức chứa 82,500 người chật kín khi tiếng còi khởi động bắt đầu vào lúc 3 giờ chiều (US Eastern time) ngày 13 tháng 7 cho trận final của FIFA Club World Cup năm 2025. Thời tiết trên 80 độ dù không dễ chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thể lực của các cầu thủ. Giá vé từ $346.00 đến $546.00 vì môn thể thao số 1 ở Mỹ là Football (bóng bầu dục), môn soccer (bóng tròn) còn đứng dưới cả bóng rổ, bóng chuyền.... Hai câu lạc bộ được vào chung kết, tranh cúp vàng là Chelsea FC và PSG. Chelsea FC có trụ sở ở Anh dù cổ phần lớn nhất của Chelsea là của người Mỹ, nên khán đài MetLife tràn ngập màu áo xanh dương.
(MANCHESTER, ngày 13 tháng 7, Reuters) – Phi trường Southend ở London, thuộc hạt Essex, Anh quốc, đã phải tạm thời đóng cửa sau khi một chiếc phi cơ hạng nhẹ gặp nạn vào chiều Chủ Nhật.
(BOSTON, ngày 13 tháng 7, Reuters) – Theo tài liệu nội bộ, Sở Di Trú và Quan Thuế (ICE) có thể trục xuất di dân sang một nước thứ ba (quốc gia không phải là quê hương của họ) mà chỉ cần báo trước ít nhất sáu tiếng đồng hồ. Đây được xem là bước đi mở đường cho việc đẩy mạnh trục xuất trong thời gian tới.
- Tiểu bang đỏ Louisiana nổi giận: bầu cho Trump chỉ tự hại thêm. Nhiều người da trắng bực dọc vì dân gốc Việt vừa làm móng, vừa xin trợ cấp - Elon Musk: Trump từng nói hồ sơ trùm ấu dâm Epstein là do Obama, Hillary dựng lên, vậy thì Trump nên "công bố hồ sơ Epstein như Trump đã hứa" vì Bondi nói có "trẻ em bị lạm dụng sex, chính phủ có video ghi lại" thì sao chưa kẻ lạm dụng nào bị truy tố // Trump nói hãy quên Epstein đi, FBI nên điều tra vụ bầu cử 2020
Đến chiều thứ Sáu, nhiều người vẫn tập trung tại Camarillo để tìm thông tin về thân nhân của họ bị bắt đi trong cuộc bố ráp. Một số người đã được đoàn tụ với gia đình, nhưng trường hợp của Irma vẫn là một ẩn số.
Kinh Phật thường nói rằng chúng ta đang sống trong nhà lửa. Nghĩa là, hiểm họa liên tục, không có gì bình an. Và phải lo tìm đường giải thoát. Lời Phật dạy không đơn giản có ý nói rằng hãy rời nơi này để qua nơi khác. Không đơn giản như thế. Bởi vì chuyện dời đổi không gian và thời gian không cứu được chúng ta, khi còn danh sắc này, còn thân tâm này.
- Kentucky: 85% người dân Quận Knox bầu cho Trump, bây giờ thê thảm vì mất Medicaid và SNAP và 200.000 bệnh nhân Kentucky sẽ mất bảo hiểm. - Texas: Cũng vì Ban giám đốc trại hè nhiều lần kháng cáo, không muốn tên trại hè nằm trong các nơi dễ bị lũ lụt.
Sáng thứ Sáu 11/7, Tom Homan, “trùm biên giới” của chính quyền Donald Trump nói trên đài truyền hình Fox News: “Hãy nghe đây, quý vị cần phải hiểu rằng, cảnh sát di trú ICE và cảnh sát biên phòng không cần có lý do chính đáng để bước đến trước mặt một ai đó, tạm giữ họ và tra hỏi họ. Không cần lý do xác đáng. Chỉ cần nghi ngờ hợp lý.”
- Nam California: ICE bố ráp nông trại Camarillo, dân biểu tình phản đối, đòi ICE ra. Lựu đạn cay bắn vào dân. - California: Đại học Cal State L.A. cho các GS chuyển sang dạy trực tuyến để ngừa ICE vào trường bố ráp di dân - Nam Califgornia: Thị trưởng Perris (78% dân số Perris là gốc Latinh) yêu cầu cư dân đừng ra phố vì đặc vụ ICE đang bố ráp.
Dù chưa một lần đặt chân đến Phi Châu trong cả hai nhiệm kỳ Tổng thống, Donald Trump đã không ít lần khiến lục địa này “nóng mặt.” Ngay trong nhiệm kỳ đầu, ông từng khiến cả Phi Châu dậy sóng khi được cho là đã gọi Haiti và các quốc gia của lục địa này là “các nước thối tha” (shithole countries). Trước phản ứng gay gắt từ dư luận quốc tế, Trump đã chối là mình không có dùng cụm từ đó. Dù vậy, TNS Dick Durbin (Dân Chủ, Illinois), người có mặt trong buổi họp kín đó, khẳng định rằng Trump liên tục thốt ra “những lời lẽ đầy ác ý, bẩn thỉu và sặc mùi kỳ thị sắc tộc.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.