Hôm nay,  

Cùng Thắp Sáng Thơ

28/03/202500:00:00(Xem: 1485)

Hình-chính 
 
Bạn có thích đọc thơ không? Người ta nói, mỗi người Việt là mỗi nhà thơ. Nhà thơ sao lại không đọc thơ?

À, như vậy, bạn có đọc thơ.

Dĩ nhiên bạn thích đọc thơ hay. Nhưng làm thế nào để biết bài thơ hay? Có bài thơ được nhiều người khen hay quá trời, sao bạn lại nghĩ là dở. Hoặc bạn hí hửng khoe bài thơ hay vừa đọc được, người bạn đọc xong, lắc đầu. Sao vậy?

Thơ hay không bảo đảm người đọc đồng ý với nhau.

Hãy hỏi bạn Trí Thông Minh Nhân Tạo (A.I.), trông cậy anh ta biết nhiều, hiểu rộng, có thể cho đôi lời vắn tắt.

A.I. nói:

“Một bài thơ được coi là tuyệt vời đối với người đọc khi nó gợi lên phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, tạo ra hình ảnh sống động thông qua ngôn ngữ có sức tác động, khơi dậy suy nghĩ và sự phản ánh sâu sắc, và khiến người đọc cảm thấy gắn kết với chủ đề hoặc thông điệp của bài thơ, thường thông qua sự kết hợp giữa các từ ngữ được đặt đúng chỗ, nhịp điệu và các thiết bị âm thanh cộng hưởng ở cấp độ cá nhân.

Các yếu tố chính góp phần tạo nên sự xuất sắc của một bài thơ:

Hình ảnh sống động: Sử dụng ngôn ngữ mô tả vẽ nên một bức tranh rõ nét trong tâm trí người đọc, cho phép họ gần như trải nghiệm được cảnh được mô tả.

Sự cộng hưởng cảm xúc: Truyền tải cảm xúc và tình cảm theo cách mà người đọc có thể kết nối sâu sắc và liên hệ với trải nghiệm của chính họ.

Ngôn ngữ có ý nghĩa: Lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận vì hàm ý và tác động của chúng, tạo ra các lớp ý nghĩa vượt ra ngoài nghĩa đen.

Các thiết bị âm thanh: Sử dụng nhịp điệu, vần điệu, phép điệp âm và các kỹ thuật âm thanh khác để tăng cường tính nhạc và sự trôi chảy của bài thơ.

Cấu trúc và hình thức: Cách các dòng bị ngắt quãng và sắp xếp có thể góp phần vào tác động và ý nghĩa chung của bài thơ.

Tính độc đáo của sáng tạo: Trình bày một góc nhìn độc đáo hoặc góc nhìn mới mẻ về một chủ đề.

Người đọc có thể trải nghiệm một bài thơ tuyệt vời như thế nào:

Cảm thấy được đưa đến một nơi hoặc thời gian khác. Suy ngẫm sâu sắc và phản ánh cá nhân về chủ đề của bài thơ. Cảm giác ngạc nhiên hoặc kinh ngạc trước khả năng diễn đạt những ý tưởng phức tạp của nhà thơ. Một kết nối cảm xúc có thể bao gồm niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ hoặc cảm hứng.                (A.I. Overview.)

Trong những điều chủ yếu do A.I. đề nghị, cần thiết nhất là “tính độc đáo của sáng tạo.” Sáng tạo thể hiện dưới nhiều hình thức và văn dạng khác nhau. Sáng tạo không có chân dung hình hài nhất định và người ta đã lợi dụng tên tuổi nó đến mức, sáng tạo trở nên tầm thường như sáng kiến. Chủ quan hơn bởi những người hàn lâm, sáng tạo trở thành sáng lập. Trong tay những người làm thơ thiếu kinh nghiệm, thường xuyên yêu thơ mình trong quá khứ, sáng tạo trở thành sáng trăng. Vì vậy, thơ trong thế kỷ 21 đòi hỏi sáng tạo “độc đáo.” Nghĩa là duy nhất, nổi bật và chạm sáng.

Sáng tạo, tạo ra chất sáng như Ezra Pound xác nhận, những điều sáng thơ làm thơ vượt lên thơ bình thường. Cùng với T.S. Eliot, Pound đưa ra thuyết chủ nghĩa hình tượng (Imagism) nhắm vào ngôn ngữ mô tả những hình ảnh sống động, làm cho thơ sáng.  Đây là cái sáng của hình thức.

Cái sáng trong nội dung được T.S. Eliot lập luận: Trong bài thơ hay thường bắt gặp những mô tả tạo ra cảm giác, nhiều mô tả loại này và cường độ gia tăng cảm giác về chủ đề sẽ dẫn đến mô tả cảm xúc, hoặc mô tả bởi ngôn ngữ từ vô thức. Trạng thái này trước đây, gọi là xuất thần.

Cảm giác thơ và cảm xúc thơ lên cao trào tạo ra cảm xúc toàn bộ về bài thơ, về đề tài hoặc về thông điệp của tác giả. Đây là Quá trình của sáng.
Nói bình dân hơn, nếu muốn thực sự thưởng thức bài thơ, người đọc không thể chỉ lướt mắt qua như đọc báo, mà nên đọc từ tốn để hưởng sự thú vị, nếu có.

Tìm những hình ảnh, lời lẽ diễn tả sống động và gây cảm giác. Theo dõi các biểu tượng, các so sánh, các ẩn dụ để hiểu tứ thơ, ý nghĩa và những ngụ ý của chữ nghĩa. Hành trình này tự động đưa đến sự thích thú (một cách cảm xúc giải trí) hoặc tự nhiên chia sẻ những cảm xúc buồn, vui, thế thái nhân tình, mà tác giả đã xây dựng trong thơ. Ngoài ra, bạn đọc sẽ cảm nhận, cảm thông nhiều điều hơn cả tác giả vì trí tưởng tượng của bạn tự động tạo ra một quang cảnh, một thế giới, một tâm sự, một số ý nghĩa khác hơn trong văn bản. Đây là phần kỳ diệu nhất của đọc thơ.

Khi bạn đọc một bài thơ mà những câu thơ cảm thấy quen thuộc như đã nghe đâu đó trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, đọc đâu đó trong sách vở, trên báo chí, facebook, mạng lưới, hoặc đã đọc thấy tương tựa trong các bài thơ khác, vân vân, nghĩa là bài thơ đó không có trình độ sáng tạo. Tôi nghĩ, đừng đọc tiếp vì nó sẽ mang bạn đi xa thơ, đi lạc vào lầm thơ hay.

Khi đọc một bài thơ và cảm nhận lời lẽ lổn ngổn, trục trặc, bạn nên đọc chậm lại, tìm hiểu xem có nên đọc tiếp hay không?

1-    Ngôn ngữ thơ có hình dạng và nội dung không nhất thiết phải theo đúng văn phạm. Từ ngữ có thể được sử dụng trong một ý nghĩa mở rộng hơn nghĩa từ điển. Tuy nhiên, điểm chính, dù câu thơ khó hiểu, khi đọc lên phải trơn tru, tự nó đã có một loại nhịp điệu nào đó, làm cho câu thơ vang lên dễ dàng. Những câu thơ trước sau phối hợp với nhau dù mới nhìn ra vẻ rối loạn. Nếu cần trải nghiệm, bạn hãy đọc lớn tiếng, nghe thử bài thơ có trôi chảy dễ dàng. Nếu không, khỏi đọc tiếp, vì có một số người làm thơ đã lầm lẫn về mặt ngoài của từ ngữ và cách diễn tả, họ tạo ra những câu thơ gồ ghề, lộng lẫy mà vô nghĩa, khiến người đọc cảm thấy khó hiểu. Đó có thể là một tập hợp của thời trang chữ nghĩa, không hẳn là bài thơ.

2-    Thơ thường chứa đựng nhiều so sánh, biểu tượng, ẩn dụ vì đó là những thành phần tạo ra tính văn học và vẻ đẹp của thơ. Đọc những câu thơ này, bạn không nhất thiết phải hiểu ý tác giả, mà nên hiểu theo ý riêng và thu nhận khả năng tưởng tượng của bản thân. Một bài thơ hay cho phép độc giả tưởng tượng ra nhiều điều tốt đẹp, có ý nghĩa, có điều gì để cao lên. Mỗi độc giả sẽ cảm thụ khác nhau. Đó là thú đọc thơ hay và cách học hỏi từ tác giả rồi vượt qua tác giả để tự học về bản thân.

Bạn đọc, tôi hỏi A.I. đề cử vài bài thơ dại diện thơ một phần tư thế kỷ 21, hắn ta đề nghị:

Một bài thơ thế kỷ 21 thường tập trung vào các chủ đề như công nghệ, phương tiện truyền thông xã hội, biến đổi khí hậu, chính trị bản sắc và sự phức tạp của cuộc sống hiện đại, thường sử dụng giọng điệu đàm thoại và kết hợp ngôn ngữ kỹ thuật số; một số ví dụ bao gồm:

Bài "Màn hình" của Ocean Vương:
Ánh sáng xanh trên chiếc gối cạnh bên,
Bóng ma trong đêm tối, lời cầu xin thầm lặng.
Tôi cuộn mình qua cuộc sống,  hồi sinh và tươi sáng,
Trong khi đời tôi mờ dần vào bóng đêm.

["The Screen" by Ocean Vuong:
A blue glow on the pillow beside me,
A ghost in the dark, a silent plea.
I scroll through lives, curated and bright,
While my own fades into the nigh.]

Bài "Tweet" của Rupi Kaur:
Một ngàn chữ
chỉ 140 ký tự
cho suy nghĩ thoáng qua
vào không gian điện tử.

["Tweet" by Rupi Kaur:
A thousand words
condensed into 140 characters
a fleeting thought
in a digital space.]

Những đặc điểm chính của thơ thế kỷ 21:

Cá nhân và tự thú: Thường trực tiếp đề cập đến những trải nghiệm và cảm xúc cá nhân, đôi khi với giọng điệu thô và thẳng thắn.

Bình luận xã hội: Tham gia vào các vấn đề đương đại như bất bình đẳng, bất ổn chính trị và các mối quan tâm về môi trường.

Ảnh hưởng kỹ thuật số: Kết hợp ngôn ngữ và hình ảnh liên quan đến công nghệ, phương tiện truyền thông xã hội và văn hóa trực tuyến.

Thẩm mỹ thị giác: Một số nhà thơ sử dụng các yếu tố thị giác như ngắt dòng và khoảng cách để tăng cường ý nghĩa của bài thơ.
(A.  I. Overview.)

Đọc thơ hay là một cái thú. Đọc thơ có trình độ là một sự học hỏi. Đọc thơ là tự mang hồn xác của mình tiếp cận vùng sáng của văn chương và thẩm mỹ. Dĩ nhiên, bản thân sẽ từ từ sáng thêm. Ngược lại, đọc thơ dở, cổ động thơ dở là cách dập tắt ánh sáng văn chương, mang bóng tối lầm lẫn đến cho bản thân và người khác.
 
Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
“Cơn mưa di tản trở về giữa quá khứ và hiện tại, giữa người chết và người sống. Đó là lăng kính mà mọi thứ đã được chắt lọc qua. Những năm tháng trở nên trong suốt như nước. Những gì chúng ta thấy là những hình dạng mờ nhạt đang trôi về nguồn. Tất cả những viễn cảnh và cách diễn giải của chúng ta khi chúng ta quay trở về là đường nét chuyển động của người khác. Để tồn tại, chúng ta đã di tản qua thời gian, và để nói, chúng ta học ngôn ngữ của mưa.”
Bạn tắt hết điện thoại, truyền hình, bạn gập lại các quyển sách đang đọc. Bạn ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, khóa kín cửa, hay bạn ngồi trên một tảng đá trong rừng, hay bạn ngồi giữa chợ, điều ấy không quan trọng. Bạn không cần phải thực hành bất kì một lễ nghi tôn giáo, yoga hay thiền nào cả.
Một trong những thành tựu quan trọng đáng tự hào của cộng đồng người Việt là sự thành công của những cây bút người Mỹ gốc Việt, kể câu chuyện Việt góp phần vào nền văn học lưu vong Việt Nam cũng như góp mặt vào dòng văn học chính Hoa Kỳ. Bài giới thiệu sách này thuộc loạt bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học thế hệ thứ nhất-thứ hai, trong thời điểm 50 Năm Nhìn Lại, từ biến cố tháng Tư, 1975.
Tôi có một thói quen xấu khi đọc sách – luôn bắt đầu bằng cách mở trang cuối và đọc hàng cuối rồi gấp sách lại xem đầu óc mình nghĩ gì. Hôm nay, mở cuốn “Stories from the Edge of The Sea”, cuốn sách dày 216 trang với 14 truyện ngắn của tác giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, tôi lẩm nhẩm: “Hãy đứng đến giây phút cuối cùng, và bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ phải đứng một mình.“* “Giây phút cuối cùng”? Không hiểu sao hình ảnh Việt Nam những ngày cuối tháng Tư, 1975 hiện về. Dẫu chỉ là một đứa bé con 6 tuổi vào thời điểm này, nhưng lớn lên và sống với những hệ lụy lịch sử kéo dài từ cái ngày định mệnh đó, ngay trên mảnh đất quê hương bị đánh mất, những mảng đời, những câu chuyện, những ám ảnh, những mất mát luôn là những gì mà chính tôi, bạn bè tôi, gia đình tôi, quê hương, dân tộc tôi, vẫn gồng mình hứng chịu… dẫu nửa thế kỷ đã trôi qua. Tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đọc cuốn sách này bằng một sự “khó ở” trong lòng của một độc giả người Việt sống xa quê hương, trong tâm trạng u uẩn
Cô lớn lên như một đứa con gái tomboy, đánh gậy bóng chày giỏi hơn thằng em trai mình, có thể đá văng cặp kính ra khỏi mặt một thằng con trai, và vì thế cô không gần với mẹ lắm. Cô chẳng thấy mẹ mình có gì đáng yêu kính. Bà là người với một thân hình đẫy đà, có tật ngồi lê đôi mách, luôn tay luôn chân công việc nhà cửa, lại nợ nần cờ bạc, chẳng bao giờ thích hoạt động ngoài trời, vì quá quan tâm đến những chuyện trong gia đình nên bà chẳng hề đi đâu thăm thú thế giới, đại dương này nọ, ví dụ, bầu trời xanh chẳng có gì cho bà quan tâm, thấy thú vị.
Hôm nay 17 tháng 3, 2025, dân chúng Canada tạm biệt Justin Trudeau. Tôi yêu mến thủ tướng và tự hào về ông. Trudeau nói: Dân chủ không phải được ban cho, tự do không phải được ban cho, Canada cũng không phải được ban cho. Bạn phải giành lấy chúng bằng tất cả lòng can đảm, sự hy sinh và công việc cần mẫn mỗi ngày.
Vào đầu tháng 3, 2025 xem chương trình The Jimmy TV trên YouTube trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, cụ bà năm nay 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn trò chuyện với nhau. Gần sáu thập niên qua, Hè năm 1967, sau bốn tháng học Quân Sự trong giai đoạn I cùng với Khóa 24 ở Truồng Bộ Binh Thủ Đức, Khóa Nguyễn Trãi I thuyên chuyển về Trường ĐH. CTCT ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó Vòng Tay Học Trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đã tái bản nhiều lần gây xôn xao trong dư luận và dĩ nhiên thu hút độc giả nơi nầy vì nhân vật và bối cảnh xảy ra trên mảnh đất nầy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.