Hôm nay,  

Nổi Mụn: Có Nên Nặn Không?

28/03/202500:00:00(Xem: 842)

iStock-1097647980 mụn
Chắc hẳn đối với nhiều người nặn mụn là một thói quen khó cưỡng, nhưng liệu việc này có nguy hiểm gì không? (Ảnh: istockphoto.com)
 
Có thể các bạn đã từng nghe rằng trên khuôn mặt chúng ta có một khu vực được gọi là “tam giác nguy hiểm” hay “tam giác tử thần”, và nặn mụn ở chỗ này có thể bị nhiễm trùng nặng, dẫn đến nguy hiểm.

Và tuy trường hợp bị nhiễm trùng nặng ở vùng tam giác nguy hiểm thực sự rất hiếm, việc chúng ta chú ý, cẩn trọng hơn với thói quen nặn mụn vẫn là một điều tốt.

Vậy tại sao khu vực từ sống mũi đến hai khóe miệng lại được cho là đặc biệt nguy hiểm và nặn mụn có thể gây ra những nguy hại gì?

Các bác sĩ da liễu thường khuyến cáo không nên sờ mó vào mấy nốt mụn, và họ cũng quá hiểu rằng có một số người sẽ cầm lòng không đặng mà bỏ ngoài tai những lời khuyên này.

Tam giác nguy hiểm là gì?

“Tam giác nguy hiểm” hay “tam giác tử thần” trên khuôn mặt chúng ta là khu vực nằm từ sống mũi đến hai khóe miệng. Khu vực này có mạng lưới mạch máu liên kết trực tiếp đến não bộ, nếu xảy ra nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm.

Theo Joshua Zeichner, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai, dù hiếm gặp nhưng cũng có một số trường hợp nhiễm trùng tại đây dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như tê liệt một phần mặt.

Vùng trung tâm khuôn mặt chứa mạng lưới mạch máu dày đặc, tất cả đều dẫn đến xoang hang, vùng rỗng nằm phía sau hốc mắt, kết nối trực tiếp với não bộ. Nếu vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào khu vực này và gây nhiễm trùng, chúng có thể hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông có thể di chuyển đến não, gây ra tình trạng cục máu đông ứ trong xoang hang.

Nhưng ông cũng nói thêm rằng nặn mụn trong khu vực này hiếm khi gây nhiễm trùng tới mức lan đến xoang hang. Vì dù nặn mụn có thể tạo ra vết thương hở, nhưng thường lượng vi khuẩn xâm nhập không đủ để gây nhiễm trùng sâu tới xoang hang, và các tế bào miễn dịch trong da cũng sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Bất kỳ cách mổ xẻ nặng nhẹ nào được thực hiện ở vùng “tam giác nguy hiểm” đều cần phải cẩn trọng, vì khu vực này có mạng lưới mạch máu dày đặc, dễ chảy máu nhiều và tụ máu, có thể dẫn đến tổn thương mô hoặc nhiễm trùng.

Những nguy hại khi nặn mụn

Mặc dù nặn mụn có thể không gây nguy hiểm đến mức tử vong, nhưng vẫn có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, gồm nhiễm trùng, da bị thâm hoặc để lại sẹo vĩnh viễn. Ở những chỗ có nhiều mạch máu thì nguy cơ nhiễm trùng lan rộng sẽ cao hơn.

Ngoài khu vực tam giác nguy hiểm, các bác sĩ da liễu khuyến cáo rằng tốt nhất là không nên nặn mụn. Bác sĩ Sandra Lee (nổi tiếng trên YouTube với biệt danh Dr. Pimple Popper) cho biết: “Việc nặn mụn thường hại nhiều hơn lợi.” Bác sĩ da liễu Jayden Galamgam cũng đồng ý, cho rằng: “Rất ít trường hợp cần phải nặn mụn.”

Mụn hình thành khi lỗ chân lông hoặc nang lông bị tắc nghẽn do dầu (chất nhờn) hoặc tế bào chết ứ đọng trên da, gây ra các nốt sần gọi là nhân mụn (hay đầu mụn, cồi mụn). Có hai loại đầu mụn: đầu mụn mở (mụn đầu đen) và đầu mụn đóng (mụn đầu trắng). 

Mụn đầu đen là loại mụn có nhân hở. Khi tiếp xúc với không khí, chất nhờn bên trong bị oxy hóa, tạo ra màu đen đặc trưng. Việc lấy mụn đầu đen thường an toàn nếu được thực hiện đúng cách bởi các chuyên gia.

Ngược lại, mụn đầu trắng là loại mụn có nhân bị bít kín dưới da, hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn bởi dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn. Loại mụn này thường xuất hiện dưới dạng các nốt nhỏ, có thể có hoặc không có đầu trắng. Trong một số trường hợp, mụn đầu trắng có thể kích thích phản ứng miễn dịch, gây viêm nặng hơn với các nốt đỏ, đau, chứa mủ sâu dưới da, được gọi là mụn viêm (hay mụn trứng cá). Cố nặn mụn loại này có thể gây tổn thương và làm tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn, vì vi khuẩn có thể lan rộng và gây nhiễm trùng sâu hơn. Tự ý nặn mụn trứng cá cũng có thể làm thâm da và để lại sẹo.

Để giải quyết mụn mà không cần nặn, sử dụng miếng dán trị mụn. Những miếng dán này giúp giữ ẩm cho da, ngăn chặn vi khuẩn, hạn chế thói quen sờ vào mụn, và quan trọng là che “khuất mắt,” giúp chúng ta đỡ bị ám ảnh về nó. 

Nếu mụn vẫn không tự hết, nên đến gặp bác sĩ da liễu để tìm phương pháp điều trị phù hợp. Một số trường hợp mụn cần được bác sĩ can thiệp để lấy mụn ra hoặc áp dụng các phương pháp điều trị đặc biệt.

Nặn mụn an toàn

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng biết tỏng rằng đôi khi chúng ta không thể cưỡng lại việc nặn mụn. Và lúc đó, hãy đảm bảo thực hiện đúng cách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương da. Hãy coi việc nặn mụn như một “thủ thuật y tế nhỏ” và tuân thủ các bước sau. Đầu tiên, quý vị cần làm sạch da, tay và dụng cụ nặn mụn bằng xà bông, nước hoặc cồn để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Chỉ nên nặn mụn khi mụn đã “chín,” tức là khi cồi mụn đã hình thành rõ ràng. Khi nặn, hãy sử dụng khăn giấy sạch quấn quanh ngón tay hoặc, tốt hơn, dùng dụng cụ nặn mụn chuyên dụng đã được khử trùng. Ấn nhẹ nhàng và đều đặn lên mụn, tránh bóp mạnh để không làm rách da hoặc để lại vết thâm, sẹo. Sau khi nặn, dùng tăm bông thoa benzoyl peroxide lên chỗ nặn và xung quanh để khử trùng.

Theo bác sĩ Lee, chỉ nặn mụn thôi không phải là cách trị mụn hiệu quả. Để giải quyết mụn, quý vị nên sử dụng các sản phẩm trị mụn không kê đơn, chẳng hạn như. Bà cho biết: “Salicylic acid giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc, rất hiệu quả trong điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Benzoyl peroxide thì có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa viêm nhiễm.” Ngoài ra, retinoids sẽ giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mụn trứng cá.

Mặc dù các sản phẩm này rất hữu ích, nhưng nguyên nhân gây mụn không chỉ là do tắc nghẽn lỗ chân lông hay vi khuẩn. Các yếu tố không thể kiểm soát như di truyền, thay đổi nội tiết tố, và căng thẳng đầu óc (stress) cũng góp phần làm nổi mụn. Vì mỗi người có cơ địa và tình trạng da khác nhau, cách điều trị mụn cũng sẽ khác nhau.

Nếu tình trạng mụn không cải thiện hoặc đang bị mụn viêm nặng, gây đau đớn như mụn mủ, mụn bọc, quý vị nên sớm đi bác sĩ da liễu để tránh nguy cơ bị thâm, nám hoặc sẹo vĩnh viễn.
 
Cung Mi biên dịch
 
Nguồn: “Everybody is tempted to pop zits—but is there a safe way?” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi giao mùa, “cúm” lại trở thành một chủ đề quen thuộc. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu rõ về căn bệnh phổ biến này, cũng như những biến thể nguy hiểm như cúm gia cầm? Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện, từ những kiến thức cơ bản đến những thông tin chuyên sâu, giúp quý độc giả phân biệt, phòng ngừa và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo quan trọng.
Theo Seth Berkley, cựu giám đốc Gavi (2011-2023), kế hoạch cắt tài trợ cho các chương trình tiêm chủng toàn cầu của Trump có thể khiến Hoa Kỳ tự chuốc lấy hiểm họa về y tế và kinh tế. Những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh y tế của người dân Hoa Kỳ hiện nay là gì? Có không ít mối nguy đang rình rập chúng ta: cúm gia cầm không chỉ lây lan ở chim và gia súc mà còn ở hơn 50 loài động vật hữu nhũ khác; bệnh sởi đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia; COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành và có thể biến đổi thành chủng nguy hiểm hơn; Uganda vẫn đang chật vật với dịch Ebola, còn Mpox đã có mặt ở 127 quốc gia.
Vừa chật vật kiểm soát đợt bùng phát sởi nghiêm trọng ở Tây Texas, các viên chức y tế công cộng vừa lo lắng về tình trạng người dân vẫn cứ tin dùng những phương thức điều trị mà Bộ trưởng Y tế Robert F. Kennedy Jr. ủng hộ (dù chưa được kiểm chứng khoa học đàng hoàng). Hậu quả là nhiều người chần chừ không chịu đi bác sĩ cho đến khi bệnh tình trở nặng. Trước nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng, trong tuần này, các bệnh viện và cơ quan y tế đã loan tin cảnh báo, hướng dẫn người dân nhận biết các triệu chứng sởi cần được điều trị khẩn cấp, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Dù được tuyên bố là đã bị xóa bỏ ở Hoa Kỳ từ 25 năm trước, bệnh sởi (measles) đang quay trở lại với tốc độ đáng báo động. Chỉ trong hai tháng, đã có 146 trường hợp mắc bệnh sởi đã được ghi nhận tại tây bắc Texas, trong đó có một trẻ nhỏ đã tử vong. Ngoài Texas, các đợt bùng phát nhỏ hơn cũng xuất hiện tại New Mexico, California, Georgia, New Jersey, Rhode Island và một số tiểu bang khác
Một nghiên cứu mới đã mang đến cái nhìn chưa từng có về cách các tế bào thần kinh trong não bộ thay đổi hoạt động trong quá trình từ trước đến sau khi trẻ chào đời. Nhóm nghiên cứu sử dụng 184 ảnh brain scan từ 140 thai nhi và trẻ sơ sinh thuộc độ tuổi thai từ 25 đến 55 tuần sau thụ thai. Thai kỳ thông thường chỉ kéo dài khoảng 40 tuần, nên với những dữ liệu này, các khoa học gia có thể so sánh những thay đổi của não bộ trước và sau khi trẻ chào đời.
Trong ba thập niên qua, thói quen sử dụng thuốc bổ sung (supplements) của mọi người đã thay đổi mạnh mẽ, từ một lựa chọn dinh dưỡng trở thành một khuynh hướng phổ biến đến mức ám ảnh. Hiện nay, hơn một nửa số người lớn ở Hoa Kỳ sử dụng supplements với hy vọng có thể chữa trị hầu hết mọi vấn đề về sức khỏe, từ thể chất đến tâm thần.
Trí nhớ kém, cơ thể mất kiểm soát, những lỗ thủng bí ẩn hình thành trong não bộ – tất cả đều là dấu hiệu của một căn bệnh hiếm nhưng đáng sợ: Bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD), tương tự như bệnh bò điên. Đây là một trong những căn bệnh gây thoái hóa não tàn khốc nhất, với tốc độ tiến triển nhanh chóng và không thể cứu chữa. CJD là một bệnh về não hiếm gặp, được đặt theo tên của hai bác sĩ người Đức, Hans Creutzfeldt và Alfons Jakob, những người đầu tiên mô tả về căn bệnh vào những năm 1920. Dù hiếm gặp và ít được biết đến so với Alzheimer hay Parkinson, CJD đáng sợ ở chỗ nó khiến não bộ bị “ăn mòn” theo đúng nghĩa đen.
Khi con gái ba tuổi của Colleen Henderson cho biết cô bé bị đau khi đi vệ sinh, các bác sĩ đã không quan tâm đến và cho rằng đó là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc táo bón, những căn bệnh thường gặp trong những năm trẻ con ở giai đoạn tập đi vệ sinh. Sau khi hãng bảo hiểm y tế của cô Henderson thông báo họ không trả cho cô chi phí siêu âm, Henderson đã bị trừ $6.000 vào thẻ tín dụng của cô. Rồi một hung tin xảy ra: Trong bàng quang của con gái nhỏ của cô có một khối u to bằng quả bưởi.
Vắc-xin (Vaccines) đã thay đổi vận mệnh của loài người. Trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa (smallpox) đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 triệu người trên toàn thế giới, còn bệnh bại liệt (polio) khiến nửa triệu người tử vong hoặc bị liệt mỗi năm. Nhưng ngày nay, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vắc-xin, bệnh đậu mùa đã hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh, và bệnh bại liệt cũng đã được kiểm soát tại nhiều quốc gia.
Đồng tử đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt, tương tự như khẩu độ của máy ảnh. Do đó, nó rất quan trọng đối với tầm nhìn và cách chúng ta nhận thức môi trường xung quanh.Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng kích thước đồng tử bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.