Hôm nay,  

Cơm Âm Phủ

14/03/202500:00:00(Xem: 1520)

Ảnh Phan Ni Tấn FB
Ảnh Phan Ni Tấn FB
 
Hồi trẻ tôi đi lính xa nhà có lần về phép được Mạ tôi nấu cho một bữa cơm ngon ngất ngư. Ăn lạ miệng tôi hỏi cơm chi Mạ nói cơm Âm Phủ. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn món cơm mang cái tên thật kỳ dị của xứ Huế, quê Mạ tôi. Khi tôi trở ra đơn vị ở Cheo Reo, Mạ không quên bới cơm Âm Phủ cho tôi mang theo. Biết đâu nhờ miếng "cơm ma" này mà tôi sống sót cho tới ngày tàn cuộc chiến.

Ngày nay Mạ tôi đã gần trăm tuổi, tôi cũng chẳng còn trẻ trung chi. Hai mẹ con cùng tóc bạc da mồi, cùng lụm cụm ngồi ôn lại chuyện xa xưa ở quê nhà. Khi tôi nhắc tới cơm Âm Phủ thì Mạ tôi cười thật hiền, nụ cười "hăng rết hết răng" thiệt là dễ thương.

Nói tới cơm Âm Phủ, không riêng gì người Huế, người Việt hầu như ai cũng nghe đến tên "cơm ma" này dù chưa có dịp thưởng thức. Ở Huế, ngoài bún bò, cơm hến, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh canh, các món chè… thì cơm Âm Phủ là đặc sản trứ danh của gia đình ông Tống Phước Kỷ dựng quán chế biến từ năm 1916, năm vua Khải Định lên ngôi.

Thời gian này, giữa vùng Đất Mới, quán cơm lợp bằng mái tranh vách nứa, chuyên bán vào giờ âm (12 giờ khuya) nhằm phục vụ những người giữ an ninh đất mới, người đi buôn, khách làng chơi, những con bạc và giới lao động bình dân đi làm về khuya thường ghé quán cơm lót bụng trong một không gian có phần kinh dị.

Thời đó chưa có điện, đường khuya tối mò, giữa đồng không mông quạnh của vùng Đất Mới, quán cơm ông Kỷ chỉ thắp ngọn đèn dầu tù mù, leo lắt trông ma mị như cõi âm. Quán mở lúc nửa khuya ban đầu không có tên, nhưng vì thức ăn ngon, rẻ, thực khách ăn đêm có cảm giác không khí rờn rợn y như quán có "ma rình phía trong" bèn đặt tên là "Quán cơm Âm Phủ", từ đó món cơm cũng được gọi thành cơm Âm Phủ.

Tuy mang tên ma mị rứa nhưng cơm Âm Phủ không có gì bí hiểm, chỉ là một kiểu cơm trộn với những thức ăn ngon quen thuộc của cố đô Huế như thịt ram, giò lụa, nem chua, tôm chấy, trứng tráng, rau, củ, dưa leo, dưa món, gỏi gà xé phây... ăn cùng cơm trắng chan nước mắm tỏi ớt cay cay, mằn mặn, ngọt ngọt, chua chua. Cơm Âm Phủ ngon ở sự hòa quyện các món ăn mộc mạc của xứ Huế vừa đậm đà, bùi bùi, vừa giòn giòn, dai dai. Dù dân dã với các nguyên liệu quen thuộc nhưng cơm Âm Phủ đủ sức mê hoặc thực khách bởi cách nấu tỉ mỉ, trình bày màu sắc rất tinh tế phảng phất phong cách cung đình Huế. Điều này dẫn tới truyền thuyết vua nhà Nguyễn (vua Khải Định) cải trang xuất cung vi hành nửa đêm đói bụng ghé vào nhà một bà lão xin dùng bữa được bà lão đãi cho một suất cơm đơn giản trong một căn phòng âm u, chỉ có ngọn đèn dầu leo lét mà thành chuyện.

Sở dĩ cơm Âm Phủ ngon nức tiếng một phần cũng nhờ mang cái tên bất đắc dĩ đầy ma mị gây ấn tượng mạnh cho thực khách ăn khuya. Cũng từ đó cơm ma ngon miệng khách hào phóng… ăn luôn câu vè truyền khẩu như món "tráng miệng" kèm theo:

Muốn ăn xôi nếp gỏi gà
Ghé qua Gia Hội gần nhà Châu Tinh
Muốn ăn cơm dĩa trữ tình
Có quán Âm Phủ ma rình phía trong
Ngoài ra lúc nửa khuya cơm âm phủ Huế cũng rón rén đi vào câu thơ:
Cơm chi mà tối mò mò
Ma kêu quỷ khóc mịt mờ âm ty
Nghe đồn cũng thử mà đi
Té ra cũng chẳng khác chi dương trần

Đặc biệt từ trăm năm nay, quán cơm Âm Phủ lịch sử ở Huế vẫn bình chân như vại, vẫn tọa lạc ở vị trí cũ trên đường Nguyễn Thái Học, đối diện sân vận động Tự Do và gần khách sạn Thiên Đường. Bởi rứa "cơm ma" lại có câu: "Ăn cơm Âm Phủ, ngủ khách sạn Thiên Đường".

Ngày nay cơm Âm Phủ có mặt trong các quán ăn khắp nước. Cơm từ Long Xuyên đi Sài Gòn, ra Đông Hà, Quảng Trị, cơm vô tới luôn 36 phố phường Hà Nội. Theo thời gian "cơm ma" cũng thay đổi theo phong cách hiện đại để phù họp với khẩu vị và phong thổ địa phương nhưng dĩa cơm Âm Phủ lúc nào cũng phải đủ bảy màu sắc tượng trưng cho bảy bước chân đầu tiên của Đức Phật Thế Tôn.
 
Phan Ni Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỹ thuật về điện thoại di động đã tạo điều kiện cho mọi người có thể lưu lại hình ảnh hoặc một sự kiện nào đó đang xảy ra của hiện tại. Những sự ghi lại này đã góp phần tốt trong việc tìm ra những sự việc sai trái của cá nhân hay của tổ chức nào đó hầu đưa ra ánh sáng của tòa án. Tuy nhiên có những trường hợp không nên dùng phương tiện điện thoại di động để thu lại hình ảnh và đưa lên mạng xã hội. Điều này ít ai để ý đến và có thể làm nguy hiểm đến một cá nhân nào đó. Hãy nhìn ở một góc nhìn rộng lớn để cùng nhau bàn thảo cho chủ đề này.
Bạn tôi, nhà thơ Triều Hoa Đại ấn hành tác phẩm Lên Rừng Đếm Lá. Nhân dịp nầy, người bạn vong niên từ thời ở Đà Nẵng - Lê Bảo Hoàng (nhà thơ Luân Hoán) - hai nhà thơ thực hiện cuộc trò chuyện với nhau. Theo Triều Hoa Đại thì khi rời bỏ đất nước ra đi, hình như một số anh, chị em trong đó có tôi đã bỏ “của” mà chạy lấy người nên đã không đem theo được một tác phẩm nào…
Chiếc British Airways khởi hành lúc 10 giờ đêm từ phi trường Trudeau, Montreal Canada, bay hai tiếng rưỡi đến Heathrow, London (LHR), nằm ở phía Tây London, cách trung tâm thành phố 23km, là một sân bay bận rộn nhất Châu Âu với hàng triệu lượt khách mỗi năm; chúng tôi chờ ở đây hai tiếng rưỡi, rồi bay tiếp thêm 7 tiếng rưỡi nữa để đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha (Spain). Madrid đi trước Montreal 6 tiếng vào mùa đông và 5 tiếng vào mùa hè bắt đầu vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 10.
Ngày thứ bảy 15/3/2025 vừa qua, các nhân viên làm việc cho các đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA và đài Á châu Tự Do RFA khi tới sở đã nhận được lệnh nghỉ hành chánh, phải ra về và nộp lại thẻ báo chí. Báo chí cho biết đây là khởi đầu cho tiến trình phẹc mê bu tích các đài phát thanh này. Giám đốc đài VOA Michael Abramowitz lập tức ra tuyên bố: “Tôi vô cùng đau lòng khi lần đầu tiên sau 83 năm, đài VOA lừng lẫy không được phép lên tiếng. Sáng nay tôi mới hay tin gần như toàn bộ nhân viên VOA, hơn 1.300 nhà báo, nhà sản xuất và nhân viên bị cho nghỉ hành chánh. Tôi cũng không phải ngoại lệ”. Ngoài đài VOA, đài Á Châu Tự Do RFA cũng cùng chung một số phận. Đài Á châu Tự Do là một đài phát thanh tư nhân phi lợi nhuận, được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nhằm cung cấp thông tin, tin tức và bình luận trực tuyến cho thính giả tại Á châu. Đài hoạt động bằng 9 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Đài bắt đầu hoạt động từ ngày 12/3/1996 với mục đích thúc đẩy và nâng đỡ tự do và dân chủ tới những ng
Phải thanh minh thanh nga ngay cho các cụ, đây không phải chuyện trâu già gặm cỏ non mà là chuyện ngày xưa các cụ tán gái khi còn thanh xuân. Chuyện trâu già gặm cỏ non cũng có, khi cụ Nguyễn Trãi làm thơ tán cô bán chiếu Nguyễn Thị Lộ, nhưng tuy đây là một cuộc tán gái nổi tiếng nhưng không thuộc vào category này nên không nhắc tới tại đây.
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...
Mỗi năm, tôi đều nhận được điện thư hoặc thiệp chúc Tết từ một số bạn, trong đó có nó. Nó không gởi thư Merry Christmas, Happy New Year, chỉ duy nhất dịp Tết Âm lịch. Nó là dân miền Tây cần cù, hiếu hoc, là bạn thân của tôi...
Con người đến với nhau nhờ duyên và yêu nhau vì nợ. Ông cha ta đã nói là có duyên thì nghìn trùng xa cách cũng gặp mà khi không có duyên, nôm na gọi là vô duyên, thì có ngồi đối mặt cũng "bất tương phùng“ coi như người đối diện không có mặt, không hiện hữu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùng. Nên hữu duyên hay vô duyên có thể nói là do ông trời xếp đặt, vợ chồng không phải ngẫu nhiên mà đến với nhau được, đều do nhân duyên mà ra, mọi vật đều do nhiều yếu tố kết hợp mà thành. Mà đã do nhân duyên rồi, thì tránh trời cũng không khỏi nắng, coi như định mệnh đã an bài.
Thành ngữ ta có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” nhưng cái tóc thường ám chỉ với nữ giới vì “người đẹp nhờ tóc”. Về nhân tướng học, có nhiều khuôn mặt thích ứng cùng với mắt, mũi, miệng… và kèm theo đó với răng và tóc. Trong Hồi Ức Một Đời Người của Nguyễn Ngọc Chính có chương đề cập đến mái tóc, và tùy theo nhãn quan của mỗi người với phái nữ về tóc ngắn, tóc dài.
Tôn Ngộ Không (Sun Wukong) là một chú khỉ có những khả năng phi thường và trí tuệ giống như con người. Với cây gậy như ý và những phép thuật siêu phàm, Tôn Ngộ Không, hay còn gọi là Hầu Vương, là một nhân vật huyền thoại trong tiểu thuyết Tây Du Ký (Journey to the West) – một trong Tứ Đại Kỳ Thư (hay Tứ Đại Tài Tử Thư) của nền văn học cổ đại Trung Hoa – và vẫn luôn được nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới ưa thích.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.