Hôm nay,  

Người Bạn Lớn

17/02/202517:18:00(Xem: 1567)
Bui Giang
Nhà thơ Bùi Giáng - Ảnh: từ trang fb của tác giả.
Hồi còn mạnh miệng có lần tôi khoe "Bạn lớn của tôi nhiều lắm" thì có người hỏi bạn lớn là bạn sao?

Đáp: Bạn lớn là bạn vong niên, tuy chênh lệch dù không nhiều lắm về tuổi tác nhưng gặp nhau là đồng cảm về mặt nghệ thuật.

Hỏi: Vậy bạn lớn là những bạn nào?

Đáp: Là mấy ông bà nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, điêu khắc gia cổ thụ v.v…

Hỏi: Nghe nói ông có quen nhà thơ Bùi Giáng?

Đáp: À! Riêng nhà thơ Bùi Giáng thì lại khác. Khác ở chỗ tôi biết ông mà ông không biết tôi – dĩ nhiên, nhưng chút kỷ niệm với ông thì tôi có.

Năm 1979, tôi bán sách cũ trong chợ sách Đặng Thị Nhu, ngày nào bán được vài cuốn sách thì tôi mua bánh mì ăn trừ cơm, ngày nào ế không một xu dính túi tôi thường đói mờ mắt. Để bảo đảm cho cái bụng xẹp lép phình lên, trưa trưa tôi lội vô khu Dân Sinh gần đó uống nước máy trừ cơm. Tối mò về nhà trọ của bạn gần rạp hát Quốc Thanh ăn qua loa mì quốc doanh rồi lang thang vô chợ gà Thái Bình ngủ bụi. Sáng lại lếch thếch ra chợ sách kiếm ăn qua ngày.

Chợ sách nằm trên đường Đặng Thị Nhu nên chợ sách mang cùng tên cho tiện. Cũng cần nói thêm bà Đặng Thị Nhu tức là bà Ba Cẩn, vợ thứ ba và là cộng sự của Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Khi căn cứ địa Yên Thế thất thủ, bà Ba Cẩn bị Pháp bắt đày qua đảo Guyane, nửa đường bà nhảy xuống biển tự trầm.

Một buổi sáng trời quang mây tạnh, thình lình cả chợ sách náo loạn cả lên, trăm con mắt háo hức đổ dồn về đầu đường Ký Con. Thì ra "Hồng Thất Công Bùi Giáng" xuất hiện. Ở chợ sách này chỉ có hai vị khách lớn, có uy tín bậc nhất trong làng văn học miền Nam là nhà thơ Bùi Giáng và nhà khảo cổ Vương Hồng Sển mới làm cho cả chợ xôn xao đến thế. Riêng Bùi Bàng Dúi (ông tự xưng) của chúng ta thì một ngày như mọi ngày, rất là "Thất Cái". Vẫn tả tơi quần áo vá chùm vá đụp, vẫn tóc tai rũ rượi, râu ria tá lả, đầu đội nón calô vá víu nhiều màu trông giống hệt Tế Điên Hòa Thượng, vai mang túi rác kềnh càng (không biết thứ chi trong đó), đang quơ gậy khệnh khạng, ngả nghiêng đi tới. Miệng hò hét như ca, con mắt thì liếc dọc liếc ngang, ông vừa đi vừa khoa tay múa chân trông rất vui nhộn; theo sau là một đám người hiếu kỳ.

Phước ba đời tôi, hôm đó Trung Niên Thi Sĩ lại xẹt vô sạp sách của tôi, chộp một cuốn pocket book lật lật chọn đại một trang rồi thay vì đọc vài ba câu tiếng Ăng-lê, ông lại cất giọng oang oang bài thơ của Lý Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". Đọc xong ông trả sách, cười hi hi rồi quơ gậy nhún nhảy bước đi.

Một lần khác, "Hồng Thất Công" lại xuất hiện, chợ sách lại một phen náo loạn. Lần này, vài anh bạn sách và tôi mời ông uống cà phê lộ thiên phía sau sạp sách. Ngồi uống cà phê nghe ông nói đủ thứ chuyện đời thường về tình yêu, cơm áo, chuyện văn chương, thời sự, chuyện nào cũng thao thao bất tuyệt, cũng uyên thâm đáng nể. Nhìn ông ô dề cục mịch rứa, lúc tỉnh lúc điên rứa mà kiến thức thâm sâu khôn lường, đố ai nghĩ ông điên. Người điên làm sao nhớ thơ mà đọc vanh vách.

Tôi vào Sài Gòn lúc đầu
Thật là bỡ ngỡ mối sầu Thừa Thiên
Bây giờ tôi nhớ Thừa Thiên
Nhớ thôi chút ít chứ phiền thì không.
Chiến tranh nghĩ cũng ly kỳ
Những thằng thi sĩ còn kỳ ly hơn.
Kính thưa công chúa Kim Cương
Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây
Tờ thư rất mực mỏng dầy
Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau.

Ông nói thơ, đọc thơ, lúc tới cũng như lúc đi, ông đều sang sảng: "Xin chào nhau giữa con đường. Mùa xuân phía trước miên trường phía sau".
Đó là lần thứ nhì cũng là lần cuối cùng tôi gặp ông, tính đến nay cũng đã 46 năm ròng.

Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, mất ngày 7/10/ 1998 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn.

Bùi Giáng là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và làm thơ. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức…, nghiên cứu những tư tưởng triết học của Jean Paul Sartre, Heidegger, Nietche, Albert Camus…, dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn trên thế giới Henry Miller, Simone de Beauvoire, St Exupéry, Sagan, khảo luận những tư tưởng triết học Đông Tây Kim Cổ… Ông xuất bản nhiều tác phẩm dịch thuật, nghiên cứu, phê bình, nổi tiếng các tập thơ Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột…

Bây giờ nghĩ tới con đường ấy, chợ sách ấy và Trung Niên Thi Sĩ ấy, tôi cứ thấy mình bâng khuâng trong hoài niệm về người bạn lớn này.

Người Bạn Lớn: Trung Niên Thi Sĩ, Thi Sĩ Đười Ươi, Bùi Bàng Dúi, Bùi Bán Dùi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Văn Bố, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ, Vân Mồng, Brigit Giáng, Giáng Monroe... có tâm hồn bao la nhưng "chẳng sống theo thời thế, mà sống từ cõi túy lúy càn khôn" đến "điên rồ lừng lẫy, điên rực rỡ"(chữ của Bùi Giáng), một thi sĩ điên dễ thương nhất trần gian.

Phan Ni Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổ khúc Bohemian Rhapsody do ban nhạc Queen trình bày và phát hành từ năm 1975, đến nay vẫn còn rất nhiều người hâm mộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức rầm rộ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.
Sự ra đi lặng lẽ của họa sĩ Nguyễn Đồng là một một dư vang trầm mặc trong ký ức nghệ thuật Miền Nam – một miền nghệ thuật từng sống động, tự do, nơi mà hội họa được đặt ngang hàng với văn học, triết học, và cả chính trị. Ông không những là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa, mà còn là nhân chứng của một nền văn hóa từng rực rỡ trước khi bị chôn vùi dưới lớp bụi chiến tranh và chính trị hóa nghệ thuật.
Buổi ra mắt tuyển tập "Nguyễn Thị Khánh Minh, Bằng hữu & Văn chương – Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt" cho thấy sự đóng góp, quý trọng của nhiều nhà văn, nhà thơ đối với nhà thơ nữ này. Độ dày sách này là 544 trang, dày gấp nhiều lần các thi tập trước kia của nhà thơ nữ này. Nơi đây cũng lưu giữ những ký họa, tranh bìa, thủ bút, thơ tặng, bình luận từ hơn 40 văn nghệ sĩ cho Nguyễn Thị Khánh Minh, trong đó có các tên tuổi lớn như Thầy Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Trịnh Cung, Trương Đình Uyên, Lê Thánh Thư, Đỗ Hồng Ngọc, và nhiều người khác.
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại Học Phương Nam (1974-1975). Ông đã có rất nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của ông cũng có mặt tại nhiều viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới trong đó phải kể đến Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Smithsonian tại thủ đô Washington. Tranh của ông được đánh giá cao bởi nhiều cây bút phê bình hội họa trong và ngoài nước..
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Một lần tôi bất chợt nghe Khánh Ly hát: Ta không thấy em từ bấy lâu nay, mùa mưa làm rừng đước dâng đầy/trên cao gió hát mây như tóc/tràm đứng như em một dáng gầy. Mỗi con lạch là mỗi xót xa, mỗi giòng sông là mỗi tuổi già, thành phố đâu đây khuất hình khuất dạng, cuộc chiến già nua theo mỗi tiếng ca…. (Thơ U Minh- Nguyễn Tiến Cung, Phạm Duy phổ nhạc.) Tiếnh hát của chị rời rạc, kể lể. Bài hát không có tiếng súng tiếng bom nào cả, nhưng qua cái giọng nhừa nhựa chẫm rãi của chị ta thấy như những trang sách viết về chiến tranh đang lật từng tờ và người lính đó đang bì bõm trong rừng đước U Minh. Anh không bao giờ còn gặp lại người yêu nữa. Anh tử trận hay người yêu đã bỏ đi xa? Kết thúc nào cũng buồn cả. Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn hát giản dị này và lúc nào nghe cũng ứa nước mắt.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.