Hôm nay,  

Niết Bàn: Tâm, Cảnh Vốn Không / Nirvana: Mind and its objects are inherently empty

05/02/202509:08:00(Xem: 2549)
blank 
Niết Bàn: Tâm, Cảnh Vốn Không

Nguyên Giác


Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản. Lời dạy đó là từ một bài thơ của Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) khi ngài dạy ý chỉ Thiền tông cho vua Trần Nhân Tông. Lời dạy đó cũng là đúc kết từ nhiều Kinh khác nhau do Đức Phật truyền dạy.

Bải thơ do ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy Trần Nhân Tông có mấy dòng cuối trong tiếng Hán-Việt như sau:

Nhựt nhựt đối cảnh thời
Cảnh cảnh tòng tâm xuất
Tâm cảnh bổn lai vô,
Xứ xứ Ba-la-mật.


Dịch nghĩa ra văn xuôi tiếng Việt hiện đại như sau: Ngày ngày, khi đối diện với các cảnh, hãy thấy tất cả các cảnh đều từ tâm sinh ra. Khi bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, thì sẽ thấy khắp nơi đều là Niết bàn.

Như thế, hãy thấy cảnh vốn là từ tâm sinh khởi, và rồi hãy thấy cả tâm và cảnh vốn đều là rỗng không, là không hề có tự tánh nào cả. Thấy thường trực như thế, bạn sẽ thấy tất cả các nơi chốn mười phương đều là Niết Bàn.

Tới đây, chúng ta nhớ tới hai bài kệ đầu tiên trong Kinh Pháp Cú, trong bản dịch của Thầy Thích Minh Châu như sau.

Bài Kệ 1.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.


Bài Kệ 2.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.


Làm thế nào để hiểu rằng thế giới này là hiển lộ của tâm chúng ta? Nếu như thế, tâm của chúng ta sẽ nhỏ rất nhỏ, và cũng rộng lớn vô cùng tận. Đức Phật đã giải thích trong Kinh SN 35.23 rằng  tất cả thế giới này đối với từng người chúng ta chính là mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thấn và cái được chạm xúc, ý và cái được tư lường.

Trong Kinh SN 35.23, bản dịch của Thầy Thích Minh Châu trích như sau:

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.
Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác”, thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!
"

Khi nhận ra thế giới này chỉ là những gì tương tác với chúng ta, hiển nhiên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý sẽ bao trùm cả vũ trụ này, trong chừng mực những gì chúng ta có thể tương tác được. Đúng như thế, Đức Phật nói trong Kinh SN 35.228 rằng mắt chính là đại dương; tương tự, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng là những đại dương vô cùng tận. Người tu phải vượt qua những dòng chảy, những xoáy nước, cá mập và quỷ dữ trên đại dương để tới nơi bình yên của giải thoát.

Như thế, tâm của chúng ta là vô lượng, không thể đo lường được. Chúng ta nhận biết thế giới này qua tương tác của căn, trần và thức. Người tu phải sống xả ly, không bị vướng gì hết, mới có thể giải thoát với tâm không hạn cuộc.

Đức Phật giải thích trong Kinh AN 10.81 như sau, theo bản dịch của Thầy Thích Minh Châu:

"Từ mười pháp, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Thế nào là mười?
Từ sắc, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Từ thọ, này Bàhuna… Từ tưởng, này Bàhuna… Từ các hành, này Bàhuna… Từ thức, này Bàhuna… Từ sanh, này Bàhuna… Từ già, này Bàhuna…Từ chết, này Bàhuna…Từ các khổ này, Bàhuna…. Từ các phiền não, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.
Ví như, này Bàhuna, hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên mặt nước và đứng, không có dính nước. Cũng vậy, này Bàhuna, từ mười pháp này, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc
."

Khi nói rằng giải thoát với tâm không hạn cuộc, có nghĩa là tâm rộng vô giới hạn, và là tâm của người sống với cái bản gốc là Không. Tức là thấy được cả tâm và cảnh đều vốn là Không. Đó cũng là khi thức tịch diệt. Chúng ta có thể gọi đó là vô tâm, hay vô niệm, hay không tư lường.

Trong Kinh Snp 5.2, Đức Phật giải thích rằng khi thức tịch diệt thì giải thoát như sau, khi trả lời Ajita:

"Câu hỏi này đã được người hỏi, Ajita, ta có thể trả lời! Để cho tâm và thân tịch diệt không còn dư tàn: đó là khi chấm dứt của ý thức, tại nơi này thức tịch diệt."

Tới đây, chúng ta có thể nêu câu hỏi, làm sao để thấy tâm và cảnh là không, để thấy tận nơi thức tịch diệt? Chúng ta có thể dẫn ra Kinh Đàn Tỳ Bà SN 25.246, Đức Phật kể rằng một vị vua nghe tiếng đàn tỳ bà rất êm tai, dịu dàng, quyến rũ, nên ra lệnh đem cây đàn tỳ bà về, bảo tìm âm thanh tuyệt diệu kia. Không ai tìm được tiếng nhạc kia. Bởi vì âm nhạc đó là do nhiều duyên sinh khởi, do cây đàn làm bằng loại gỗ quý trên rừng, từ dây đàn, từ bản nhạc hay, từ tài năng người chơi đàn, và từng nốt nhạc khởi lên là biến mất theo dòng chảy vô thường.

Cho dù có chẻ cây đàn ra 100 mảnh cũng không ai tìm ra được tiếng đàn. Tất cả đều vô ngã, đều do nhiều duyên mà thành, và ngay khi sinh là tức khắc diệt. Người tu thấy được tất cả đều vô ngã, đều do nhiều duyên, đều vô thường chảy siết, thì sẽ thấy thức tịch diệt vì không có gì có thể nghĩ ngợi hay bàn luận. Lúc đó, thức sẽ tịch diệt, vắng lặng; và lúc đó, thân và tâm cùng tịch diệt. Lúc đó, hiểu rằng tâm và cảnh vốn là Không, là vắng lặng.

Đó là ý nghĩa lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ: Ngày ngày, khi đối diện với các cảnh, hãy thấy tất cả các cảnh đều từ tâm sinh ra. Khi bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, thì sẽ thấy khắp nơi đều là Niết bàn.

.... o ....

Nirvana: Mind and its objects are inherently empty

Written and translated by Nguyên Giác

 
When you recognize that the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere. This teaching is derived from a poem by Zen Master Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291), who imparted Zen teachings to King Trần Nhân Tông. It also serves as a summary of various sutras taught by the Buddha.

The Chinese poem composed by Tuệ Trung Thượng Sĩ to instruct Trần Nhân Tông concludes with the following lines, rendered in modern Vietnamese prose: Throughout the day, as you encounter various scenes, recognize that everything originates from the mind. When you understand that both the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere.


Thus, recognize that all experiences originate from the mind, and understand that both the mind and its objects are inherently empty, lacking any intrinsic nature. By maintaining this awareness, you will come to realize that all locations in the ten directions are manifestations of Nirvana.

Here, we recall the first two verses of the Dhammapada, translated by Ācāriya Buddharakkhita, as follows.

Verse 1: Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with an impure mind a person speaks or acts suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox.

Verse 2: Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with a pure mind a person speaks or acts happiness follows him like his never-departing shadow.

How can we understand that this world is a manifestation of our mind? If that is the case, our mind must be both tiny and incredibly vast. The Buddha explained in the SN 35.23 Sutta that for each of us, this entire world consists of the eye and what is seen; the ear and what is heard; the nose and what is smelled; the tongue and what is tasted; the body and what is touched; and the mind and what is thought.
 
In the Sutta SN 35.23, Bhikkhu Bodhi's translation states the following:

And what, bhikkhus, is the all? The eye and forms, the ear and sounds, the nose and odours, the tongue and tastes, the body and tactile objects, the mind and mental phenomena. This is called the all.

“If anyone, bhikkhus, should speak thus: ‘Having rejected this all, I shall make known another all’—that would be a mere empty boast on his part. If he were questioned he would not be able to reply and, further, he would meet with vexation. For what reason? Because, bhikkhus, that would not be within his domain
.”

When we recognize that the world consists solely of our interactions, it becomes clear that our eyes, ears, nose, tongue, body, and mind encompass the entirety of the universe as far as our engagement allows. Indeed, the Buddha stated in the SN 35.228 Sutta that the eyes are like the ocean; similarly, the ears, nose, tongue, body, and mind represent an endless ocean as well. The practitioner must navigate the currents, whirlpools, sharks, and demons within this ocean to attain the tranquil state of liberation.
 
Thus, our minds are limitless and immeasurable. We perceive the world through the interaction of our senses, objects, and consciousness. A practitioner must live in detachment, free from entanglement, in order to achieve liberation with a boundless mind.
 
The Buddha explains in the AN 10.81 Sutta as follows, according to Bhikkhu Sujato's translation:

Bāhuna, the Realized One has escaped from ten things, so that he lives detached, liberated, his mind free of limits. What ten? Form … feeling … perception … choices … consciousness … rebirth … old age … death … suffering … defilements … Suppose there was a blue water lily, or a pink or white lotus. Though it sprouted and grew in the water, it would rise up above the water and stand with no water clinging to it. In the same way, the Realized One has escaped from ten things, so that he lives detached, liberated, his mind free of limits.”
  
When we say that liberation arises from a limitless mind, we mean that the mind is boundless and reflects the original nature of Emptiness. This perspective recognizes that both the mind and its objects are inherently empty. Consciousness extinguishes at this point. We can refer to this state as "no mind," "no thought," or "no conception."
 
In the Snp 5.2 Sutta, the Buddha explains that when consciousness ceases, liberation follows, in response to Ajita, according to Bhikkhu Ānandajoti's translation as follows:

This question that was asked, Ajita, I can answer it! As to where mind and body ceases without remainder:
with the cessation of consciousness, in this place it ceases
.”

At this point, we can pose the question: How can we perceive that the mind and its objects are empty and identify the very moment when consciousness ceases? We can reference the SN 25.246 Sutta, in which the Buddha recounts a story about a king who heard a lute's sound that was exceptionally pleasant, gentle, and alluring. Intrigued, he ordered the lute to be brought to him, seeking to rediscover that wonderful sound. However, no one could locate it. This is because the music arises from numerous causes and conditions: the lute crafted from precious wood sourced from the forest, the strings, the beautiful melodies, the skill of the lute player, and the fact that each note that emerges ultimately fades away in the stream of impermanence.
 
Even if the instrument were divided into 100 pieces, no one would be able to discern its sound. Everything is selfless; all things arise from numerous causes and conditions, and as soon as they are born, they immediately begin to perish. A practitioner who realizes that everything is selfless, created by various causes and conditions, and impermanent and in constant flux will see consciousness cease because there will be nothing to contemplate or discuss. Simultaneously, both the body and mind will cease to exist, bringing consciousness to an end. At that point, one must understand that the mind and its objects are inherently empty and silent.

The teaching of Tuệ Trung Thượng Sĩ conveys a profound message: Throughout the day, as you encounter various scenes, recognize that everything originates from the mind. When you understand that both the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere.
.
THAM KHẢO / REFERENCE:
-- Kinh Pháp Cú, bản dịch Thầy Minh Châu:
https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham-01-10
Bản dịch của Ācāriya Buddharakkhita:
https://suttacentral.net/dhp1-20/en/buddharakkhita
-- Kinh SN 35.23: https://suttacentral.net/sn35.23/en/bodhi
-- Kinh AN 10.81:
https://suttacentral.net/an10.81/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/an10.81/en/sujato
-- Kinh Snp 5.2:
https://suttacentral.net/snp5.2/en/anandajoti
-- Kinh Đàn Tỳ Bà SN 25.246:
https://suttacentral.net/sn35.246/vi/minh_chau
.... o ....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Tòa Tối Cao sẽ xét từ ngày 15/5 về đề xuất của Trump hạn chế Hiến pháp: quyền công dân theo nơi sinh soạn ra lúc đầu là riêng cho nô lệ da đen - Jonathan Chait của tờ The Atlantic: Trump đã dò ra kẽ hở Hiến pháp, có thể giam vĩnh viễn cả người nhập cư và công dân Mỹ nếu có lãnh tụ nước ngoài (như El Salvador) chịu nhận giam giùm
Lời khuyên “tránh tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử trước khi ngủ” đã quá quen thuộc, nhưng liệu đó có phải là toàn bộ câu chuyện? Một nghiên cứu về giấc ngủ chỉ ra rằng, thủ phạm thực sự có thể không nằm ở thời lượng sử dụng thiết bị, mà là ở cách chúng ta sử dụng mạng xã hội hàng đêm và để cảm xúc dễ bị ảnh hưởng bởi các nội dung trên mạng. Tình trạng thiếu ngủ ngày càng phổ biến trong xã hội. Đây là một mối lo ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng, nhưng lại ít được quan tâm đúng mức, nhất là ở giới trẻ và thanh thiếu niên.
Trong thời đại mà công nghệ đang từng bước thay thế vai trò của con người tại nơi làm việc, từ xe tự lái và robot đến trí tuệ nhân tạo (AI), có một lĩnh vực khoa học mới tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất của con người: thần kinh học về lao động (neuroergonomics). Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đang tìm cách sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất làm việc của con người. Ngoài ra, lĩnh vực này còn mở ra những câu hỏi sâu sắc về đạo đức, quyền riêng tư và tương lai của người đi làm.
Ẩn sâu dưới làn nước xanh thẳm của Hố Xanh Lớn (Great Blue Hole) nổi tiếng ở Belize, các khoa học gia vừa tìm thấy những bằng chứng chỉ ra một khuynh hướng khí hậu đáng lo ngại: các cơn bão nhiệt đới tại vùng Caribbean đang ngày một nhiều hơn, thường xuyên hơn và dự kiến sẽ còn gia tăng mạnh mẽ trong những thập niên tới. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khoan và thu thập một lõi trầm tích từ đáy Hố Xanh Lớn – một hố sụt nằm cách bờ biển Belize khoảng 80 km (50 dặm). Sau khi phân tích lõi trầm tích này, họ nhận ra rằng tần suất các trận bão trong khu vực đã gia tăng đều đặn trong suốt 5,700 năm qua. Kết quả này được công bố trong một nghiên cứu đăng ngày 14 tháng 3 trên tạp chí Geology.
Trong hơn một thế kỷ, cấu trúc cơ bản của một ngày và một tuần học của các trường trung học Mỹ vẫn được tổ chức theo dạng 6 hoặc 7 tiết một ngày; mỗi tiết kéo dài 40-60 phút, năm ngày một tuần. Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Khi giảng dạy môn phương pháp nghiên cứu (research methods) cho sinh viên đại học, H. Colleen Sinclair (giảng sư nghiên cứu tâm lý xã hội thuộc Louisiana State University) thường bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản: “Có ai trong lớp mang theo tờ 20 đô la không?” Dù ngày nay hiếm ai còn mang tiền mặt trong người, nhưng vẫn có sinh viên rút ra một tờ tiền.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Linköping, Thụy điển, đã phát triển một loại pin có độ đặc tương tự như kem đánh răng – và có thể uốn nắn ra bất kỳ hình dạng nào. Nhờ tính linh hoạt, pin có thể được tích hợp theo những cách hoàn toàn mới vào công nghệ tương lai.
Phân tích nơi đây sẽ là lời của Hải Âu Thiền Sư, ghi nơi cuối trang 224 và đầu trang 225, chụp lại từ bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V. Cũng cần ghi chú, rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư là Ngô Thì Nhậm, xuất gia sau khi rời quan trường và được tôn làm Tổ Thứ 4 của Trúc Lâm Thiền Phái, vì ngài là người hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Trong khi đó, Hải Âu Thiền Sư là một vị sư chú giải trong các buổi thuyết pháp.
- Philip Allen Lacovara (cựu phó tổng cố vấn pháp lý Hoa Kỳ): các hãng luật lớn đầu hàng Trump, ký hợp đồng với Trump đã phạm sai lầm lớn, trong khi Trump chà đạp Hiến pháp và tòa án - Trump yêu cầu chủ tịch Fed giảm lãi suất ngay lập tức. Trump kêu gọi sa thải Powell - Tháng 3: Nhà bán chậm kỷ lục 6 năm. Nhà xây giảm hơn 14%.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
(WASHINGTON, ngày 16 tháng 4, Reuters) – Hội đồng cố vấn bên ngoài của Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) khuyến nghị những người từ 50 đến 59 tuổi nên chích ngừa một liều RSV nếu có nguy cơ cao bị bệnh nặng do virus này gây ra.
(WASHINGTON, ngày 16 tháng 4, Reuters) – Cuộc điều tra của Ngũ Giác Đài về vụ lộ các tài liệu và thông tin mật vẫn tiếp tục mở rộng. Có thêm hai viên chức dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth và Thứ trưởng Steve Feinberg bị đưa vào diện tạm đình chỉ công tác.
- TNS Chris Van Hollen (Dân Chủ) đang bay đến El Salvador để thúc đẩy thả Kilmar Abrego Garcia (bị Trump trục xuất nhầm và từ chối cứu ra dù có lệnh Tòa Tối Cao) - TNS Cộng hòa Chuck Grassley họp phố ở Iowa: cử tri hỏi họ có quyền bất chấp lệnh Tòa như Trump bất chấp lệnh Tòa Tối cao hay không. Grassley thú nhận sẽ không chống Trump.
(LONDON, ngày 16 tháng 4, Reuters) – Tòa án cao nhất nước Anh sẽ sớm ra phán quyết quan trọng về một vấn đề pháp lý được xem là cốt lõi trong cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về quyền của người chuyển tính: liệu định nghĩa của từ “phụ nữ” trong Đạo Luật Bình Đẳng (Equality Act) có bao gồm những người chuyển tính đã được cấp giấy chứng nhận giới tính (gender recognition certificate, GRC) hay không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.