Hôm nay,  

Đó Là Tết…

31/01/202500:00:00(Xem: 2733)
Capture
Ảnh: Xuân vui. Photo: Tanya Trương
 
Không nhớ từ bao giờ đã không còn ngồi xuống bàn trà, tay bốc miếng mứt hạt sen bỏ vô miệng, vị ngọt tươm ra không quá gắt như ăn miếng mứt bí, vị ngọt nhẹ, thanh, kích thích vị giác bởi hương sen quyện ngọt điệu đà, tới khi nhai cái hạt sen đã ấm ấm trong miệng nên không còn cứng cũng không quá mềm như khoai lang luộc. Độ dẻo của hạt sen khi đã sên mứt rất mê hoặc và cũng đâu có gì vội để nuốt đi cho mau, cứ ngậm mà nghe hương vị đất trời tinh khiết của hương sen xông lên khoang mũi làm cho người thưởng thức lâng lâng cảm giác xuân đã về. Có thể nói món gì có hạt sen góp mặt cũng ngon như món vịt tiềm có nhân bên trong là thịt bằm, nấm mèo, táo tàu, gia vị nhiều thứ, nhưng những hạt sen luôn khêu gợi những đôi đũa gắp vì hấp dẫn và ngon lạ miệng. Nhưng đã nhiều năm không ăn mứt hạt sen sao vẫn nhớ khá rõ hương vị độc đáo của hạt sen trong món ngọt ăn chơi ngày tết, hay món mặn ăn tiệc đều ngon. Đến món nhậu trên đường phiêu bạt như cái lẩu dê cũng không thể thiếu củ sen, phải chăng mùi vị toàn thân của sen luôn kích thích người thưởng thức từ hoa lá sen đến hạt sen, củ sen, ngó sen cũng ngon thơm hơn bất cứ loài rau củ nào đem trộn gỏi nên người ta không nói gỏi tôm, mực trộn ngó sen mà nói gỏi ngó sen trộn tôm hay mực.  Xét theo ngôn ngữ Việt, nguyên liệu chính trong một món ăn được nói trước nên với món gỏi thì ngó sen là chính, các loại hải sản hay thịt trộn gỏi được nói sau, cho thấy ngó sen là chính, là linh hồn, trung tâm của món gỏi. Trong thực đơn ở nhà hàng Việt, người ta ghi ra cho thực khách chọn lựa là canh chua cá lăng, canh chua cá lóc chứ không ghi là cá lăng nấu canh chua hay cá lóc nấu canh chua để nhấn mạnh đặc trưng của món canh này là chua, nấu với cá lăng hay cá lóc đều là món phụ theo cho thực khách thích ăn loại cá nào.
  
Và đến khi thời gian không ăn hạt sen đã nhiều năm, khoảng cách địa lý đã xa mù, thời gian xa quê đã mốc meo mới chợt nhận ra thêm vị độc đáo của hạt sen là người Việt thì ai không thuộc bài ca dao, “Trong đầm gì đẹp bằng sen/ lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng/ nhụy vàng bông trắng lá xanh/ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Nên tượng Phật thường toạ trên đài sen, hoa sen cúng Phật, ao sen trong sân chùa… đi quanh xóm làng dễ thấy hoa sen bởi sự gần gũi trong đời sống, có gía trị tâm linh nên tâm lý con người chưa ăn đã thấy ngon về sen. Bỏ thức gì vào miệng cũng cần thời gian để thẩm thấu độ ngon của thức ấy, nhưng chưa bỏ hạt sen vào miệng đã thấy ngon. Cái ngon tâm lý của người ăn làm cho vị trí của sen trong ẩm thực tăng lên phần nào.
  
Thôi thì lầm lũi một phương trời, ăn tết với hương xưa còn nhớ cho đỡ quạnh hiu cũng chẳng sao, coi như vừa hưởng hương vị đất trời qua miếng mứt hạt sen. Bây giờ uống ngụm trà móc câu không quá nóng cũng không nguội, trà mộc Thái nguyên như sự trở về sau khi ra đời những loại trà ướp đủ thứ hương hoa, người thưởng thức trở về nguyên bản là trà mộc, không pha tẩm gì hết mới thấm thía linh hồn với hương trà đặc sản vùng miền, phong thổ Thái nguyên là để trồng trà cho người biết thưởng thức, nuốt ngụm trà nghe ấm lòng cuối năm, đầu năm. Ba trăm sáu mươi lăm ngày qua với biết bao mưa nắng nhọc nhằn, buồn vui lẫn lộn. Tất cả một năm qua chỉ còn hương thơm trà mộc trên nóc họng, vị ngọt dư hậu của vị đắng trà lưu luyến nơi cổ họng là vị ngọt không giống bất cứ vị ngọt nào trên đời bởi vị ngọt dư hậu của trà ngon là vị ngọt không có chất đường. Đó là tết. Cái tết đã ở lại quê nhà từ khi bước chân đi.
  
Ở đây có trà móc câu Thái nguyên, có mứt hạt sen Đồng tháp, có thời gian để thưởng thức, có tiền mua hương vị quê nhà, có hết… chỉ không có tết ở trong lòng nên tết hải ngoại mâm cao cỗ đầy, danh trà hảo hạng đến đâu cũng không có tết vì thiếu cái không khí sáng mùng một thường se lạnh, ngoài đường vắng ngắt vắng tanh. Trời sương nhiều hay ít tùy năm nhưng năm nào sáng mùng một tết cũng sương giăng giăng ngoài ngõ, không khí vương vương mùi thuốc pháo đêm qua chưa tan hết vì hầu như đêm giao thừa nào cũng lặng gió, trời về sáng lại sương mù nên khói pháo chậm bay. Trong ngôi nhà ở quanh năm suốt tháng đi về không thấy gì lạ ngoài con lớn vợ già hơn năm trước thì hễ tết là nó lạ trong sáng mùng một tết với ly trà mộc, cắn cái hạt sen trong hộp mứt. Nhìn bàn thờ gia tiên thơm thoảng khói hương, nhành mai không khoe sắc đua hương với những bình hoa, chậu hoa du nhập đắt đỏ, nhưng năm nào hoa mai cũng vô chung kết hoa hậu hoa tết trong căn nhà nhỏ của người chân quê. Hoa đào len lỏi vào Sài gòn như cô gái bắc lạc loài, da trắng má hồng cũng hay hay đấy nhưng chỉ để nhìn cho vui mắt tết chứ tình anh chân quê đã thuộc về hoa mai với má xấp nhỏ. Đó là tết. Cái tết đã ở lại quê nhà từ khi bước chân đi.
 
  
Nhớ những cái tết khi mới đến Mỹ, được bạn bè còn trong nước gởi qua cho cuốn lịch treo tường, gói bông mai giả bằng nhựa thật vô giá vì mùi mực mới của lốc lịch, hình ảnh bông mai vàng; cả hai cùng kém phẩm chất từ in ấn trong nước thời đó đến kỹ nghệ làm đồ nhựa cũng chưa tinh xảo, nhưng trên hết vẫn là tình thân, tình bạn trong nước làm cho cảm giác lá xa cành chưa đến nỗi bị dòng đời cuốn trôi. Chút tâm tư cuối năm lắng đọng lòng biết ơn những người còn nhớ đến người trốn chạy. Thế là mặc thêm áo lạnh, lái xe đi Home Depot mua bao xi măng trộn sẵn. Trên đường về lại nhà thiếu gì cành nhánh trụi lá hai bên đường, cứ ghé lại là chặt được một nhánh cây khô giống cây mai, nhành mai, nhánh mai. Về nhà loay hoay với vợ con tới chiều cùng nhau ghim hoa lên cành, dính keo và nhìn ngắm sao cho giống thật. Cuối cùng cho vào cái xô nhựa, đổ xi măng. Hôm sau đi làm về lại tiếp tục dán giấy bóng kiếng hình bông hoa tết lên cái xô nhựa đã thành chậu là nhà có gốc mai ăn tết. Gốc mai giả vô tri vô giác nhưng chứa đựng biết bao ân tình của người thân, bạn bè còn trong nước gởi ra ngần ấy đã bay hết tháng lương của bạn còn đi dạy học. Hai vợ chồng “mất dạy” rồi mới hiểu thế nào là nỗi nhớ quê xa trong những ngày giáp tết, lòng hoài hương là gì, tình bạn không xa mặt cách lòng là gì trong cõi lẻ loi xứ người. Đó là tết. Những cái tết xa xứ đã thành cổ tích.
   
Tết trong lòng đã già, tim chai sạn thương tích đã thành thương tật, vết thương nào cũng có phần lỗi của người thọ thương để bình tâm sống đời còn lại. Sáng nay tuyết rơi đẹp tuyệt ngoài khung cửa, những bông tuyết đầu mùa ở xứ nóng đương nhiên muộn hơn trên miền bắc nhưng tuyết miền nam cũng giống tuyết miền bắc là êm đềm rơi xuống nhân gian những bông tuyết tinh khiết đến nao lòng nhìn lại, nhớ đến những bông tuyết  êm đềm như cuộc sống quen thân, những bông tuyết cuồng nộ trong những cơn bão tuyết cuộc đời, những bông tuyết vay mượn từ trong tiểu thuyết cho đời bớt khô khan, gấp quyển truyện lại chỉ còn ta với tuyết đang rơi ngoài khung cửa. Trong những trang sách về triết lý nhân sinh có trang nói, “thật ra về già người ta chẳng cần người bạn nào hết…” đọc có vẻ phũ phàng, cảm xúc bàng hoàng đến không lâu khi nhìn ra những bông tuyết đẹp đẽ nhẹ rơi xuống nhân gian này tạo thành lớp tuyết trên sân cỏ ngày một dày hơn. Ai mà đếm được đã bao nhiêu những bông tuyết đẹp đẽ bị vùi chôn đưới những bông tuyết đẹp đẽ tiếp tục rơi tới bông tuyết cuối cùng, để rồi tất cả đều tan chảy khi nắng lên. Cõi người cũng giẫm lên nhau mà sống để về chung nơi gió cát phù du. Có bông tuyết nào hiểu về sự hình thành của mình nhưng tất cả đều hiểu sự tan chảy vào hư vô vì cùng rơi xuống nhân gian. Người ta cũng không biết mình từ đâu đến, vùi giập lên chính đồng loại với bản năng sinh tồn, hỷ nộ ái ố nào cũng qua khi tất cả cùng về cát bụi bởi đã họp mặt trong nhân gian này. Chắc chắn có những giải thích về từ “gian” theo tôn giáo, theo khoa học, theo triết học nhưng tuyết rơi ngoài kia là bài học về không gian, thời gian, trần gian, nhân gian đều không có thực. Nhân quần trong cõi tạm này đều chờ giải thoát theo những quan niệm tôn giáo, tín giáo khác nhau. Đích đến của sinh mệnh mới quan trọng, mọi người chỉ sống ở trạm trung chuyển này một cuộc đời, thuận buồm xuôi gíó hay bơi trên dòng nước ngược đều chào đời không mảnh vải che thân, hồi đi đến cái cúc áo cũng lắt lại. Hiểu mình quan trọng hơn cả đời đã lãng phí thời gian đi tìm hiểu người khác. Hãy làm bạn với chính mình, hiểu người bạn này là giải thoát trong nhân gian nên chẳng có ai cứu rỗi người khác. Trò chuyện với những bông tuyết đầu năm. Đó là tết. Cái tết của giác ngộ.
 
phan
tết 2025
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
Những cái mặt hướng về phía trước. Những cái đầu hơi cúi, những cái lưng hơi còng có lẽ bởi sức nặng của chiếc ba lô đeo sau lưng, hay tại - nói một cách màu mè, văn vẻ, đầy giả dối là - gánh nặng của đời sống. Trước mặt tối đen. Bên phải là những cánh cửa cuộn bằng tôn đóng kín. Những cánh cửa lạnh lùng, vô cảm; lầm lì từ khước, âm thầm xua đuổi. Dưới chân là nền xi măng. Cứng và lạnh. Không thể là nơi tạm dừng chân, nghỉ mệt. Sâu vào phía sát vách là nền lót những viên gạch vuông. Không một cọng rác. Không một bóng chó hoang, mèo lạc. Không cả những hình hài vô gia cư bó gối vẩn vơ nhìn nhân gian qua lại.
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt. Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật. Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn. Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
Anh Hai của tôi, sau chuyến vượt biên thất bại, bị giam ở nhà tù Bình Đại Bến Tre chín tháng, khi trở lại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ mới biết đã bị cắt hộ khẩu, mất việc làm, bèn quay về Sài Gòn sống tạm với gia đình, chờ cơ hội vượt biên tiếp theo. Một hôm, anh bị cơn sốt rét tái phát hành hạ, (hậu quả của những ngày trong trại giam), cần phải đến bệnh viện chữa trị, nhưng hộ khẩu không có, anh bèn mượn cái Sổ Sức Khỏe của thằng cháu (con bà chị họ ở kế bên nhà), để đi khám bệnh
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.