Hôm nay,  

Mù Quáng Theo Trào Lưu?

17/01/202500:00:00(Xem: 1412)

iStock-1260380440
Con người, đặc biệt là giới trẻ, thường muốn hòa nhập với xung quanh đến mức có thể bất chấp việc có phù hợp hay không, có nguy hiểm hay không, để chạy theo trào lưu mới. (Nguồn: istockphoto.com)

Chúng ta có khuynh hướng thể hiện rằng mình cũng có điểm giống với những người khác, chẳng hạn như giống những người nổi tiếng trên mạng xã hội, để có thể cảm thấy mình thuộc về một đám đông, một nhóm người hay một cộng đồng. Và đôi khi mong muốn thể hiện sự tương đồng với mọi người mạnh mẽ đến mức khiến người ta bất chấp theo đuổi trào lưu dù biết điều đó không phù hợp hoặc không tốt với mình.
 
Không chỉ những phụ nữ yêu thích thời trang mới dễ bị ảnh hưởng bởi các trào lưu mới, thực tế là đang có khá nhiều tranh luận về việc liệu hiện tượng này có đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn trung niên hay không. Vậy, tâm lý học nói gì về việc chạy theo trào lưu? Có cách nào để không bị ám ảnh cứ phải liên tục chạy theo các trào lưu mới không?
 
Khát khao kết nối xã hội nhìn từ góc độ của sự tiến hóa
 
Trước tiên, hãy yên tâm rằng việc chạy theo các trào lưu mới không phải là dấu hiệu của tính cách yếu đuối hay vấn đề sức khỏe tâm thần. Thay vào đó, theo nhà tâm lý học Pamela B. Rutledge, điều này hoàn toàn bình thường. Lý do là bởi vì con người có nhu cầu cơ bản là “kết nối xã hội,” nghĩa là mong muốn được thuộc về một nhóm người, một cộng đồng nào đó và có sự kết nối với người khác.
 
Rutledge giải thích: “Thời hoang sơ, kết nối xã hội rất quan trọng cho sự sống còn của chúng ta, là động lực mạnh mẽ khiến chúng ta khát khao được thuộc về một bộ lạc.
 
Kết nối xã hội quan trọng đến mức được coi là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Nhiều lý thuyết tâm lý học, bao gồm mô hình Tháp nhu cầu của Abraham Maslow (Maslow’s canonical hierarchy of needs, 1950) và Lý thuyết về quyền tự quyết (Theory of self-determination, 1980), cho rằng rằng kết nối xã hội cũng là một nhu cầu căn bản quan trọng như các nhu cầu về cái ăn và chỗ ở.
 
Lý do là vì con người tiến hóa để sống sót bằng cách hợp tác và phụ thuộc vào nhau. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những bằng chứng cho thấy từ hai triệu năm trước, người tiền sử đã hợp tác để vận chuyển các công cụ bằng đá qua những đoạn đường dài ở nơi hiện nay là Kenya. Sự hợp tác này đã giúp họ sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt.
 
Và mặc dù việc theo đuổi một trào lưu trên mạng xã hội không quan trọng như việc chạy trốn một con Cọp răng kiếm cổ đại, quá trình tiến hóa đã khiến cho bộ não của chúng ta thường chú ý đến các tín hiệu xã hội.
 
Bộ não xã hội gửi tín hiệu về danh tính của bản thân cho người khác như thế nào?
 
Nhận thức xã hội là cách bộ não của chúng ta chú ý và phản ứng với người khác, những quá trình này chủ yếu diễn ra ở các phần não liên quan đến thị giác, nhận dạng khuôn mẫu, ra quyết định, khả năng đồng cảm và các chức năng tương tự. Các phần não này bao gồm amygdala (phát hiện nguy hiểm và sự khác biệt) và vùng võ não trước trán (prefrontal cortex, vùng cung cấp suy nghĩ và quyết định).
 
Nhờ các hệ thống nhận thức phức tạp, bộ não con người rất giỏi trong việc nhận ra các khuôn mẫu và thực hiện những hành vi nhằm thể hiện địa vị xã hội của mình. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng hầu như bất cứ điều gì (như cách ăn mặc, trang điểm hay ứng xử) để gửi tín hiệu về việc chúng ta thuộc về hoặc có liên kết với một nhóm nào đó.
 
Khi ai đó gửi đi những tín hiệu xã hội thích hợp, người khác sẽ biết họ thuộc nhóm nào hoặc muốn gắn bó với nhóm nào. Những tín hiệu này có thể rất đa dạng, từ việc dán khẩu hiệu chính trị lên xe hơi cho đến việc chọn thương hiệu thời trang ưa thích.
 
Những tín hiệu này không chỉ để người khác biết về ai đó mà còn giúp duy trì văn hóa trong một nhóm người, một cộng đồng. Các nhóm, cộng đồng sử dụng dấu hiệu và biểu tượng để giúp thành viên cảm thấy mình thuộc về nhóm, cộng đồng đó, hoặc để những người thích nổi bật có thể thể hiện sự khác biệt của mình. Điều này giải thích tại sao các trào lưu nhỏ như “chân mày Instagram” hay các cách đánh má hồng lại thu hút được nhiều người.
 
Theo các nhà tâm lý học, khi một trào lưu nào đó đã trở nên quá phổ biến, nhiều người sẽ chuyển sang chạy theo các trào lưu mới (các tín hiệu xã hội khác) để chứng tỏ họ luôn cập nhật khuynh hướng xã hội, đi đầu trong nhóm, cộng đồng của mình.
 
Liệu các phương tiện truyền thông xã hội có thay đổi cách con người thể hiện địa vị xã hội của mình? Rutledge cho là cũng không hẳn là thay đổi, mà chỉ làm cho các trào lưu lan rộng hơn và nhanh hơn. Lấy thí dụ về thời trang, trước đây, các trào lưu thời trang từ sàn diễn thời trang cao cấp (Haute Couture) sẽ cần nhiều năm để trở nên phổ biến với mọi người. Tuy nhiên, hiện nay, trên các trang mạng xã hội, các trào lưu ngắn ngủi nổi lên và biến mất chỉ trong vài tuần.
 
Nhưng tại sao các trào lưu lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ như vậy? Rutledge giải thích: “Bộ não của chúng ta vốn được lập trình để chú ý đến những điều khác thường. Nên khi có điều gì đó không bình thường, chúng ta sẽ phải kiểm tra.” Do đó, chúng ta thường chú ý đến những gì nổi bật và gây sự chú ý, điều này làm cho các trào lưu trở nên hấp dẫn hơn đối với những người đủ sự táo bạo để thử những điều mới lạ.
 
Ai cũng có thể bị ảnh hưởng
 
Không ai miễn nhiễm với việc chạy theo các mốt mới, để ý đến những trào lưu hoặc tín hiệu xã hội. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi dễ bị ảnh hưởng hơn cả, kể cả với những trào lưu nguy hiểm.
 
Trong quá trình trở thành người trưởng thành và độc lập, trẻ em thường tìm cách để thể hiện cá tính của mình. Điều này có thể khiến các em cố gắng rất nhiều để chứng minh rằng mình thuộc về các nhóm, các cộng đồng được xem là có uy tín. Đồng thời, vì muốn trở nên nổi bật, các em có thể sẽ chạy theo những trào lưu, những mốt đang thịnh hành trên mạng xã hội.
 
Rutledge cho hay: “Mỗi cá nhân phải tự tìm cách để khẳng định bản thân trong thế giới này. Và để làm điều đó, họ phải hiểu rõ bản thân mình. Vì con người là giống loài sống theo cộng đồng, sự phát triển của chúng ta xảy ra trong môi trường xã hội. Khi người ta càng nhận thức rõ về xã hội xung quanh, họ càng chú ý đến các trào lưu, để theo hoặc từ bỏ. Cảm giác muốn được công nhận và nổi tiếng không thật sự quan trọng, đó là một ảo giác do xã hội tạo ra. Nhưng nhìn từ góc độ sinh học, sự nổi tiếng là điều quan trọng để tìm kiếm và thu hút bạn đời.
 
Bộ não của thanh thiếu niên phát triển nhanh và mạnh nhất ở các khu vực liên quan đến nhận thức xã hội. Các nghiên cứu cho thấy khả năng nhận biết và hiểu các biểu cảm trên khuôn mặt của người khác phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn dậy thì. Vì vậy, thanh thiếu niên rất nhạy cảm và quan tâm đến bạn bè xung quanh.
 
Trong khi đó, vùng vỏ não trước trán, khu vực chịu trách nhiệm về suy nghĩ và ra quyết định, phát triển chậm nhất so với các phần khác của não, nên khả năng suy nghĩ thấu đáo và ra quyết định của các em chưa được hoàn thiện. Vì vậy, thanh thiếu niên dễ có những hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ, vì muốn gây ấn tượng với bạn bè.
 
Tương tự, người trưởng thành, lớn tuổi thường cảm thấy tự tin hơn về bản thân, điều này giúp họ không dễ bị cuốn vào những trào lưu mới. Một số nghiên cứu cho thấy sự chú ý đến các tín hiệu xã hội thay đổi theo độ tuổi, càng có tuổi người ta càng ít chú ý đến các tín hiệu xã hội hơn so với giới trẻ.
 
Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên, người ta có thể trở nên nhạy cảm hơn với những phản hồi tích cực từ người khác, và điều này có thể khiến họ dễ thay đổi hành vi hoặc theo đuổi những mốt, những trào lưu mới để được khen ngợi.
 
Không chỉ trên các trang mạng xã hội mới có các trào lưu và mốt, còn có các tín hiệu xã hội khác như cờ, hình xăm, xe cộ... Vì vậy, những khi người ta chọn cách trang điểm, quần áo, đặt món ăn, chọn khẩu hiệu dán xe, hoặc mua xe, quyết định của họ có thể bị ảnh hưởng bởi mong muốn hòa nhập với một nhóm nào đó, hoặc muốn trở nên nổi bật hơn, chứ không hẳn là vì sở thích cá nhân. Đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên của con người – chúng ta có khuynh hướng theo đuổi các mốt và trào lưu để hòa nhập hoặc nổi bật giữa đám đông.
 
VB biên dịch
Nguồn: “Why do we blindly follow trends—even when they’re bad for us?” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn tôi, nhà thơ Triều Hoa Đại ấn hành tác phẩm Lên Rừng Đếm Lá. Nhân dịp nầy, người bạn vong niên từ thời ở Đà Nẵng - Lê Bảo Hoàng (nhà thơ Luân Hoán) - hai nhà thơ thực hiện cuộc trò chuyện với nhau. Theo Triều Hoa Đại thì khi rời bỏ đất nước ra đi, hình như một số anh, chị em trong đó có tôi đã bỏ “của” mà chạy lấy người nên đã không đem theo được một tác phẩm nào…
Chiếc British Airways khởi hành lúc 10 giờ đêm từ phi trường Trudeau, Montreal Canada, bay hai tiếng rưỡi đến Heathrow, London (LHR), nằm ở phía Tây London, cách trung tâm thành phố 23km, là một sân bay bận rộn nhất Châu Âu với hàng triệu lượt khách mỗi năm; chúng tôi chờ ở đây hai tiếng rưỡi, rồi bay tiếp thêm 7 tiếng rưỡi nữa để đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha (Spain). Madrid đi trước Montreal 6 tiếng vào mùa đông và 5 tiếng vào mùa hè bắt đầu vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 10.
Ngày thứ bảy 15/3/2025 vừa qua, các nhân viên làm việc cho các đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA và đài Á châu Tự Do RFA khi tới sở đã nhận được lệnh nghỉ hành chánh, phải ra về và nộp lại thẻ báo chí. Báo chí cho biết đây là khởi đầu cho tiến trình phẹc mê bu tích các đài phát thanh này. Giám đốc đài VOA Michael Abramowitz lập tức ra tuyên bố: “Tôi vô cùng đau lòng khi lần đầu tiên sau 83 năm, đài VOA lừng lẫy không được phép lên tiếng. Sáng nay tôi mới hay tin gần như toàn bộ nhân viên VOA, hơn 1.300 nhà báo, nhà sản xuất và nhân viên bị cho nghỉ hành chánh. Tôi cũng không phải ngoại lệ”. Ngoài đài VOA, đài Á Châu Tự Do RFA cũng cùng chung một số phận. Đài Á châu Tự Do là một đài phát thanh tư nhân phi lợi nhuận, được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nhằm cung cấp thông tin, tin tức và bình luận trực tuyến cho thính giả tại Á châu. Đài hoạt động bằng 9 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Đài bắt đầu hoạt động từ ngày 12/3/1996 với mục đích thúc đẩy và nâng đỡ tự do và dân chủ tới những ng
Phải thanh minh thanh nga ngay cho các cụ, đây không phải chuyện trâu già gặm cỏ non mà là chuyện ngày xưa các cụ tán gái khi còn thanh xuân. Chuyện trâu già gặm cỏ non cũng có, khi cụ Nguyễn Trãi làm thơ tán cô bán chiếu Nguyễn Thị Lộ, nhưng tuy đây là một cuộc tán gái nổi tiếng nhưng không thuộc vào category này nên không nhắc tới tại đây.
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...
Hồi trẻ tôi đi lính xa nhà có lần về phép được Mạ tôi nấu cho một bữa cơm ngon ngất ngư. Ăn lạ miệng tôi hỏi cơm chi Mạ nói cơm Âm Phủ. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn món cơm mang cái tên thật kỳ dị của xứ Huế, quê Mạ tôi. Khi tôi trở ra đơn vị ở Cheo Reo, Mạ không quên bới cơm Âm Phủ cho tôi mang theo. Biết đâu nhờ miếng "cơm ma" này mà tôi sống sót cho tới ngày tàn cuộc chiến.Ngày nay Mạ tôi đã gần trăm tuổi, tôi cũng chẳng còn trẻ trung chi. Hai mẹ con cùng tóc bạc da mồi, cùng lụm cụm ngồi ôn lại chuyện xa xưa ở quê nhà. Khi tôi nhắc tới cơm Âm Phủ thì Mạ tôi cười thật hiền, nụ cười "hăng rết hết răng" thiệt là dễ thương.
Mỗi năm, tôi đều nhận được điện thư hoặc thiệp chúc Tết từ một số bạn, trong đó có nó. Nó không gởi thư Merry Christmas, Happy New Year, chỉ duy nhất dịp Tết Âm lịch. Nó là dân miền Tây cần cù, hiếu hoc, là bạn thân của tôi...
Con người đến với nhau nhờ duyên và yêu nhau vì nợ. Ông cha ta đã nói là có duyên thì nghìn trùng xa cách cũng gặp mà khi không có duyên, nôm na gọi là vô duyên, thì có ngồi đối mặt cũng "bất tương phùng“ coi như người đối diện không có mặt, không hiện hữu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùng. Nên hữu duyên hay vô duyên có thể nói là do ông trời xếp đặt, vợ chồng không phải ngẫu nhiên mà đến với nhau được, đều do nhân duyên mà ra, mọi vật đều do nhiều yếu tố kết hợp mà thành. Mà đã do nhân duyên rồi, thì tránh trời cũng không khỏi nắng, coi như định mệnh đã an bài.
Thành ngữ ta có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” nhưng cái tóc thường ám chỉ với nữ giới vì “người đẹp nhờ tóc”. Về nhân tướng học, có nhiều khuôn mặt thích ứng cùng với mắt, mũi, miệng… và kèm theo đó với răng và tóc. Trong Hồi Ức Một Đời Người của Nguyễn Ngọc Chính có chương đề cập đến mái tóc, và tùy theo nhãn quan của mỗi người với phái nữ về tóc ngắn, tóc dài.
Tôn Ngộ Không (Sun Wukong) là một chú khỉ có những khả năng phi thường và trí tuệ giống như con người. Với cây gậy như ý và những phép thuật siêu phàm, Tôn Ngộ Không, hay còn gọi là Hầu Vương, là một nhân vật huyền thoại trong tiểu thuyết Tây Du Ký (Journey to the West) – một trong Tứ Đại Kỳ Thư (hay Tứ Đại Tài Tử Thư) của nền văn học cổ đại Trung Hoa – và vẫn luôn được nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới ưa thích.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.