Hôm nay,  

Hậu Duệ Dòng Họ Kennedy Sẽ Bức Tử Sức Khỏe Cộng Đồng Ra Sao Với MAHA(*)?

22/11/202400:00:00(Xem: 1109)
iStock-1341425323
Mặc dù vô số bằng chứng thuyết phục từ nhiều nghiên cứu tầm cỡ bác bỏ mọi mối liên hệ giữa vắc-xin và chứng tự kỷ, ông Kennedy Jr. vẫn tiếp tục ủng hộ phong trào chống vắc-xin. Năm 2015, RFK Jr.  đã thành lập tổ chức Children’s Health Defense, nhằm thúc đẩy các mối nghi ngờ về vaccine và các vấn đề khác liên quan đến độc tố môi trường. Điều này đã khiến các tổ chức y tế cộng đồng, bao gồm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phải tuyên bố mạnh mẽ rằng  vắc-xin an toàn và rất quan trọng để ngăn ngừa các đợt bùng phát dịch bệnh. Ảnh: istockphoto.com
 
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
 
Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.”
 
Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
 
Chống vắc-xin
 
Một trong những mối quan ngại nhất về khả năng bổ nhiệm RFK Jr làm Bộ trưởng HHS – nơi giám sát 13 cơ quan liên bang – là sự phản đối dai dẳng của ông đối với chủng ngừa vắc-xin, cho rằng vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin MMR (sởi, quai bị, và rubella) có thể gây ra chứng tự kỷ.
 
Thời đại dịch Covid-19, RFK Jr. là một trong những người nhiều lần phát tán thông tin sai lệch về vắc-xin. Năm 2021, Trung tâm Chống Sự Thù Ghét Trên Mạng Xã Hội đưa tên của RFK Jr.  vào danh sách “những kẻ phát tán thông tin sai lệch về đại dịch Covid-19 trên Instagram, Twitter và Facebook.”
 
Nền tảng mạng xã hội Instagram buộc phải khóa danh khoản của RFK Jr.  vào năm 2021 vì những phát ngôn vô căn cứ, phản khoa học, lan truyền tin giả về vắc-xin.
 
RFK Jr. đã ám chỉ sẽ cắt giảm, bao gồm Viện Y tế Quốc gia, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khi trở thành người có quyền lãnh đạo cao nhất ở HHS.
 
Mặc dù vô số bằng chứng thuyết phục từ nhiều nghiên cứu tầm cỡ bác bỏ mọi mối liên hệ giữa vắc-xin và chứng tự kỷ, ông Kennedy Jr. vẫn tiếp tục ủng hộ phong trào chống vắc-xin. Năm 2015, RFK Jr.  đã thành lập tổ chức Children’s Health Defense, nhằm thúc đẩy các mối nghi ngờ về vaccine và các vấn đề khác liên quan đến độc tố môi trường. Điều này đã khiến các tổ chức y tế cộng đồng, bao gồm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phải tuyên bố mạnh mẽ rằng  vắc-xin an toàn và rất quan trọng để ngăn ngừa các đợt bùng phát dịch bệnh.
 
Với tư cách là Bộ trưởng HHS, RFK Jr.  sẽ chịu trách nhiệm giám sát Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), và Viện Y tế Quốc gia (NIH), là ba các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu vaccine, an toàn, và các sáng kiến ​​về sức khỏe cộng đồng. Nếu Kennedy Jr. là Bộ trưởng HHS, các chính sách thúc đẩy tiêm chủng, một thành phần thiết yếu của sức khỏe cộng đồng tại Hoa Kỳ, có nhiều nguy cơ bị bức tử.
 
Quan trọng hơn, ngần ngại và do dự tiêm vắc-xin sẽ gây ra mối nguy hiểm lớn hơn đối với trẻ sơ sinh, người già, và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Nếu RFK Jr. xem quan điểm cá nhân đúng hơn những công trình khoa học đã được thiết lập gần trăm năm, chắc chắn nó đe dọa sức khỏe của hàng chục triệu người Mỹ.
 
Tấn công khoa học, xói mòn niềm tin của công chúng
 
Nếu là Bộ trưởng HHS, RFK Jr. có thể làm suy yếu niềm tin của công chúng vào các tổ chức khoa học đã thành lập như CDC, NIH, và FDA, vốn từ lâu đã là nguồn thông tin đáng tin cậy về tính an toàn và hiệu quả của các biện pháp y tế.
 
RFK Jr. từng gợi ý trái ngược với tất cả các nghiên cứu khoa học có uy tín, rằng Covid-19 có thể đã “nhắm vào mục tiêu theo sắc tộc” để bảo vệ người Do Thái Ashkenazi và người Trung Quốc; nói rằng HIV không gây ra AIDS; và ngụ ý rằng các lệnh tiêm vắc-xin còn tệ hơn cả Holocaust. Trong một lời khai năm 2012, ông ta nói rằng có một con giun đã ăn một phần não của mình và sau đó con giun bị chết.
 
Trong thời đại mà chúng ta là nạn nhân của tốc độ lan truyền kinh hoàng của tin giả, thì các cơ quan uy tín của chính phủ càng có trách nhiệm lớn trong sứ mệnh cũng cố niềm tin. Tuy nhiên, với một người như RFK Jr. trong vị trí Bộ trưởng Bộ Y tế, thì chỉ có thể có thể thúc đẩy một nền văn hóa hoài nghi sâu sắc hơn về khoa học và y học. Điều này không chỉ khiến gia tăng sự do dự tiêm vaccine, mà ngay cả các sáng kiến ​​quan trọng khác về sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như thúc đẩy lối sống lành mạnh, chống nghiện thuốc phiện và giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng của tình trạng kháng thuốc kháng sinh, cũng bị phủi bỏ.
 
Thêm vào đó, xu hướng tấn công khoa học dưới sự lãnh đạo của RFK Jr. có thể dẫn đến các chính sách kém hiệu quả hơn trong việc giải quyết các cuộc đại dịch. Các biện pháp y tế cộng đồng, bao gồm giãn cách xã hội, bắt buộc đeo khẩu trang, và tiêm ngừa vaccine, sẽ được thay thế bằng niềm tin cá nhân của bộ trưởng HHS, hơn là hướng dẫn đã được chứng minh là an toàn của các chuyên gia y tế. Rõ ràng, điều này có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho công chúng Hoa Kỳ khi đối mặt với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe trong tương lai.
 
Hệ quả có thể xảy ra là sự bùng phát của các bệnh có thể phòng ngừa được, như bệnh sởi, quai bị, và ho gà, như đã xảy ra ở các quốc gia khác nơi tỷ lệ tiêm chủng đã giảm.
 
Tác động đến các chính sách về sức khỏe môi trường
 
Trong khi hoạt động bảo vệ môi trường của RFK Jr. tập trung vào các vấn đề như ô nhiễm, biến đổi khí hậu và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, việc ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng HHS có thể ảnh hưởng đến chính sách y tế cộng đồng. Sức khỏe môi trường là một lĩnh vực quan trọng do HHS giám sát, thông qua Cơ quan đăng ký chất độc hại và bệnh tật (ATSDR) và Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia (NIEHS). Sự tham gia thiết yếu của Kennedy Jr. vào các vấn đề về môi trường có thể khiến ông nhấn mạnh vào một số chính sách về môi trường, vốn không phù hợp với các ưu tiên chính thống về sức khỏe cộng đồng.
 
Thêm nữa, các hành động và tuyên bố trước đây của RFK Jr. cũng gây ra mối lo ngại rằng hoạt động bảo vệ môi trường của ông không phải lúc nào cũng dựa trên bằng chứng khoa học nghiêm ngặt. Ví dụ, việc ông chống sử dụng một số loại hóa chất, hoặc thuốc trừ sâu bị chỉ trích, vì ông đã không xem xét đầy đủ dữ liệu khoa học có sẵn về tính an toàn của chúng.
 
Nếu việc bổ nhiệm RFK Jr.  dẫn đến việc ưu tiên các chính sách về môi trường dựa trên niềm tin cá nhân, thay vì đánh giá toàn diện các bằng chứng khoa học có sẵn, thì điều đó có thể dẫn đến các chính sách kém hiệu quả. Ví dụ, RFK Jr. tập trung vào sức khỏe môi trường dẫn đến giảm sự tập trung vào các lĩnh vực quan trọng khác, như giải quyết các bệnh mãn tính, sức khỏe tâm thần, thì điều đó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể của người Mỹ.
 
Quản lý cực đoan
 
Khi là Bộ trưởng HHS, RFK Jr. sẽ có thẩm quyền đáng kể đối với việc quản lý các sản phẩm y tế, bao gồm dược phẩm, vắc-xin, và thực phẩm bổ sung. RFK Jr.  từ lâu đã chỉ trích ngành dược phẩm và ủng hộ việc tăng cường giám sát an toàn vắc-xin. Cách quản lý cực đoan của ông ta có thể dẫn đến việc vượt quá thẩm quyền hoặc hạn chế không cần thiết, cản trở công chúng tiếp cận các sản phẩm y tế quan trọng.
 
Ví dụ, lập trường chống vaccine của RFK Jr. có thể dẫn đến các biện pháp quản lý không cần thiết cho các nhà sản xuất, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm chậm quá trình phân phối thuốc, hoặc trì hoãn việc phê duyệt các phương pháp điều trị y tế mới. Tương tự, RFK Jr. có thể tăng cường giám sát việc phê duyệt thuốc, làm trì hoãn việc đưa các loại thuốc mới đến công chúng, làm suy yếu việc cung cấp kịp thời các dịch vụ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe quan trọng cho người dân Mỹ.
 
Để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của công chúng, điều quan trọng là Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh phải duy trì các nguyên tắc y học dựa trên bằng chứng, tính toàn vẹn khoa học, và sự công bằng trong các quy định y tế. Các nhà khoa học đã lên tiếng rằng, nếu Robert F. Kennedy Jr giành được sự chấp thuận của Thượng viện, thì một phong trào y tế chống chế độ cấp tiến có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước sẽ lên nắm quyền, đe dọa đến những thành tựu của một trật tự y tế cộng đồng dựa trên khoa học đã được xây dựng và phát triển kể từ Đệ Nhị Thế Chiến. Hơn thế nữa, sức khỏe cộng đồng của người dân Mỹ sẽ bị bức tử.
 
Kalynh Ngô
 
(*) Make America Healthy Again

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.