Đức Phật dạy cách nhìn thấy
những gì Ma đã tạo ra,
và cách để thoát lưới Ma
Tâm Kinh viết rằng sắc tức là không, và không tức là sắc; sắc không khác không, và không chẳng khác sắc. Lời dạy đó đã được diễn tả trong nhiều cách xưa cổ hơn trong nhiều kinh Nikaya và A Hàm.
Bài sau đây sẽ viết theo Kinh SA 120 (qua bản dịch tiếng Việt của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Thích Đức Thắng, bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Anālayo), Kinh SN 23.1, và Kinh SN 5.2 (qua bản dịch tiếng Việt của Thầy Thích Minh Châu, bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Sujato).
Đức Phật nói với ngài Rādha như sau.
Hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là sắc -- nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
Tương tự, hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là thọ, tưởng, hành, thức -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
Hãy quán sát rằng sắc là sự chết, là sát giả, là bị chết, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là sự bất hạnh, là chịu đựng bất hạnh. Những ai thấy như vậy là thấy chơn chánh. Tương tự, hãy quán sát như thế với thọ, tưởng, hành, thức.
Hãy quán sát rằng sắc -- nghĩa là những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, và được tư lường --đều là vô thường, do vậy là khổ. Tương tự, hãy quán sát như thế với thọ, tưởng, hành, thức.
Bậc đa văn Thánh đệ tử nhìn thấy sắc là vô thường, nên không thấy sắc là ngã, hay khác ngã, hay hiện hữu ở trong nhau. Tương tự, hãy quán sát như thế với thọ, tưởng, hành, thức.
Ngươi sẽ rơi vào lưới ma, khi ngươi tự nghĩ rằng ngươi là một người nam, hay một người nữ, hay là bất cứ thứ gì.
Bởi vì bậc đa văn Thánh đệ tử nhìn thấy thân và tâm này không có gì là ngã, là ngã sở nên đối với các pháp thế gian không chấp giữ. Vì không có gì chấp giữ nên không có gì để bị dính mắc. Vì không có gì để bị dính mắc nên tự giác ngộ Niết-bàn rằng sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.
Video dài 3 phút:
https://youtu.be/QJnE-prPh6w
.
.... o ....
The Buddha taught how to
recognize what Māra has created
and how to escape from Māra's grasp.
The Heart Sutra states that form is emptiness, and emptiness is form; form is not separate from emptiness, and emptiness is not separate from form. This teaching has been articulated in various ways in many of the Nikayas and Agamas.
The following article will be based on SA 120 Sutra (translated into Vietnamese by Venerable Tuệ Sỹ and Venerable Thích Đức Thắng, and into English by Bhikkhu Anālayo), SN 23.1 Sutta, and SN 5.2 Sutta (translated into Vietnamese by Venerable Thich Minh Chau and into English by Bhikkhu Sujato).
The Buddha spoke to Rādha as follows:
Observe that it is Māra who creates what is referred to as bodily form—specifically, form, sound, smell, taste, touch, and mental objects—regardless of whether they are past, future, or present; internal or external; gross or subtle; good or bad; or far or near.
Similarly, observe that it is Māra who creates what is referred to as feeling, perception, mental formations, and consciousness—regardless of whether these experiences are past, future, or present; internal or external; gross or subtle; good or bad; or far or near.
Contemplate that form is death, a killer, subject to death, a disease, a boil, an arrow, misfortune, and suffering. Whoever perceives this truth sees clearly. Similarly, contemplate feeling, perception, mental formations, and consciousness.
Observe that form—specifically, what is seen, heard, smelled, tasted, touched, and contemplated—is impermanent and, therefore, a source of suffering. Similarly, apply this observation to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness.
The learned noble disciple perceives form as impermanent; therefore, he does not regard form as self, as separate from self, or as existing within one another. Similarly, apply this observation to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness.
You fall into the trap of Māra when you identify yourself as a man, a woman, or anything else.
Because the learned Noble Disciple recognizes that this body and mind possess no inherent self or ownership, he does not cling to worldly phenomena. Since there is nothing to cling to, there is nothing to which he can become attached. As a result, he realizes Nirvana: that birth has ceased, the holy life has been established, what needed to be accomplished has been achieved, and he understands that there will be no further rebirth in the future.
.
Video, 3:16 minutes long:
https://youtu.be/Ra11_4OJO9U
.
SOURCES:
SA 120:
https://suttacentral.net/sa120/vi/tue_sy-thang
https://suttacentral.net/sa120/en/analayo
SN 23.1:
https://suttacentral.net/sn23.1/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/sn23.1/en/sujato
SN 5.2:
https://suttacentral.net/sn5.2/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/sn5.2/en/sujato
.
những gì Ma đã tạo ra,
và cách để thoát lưới Ma
Tâm Kinh viết rằng sắc tức là không, và không tức là sắc; sắc không khác không, và không chẳng khác sắc. Lời dạy đó đã được diễn tả trong nhiều cách xưa cổ hơn trong nhiều kinh Nikaya và A Hàm.
Bài sau đây sẽ viết theo Kinh SA 120 (qua bản dịch tiếng Việt của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Thích Đức Thắng, bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Anālayo), Kinh SN 23.1, và Kinh SN 5.2 (qua bản dịch tiếng Việt của Thầy Thích Minh Châu, bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Sujato).
Đức Phật nói với ngài Rādha như sau.
Hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là sắc -- nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
Tương tự, hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là thọ, tưởng, hành, thức -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
Hãy quán sát rằng sắc là sự chết, là sát giả, là bị chết, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là sự bất hạnh, là chịu đựng bất hạnh. Những ai thấy như vậy là thấy chơn chánh. Tương tự, hãy quán sát như thế với thọ, tưởng, hành, thức.
Hãy quán sát rằng sắc -- nghĩa là những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, và được tư lường --đều là vô thường, do vậy là khổ. Tương tự, hãy quán sát như thế với thọ, tưởng, hành, thức.
Bậc đa văn Thánh đệ tử nhìn thấy sắc là vô thường, nên không thấy sắc là ngã, hay khác ngã, hay hiện hữu ở trong nhau. Tương tự, hãy quán sát như thế với thọ, tưởng, hành, thức.
Ngươi sẽ rơi vào lưới ma, khi ngươi tự nghĩ rằng ngươi là một người nam, hay một người nữ, hay là bất cứ thứ gì.
Bởi vì bậc đa văn Thánh đệ tử nhìn thấy thân và tâm này không có gì là ngã, là ngã sở nên đối với các pháp thế gian không chấp giữ. Vì không có gì chấp giữ nên không có gì để bị dính mắc. Vì không có gì để bị dính mắc nên tự giác ngộ Niết-bàn rằng sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.
Video dài 3 phút:
https://youtu.be/QJnE-prPh6w
.
.... o ....
The Buddha taught how to
recognize what Māra has created
and how to escape from Māra's grasp.
The Heart Sutra states that form is emptiness, and emptiness is form; form is not separate from emptiness, and emptiness is not separate from form. This teaching has been articulated in various ways in many of the Nikayas and Agamas.
The following article will be based on SA 120 Sutra (translated into Vietnamese by Venerable Tuệ Sỹ and Venerable Thích Đức Thắng, and into English by Bhikkhu Anālayo), SN 23.1 Sutta, and SN 5.2 Sutta (translated into Vietnamese by Venerable Thich Minh Chau and into English by Bhikkhu Sujato).
The Buddha spoke to Rādha as follows:
Observe that it is Māra who creates what is referred to as bodily form—specifically, form, sound, smell, taste, touch, and mental objects—regardless of whether they are past, future, or present; internal or external; gross or subtle; good or bad; or far or near.
Similarly, observe that it is Māra who creates what is referred to as feeling, perception, mental formations, and consciousness—regardless of whether these experiences are past, future, or present; internal or external; gross or subtle; good or bad; or far or near.
Contemplate that form is death, a killer, subject to death, a disease, a boil, an arrow, misfortune, and suffering. Whoever perceives this truth sees clearly. Similarly, contemplate feeling, perception, mental formations, and consciousness.
Observe that form—specifically, what is seen, heard, smelled, tasted, touched, and contemplated—is impermanent and, therefore, a source of suffering. Similarly, apply this observation to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness.
The learned noble disciple perceives form as impermanent; therefore, he does not regard form as self, as separate from self, or as existing within one another. Similarly, apply this observation to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness.
You fall into the trap of Māra when you identify yourself as a man, a woman, or anything else.
Because the learned Noble Disciple recognizes that this body and mind possess no inherent self or ownership, he does not cling to worldly phenomena. Since there is nothing to cling to, there is nothing to which he can become attached. As a result, he realizes Nirvana: that birth has ceased, the holy life has been established, what needed to be accomplished has been achieved, and he understands that there will be no further rebirth in the future.
.
Video, 3:16 minutes long:
https://youtu.be/Ra11_4OJO9U
.
SOURCES:
SA 120:
https://suttacentral.net/
https://suttacentral.net/
SN 23.1:
https://suttacentral.net/sn23.
https://suttacentral.net/sn23.
SN 5.2:
https://suttacentral.net/sn5.
https://suttacentral.net/sn5.
.
Gửi ý kiến của bạn