Lục Bát Mùa Thu

03/10/202408:42:00(Xem: 633)

 

Khanh Trường Phục Sinh
KHÁNH TRƯỜNG - PHỤC SINH II (RESURRECTION II) # 3

 

 

Thu phai

 

Ngỡ

Ta phiêu dạt giữa đời

Cánh chim bạt gió

Cuối trời

Chân mây

Long lanh

Đọng giọt lệ này

Còn

Đôi mắt ướt

Vơi đầy

Quạnh hiu

 

Ngỡ chừng

Quên nhớ đã nhiều

Chỗ ngồi xưa

Phủ liêu xiêu

Lá vàng

Tháng năm

Bụi giũ bàng hoàng

Trong thênh thang lặng

Là mênh mang buồn

 

Gầy trơ

Từng ngón tay suông

Có gì đâu

Chỉ giọt mưa tuôn 

Ngậm ngùi

Gõ vào ký ức

Bời rời

Khua lên nỗi nhớ

Cho bồi hồi

Đau

 

Ngỡ

Trong tiếng gió

Xạc xào

Nghiêng chùng bóng thẫm

Một màu tà huy

Thời gian

Lắng lại những gì

Mà trên lối nhỏ

Xanh rì

Rêu phong.

 

 

 

Thu

Của kiếp người 

 

Đục trong

Một bến nước này

Nghiêng nghiêng

Giông

Bão

Đôi vai trĩu oằn.

 

Cũng đành

Một kiếp hổng nhan

Một mình

Với những đa đoan

… Một mình

Thấp cao

Từng bước chông chênh

Ai dìu em

Qua gập ghềnh

Trần gian

Ai ru em

Khúc muộn màng

Vỗ về em

Khúc lỡ làng

Xót xa.

 

Đôi khi

Ôm mặt khóc òa

Đứng trong mưa lạnh

La đà

Gió lay

Thèm nghe

Hơi ấm vòng tay,

Lời thì thầm…

Chỉ

Là đà gió bay.

 

Gỡ

Từng tờ lịch,

Cho ngày

Qua đi

Hết những đắng cay

Cõi đời

Qua đi

Bao nỗi ngậm ngùi

Để dòng nước mắt

Cùng người

Tiễn nhau

  

 

 

Thu tím

 

Về nghe

Bất chợt mùa thu

Có màu lá đổi

Rực ngang góc trời

Mây trắng

Trong mắt trông vời

Nhớ người áo trắng

Ơi,

Người xa xưa.

 

Vu vơ

Từng ngọn gió đùa

Vờn trong lặng lẽ

Tóc lùa

Trên vai

Chẳng còn xanh

Sợi vắn

Dài

Thời gian

Như bóng câu

Bay,

Cho dù…

 

Ừ thì

Vẫn là mùa thu

Sao nghe lạ lẫm

Mịt mù dấu xưa

Nhớ thương

Nhớ mấy cho vừa

Một màu thạch thảo

Nhẹ đưa

Trong chiều

Tím hoang vắng

Tím cô liêu

Rưng rưng

Từng đoá hoa

Man mác buồn

Lặng cùng

Muồn muộn chiều hôm

Nghe rất khẽ

Thoáng hương thơm

Bên thềm

Vườn hiu hắt

Bóng tối chườm

Có con đom đóm

Lạc loài bay ngang.

 

Với tay

Khêu ngọn lửa tàn

Sưởi cho ấm

Một chút buồn

Lênh loang


 
 

Biển Cát 

( SC )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Em làm sao biết được | khó khăn là bao nhiêu | Anh cũng không tìm được | món quà cho em yêu
Ngày hôm đó ở Ui-dong | mưa tuyết rơi | và thân xác tôi, người bạn đồng hành với linh hồn, | run rẩy theo từng giọt lệ rơi.
Đã ly biệt đến rồi sao? Đó là những ngày của tháng 11, giữa mùa thu 2023, qua điện thoại. Tắt. Ngẩn người. Giữa đêm khuya gửi bài thơ ngắn. Trên giường bệnh, những giây phút cuối cùng, thơ gửi qua email, Tuệ Sỹ gõ gửi lại mấy giòng thơ cuối. Là lời giã biệt. Vậy mà chưa hết, sau bài thơ của hai chị em, vài ngày trước khi viên tịch, điện thoại reo. Người nằm trên giường bệnh. Hỏi. Không trả lời. Lặng lẽ. Nghe Thầy em đọc lời kinh cuối. Nghe được tiếng cười qua sinh tử. Tắt. Một năm qua rồi! Lễ tiểu tường Tuệ Sỹ. Vô cùng thương nhớ. Nhã Ca
Có những cửa sổ | muốn được phóng thích khỏi khung | để chạy đùa với hươu nai | băng qua | cánh đồng dã thảo sau nhà.
bài thơ độc có thể đóng khung cơn cuồng nộ | rồi treo nó lên tường, | bài thơ độc có thể làm bồ đặt chân lên xứ Trung Hoa, | bài thơ độc có thể làm cho một tâm hồn tan vỡ bay lượn,
Anh đánh vảy một con sông Sông tuồn đi chín khúc Chiếc cọc nhọn đứng khựng Thất tung chim bói cá Thủy triều vá một tấm áo xanh Bờ đá vô tăm chìm nghỉm
Bài thơ này đăng trên Việt Báo vào ngày 10 tháng 8 2024. Người dịch nói rằng “…Bài này hợp với tinh thần Phật Giáo…” Tác giả Henry Wadsworth Longfellow là một nhà thơ nổi tiếng vào bậc nhất ở Mỹ trong thế kỷ 19. Trong tiểu sử không thấy nhắc ông có nghiên cứu về Phật Giáo. Có thể giải thích rằng những gì thuộc về chân lý, sự thật thì sẽ mãi mãi tồn tại, bất kể Đức Phật có thuyết giảng hay không.
tôi trôi về đâu? | cuốn theo dòng chảy về phía trước | hay giữa lưng chừng đâu đó dạt về sau
Vẫn mang tâm hồn hoang dại, ngu ngơ | Người lữ hành xuyên qua hai thế kỷ | Sao vẫn thấy | Xa lạ với chính mình | Trước những con đường | Trước phố chợ
tôi hát lẩm nhẩm | như bông sen tưới tỏa | ngợp ngời tôi làm thơ loạn kinh thiên | trên dưới ngang dọc bần thần | lúc hừng hực lúc câm