Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

“Dèyè mòn, gen mòn.”

30/09/202416:32:00(Xem: 674)

truyen ngan ngu yen
Hình minh họa từ tác giả.

 

LTS: Truyện hư cấu, tên tuổi, nhân vật, câu chuyện không phải là sự thật, dù cảm hứng lấy từ sự việc có thật xảy ra sau khi JD Vance (ứng cử viên phó tổng thống liên danh với Donald Trump) loan tin người Haiti ăn thịt thú nuôi trong nhà, Donald’s Trump nhắc lại trên truyền hình trực tiếp trong buổi tranh luận ưcv tổng thống,  khiến cộng đồng người Haiti ở Springfield, Ohio phải bị đe dọa, kỳ thị, mặc dù chính JD Vance cũng đã nhìn nhận là điều này có thể không có thật.

 


Tan giờ tập đá banh, ba cậu học sinh trường trung học đệ nhất cấp Springfield đi bộ dọc theo đại lộ Madison về nhà, vừa đi vừa bàn tán sôi nổi. Họ trạc lứa mười một, mười hai tuổi, học sinh lớp Sáu.

_ “Mày nói sao? Daniel, gia đình mày ăn mèo hả? Samuel đứng lại, kéo tay bạn học. Đặc sệt, giọng miền nam: “Đừng đùa. Thiệt sao?”  Cậu học trò Haiti, giật tay bạn mỹ trắng đến gần hơn:

_ “Samuel, cho mày biết, cà-ri mèo và thịt chó nướng ngon tuyệt. Cà ri dê và thịt nướng Đại Hàn không ngon bằng.”

_ “Ăn luôn cả chó?” Samuel trố mắt. Quay sang hỏi cậu học trò người Việt: “Vinh, mày nghĩ sao?” Mặt nó đỏ bừng lên. “Ai mà ăn thú cưng Milo của tao, tao sẽ bắn người đó.”

Vinh lúng túng. Daniel thỏa mãn bật cười lớn tiếng rồi chạy vụt qua bên kia đường, rẻ theo lối đi khác.  Vinh nói:

_ “Tớ không biết người Haiti như thế nào, nhưng trước kia, ở Đại Hàn và ở Việt Nam, người ta công khai ăn thịt chó. Bây giờ thì hết rồi.”

_ “Khốn kiếp. Ăn thịt chó mèo là ăn thịt bạn mình.”

_ “Bố tớ nói, người Tây phương xem chó mèo là bạn, nhưng người Á châu xem chó là thực phẩm. Không phải ác tâm, chỉ vì nghĩ khác nhau. Bố tớ giải thích, chúng ta ăn gà, vịt, cừu, bò, cá, không có cảm giác gì, vì chúng không phải là bạn hoặc thú cưng.”

_ “Thịt chó ngon không?”

_ “Tớ không biết. Nhiều người nói ngon hơn thịt lợn thịt cừu.”

_ “Nếu không phải con Milo, tao cũng muốn ăn thử.”

Chiều tháng Chín ở Springfield, Ohio, khí hậu gần hết mùa hè, đang thấm buồn gió thu. Samuel đến gần nhà ông bà ngoại, ở gần trường học, nơi cha mẹ nó đang chờ để chở nó về.

Trong phòng khách, bà Helen xem đồng hồ trên iPhone: _ “Thằng bé sắp về đến. Mình chở nó đi ăn kem.” Ông John White, thị trưởng của Springfield, đang đọc tập hồ sơ trên tay:

_ “Không được. Chở về thôi. Anh rất bận.”

_ “Có chuyện gì?”

_ “Sáu tháng vừa rồi, mấy công ty mình hùn vốn đều lỗ lã, kéo dài tình trạng này, sang năm chắc sẽ phải đóng cửa.”

_ “Tại sao? Không bán được hàng à?”

_ “Người ta mua hàng từ các công ty khác, rẻ hơn, tốt hơn. Các công ty này dùng công nhân toàn là dân Haiti. Họ làm công ít lương mà chăm chỉ.”

_ “Rồi anh tính sao, số tiền đầu tư của cha em rất lớn?”

_ “Chưa biết. Vấn đề chính là dân Haiti. Làm sao để họ rời bỏ thành phố này. Các công ty kia sẽ mất công nhân giỏi.”  

Samuel mở cửa bước vào, hăm hở: - “Hi, mum. Hi dad. Thằng Daniel bạn con nói, gia đình nó ăn thịt mèo thịt chó.” 

Ngày hôm sau, một bà bạn của bà Helen đã đăng tin lên Facebook, người Haiti ở Springfield ăn thịt mèo và báo động dân địa phương phải lo bảo vệ các thú cưng. Trong vòng tuần lễ, tin người Haiti ăn thịt mèo, thịt chó, thịt ngỗng trời, truyền đi khắp nơi trên mạng lưới. Tin nóng. Tin khủng khiếp. Bạn của người da trắng bị ăn thịt.

Cơ hội chống dân nhập cư, ông phó thị trưởng chính thức tuyên bố trước đám đông, trên truyền hình, dân Haiti ở Springfield bị đóng dấu ăn thịt mèo, bị ký tên ăn thịt chó. Rồi ông thị trưởng đích thân loan truyền tin này trong những lần diễn thuyết chính trị.

Đúng rồi. Một số các bạn đã hiểu, một số khác còn nghi ngờ, và nhiều người chưa biết: Ông thị trưởng John White, người có ảo thuật trong lời nói. Lạ lùng. Không thể giải thích theo khoa học, nên có người đồn rằng, đó là thánh.

Nếu ông nói sai thành đúng, số đông người theo ông tin là đúng, cho dù sai. Hôm trước ông nói đúng, hôm sau ông nói ngược lại là sai, người ta vẫn tin sai là đúng. Ông lên tiếng xách động, lập tức người ta xuống đường. Ông tuyên phán chống đối pháp luật vì ông bị kết án, các thẩm phán tòa Tối cao vẫn bao che. Lẽ ra, ông phải vào tù từ lâu vì tội lường gạt kinh doanh, ẩn giấu thuế má, xúc phạm phụ nữ, xào nấu luật pháp, hù dọa đối thủ, nhưng ông có ảo thuật. Những chuyện bất lợi cho ông đều bị lời nói hô biến, tức thì hóa thành con thỏ thả chạy mất tích vào rừng, hoặc hóa thành bồ câu thả bay biểu tượng bình yên. Lạ lùng.

Lạ lùng hơn nữa, đa số những người tin và ủng hộ ông là những người đạo đức, tử tế, ghét việc gian dối, phạm pháp. Họ là những công dân tốt, vậy mà, ghê gớm thay! vì ảo thuật, họ trở thành con thỏ, con bồ câu.

Lời ảo thuật của thị trưởng về dân Haiti ở Springfield gây náo loạn. Một số dân địa phương đã ra mặt hăm dọa người nhập cư. Daniel bị đám học sinh da trắng đánh một trận nhừ tử trước cổng trường. Ăn thịt mèo, bốn chục đấm. Ăn thịt chó năm chục đá. mặt mày nó tím bầm, mình mẩy sưng vù, phải nghỉ học cả tuần. Gia đình nó không dám ra ngoài đường vì có tội.

Cha của Daniel, ông Ricardo Blanc điềm tĩnh, nghiêm khắc, hai bàn tay nắm chặt thành cú, hỏi con:

_ “Người ta nói chính miệng con đã loan tin gia đình mình ăn thịt chó mèo, phải không?”

_ “Dạ.” Daniel lấy hai tay che đầu. Cúi xuống. Tưởng chừng đang gánh chịu sấm sét.

_ “Tại sao? Ai bảo con làm vậy?”

_ “…”

Đưa hai tay lên trời rồi thả xuống, ông Ricardo thở mạnh, nói nhẹ: _ “Nói đi, tại sao? Ba đã dạy con nhiều lần, không nên nói dối, nói bậy. Tại sao?”

_ “Ông Sam cho con 20 đô la, dặn con nói như vậy.”

_ “William Sam? Ông làm vườn cho thị trưởng White?”

_ “Dạ.”

Chiều thứ Năm, âm u, mặt trời mù. Ricardo mặc áo có mũ chùm che kín đầu, đi với một phóng viên nhà báo The Haitian Time, anh Edward Jones, đến tìm William Sam. Có ba điều lý luận về sự thật: là gì? tại sao? mục đích giả sự thật?

Hơn nửa chai Jim Bean lớn đã đi vào tế bào, William Sam ngồi bật ngửa trên thành ghế. Mái tóc vàng dài làm nền nổi bật đôi mắt ó. Khoát tay như cho phép hai anh di dân nhà quê lên tiếng.

_ “Thưa ông Sam, con tôi, Daniel, nói rằng, ông đã cho nó tiền để loan tin với bạn nó, gia đình tôi ăn thịt chó mèo, có đúng không? Ông có dám nhận sự thật không?”

_ “Tao là hạ sĩ lực lượng đặc biệt ở Afghanishtan giải ngũ, sợ gì hai đứa mày mà không dám nhận sự thật. Đúng. Tao cho tiền và dạy nó nói. Con mày ngu ngốc tham lam. Về dạy lại nó đi.”

_ “Tại sao ông làm như vậy?” Edward hỏi.

_ “Tụi mày làm cho cả thành phố này xáo trộn. Tụi mày phải dời đi chỗ khác. Trả lại yên bình cho tụi tao. Đám nhà quê của tụi mày làm cho tụi tao dơ lây. Mày có biết người Mỹ tụi tao thương chó với mèo như thương con không?”

_ “Nhưng thưa ông Sam…”

_ “Cút ngay. Chuẩn bị dọn nhà đi. Đừng hỏi nữa. Tụi mày làm gì được tao?”

Sáng hôm sau báo The Haitian Time lên tin trang đầu với hàng chữ đỏ: “Kỳ Thị Tung Tin Giả” với tấm hình Wiilam Sam đang tu chai rượu Jim Bean.

Bản tin này lan truyền khắp nơi, bay phất phới trên mạng, facebook, lên đến các đài truyền hình lớn như CNN, ABC, Fox News, vân vân. Bạn đoán rất đúng. Không ăn thua gì. Ông thị trưởng có ảo thuật.

Edward Jones, phóng viên trẻ, nhiệt huyết, lý tưởng, có niềm tin ngây ngất và ngây thơ vào công lý và chân lý.

_ “Ricardo, tôi không tin việc này do ông Sam làm chủ. Ông này không phải là người ác tâm, tôi đã điều tra, vả lại, ông không có lợi gì khi tung ra tin này.”

_ “Ý anh muốn nói, chuyện này do ông thị trưởng giật dây?”

_ “Mới đầu tôi cũng nghĩ như vậy.”

_ “Dèyè mòn, gen mòn.” Ricardo nói bằng tiếng Haiti. Có nghĩa là, sau núi còn có núi. 

Daniel tuy mới lớn nhưng già dặn hơn tuổi vì lăn lộn trong giới di dân nghèo khó. Sinh vật sống dưới nước muốn lên bờ phải mọc chân. Daniel biết mình bị lừa, đã làm cho gia đình và xóm làng mang tiếng xấu. Nó hối hận trong hậm hực. Muốn trả thù ông Sam.

- “Vinh, chuyện hôm qua tao nói với mày, mày đã hỏi ba mày chưa?”

- “Bố tớ nói, cậu phải giả vờ bị cộng đồng và gia đình xua đuổi, đến gặp già Sam, khóc lóc làm cho ông ta thương cảm, rồi lén chấm một chút thuốc trừ bọ rầy vào chai rượu của ông, thứ này sẽ làm già Sam say thấu xương, mất kiểm soát, sau đó cậu có thể hỏi ông ta cho rõ ngọn ngành chuyện vu khống dân Haiti và nhớ thâu băng. Có bằng chứng rồi, mang đến báo chí, đài truyền hình để minh oan.”

Daniel thi hành kế hoạch trơn tru. Đúng như vậy, già Sam say liểng xiểng, chửi thề chính phủ không dành nhiều đặc ân cho lính ra khỏi quân đội, chửi thề cả ông bà thị trưởng bốc lột sức lao động, chửi luôn con mèo hay ăn vụng đồ nhậu của ông, chửi con chó hàng xóm hay sủa ngu xuẩn tưởng chừng người anh hùng Afghanistan trở thành thằng ăn trộm. 

- “Ông Sam, tại sao ông muốn cháu loan tin người Haiti ăn thịt chó mèo?”

- “Tao cũng nhận tiền để làm như mày thôi. Chỉ tội nghiệp, mày bị ghét bỏ, đuổi đi, không nơi ở. Mày có thể ngủ đỡ tại đây vài hôm, nhưng phải kiếm chỗ khác mà đi. Coi như tao chuộc lỗi đã gạt mày.”

- “Ông Sam, ông có ghét người Haiti không?”

- “Không. Tao là dân tứ xứ. Ăn nhậu chơi bời với nhiều sắc dân khác nhau. Tao thích đám di dân vì họ không hách xì xằng như đám da trắng quí tộc, dù tao cũng da trắng.”

- “Ai trả ông tiền để làm chuyện này?”

- “Mày hỏi làm gì? Điều tra hả con? Tao không sợ đâu. Nhân viên của thị trưởng White đưa tao 10,000 để tung tin. Tội nghiệp, mày chỉ được hai chục. Mai tao ra ngân hàng rút tiền, sẽ cho mày thêm tám chục cho đủ một trăm. Bây giờ thì đưa đây. Con ạ, mày ngây thơ tưởng tao say rồi không biết hay sao. Đưa máy thâu băng đây. Cái bộ tịch lén lút của mày, nhìn là biết liền. Đưa đây.”   

Trong khi Daniel mở túi lấy máy thâu đưa cho già Sam. Vinh nằm sát vách bên cửa sổ, nhẹ nhàng bò lui rồi đứng dậy biến mình trong bóng tối. Theo đúng dặn dò của bố nó sắp đặt.

Hôm sau, báo chí và truyền hình rùm beng loan tin dân Haiti bị vu oan ăn thịt chó mèo, có lời thú nhận của William Sam làm bằng chứng. Họ đặt nghi vấn thẳng vào thị trưởng John White. Cuốn băng do Vinh thâu bên ngoài cửa sổ được phát thanh ra công chúng. Không còn cách nào chối chạy. Bạn đoán rất đúng. Không ăn thua gì. Ông thị trưởng có ảo thuật.

Tuy vậy, dân Haiti tại Springfield, Ohio được giải độc. Gia đình Ricardo Blanc được hoàn trả sự trong trắng. Daniel được khen ngợi. Không ai biết đến Vinh. Dân địa phương cảm thấy đã bất công với dân nhập cư, họ vui vẻ giao tiếp hơn và kéo nhau đến các quán ăn của người Haiti để thưởng thức những món ăn lạ.

Ricardo bắt tay anh phóng viên, cảm ơn anh đã giúp đỡ và đã thành công trong việc đưa tin tốt vào mạng lưới thông tin của Mỹ. Ricardo nói:

- “Không có anh gia đình và dòng họ tôi không thể lấy lại được danh dự. Không làm bậy mà phải xấu hổ giùm người làm bậy, không phải là đức tính tốt. Nên vui mừng giùm những ai làm chuyện ích lợi.”

- “Đừng quá khen. Tôi chỉ làm nhiệm vụ của một người dân trong cộng đồng Haiti. Bây giờ, chúng ta đã được bình yên.” Edward chợt hạ giọng, kề sát vào tai Ricardo: “Không phải ông thị trưởng làm. Tôi đã điều tra và kiểm chứng chính xác.”

- “Ai làm?”

Ảo thuật không phải là phép lạ, dù cao siêu cách mấy cũng là việc nhân tạo. Có người làm giả, tức nhiên, sẽ có người tìm ra sự thật. Có bao nhiêu người khôn ngoan, hiểu biết, mà công nhận ảo thuật có thể thay thế được thực tế? Sự ngu muội nhất thời có thể làm cho người ta sai lạc vì ảo thuật, nhưng trước hay sau, hoặc đến cuối đời người, vết thương ảo thuật sẽ nhức nhối. Bạn có tin hay không? Hãy đánh cá với sự muộn màng.

Hôm nay là ngày lễ Manman Aloumandia, ngày giỗ tổ tiên của người Haiti vào cuối tháng Chín. Nhà nào cũng chuẩn bị thức ăn truyền thống và hành lễ cảm tạ ông bà đã giữ gìn an toàn cho con cháu, nhất là sau vụ bị hàm oan, họ càng thấm thía sự bình yên hơn. Di dân, hầu hết là tha phương bất đắc dĩ, như phận gái đi lấy chồng, mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu.

- “Edward, nói cho tôi biết, ai đã gây ra chuyện này?”

- “Bà thị trưởng. Bà ghen vì ông White đang dính líu tình cảm với cô Mirlande, con gái của ông chủ tiệm tạp hóa Haitian, ông Nadege Guillaume. Chính bà trả tiền cho William Sam.”

- “Anh có bằng chứng không?”

- “Đây, ông xem hình cô này.” Edward mở iPhone đưa cho Ricardo.

 

Ngu Yên
Truyện ngắn 2,495 chữ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thế kỷ 19 có một sự cộng tác đặc biệt của một số người Minh Hương ở Chợ Lớn và các nhà khắc ván ở vùng Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) để thực hiện khắc ván, in và phát hành sâu rộng những tác phẩm Việt Nam viết bằng chữ Nôm.
Lily, cô gái con người quản gia, thực sự không giây phút nào được nghỉ chân. Cô vừa mới đưa một quý ông vào gian phòng nhỏ phía sau văn phòng ở tầng trệt và giúp ông cởi áo khoác ngoài thì tiếng chuông cửa rè rè lại vang lên và cô lại phải tất tả bước dọc theo hành lang trống trải để đón một vị khách khác vào.
Nhân câu hỏi ông Đặng Minh Phương nêu ra, xin được đóng góp chút ý kiến khiêm nhượng vào chuyện này. Để giúp các bạn trẻ từ trước chưa có hoàn cảnh biết nhiều về mấy câu thơ trên, tôi xin được tóm lược câu chuyện từ đầu.
Chủ đề chính kết nối các truyện ngắn trong tuyển tập Beyond Borders (Vượt Qua Những Biên Giới) (nxb Da Màu Press) là khái niệm phức tạp và đa diện về biên giới. Như tựa của tuyển tập, mỗi câu chuyện hứa hẹn một khám phá đặc thù về khái niệm này. Biên giới là gì? Liệu đó có phải là một ranh giới hữu hình, như một hàng rào hay trạm kiểm soát phân chia các không gian địa lý và chủng tộc? Hay thuật ngữ này cũng đã khai triển/mở rộng để bao hàm những ranh giới hầu như vô hình và vô thức, như các cấu trúc ngôn ngữ, xã hội và văn hóa đã định hình bản sắc và mọi liên hệ cá nhân và tập thể? Có lẽ trong thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ của chúng ta, biên giới hiện diện khắp nơi, cả hiển nhiên lẫn tiềm ẩn.
Từ khi du học ở Pháp vào đầu thập niên 1950’, trở về Việt Nam làm việc cho hãng Shell rồi sang Pháp làm việc cho đến khi về hưu và định cư cho đến nay… cả cuộc đời nhà văn Tiểu Tử gắn bó với tiếng Pháp nhưng khi cầm bút nơi xứ người với văn phong đặc biệt “miền Nam”, giản dị, ngắn gọn, chân chất, dí dỏm từ giọng văn và các mẩu đối thoại. Về tiểu sử cũng ngắn gọn: Tiểu Tử tên thật là Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Tây Ninh. Ông là con trai duy nhứt của nhà giáo Võ Thành Cứ, giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955. Dạy lý hoá trung học ở ngôi trường nầy niên khóa 1955-1956. Tháng 10/1956 làm việc cho hãng dầu Shell Việt Nam từ năm tháng 10 1956 đến 30/4/1975. Trong 3 năm (1975-1978) được trưng dụng làm việc cho hãng nầy. Trong thời gian đó, vượt biên 3 lần nhưng thất bại. Vượt biên cuối năm 1978. Định cư ở Pháp từ đầu năm 1979. Làm việc cho hãng đường mía của Côte d’ Ivoire (Phi Châu) 1979-1982. Làm việc cho hãn
Những tia nắng hồng cuối cùng đã tắt trong ánh hoàng hôn chiều tà nhưng bầu trời vẫn trong sáng từ một thứ ánh sáng huyền bí; vẫn chưa có vì tinh tú nào xuất hiện, tuy nhiên màn đêm hôm nay hẳn là một trong những buổi chiều tối đẹp nhất mà cả thế gian này chưa từng bao giờ chứng kiến. Bên phía đại dương, nhìn như có vẻ tối tăm sẫm màu hơn dưới bầu trời rực sáng; bóng tối hoặc ánh màu phản chiếu không còn in trên nền đất liền màu nâu đậm nữa; toàn bộ phần vách đã gần đó giờ chỉ còn là một khối khổng lồ, là một khối đá hoa cương khô khan chênh vênh, nguy hiểm. Con đường mòn gồ ghề trắc trở chạy men theo bờ biển dọc theo những tảng đá, nơi đó những con sóng rì rầm đập vào không ngớt, nơi đây những người dân làng có việc cần hoặc những người chăn cừu đưa bọn cừu hoang dã chưa được thuần thục đã dẫm đạp lên ngàn vạn lần.
Cuốn sách này không ở đâu có, kể cả thư viện quốc hội Hoa Kỳ. Chỉ bạn có và người Việt có. Nhưng bạn không thể đọc hết hơn ngàn trang trong một lần. Chỉ đọc bài nào vừa ý. Những bài khác cứ hẹn tái ngộ, vì, có khi, một hôm bạn sẽ thích một bài mà bạn không thích trước đây. Có thích mới muốn đọc nhưng thích là động lực tâm tình giới hạn trí tuệ.
Trong số khách đến viếng chùa, có người con gái chừng độ tuổi trăng tròn, không son phấn điểm trang, nhưng nàng trông thật diễm lệ. Nàng nâng niu từng cành hoa mẫu đơn. Trong lúc sơ ý nàng vướn gẫy một cành hoa. Người coi vườn bắt trói nàng đòi tiền chuộc tội.
Lần cuối, nghĩa là lần mới nhất, không phải là lần cuối cùng, tôi gặp Trương Vũ tại nhà của Trần Vũ, khi Trương Vũ ghé Quận Cam, trước khi anh bay lên Bắc California để thăm chị ruột của anh, họa sĩ Trương Thị Thịnh. Lúc đó là, có lẽ năm ngoái. Lúc đó, mối giao tình của Trương Vũ và tôi đã trải rộng từ hơn ba thập niên, từ những ngày tôi còn ở Miền Đông Hoa Kỳ. Thời xa xưa, tôi gọi anh bằng tên là anh Sơn, anh Trương Hồng Sơn, khi nhìn anh như một nhà khoa học. Và nhiều năm sau, khi đọc nhiều bài viết của anh trên Văn Học và Hợp Lưu, tôi gọi anh qua bút hiệu là Trương Vũ. Rồi vài năm gần đây là nhìn anh như họa sĩ. Thời gian đã cho anh hiển lộ qua nhiều tài năng, và với rất nhiều tóc bạc. Nhưng nụ cười của Trương Vũ vẫn hiền lành, đôi mắt vẫn tinh anh, cử chỉ và thái độ vẫn luôn là từ tốn, cẩn trọng, dịu dàng.
Trải qua gần bảy thập niên, từ cuối thập niên 1950’ đến nay, trong lãnh vực báo chí và văn chương, tên tuổi Trần Dạ Từ, Nhã Ca nổi bật, quen thuộc với giới báo chí, văn nghệ sỹ và độc giả từ miền Nam Việt Nam ở hải ngoại. Với nhiều bài viết về Trần Dạ Từ trên nhiều khía cạnh trong sự nghiệp và sáng tác nên nếu viết cũng là sự lặp lại, vì vậy trong bài viết nầy trích dẫn bạn văn, bạn tù đã sống gần gũi nhau đã viết về ông, nhất là bạn tù.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.